Phương châm hội thoại là phương pháp, cách thức mà chúng ta cần biết để điều khiển tư tưởng và ngôn ngữ khi giao tiếp trong xã hội. Chúng ta cùng nhau làm một số bài tập về Các phương châm hội thoại.
Bài tập về các phương châm hội thoại
Câu 1: Đọc đoạn thoại sau và cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?
Trông thấy thầy giáo, A chào rất to:
- Chào thầy.
Thầy giáo trả lời và hỏi:
- Em đi đâu đấy!
- Em làm bài tập rồi. - A đáp.
Trả lời
- Trong lượt thoại 1: "Chào thầy" đã không tuân thủ phương châm lịch sự.
Chào thầy giáo nhưng không có thưa gửi, nói trống không (thiếu từ nhân xưng và tình thái từ)
- Trong lượt thoại 2: Không tuân thủ phương châm quan hệ.
Thầy giáo hỏi "Đi đâu" thì A lại trả lời "Em làm bài tập rồi"
=> Nói lạc đề.
Câu 2: Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, đoạn kể về Thúy Kiều bị đưa vào lầu xanh, Từ Hải - một bậc anh hùng cái thế - gặp Kiều nơi này, song vẫn tâm sự:
"Thiếp danh đưa đến lầu hồng"
Theo em Từ Hải có vi phạm phương châm hội thoại nào không? Vì sao?
Trả lời
- Lời nói của Từ Hải vi phạm phương châm về chất.
- Vì: Kiều đang sống ở lầu xanh, một nơi mà Kiều cho là chốn bùn đen nhơ nhớp, ô uế. Từ Hải lại gửi thiếp danh đến "lầu hồng" - chỉ nơi ở của người con gái đài các.
Song chính cách nói đó của Từ Hải khiến người đọc ngỡ ngàng để rồi thấm thía hơn tình cảm nhân văn bình dị của một bậc anh hùng cái thế, luôn trân trọng nhân phẩm của Thúy Kiều, cảm thông với cuộc sống bị đọa đày của nàng.
Câu 3: Hãy cho biết các câu sau có mâu thuẫn với nhau không? Vì sao?
(Dựa vào phương châm hội thoại đã học để lí giải điều đó)
"Lời nói gói vàng"
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".
- Các câu trên không mâu thuẫn với nhau.
Trả lời
- Vì:
+ Lời nói gói vàng là sự so sánh giá trị của lời nói (gói vàng) khi ta phát huy được hiệu quả của lời nói trong giao tiếp, làm thỏa mãn người nghe.
+ Lời nói chẳng mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau: Không có nghĩa là lời nói không có giá trị mà là tài sản chung của cộng đồng xã hội. Khi giao tiếp chúng ta sử dụng, lựa chọn sao cho phù hợp để lời nói phát huy được hiệu quả trong giao tiếp.
Câu 4: Hãy cho biết các câu sau liên quan đến phương châm hội thoại nào đã học:
1. Nói dơi nói chuột.
2. Nói như dùi đục chấm mắm cáy.
3. Ăn lắm thì hết miếng ngon,
Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ.
4. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Trả lời
1. Phương châm về chất.
2. Phương châm lịch sự.
3. Phương châm về lượng.
4. Phương châm lịch sự.
Bài tập về các phương châm hội thoại
Câu 1: Đọc đoạn thoại sau và cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?
Trông thấy thầy giáo, A chào rất to:
- Chào thầy.
Thầy giáo trả lời và hỏi:
- Em đi đâu đấy!
- Em làm bài tập rồi. - A đáp.
Trả lời
- Trong lượt thoại 1: "Chào thầy" đã không tuân thủ phương châm lịch sự.
Chào thầy giáo nhưng không có thưa gửi, nói trống không (thiếu từ nhân xưng và tình thái từ)
- Trong lượt thoại 2: Không tuân thủ phương châm quan hệ.
Thầy giáo hỏi "Đi đâu" thì A lại trả lời "Em làm bài tập rồi"
=> Nói lạc đề.
Câu 2: Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, đoạn kể về Thúy Kiều bị đưa vào lầu xanh, Từ Hải - một bậc anh hùng cái thế - gặp Kiều nơi này, song vẫn tâm sự:
"Thiếp danh đưa đến lầu hồng"
Theo em Từ Hải có vi phạm phương châm hội thoại nào không? Vì sao?
Trả lời
- Lời nói của Từ Hải vi phạm phương châm về chất.
- Vì: Kiều đang sống ở lầu xanh, một nơi mà Kiều cho là chốn bùn đen nhơ nhớp, ô uế. Từ Hải lại gửi thiếp danh đến "lầu hồng" - chỉ nơi ở của người con gái đài các.
Song chính cách nói đó của Từ Hải khiến người đọc ngỡ ngàng để rồi thấm thía hơn tình cảm nhân văn bình dị của một bậc anh hùng cái thế, luôn trân trọng nhân phẩm của Thúy Kiều, cảm thông với cuộc sống bị đọa đày của nàng.
Câu 3: Hãy cho biết các câu sau có mâu thuẫn với nhau không? Vì sao?
(Dựa vào phương châm hội thoại đã học để lí giải điều đó)
"Lời nói gói vàng"
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".
- Các câu trên không mâu thuẫn với nhau.
Trả lời
- Vì:
+ Lời nói gói vàng là sự so sánh giá trị của lời nói (gói vàng) khi ta phát huy được hiệu quả của lời nói trong giao tiếp, làm thỏa mãn người nghe.
+ Lời nói chẳng mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau: Không có nghĩa là lời nói không có giá trị mà là tài sản chung của cộng đồng xã hội. Khi giao tiếp chúng ta sử dụng, lựa chọn sao cho phù hợp để lời nói phát huy được hiệu quả trong giao tiếp.
Câu 4: Hãy cho biết các câu sau liên quan đến phương châm hội thoại nào đã học:
1. Nói dơi nói chuột.
2. Nói như dùi đục chấm mắm cáy.
3. Ăn lắm thì hết miếng ngon,
Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ.
4. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Trả lời
1. Phương châm về chất.
2. Phương châm lịch sự.
3. Phương châm về lượng.
4. Phương châm lịch sự.
Sửa lần cuối: