Baivanhay Cảm nhận cái “tôi” độc đáo trong bài thơ "Hầu trời"

Baivanhay Cảm nhận cái “tôi” độc đáo trong bài thơ "Hầu trời"

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 20
“Tản Đà - con người của hai thế kỷ”. Cả cuộc đời, lối sống và sự nghiệp văn chương của ông đều mang dấu ấn 2 thời đại: trung đại - hiện đại. Thơ văn của ông có thể xem là dấu gạch nối giữa hai thời đại. Trong đó đặc sắc nhất là bài thơ “Hầu trời” thể hiện cái tôi cá nhân phóng túng, tự do tự khẳng định mình bằng cảm hứng lãng mạn nhưng không thoát li khỏi hiện thực xã hội. Cùng cảm nhận cái “tôi” độc đáo trong bài thơ "Hầu trời" nhé!

6097


Cảm nhận cái “tôi” độc đáo trong bài thơ "Hầu trời"

Tản Đà được xem là con người của hai thế kỉ. Là gạch nối giữa nền văn học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam. Bằng bản lĩnh của mình, Tản Đà đã mang đến một luồng sinh khí mới cho nền văn học Việt Nam. Thi sĩ trực tiếp thể hiện cái tôi bản ngã của mình một cách hết sức độc đáo và mới mẻ. Và “Hầu Trời” là một trong những bài thơ kết tinh những nét riêng độc đáo đó.

Cái tôi độc đáo của Tản Đà là sự kết tinh giữa 3 yếu tố: xê dịch, ngông và đa tình. Trong đó ngông là yếu tố chủ đạo tạo nên cái tôi riêng không nhầm lẫn với bất kì nhà thơ nào. Cái ngông ở đây được nói đến là ngông dựa trên khả năng mình có, nghĩa là chỉ những người tài năng, tự tin bởi cái tài của mình, tự tin để khẳng định nó với đời mới là cái ngông được người đời chấp nhận. Người ngông tạo cho mình những phong cách riêng, khác người nhưng để lại những ấn tượng sâu đậm. “Hầu Trời” là bài thơ được trích trong tập Còn chơi (1921). Bài thơ đã thể hiện rõ cái tôi cá nhân của Tản Đà thông qua sự việc lên thiên đình đọc thơ. Chuyện tưởng tượng nhưng như thật, vào đề tự nhiên, hấp dẫn nhưng có duyên. Đã có dịp được lên Thiên đình, vì thế Tản Đà tranh thủ “quảng cáo” tài năng của bản thân. Tự đắc với tài năng nên càng đọc thì giọng càng tốt, văn càng hay. Sẵn tiện, giới thiệu về bản thân và tiếp tục khoe tài bằng những tác phẩm của mình sáng tác

Tài năng ngay đến Trời cũng say mê, chư tiên cũng phải yêu thích. Với Tản Đà, văn chương là một nghề kiếm sống mới, có người bán kẻ mua, có thị trường tiêu thụ và bản thân thị trường đó cũng hết sức phức tạp. Chỉ Tản Đà mới dám nói lên nỗi lòng của những người viết văn: nghề viết văn đôi khi rất phũ phàng. (văn chương rẻ như bèo. Kiếm được thì ít mà tiêu thì nhiều…). Nhận mình là “trích tiên” bị đày xuống hạ giới để thực hiện thiên lương.

Kế thừa nét ngông của truyền thống, song trong sự ngông của Tản Đà, người ta không thấy cái ngông đến mức lấy thú ăn chơi hưởng lạc có phần tiêu cực như một cách để đối lại với đời như Nguyễn Công Trứ. Và cũng không thấy cái ngông trong việc đi tìm một phong cách, một lối thể hiện riêng của người tôn thờ cái đẹp như Nguyễn Tuân. Cái ngông của Tàn Đà là cái ngông của một người chìm đắm trong mộng: mộng về cuộc đời, mộng về sự đổi thay, say để mộng, mộng để ngông với người đời. Nhưng có thể thấy rằng, họ gặp nhau ở một điểm cơ bản mà nếu như thiếu nó thì sẽ không thể “ngông” được đó là cái tài, cái tình và ý thức về cái tôi bản ngã của chính mình. Họ làm nên những phong cách nghệ thuật riêng độc đáo, nhưng ấn tượng đặc biệt, không thể nào phai trong lòng người đọc và không lẫn với cái ngông của nhà thơ nào khác.

Nét độc đáo trong cái tôi của Tản Đà là sự dung hòa nhiều yếu tố khác nhau. Tất cả tạo nên ở thi sĩ tính cách của một nhà Nho tài tử, đa tình, ngông và xê dịch. Cái cũ và mới, xưa và nay đan xen đưa Tàn Đà trở thành người nối kết hai thời đại thi ca, trở thành ngôi sao sáng với vẻ đẹp rất riêng trên bầu Trời văn học Việt Nam.

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/hau-troi-tan-da.307/
 
Từ khóa
cái "tôi" hau troi ngông tản đà
537
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top