Một số thành ngữ, điển cố thường gặp

Một số thành ngữ, điển cố thường gặp

Sen Biển
Sen Biển
  • Cộng tác viên 36
Trong cuộc sống chúng ta thường gặp nhiều thành ngữ, điển cố. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số câu thành ngữ, điển cố thông dụng nhé

1) Những câu thành ngữ thường gặp

* Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng.

Chỉ việc không đáng làm, để đạt được việc nhỏ bỏ công sức quá to.

* Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Chỉ lòng biết ơn, khi ăn được quả ngọt phải nhớ người trồng trọt, chăm sóc.

* Ao sâu cá cả.

Ở ao sâu, biển rộng mới có cá lớn. Ý nói phải mạo hiểm, ra ngoài xã hội mới mong học được cái hay, mới mong gặt hái được thành công lớn.

* Bệnh từ miệng vào, hoạ từ miệng ra.

Ý nói vì miệng ăn bậy nên sinh bệnh, vì miệng nói bậy mà mang họa.

* Biết đâu ma ăn cỗ.

Chỉ việc làm không ai biết, ai biết được ma ăn cỗ lúc nào.

* Bụt chùa nhà không thiêng.

Ý nói cách dùng người, luôn xem thường người tài bên cạnh, tung hô người ở nơi khác.

*Làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại.

Thà bị sai vặt bởi người khôn biết đâu ta học lỏm được nhiều thứ còn hơn phải đi dạy kẻ khờ, như nước đổ đầu vịt, tốn công hao sức chẳng ích gì.

* Lo bạc râu, rầu bạc tóc.

Chỉ những nỗi lo lớn khiến ngoại hình cũng tiều tụy.

* Cái kim trong bọc lâu cũng có ngày lòi ra.

Nếu đã làm việc xấu dù che dấu đến đâu ắt có ngày cũng bị phát hiện.

* Cái nết đánh chết cái đẹp.

Nói về nhan sắc và đức hạnh, đức hạnh quan trọng hơn

* Cá lớn nuốt cá bé.

Đây là quy luật của tự nhiên, người mạnh hơn sẽ thắng thế.

* Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.

Thể xác do cha mẹ ban cho nhưng tánh nết cha mẹ không quyết định được.

* Chín người mười ý.

Mỗi người mỗi ý, khó mà chiều theo cho đặng, cho đều.

* Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.

Ý nói vấn đề dạy dỗ con cái đừng quá nuông chiều dễ sinh hư.

* Có thực mới vực được đạo.

Làm gì thì cũng phải no bụng, phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng mới có thể đạt được thành tích tốt.

* Dạy khỉ trèo cây.

Chỉ việc làm thừa thãi.

* Mèo mù vớ cá rán.

Chỉ sự may mắn, dù không thấy đường nhưng chú mèo vẫn vồ được đồ ăn ngon.

* Đói cho sạch, rách cho thơm.

Dù làm gì thì cũng phải đặt nhân cách lên đầu, dù cho có đói rách cũng không được trộm cắp, làm việc xấu.

* Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.

Dù ít hay nhiều thì con cháu cũng sẽ có nét giống với ông bà, cha mẹ không chỉ ở vẻ bề ngoài mà còn ở tính cách.

*Đi đêm lắm có ngày gặp ma.

Làm việc xấu quá nhiều ắt sẽ có ngày gặp quả báo.

*Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ.

Đi đường muốn biết điều gì thì hỏi người già nhiều kinh nghiệm, trẻ con không biết nói dối muốn biết chuyện ở nhà thì hỏi trẻ.

* Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.

Người cha làm việc quấy, người con phải chịu điều tiếng.

*Gái có chồng như gông đeo cổ.

Ý nói số phận lận đận của người phụ nữ, khi lấy chồng thì phải cơm nước, săn sóc, cuộc sống phụ thuộc vào chồng.

*Giàu vì bạn, sang vì vợ.

Ý nói bạn bè và vợ ảnh hưởng đến sự thành công của chúng ta.

*Góp gió thành bão.

Góp nhặt nhiều cái nhỏ sẽ tạo thành cái lớn.

* Gươm hai lưỡi, miệng trăm hình.

Ý nói gươm đao sắc bén cũng không bằng miệng lưỡi nhân gian.

*Con cháu khôn hơn ông vải.

Người trẻ tuổi, non nớt lại tỏ vẻ hiểu biết, khôn ngoan hơn người nhiều tuổi.

* Trứng khôn hơn vịt.

Tương tự như câu trên, trứng chưa nở mà đã đòi khôn hơn vịt đã thành con.

* Học phải đi đôi với hành.

Muốn tiến bộ đừng mãi học trong sách mà phải thực hành mới giỏi.

* Hữu xạ tự nhiên hương

Nếu bạn thật sự tài giỏi, đức độ thì mọi người xung quanh sẽ tự nhìn nhận và đánh giá không cần gõ trống khua chiêng.

6213


2) Ví dụ về điển cố

* Các điển tích điển cố trong Truyện Kiều.

Nếu không tìm hiểu ý nghĩa của các điển cố trong Truyện Kiều thì khó lòng hiểu hết giá trị của tác phẩm văn học kinh điển này.

Đồng thời, thông qua các điển tích kinh điển trong lịch sử, các nhà thơ, nhà văn có thể biểu đạt theo ý muốn một cách ngắn gọn, súc tích. Lấy điển cố để lồng ghép, xây dựng câu thơ, câu văn, tạo bối cảnh, nhào nặn hình tượng nhân vật, ám chỉ hàm nghĩa sâu xa, tâm tư của tác giả… Kể từ đó, điển cố được xem như chuẩn mực trong thơ văn.

* Ví dụ về điển cố đẽo cày giữa đường

Đây là một trong những điển cố Việt Nam quen thuộc và tiêu biểu. Câu thành ngữ này ám chỉ những kẻ không có chủ kiến, hay thay đổi theo ý kiến của người khác, hành động ngu ngốc, cuối cùng chẳng thu được kết quả gì.

* Một số từ đồng nghĩa: Quan tám cũng ừ, quan tư cũng gật; Đồ ba phải…

* Điển cố trong Kiều ở lầu Ngưng Bích

“Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”.

Trong trích đoạn này, đã sử dụng khá nhiều điển cố, điển tích Trung Quốc như: “tựa cửa hôm mai”, “quạt nồng ấp lạnh”, “sân Lai”, “gốc tử”…

Ví dụ:

Tích “quạt nồng ấp lạnh” bắt nguồn từ trong sách “Nhị thập tứ hiếu” của Quách Cự Nghiệp đời nhà Nguyên.Đời Hậu Hán có một đứa trẻ 9 tuổi tên là Hoàng Hương. Mẹ mất sớm, Hoàng Hương ở với cha; cậu bé luôn hết mực hiếu thảo, phụng dưỡng cha. Vào mùa hạ, cậu thường xuyên quạt màn chiếu, chăn đệm cho thoáng mát trước khi cha ngủ. Vào mùa đông, trước giờ ngủ, cậu lại nằm lên giường cha lăn qua trở lại rất lâu để chăn chiếu ấm hơi người để cha được ngon giấc.Tích “Sân Lai” cũng xuất phát từ trong “Nhị thập tứ hiếu” về ông Lai Tử người nước Sở thời Đông Chu liệt quốc, bảy mươi tuổi nhưng cha mẹ già vẫn còn sống.Ông thường mặc áo ngũ sắc sặc sỡ, giả làm trẻ nhỏ, nhảy múa đùa giỡn để chọc cho cha mẹ vui. Có khi ông làm bộ vấp bậc thềm, té lăn ra đất rồi giả tiếng khóc trẻ con để cha mẹ cười.

Qua các điển cố kể trên, thể hiện sự thương nhớ, lo lắng, đau xót cho cha mẹ cũng như tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. Đồng thời, khiến lời thơ trở nên trang trọng, thiêng liêng hơn, ca ngợi tình cảm hiếu nghĩa hiếm có của nàng Kiều chẳng thua kém gì các tấm gương chí hiếu thời xưa.

Mời các bạn xem thêm:


 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
hữu xạ tự nhiên hương quạt nồng ấp lạnh thành ngữ điển cố đẽo cày giữa đường
4K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Bình luận mới

Top