Soạn văn Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

Soạn văn Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 33 đến từ Nam Định
Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân, sgk Ngữ văn 11 tập 1, phần luyện tập này giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về ngôn ngữ chung và ngôn ngữ cá nhân, áp dụng vào hiểu từ ngữ, phong cách riêng của tác giả trong các tác phẩm sẽ học.

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

(Xem lại lí thuyết : Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân )

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Phân tích những đoạn và bài thơ sau đây, làm rõ những nét riêng của mỗi tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ để biểu hiện cảnh vật và con người.

a, Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm một bông
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu!


(Đoàn Thị Điểm – Bản dịch Chinh phụ ngâm)

b, Gương nga vằng vặc đầy song,
Ve gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân.
Hải đường lả ngọn đông lân,
Giọt sương gieo nặng, cành xuân la đà.
Một mình lặng ngắm bóng nga,
Rộn đường gần với nỗi xa bời bời.

Người mà đến thế thì thôi,
Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi !
Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không?


(Nguyễn Du – Truyện Kiều)

c, Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.


(Hồ Chí Minh – Cảnh khuya)

Trong cả ba đoạn thơ, bài thơ trên đều có hình ảnh ánh trăng. Nhưng mỗi tác giả lại có một cách miêu tả riêng. Những sắc thái khác nhau trong cách miêu tả ấy thể hiện dấu ấn ngôn ngữ cá nhân của tác giả.

Hình ảnh “trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” trong bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh có sức gợi rất lớn. đọc bài thơ, người đọc sẽ liên tưởng một đến một không gian khuya thật đẹp và thơ mộng giữa chốn đại ngàn – một bức tranh thiên nhiên thật trong trẻo. Đó là hình ảnh thiên nhiên được nhìn và được tả bởi một thi nhân – chiến sĩ đang lo nỗi nước nhà.

Còn hình ảnh “nguyệt lồng hoa” và “cây lồng bóng sân” cùng với bức tranh thiên nhiên đêm trăng qua cách miêu tả của tác giả Chinh phụ ngâm và tác giả Truyện Kiều thì gợi nỗi buồn, sự lạnh lẽo, cô đơn. Biện pháp lặp trong đoạn thơ Chinh phụ ngâm thể hiện tâm trạng cô đơn, nhớ thương đến đau đớn cuả người chinh phụ.

Thiên nhiên trong đêm trăng ở nhà nàng Kiều cũng đầy tâm sự. Đó là một khung cảnh thiên nhiên được nhìn qua tâm trạng của một cô gái đang mang trong lòng bao nhiêu trăn trở. Đó là đêm trăng tròn vườn nhà Kiều đêm tiết Thanh minh. Nàng Kiều đang suy nghĩ về phận bạc của Đạm Tiên và nghĩ đến Kim Trọng sau lần đầu gặp gỡ.

Cảnh thiên nhiên trong hai đoạn thơ đầu nặng trĩu nỗi buồn.

2. Phân tích sự khác nhau trong nghệ thuật miêu tả tiếng đàn của Nguyễn Du và Nguyễn Tuân.

- Về mặt tổ chức ngữ âm: Nguyễn Du tả tiếng đần đầy tâm sự của nàng Kiều dưới hình thức thơ lục bát. Còn Nguyễn Tuân miêu tả tiếng đàn dưới hình thức văn xuôi hiện đại. Cả hai người gảy đàn trong hai đoạn trích đều là những bậc tài danh nhưng bất hạnh và tiếng đàn của họ cũng được hai tài văn miêu tả rất khác nhau.

- Về mặt sử dụng các biện pháp tu từ: Nguyễn Du sử dụng nhiều từ Hán – Việt, nhiều điển tích điển cố, biện pháp tu từ so sánh, nghiêng về ước lệ tượng trưng. Nguyễn Tuân sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, những hình ảnh so sánh nghiêng về cái cụ thể và đều là những hình ảnh rất độc đáo, cầu kì.

3. Phân tích để làm sáng rõ cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh của từng tác giả trong những câu, đoạn trích sau đây.

- Tiếng suối trong như tiếng hát xa

(Hồ Chí Minh – Cảnh khuya)

Tác giả đã lựa chọn một hình ảnh rất chính xác để so sánh với tiếng suối. Đó là “tiếng hát xa”. Tiếng suối được ví như tiếng hát đã thật hay, nó gợi một không gian thật trữ tình và bình yên, tiếng hát xa lại càng tinh tế hơn. Tiếng hát xa là thứ âm thanh đã được thanh lọc. Đó là một thứ âm thanh trong trẻo và có độ vang xa, vút cao. Hình ảnh so sánh gợi tả tiếng suối chảy róc rách giữa khu rừng yên tĩnh.

- Tiếng hát trong như tiếng ngọc tuyền

(Thế Lữ – Tiếng gọi bên sông)

Nhà thơ miêu tả tính chất của tiếng hát bằng một hình ảnh so sánh: Tiếng ngọc tuyền. Hình ảnh so sánh này gợi cảm giác cổ xưa. Nó nhấn mạnh được sự trong trẻo và sang trọng của tiếng hát.

- Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.


(Chế Lan Viên – Tiếng hát con tàu)

Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng một loạt hình ảnh so sánh để thể hiện khao khát được trở về với nhân dân của người chiến sĩ cách mạng. Đó là những hình ảnh so sánh rất cụ thể và gần gũi. Nai về suối cũ, cỏ và chim én đón mùa xuân, đứa trẻ gặp dòng sữa mẹ, chiếc nôi gặp tay đưa có chung một ý nghĩa là gặp lại sự sống, sự hồi sinh và phát triển… Nó thể hiện niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ – chiến sĩ: Trở về với nhân dân là trở về với ngọn nguồn sự sống, ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật.

- Ở đoạn văn trích trong Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã sử dụng những hình ảnh so sánh rất độc đáo và giàu sức gợi để miêu tả sự dữ dội của thác nước sông Đà: như là oán trách, như là van xin, như là khiêu khích, như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa... Những hình ảnh so sánh này khiến cho sự dữ dội của sông Đà hiện lên thật rõ ràng và sinh động, sông Đà hiện lên trước mắt người lái đò như một kẻ hung tợn, đang lồng lộn như muốn ăn tươi nuốt sống con đò cùng người lái.

Xem: Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)
 
Từ khóa
luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
342
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top