Tham gia cuộc thi viết văn tháng 12: “Người lính trong tim tôi”
“Xin mời hành khách cuối cùng trên chuyến bay VN1603 của hãng hàng không Quốc gia Việt Nam đi Buôn Mê Thuột vui lòng nhanh chóng đến cửa số 2 để khởi hành…”.
Tiếng loa trong phòng chờ vang lên làm tôi giật mình gập vội cuốn sách đang đọc dở cho vào cái túi đeo chéo bên hông rồi theo dòng người xếp hàng chờ ra máy bay. Chuyến đi này đối với tôi vừa là mang tính chất công việc, vừa là đi giải khuây sau những ngày làm việc căng thẳng.
Tây Nguyên đối với tôi như có một chút duyên nợ ba sinh, một sự gắn bó đến lạ kỳ, đó là những hò hẹn nổi trôi như ánh mây chiều vắt ngang qua những rừng cao su bạt ngàn, những cung đường đất đỏ rợp sắc vàng dã quỳ với những rẫy café phủ trắng màu hoa tinh khôi. Tây Nguyên với tôi rất gần nhưng cũng rất xa xôi. Đó cũng chính là nơi cha tôi đã nằm xuống ngay trước cửa ngõ Buôn Ma Thuột trong chiến dịch Tây Nguyên mà mãi cho đến những ngày gần đây tôi mới biết chỗ ông yên nghỉ. Chuyến này đi cũng là để hoàn tất các thủ tục đưa ông về với quê cha đất tổ sau bao ngày nằm ở nơi đây.
Tây Nguyên đổi mới. Ảnh sưu tầm
Khi máy bay cất cánh đã ổn định độ cao, tôi lại lấy cuốn “Ám ảnh” của E.L.James đọc dở ra đọc. Đọc hết một phần tôi lại gấp sách vào và trầm ngâm vừa ngắm những cụm mây trắng bồng bềnh bên ngoài vừa chiêm nghiệm, hồi tưởng lại những đoạn đã đọc, hình dung những cảnh nóng bỏng đầy nhục cảm giữa Christian Grey với cô nàng Anastasia Steele. Tôi đã không bỏ lỡ bất cứ một tập nào của “50 sắc thái” kể từ khi nó được ra đời, luôn tham gia khám phá con quỷ sâu thẳm phần người đối với chàng trai- triệu phú thành đạt Grey, với cô nàng Steele mỗi ngày lại khám phá ra những khả năng tiềm ẩn và đam mê nhục cảm của mình cùng sự đắm chìm trong những khát khao sâu thẳm, những đam mê bản năng nhất của con người. Ừ nhỉ, tình dục là bản năng, đã bao người suy nghĩ một cách nghiêm túc rằng nó cần phải học như các vấn đề khác, bởi ai cũng nghĩ mình đã biết, mình làm được mà không cần một sự dạy bảo nào khác, và phải chăng nó là một vấn đề ai cũng thích nhưng không ai muốn nhắc đến đối với người khác, kể cả bạn tình, chỉ đến khi trục trặc họ mới hiểu ra rằng hóa ra thực chất học chẳng hiểu gì cả, ngay cả với những xúc cảm bản năng của chính mình…bởi họ không dám cởi bỏ rào cản của bản thân để hướng tới cuộc sống thăng hoa và chất lượng.
Vừa quay sang bên tôi chợt bắt gặp một người đàn ông ngoại quốc chừng trên 70 tuổi đang nhìn tôi, rồi nhìn đến cuốn sách trên tay tôi. Từ lúc lên máy bay giờ tôi mới để ý đến người khách ngồi kế bên mình, thói quen của tôi là không thích quan tâm hay để ý, làm phiền đến những người khác ở những nơi công cộng.
“Chào cậu! Cậu cũng thích đọc E.L.James?”, người đàn ông nở nụ cười thân thiện nhìn thẳng vào mắt tôi hỏi bằng thứ tiếng Việt giọng cực chuẩn, ánh mắt ông ta xanh thăm thẳm như bầu trời ngoài kia. “Vâng, chắc ông cũng thích nó?”, tôi hỏi lại. “Tất nhiên rồi, cậu có biết nơi Grey ở chính là quê hương của tôi đấy”. “Là Seattle? Tôi cũng đã từng đến nơi ấy”. “Ô! Hóa ra cậu cũng đã từng đến đó, thật hay, cậu cảm nhận nơi đó thế nào?”. “Tôi chưa đi được hết, nhưng theo cảm nhận của tôi nó rất đẹp, nhất là những buổi hoàng hôn buông xuống. Và tôi thích café Starbuck”. “Nó là một đặc sản quê tôi đấy, còn có nhà hát Ballet Tây Bắc hàng đầu nước Mỹ, hãng Boeing, hãng Microsoft đều ở đấy, cậu đi hết chưa?”. “Tôi chưa có dịp, nhưng chắc là tôi cũng sẽ phải đến đó một lần”. “Nếu khi nào cậu đến chúng tôi sẵn sàng chào đón cậu. Tôi là Henry”.
Hóa ra Henry chú ý đến tôi từ dưới sân bay khi chỉ ngồi cách tôi hai ghế chờ, ông bảo cảm thấy thích thú khi bắt gặp ở những nơi như vậy vẫn còn những người thích đọc sách khi ngồi chờ máy bay như tôi, bởi theo như ông biết với đa số người Việt bây giờ ít ai còn cái thói quen ấy, thời gian ngồi chờ cơ bản họ lướt smartphone là chính. Và run rủi sao khi lên máy bay chúng tôi lại có dịp ngồi gần và làm quen với nhau.
Qua câu chuyện của Henry tôi mới biết ông đã từng là cựu binh tham chiến ở chiến trường miền Nam những năm 1970- 1972, sau Hiệp định Paris ông đã theo chân đội quân viễn chinh rút khỏi miền Nam Việt Nam. Một gia tộc gần như cha truyền con nối theo con đường binh nghiệp, cha ông đã từng tham gia chiến tranh thế giới thứ hai, anh trai ông cũng từng tham gia chiến tranh Việt Nam và chết trong trận chiến Mậu Thân 1968 khi Quân giải phóng tiến công các mục tiêu trọng yếu trong nội đô Sài Gòn. Với những gì nhà cầm quyền Mỹ nhồi nhét vào đầu các ông, ông đã xung phong tham gia vào cuộc chiến ở Việt Nam khi mà nó đang dần tiến đến hồi kết.
Theo chân các cánh quân ông đã từng đi hết các khu vực Tây Nguyên, đồng bằng Nam Bộ, chứng kiến những những gì quân đội Mỹ và liên quân cùng Quân đội Việt Nam Cộng hòa làm trên mảnh đất nhỏ bé này, từ việc rải chất độc da cam làm trụi những cánh rừng mà hệ quả để lại còn di chứng cho cả thế hệ mai sau, những cuộc tàn sát người dân vô tội, những sự thù hằn ăn sâu vào mỗi con người cùng dòng máu làm ông ngộ ra nhiều điều. Một điều ám ảnh ông suốt những tháng năm còn lại của cuộc đời, đó chính là ông đã cầm súng bắn một người lính Cộng sản khi anh ta không còn khả năng phản kháng trong một trận chiến trên mảnh đất Tây Nguyên. Sau khi làm việc ấy, một điều gì đó như sự sám hối của tâm hồn, không như những trận chiến khác bỏ mặc các xác chết đó, lần ấy ông đã đích thân đào hố chôn người lính đó cùng với chút gia tài ít ỏi trong chiếc ba lô đã rách và cũ mèm, trong đó có một cuốn nhật ký mà ông đã giữ lại cho đến tận ngày hôm nay.
Sau khi giải ngũ ông đã tham gia vào các chương trình nghiên cứu về nền văn hóa Việt Nam và cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, lý giải những thất bại của Quân đội Mỹ, ông trau dồi vốn tiếng Việt ngay từ khi tham chiến tại Việt Nam và sau này thường xuyên tiếp xúc với những du học sinh, các nhà nghiên cứu Việt Nam, cho nên vốn tiếng Việt của ông không thua kém bất cứ người thông thạo tiếng Việt nào. Ông rất tâm đắc với những gì Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời đài truyền hình PBS của Mỹ: “Thực tế lịch sử dạy cho chúng tôi rằng không phải cứ là lực lượng quân sự kinh tế mạnh mẽ nhất thì sẽ chiến thắng được cuộc kháng chiến của một dân tộc đoàn kết – đoàn kết trong cuộc đấu tranh vì các quyền quốc tế của mình. Vẫn có giới hạn đối với sức mạnh của họ….Chúng tôi là người chiến thắng và người Mỹ thất bại, nhưng tôi muốn làm rõ điều này. Cái gì làm nên chiến thắng? Nhân dân Việt Nam không bao giờ muốn chiến tranh; họ muốn hòa bình. Người Mỹ có muốn chiến tranh không? Không, họ cũng muốn hòa bình. Vì vậy chiến thắng này là chiến thắng dành cho những người dân ở Việt Nam và Hoa Kỳ mong muốn hòa bình. Vậy thì ai đã bị đánh bại? Những kẻ theo đuổi xâm lược bằng mọi giá. Và đó cũng là lý do chúng tôi vẫn làm bạn với nhân dân Pháp và không bao giờ cảm thấy thù địch với nhân dân Mỹ cả…” . Ông đã từng mong mỏi sẽ được diện kiến Đại tướng nhưng chưa kịp thực hiện thì tướng Giáp đã đi theo Cụ Hồ về bên kia thế giới.
Sau nhiều năm trăn trở ông muốn tìm lại gia đình người chiến sỹ năm xưa để trao trả lại cuốn nhật ký mà ông vẫn còn lưu giữ và muốn nói một lời xin lỗi với gia đình người đã khuất. Nhưng không có cách nào liên hệ hay tìm được gia đình người chiến sỹ ấy, trong cuốn nhật ký anh ấy đã không ghi lại địa chỉ nên ông cũng biết, ông có liên hệ với mấy người bạn Việt Nam nhưng cũng chưa có kết quả. Cho đến gần đây một người bạn Việt Nam đã cho ông biết một thông tin tìm kiếm mộ liệt sỹ với tấm hình đen trắng đã cũ có vẻ giống như bức hình trong cuốn nhật ký ông đang giữ. Ông không biết có đúng hay không nhưng ông vẫn lo lắng một điều, nếu đúng thì khi ông sang liệu gia đình người chiến sỹ ấy có tha thứ cho ông hay không hay vẫn còn mang trong mình một mối hận thù khó dứt bỏ, khi mà ông chính là người đã nổ phát súng kết liễu một sinh mạng con người, cho dù đó là trong cuộc chiến đối đầu giữa những con người ở hai chiến tuyến.
Ông lật chiếc túi nhỏ bên hông lấy ra một cuốn vở đã cũ nhàu, trân trọng đưa cho tôi rồi bảo “Cuốn nhật ký của người lính năm xưa tôi vẫn còn lưu giữ”. Ngay trang đầu là một tấm ảnh đen trắng đã mờ nhòe nhưng vẫn hiện lên một gương mặt trẻ trung với nụ cười tươi rói với chiếc mũ tai bèo buông thõng quai. Những dòng chữ đã mờ dần theo thời gian có chỗ đã ố vàng, có trang viết bằng bút mực, có trang bằng bút chì, nét chữ mềm mại có nét gì đó như hợp với gương mặt như con gái ở trang đầu.
“Ngày….tháng….năm 1971
Vậy là rốt cuộc nguyện vọng của mình cũng được chấp nhận, mình được chính thức tham gia vào đội quân giải phóng, được cầm súng bảo vệ quê hương, đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Một ước nguyện mà mình nung nấu bây lâu nay. Vui sướng quá!
Nhưng không phải mình được cầm súng tham gia đánh giặc ngay. Các anh cán bộ thông báo còn phải tham gia huấn luyện thuần thục đã mới được tham gia chiến trường, phía trước còn nhiều giao lao và vất vả, nhưng mình tin là mình sẽ vượt qua và chịu đựng được….”
“Ngày….tháng….năm 1971
Những tháng ngày huấn luyện vất vả đã qua, kèm theo đó cũng là những tháng ngày đói, đói vàng mắt, những cung đường tiếp tế từ Bắc vào luôn bị địch đánh phá, hàng hóa lúc có lúc không, vừa huấn luyện vừa phải tăng gia sản xuất tự túc bảo đảm lấy thực phẩm để ăn, đồng bào nơi đây cũng quá đói khổ, không thể dựa vào đồng bào mãi được…”.
“Ngày….tháng….năm 1972
Từ một thằng lính non nớt giờ mình đã trưởng thành hơn nhiều khi được trải qua những trận đánh. Qua mỗi trận đánh quân số của đơn vị lại vơi đi ít nhiều, những người còn sống đúc rút kinh nghiệm từ những đồng đội đã nằm xuống để mà tồn tại, để mà chiến đấu…Những trận chiến từ đánh vận động chiến, tập kích các chi khu, các đồn bốt hay phục kích, những ngày dài băng rừng, lội suối, vượt núi cao, vực sâu đều làm cho mình như lớn lên mỗi ngày. Cầu mong cho những quả đạn pháo nó biết tránh mình ra để mình còn cầm súng giải phóng cho mảnh đất Tây Nguyên này, để mình còn về với cô ấy. Đã bao lâu rồi mình chưa được gặp vợ, không biết cô ấy có nhớ đến mình không? Còn mình, mỗi lúc rảnh rỗi mình lại nhớ cô ấy đến da diết, cô ấy như một động lực giúp cho mình chiến đấu mong sớm đến ngày thắng lợi....”.
….
Những ngày bão lửa. Ảnh sưu tầm
Tôi chăm chú đọc lướt nhanh những dòng chữ trên các trang nhật ký. Hiện lên trước mắt tôi là hình ảnh người chiến sỹ giải phóng từ những ngày đầu nhập ngũ, tham gia huấn luyện, rồi tham gia các trận chiến đấu trên khắp chiến trường Tây Nguyên, những mất còn, hy sinh và sống sót, những kinh nghiệm rút ra từ những trận đánh. Ngày tháng không liên lục, có khi sau mỗi trận đánh một thời gian người chiến sỹ ấy mới có chút thời gian rảnh rỗi để ghi lại những suy nghĩ, cảm nhận của mình, cả những dòng tâm sự gửi về người vợ trẻ mới cưới trước khi nhập ngũ, có những khi có những dòng ghi vội vã, con chữ ngoệch ngoạc.
“Ông đã tìm được địa chỉ gia đình của người chiến sỹ này chưa?”. Đưa lại cuốn nhật ký cho Henry, tôi hỏi.
Henry bảo, ông đã nhờ tìm được rồi, ông định sang lâu rồi nhưng công việc việc lần lữa mãi, lúc đầu ông định gửi cuốn nhật ký nhờ người bạn Việt Nam mang trả giúp, nhưng nghĩ lại vẫn còn mộ của người chiến sỹ ấy, nếu ông không đích thân sang chắc khó tìm ra. Lần này, ông bảo dù gì ông phải sang tận nơi, cũng là để cho trong lòng ông được thanh thản sau bao nhiêu năm tháng canh cánh một nỗi niềm khó buông bỏ, xóa bỏ sự ám ảnh suốt mấy chục năm nay. Khi mà ông biết bây giờ những người dân Việt Nam đã không còn ghét bỏ những những người mà một thời họ từng coi là kẻ thù. Và nhất là nhớ đến lời tướng Giáp từng nói “…chúng tôi vẫn làm bạn với nhân dân Pháp và không bao giờ cảm thấy thù địch với nhân dân Mỹ cả…”. Mà kể cả họ không tha thứ cho ông đi chăng nữa vẫn chấp nhận tất cả mà đối mặt.
Khi biết ý định chuyến đi này của tôi, Henry bảo tôi, “Nếu cậu rảnh đi với tôi một chuyến không?”. Tôi bèn nhận lời không chút đắn đo.
“À mà cậu tên là gỉ nhỉ?”. Mãi lúc mái bay lượn vòng chuẩn bị hạ cánh Henry mới bất chợt hỏi tôi.
“Tôi tên là Quốc Khánh! Mẹ sinh tôi đúng vào ngày Độc lập của đất nước tôi và Quốc cũng là tên của bố tôi, mẹ tôi muốn trong tên tôi luôn có cả quá khứ, hiện tại và tương lai của bà trong ấy…”.
Những năm tháng được ở nơi đây tôi đã từng đi qua hết dải đất cao nguyên này, đã có những ngày mộng mơ ở Đà Lạt mù sương, lang thang khám phá hết phố núi Gia Lai, dạo chơi hết Biển Hồ những ngày se lạnh, nhâm nhi ly café ở Buôn Mê và ngồi trên con xe Honda 67 cũ lượn vòng trên những con đường vắng vẻ đến rừng quốc gia Buôn Đôn hay chạy dọc đường 14C theo chân đám voi rừng sang giáp biên giới Campuchia.
Tây Nguyên là mảnh đất tôi luôn muốn được quay trở lại nhiều lần. Quay lại với những buổi sáng đón bình minh đầy sương sớm, những buổi chiều ngắm hoàng hôn, tôi muốn quay lại mảnh đất này bởi còn bao nhiêu nét văn hóa đặc sắc nữa của cao nguyên cứ níu giữ bước chân tôi. Thực ra tôi vẫn không thể lí giải vì sao tôi yêu vùng đất cao nguyên đất đỏ bazan này. Tôi yêu đơn giản không những vì thân thuộc, vì thích, vì thấy mình thuộc về từng con đường, từng mùa hoa nơi đây mà còn vì mảnh đất nơi đây còn đang mang trong mình người thân yêu nhất của tôi mà tôi chưa từng gặp mặt- đó chính là cha tôi. Và giờ đây tôi đang quay trở lại…
Chúng tôi trên xe về khách sạn ở trung tâm thành phố. Buôn Ma Thuột trời trong như suối ngàn, cơ man là gió, suốt ngày đêm thổi không ngừng nghỉ. Hé tấm cửa kính xe xuống tôi những luồng gió ùa vào khiến tâm hồn thấy nhẹ nhõm. Những làn gió man mát đủ thấy se lạnh. Nhưng như cách ví của người dân nơi đây vẫn là những cơn gió “nhẹ thôi” đủ để vặt rụng lá cây và người như muốn bay lên. Ai nói khí hậu Tây Nguyên khắc nghiệt? Tôi lại thấy nó tuyệt và mang một chút lãng mạn. Cái nắng, gió cao nguyên là thứ đặc sản của vùng đất này, nó ma mị, cuốn hút du khách đến lạ kì. Thời điểm này ở nơi đây hoa cà phê không còn nở rộ trên các sườn đồi, nhưng vẫn còn sót lại chút hương hoa theo gió, thoảng tựa như hương hoa bưởi. Mùi hoa cà phê mộc mạc, những chùm quả sai chi chít như khẳng định về vùng đất đỏ bazan màu mỡ và khoáng đạt như cả tính cách của con người nơi đây.
Dọc trên những con đường là một màu đỏ cờ hoa rực rỡ, Henry hỏi tôi, “Ngày gì mà tôi thấy không khí có vẻ sôi động, nhộn nhịp và rất lắm sắc màu?”.
Nhìn vào chiếc đồng hồ tôi bảo ông: “Chúng tôi sắp kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng 8 và ngày Quốc khánh 2 tháng 9, đây là một ngày trọng đại đối với dân tộc tôi”.
Henry mỉm cười kiểu hối lỗi: “Tôi quên mất, nghiên cứu văn hóa, lịch sử dân tộc Việt Nam tôi mới thấy dân tộc này quả thực là kiên cường, bất khuất, hàng nghìn năm chống đô hộ phương Bắc, rồi với những con người tay không tấc sắc, chỉ với ít vũ khí thô sơ đã làm nên cuộc cách mạng vĩ đại mùa thu Tháng 8, chiến thắng cả Pháp lẫn nước Mỹ chúng tôi, thật đáng khâm phục…”.
Buổi chiều. Tôi mời Henry ra một quán café nằm khuất nẻo trên một góc phố, nơi đã từng quyến rũ tôi bởi hương vị café đặc trưng, dù đi đâu cũng vẫn muốn quay trở lại để thưởng thức.
“Ông thấy café ở đây so với café Starbuck, cái nào ngon hơn?”, vừa nhấp ngụm café vừa hít hà hương vị của nó tôi quay sang hỏi Henry.
“Mỗi nơi có một hương vị khác nhau, nhưng tôi thấy ở đây có vị rất đặc trưng, chỉ có thể cảm nhận, rất khó diễn tả…”. Vừa lim dim đôi mắt thưởng thức Hennry vừa nói.
“Tôi cũng công nhận điều ấy, với tôi hương vị café nơi đây vẫn là tuyệt nhất, nó tuyệt bởi vì đây chính là thủ phủ của café nước tôi, nhưng cũng bởi ở đây ông được đắm mình trong cảnh sắc của những cây café, vừa uống, vừa ngắm những cây café, vừa thưởng thức hương vị man mát của cánh hoa café trắng tinh khôi, nó đánh thức tất cả các giác quan của ông, một điều không ở đâu có, cho nên nó càng trở nên đặc biệt”.
“Mấy chục năm rồi tôi mới trở lại nơi đây, mặc dù có xem các thông tin qua mạng, báo chí nhưng tôi không thể ngờ nổi một mảnh đất năm xưa với bao đồn bốt, chằng chịt dây thép gai, với những sứt sẹo đạn bom mà giờ đây đã trở nên trù phú. Trở lại với một vùng đất này tôi thấy một đổi mới, thay da đổi thịt khỏa lấp đi những dấu tích chiến tranh của một thời gian khó. Giờ cho tôi đi tìm lại những dấu tích năm xưa như là nơi Sư đoàn 23 đóng chẳng hạn, chắc là khó”.
“Ông dự tính ngày mai thế nào?”
“Tôi đã liên hệ với Hội Cựu chiến binh, họ đã hứa sẽ giúp thực hiện ước muốn của tôi. Ngày mai sẽ cùng họ xuống gia đình kia xác thực lại thông tin, nếu đúng tôi sẽ trao lại cuốn nhật ký cho gia đình và cùng họ đi tìm lại mộ người chiến sỹ ấy”. Henry nói với tôi.
Ngó lướt qua tấm ảnh trên ban thờ và trên tấm bằng Tổ quốc ghi công tôi thấy Henry như có chút rùng mình.
Sau những màn giới thiệu, thông báo nội dung buổi gặp mặt của vị đại diện Hội cựu chiến binh, việc xác minh người trong tấm bằng Tổ quốc ghi công và đang trên ban thờ kia cùng với người trong cuốn sổ nhật ký mà Henry đang giữ là một. Khi cuốn nhật ký được đưa ra một người đàn ông trong gia đình tay run run nhận lấy, lật giở ra rồi nghẹn ngào “Đúng rồi, đây chính là chữ của em tôi rồi, cả tấm ảnh này nữa”. Những đôi mắt đỏ hoe. Khi cuốn nhật ký được đặt lên ban thờ, tôi chợt thấy những nén hương bất chợt bập bùng sáng rực.
Henry kể lại tất cả những việc của mình trong quá khứ, nói lên nỗi lòng của mình và mong muốn gia đình tha thứ, bỏ quá cho những việc mình đã từng làm.
Khi những xúc động đã tạm lắng xuống, một không khí cởi mở hơn đã diễn ra, không có những ghét bỏ hay sự hận thù tồn tại như sự lo lắng của Henry. Tất cả cùng tập trung bàn bạc thống nhất ngày giờ đi tìm lại hài cốt của liệt sỹ để đưa về quy tập tại nghĩ trang quê nhà.
Khi chúng tôi ra xe thì chợt thấy có tiếng bước chân gấp gáp và tiếng gọi sau lưng “Chú Khánh!”. Quay lại, tôi thấy một người đàn bà dáng lam lũ, khắc khổ chừng gần 70 tuổi đang tất tả chạy ra cổng.
“Vâng, có việc gì vậy cô?”. Tôi hỏi.
“Tôi có thể mời cậu và ông đây quá bộ về nhà tôi chút được không? Nhà tôi cũng gần đây thôi”.
“Cô là…?”. Tôi ngập ngừng hỏi lửng.
“Tôi là Phiêu, tôi vốn là vợ anh ấy, anh Nhung đấy!”.
Tôi chợt à lên, hóa ra đây là người đàn bà được nhắc đến trong những trang nhật ký mà tôi đã được đọc. Lúc ở trong nhà tôi thấy bà thui thủi ngồi một mình một góc không ai quan tâm, dường như có một sự xa lánh nhất định đối với những người trong gia đình. Lúc chúng tôi gần về khi thắp lên ban thờ nén hương, chỉ thấy bà ấy đứng từ xa vái lên ban thờ đang nghi ngút khói hương.
Lại một ngôi nhà nhỏ cách đấy không xa, một ban thờ với ảnh của hai người đàn ông. Sau khi thắp nén nhang và lầm rầm khấn vái, bà Phiêu ra mời nước chúng tôi.
“Có lẽ tôi hơi đường đột khi mời cậu và ông đến đây, nhưng quả thực tôi rất tò mò muốn biết trong cuôn nhật ký của anh ấy mà tôi đoán hai người đã đọc qua có viết gì về tôi không?”.
“Sao bà không ở bên ấy rồi cùng xem với mọi người?”. Ông Henry hỏi.
“Ông không hiểu được đâu, nếu như vậy tôi đã không mời mọi người về đây. Kể từ ngày anh ấy mất đi mọi người bên gia đình anh ấy đổ lỗi cho tôi không chịu cùng anh ấy sinh lấy một đứa con để nối dõi nên luôn có thái độ xa lánh tôi, mỗi lần giỗ anh ấy tôi sang họ cũng chẳng mấy thiện cảm. Sau khi anh ấy mất, chục năm sau tôi mới đi bước nữa, người chồng sau này của tôi cũng là một người lính, anh ấy đã hy sinh trong cuộc chiến biên giới Tây Nam bên Campuchia năm 1984, cũng may anh ấy đã để lại cho tôi một đứa con, nay cháu đang công tác trong Thành phố Hồ Chí Minh, thi thoảng cháu mới về. Số tôi nó khổ, hai lần làm vợ thì hai lần đều là vợ liệt sỹ, giờ đây tôi thờ cả hai anh….”. Người đàn bà rơm rớm nước mắt, len lén quay đi lấy tay áo chấm lên đuôi mắt đã hằn những vết nhăn.
Bất chợt tôi lại nhớ đến bố tôi, những người lính ngày ấy sao có những nét giống nhau đến lạ kỳ. Bố tôi cưới mẹ được thời gian ngắn cũng lại tham gia vào đoàn quân Nam tiến, may sao trước khi đi ông để lại cho mẹ một giọt máu đó chính là tôi để rồi khi ông ngã xuống trước cửa ngõ Buôn Ma Thuột cũng chưa một lần được quay lại gặp mặt vợ con. Tôi cũng chỉ biết mặt bố qua tấm hình mẹ còn giữ được, giờ nó được đóng khung trang trọng đặt trên ban thờ ở giữa nhà. Không biết nếu ngày ấy không có tôi thì số phận mẹ tôi có như người đàn bà đang ngồi trước mặt tôi hay không?
Những dòng nhật ký tôi đọc trên máy bay như hiển hiện ra trước mắt.
“Ngày….tháng….năm 1971
Địch đánh dữ quá, mấy ngày rồi nay mới có chút thời gian ghi chép lại.
Phiêu ơi! Giờ này em có nhớ đến anh không? Thật tội nghiệp cho em quá, vợ chồng gặp nhau chưa kịp nói với nhau trọn câu chuyện, chưa kịp làm được gì thì anh đã phải lên đường. Những ngày huấn luyện vất vả kết thúc, đơn vị cho nghỉ được ít ngày trước khi biên chế vào các khung chiến đấu. Anh chỉ kịp nhắn em lên chơi cho đỡ nhớ. Vợ chồng mình lấy nhau chưa kịp bén hơi thì anh đã phải lê đường nhập ngũ, anh vẫn nhớ những cái nắm tay nhau rụt rè sau những hàng cây, những nụ cười e thẹn của em, những nụ hôn nồng nàn hơi ấm giữa những ngày lạnh lẽo…Anh đi mà chưa để lại cho em một chút niềm vui làm mẹ. Anh cũng mong rằng đợt này em lên chúng mình sẽ cố gắng để lại một sinh linh nhỏ bé trên đời. Đơn vị đã bố trí hắn một nơi riêng tư cho những cặp đôi như chúng mình.
Anh vẫn nhớ như in cái tối hôm ấy, khi ánh trăng khuya ngại ngần he hé qua những tán lá cây, qua vách liếp tạm, ngắm nhìn anh lần cởi từng khuy áo của em, làn da trắng ngần hiển hiện dưới ánh trăng như làm em xấu hổ, nhất là bên kia vách ngăn những tiếng cọt kẹt đâu đó cứ như trêu ngươi. Em len lén nhìn anh rồi giấu mặt đi, đây lần thứ tư hay thứ năm kể từ khi cưới chúng mình được gần gũi nhau, em vẫn còn e thẹn ngại ngùng và xấu hổ như những ngày đầu. Cũng là lần đầu tiên anh được ngắm cơ thể em một cách trọn vẹn dưới ánh trăng rừng, anh muốn giây phút ấy như dừng lại để anh được ngắm em mãi mãi. Anh hạnh phúc lắm!
Thế nhưng niềm hạnh phúc ấy chẳng được bao lâu khi tiếng còi báo động vang lên báo hiệu một cuộc tập trung di chuyển thực hiện nhiệm vụ. Anh chỉ kịp nói lời xin lỗi vội vàng rồi lại phải xách súng lên đường khi địch bất ngờ tập kích, trận chiến đấu đầu tiên của anh đã buộc anh phải rời xa em trong niềm tiếc nuối. Anh xin lỗi em! Khi nào hết chiến tranh anh sẽ về bù đắp cho em, chúng mình sẽ sinh những đứa trẻ xinh xắn khỏe mạnh, em nhé…”.
“Ngày đó khi tôi đi gặp anh ấy trở về mọi người ai cũng mong ngóng chúng tôi sẽ có một mụn con, nhưng khi tôi mãi không có gì thì hầu như lại quay ra trách tôi, mà những chuyện tế nhị như thế này tôi đâu dám nói ra rằng chúng tôi chưa kịp bên nhau ái ân chồng vợ thì anh ấy lại phải đi làm nhiệm vụ, tôi chỉ biết mang nỗi uẩn ức một mình. Giá như ngày ấy chúng tôi tranh thủ thời gian thì biết đâu…”. Người đàn bà buồn bã cảm thán khi đọc những dòng nhật ký ấy trong máy điện thoại tôi kịp chụp lại trước lúc xuống sân bay.
“Cháu nghĩ mọi người sau khi đọc nhật ký của chú ấy chắc sẽ hiểu cho nỗi lòng của cô mà suy nghĩ lại”. Tôi an ủi bà Phiêu.
Lên xe rời nhà bà Phiêu, ông Henry thắc mắc với tôi: “Tôi vẫn băn khoăn mãi một điều, tại sao gia đình người chiến sỹ ấy dễ dàng tha thứ cho những gì tôi đã làm, tha thứ cho một người từng là kẻ thù của họ mà lại không thể bỏ qua được những điều nhỏ nhặt đối với những người thân của họ mà lại lạnh nhạt với nhau lâu đến vậy?”.
Một câu hỏi không dễ trả lời, kể cả đối với người đã sống quá nửa đời người như tôi, đã hiểu và thấm đẫm những nét văn hóa, lối sống của người dân Việt. Con người ta nhiều khi có thể dễ dàng bỏ qua những điều lớn hơn để rồi vẫn cứ để bụng với nhau những điều vặt vãnh.
Thấp thoáng trong ráng chiều tôi thấy dường như những người thân của liệt sỹ đã gần gũi hơn với bà Phiêu, bà không còn dáng vẻ cô đơn lẻ loi, đã có người dắt bà đến bên nấm mộ mới cùng sánh vai thắp nén hương cho người đã khuất.
Tôi hy vọng rằng họ sẽ bỏ qua cho nhau những vướng mắc khi tuổi đã xế chiều giúp cho người đàn bà thiệt thòi ấy có được sự ấm áp và nụ cười trên gương mặt sạm nắng và mái tóc đã điểm sương.
HẾT.
: Trích trả lời phỏng vấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Đài truyền hình PBS của Mỹ.
(Nguyễn Công Đức)
“Xin mời hành khách cuối cùng trên chuyến bay VN1603 của hãng hàng không Quốc gia Việt Nam đi Buôn Mê Thuột vui lòng nhanh chóng đến cửa số 2 để khởi hành…”.
Tiếng loa trong phòng chờ vang lên làm tôi giật mình gập vội cuốn sách đang đọc dở cho vào cái túi đeo chéo bên hông rồi theo dòng người xếp hàng chờ ra máy bay. Chuyến đi này đối với tôi vừa là mang tính chất công việc, vừa là đi giải khuây sau những ngày làm việc căng thẳng.
Tây Nguyên đối với tôi như có một chút duyên nợ ba sinh, một sự gắn bó đến lạ kỳ, đó là những hò hẹn nổi trôi như ánh mây chiều vắt ngang qua những rừng cao su bạt ngàn, những cung đường đất đỏ rợp sắc vàng dã quỳ với những rẫy café phủ trắng màu hoa tinh khôi. Tây Nguyên với tôi rất gần nhưng cũng rất xa xôi. Đó cũng chính là nơi cha tôi đã nằm xuống ngay trước cửa ngõ Buôn Ma Thuột trong chiến dịch Tây Nguyên mà mãi cho đến những ngày gần đây tôi mới biết chỗ ông yên nghỉ. Chuyến này đi cũng là để hoàn tất các thủ tục đưa ông về với quê cha đất tổ sau bao ngày nằm ở nơi đây.
Tây Nguyên đổi mới. Ảnh sưu tầm
Khi máy bay cất cánh đã ổn định độ cao, tôi lại lấy cuốn “Ám ảnh” của E.L.James đọc dở ra đọc. Đọc hết một phần tôi lại gấp sách vào và trầm ngâm vừa ngắm những cụm mây trắng bồng bềnh bên ngoài vừa chiêm nghiệm, hồi tưởng lại những đoạn đã đọc, hình dung những cảnh nóng bỏng đầy nhục cảm giữa Christian Grey với cô nàng Anastasia Steele. Tôi đã không bỏ lỡ bất cứ một tập nào của “50 sắc thái” kể từ khi nó được ra đời, luôn tham gia khám phá con quỷ sâu thẳm phần người đối với chàng trai- triệu phú thành đạt Grey, với cô nàng Steele mỗi ngày lại khám phá ra những khả năng tiềm ẩn và đam mê nhục cảm của mình cùng sự đắm chìm trong những khát khao sâu thẳm, những đam mê bản năng nhất của con người. Ừ nhỉ, tình dục là bản năng, đã bao người suy nghĩ một cách nghiêm túc rằng nó cần phải học như các vấn đề khác, bởi ai cũng nghĩ mình đã biết, mình làm được mà không cần một sự dạy bảo nào khác, và phải chăng nó là một vấn đề ai cũng thích nhưng không ai muốn nhắc đến đối với người khác, kể cả bạn tình, chỉ đến khi trục trặc họ mới hiểu ra rằng hóa ra thực chất học chẳng hiểu gì cả, ngay cả với những xúc cảm bản năng của chính mình…bởi họ không dám cởi bỏ rào cản của bản thân để hướng tới cuộc sống thăng hoa và chất lượng.
Vừa quay sang bên tôi chợt bắt gặp một người đàn ông ngoại quốc chừng trên 70 tuổi đang nhìn tôi, rồi nhìn đến cuốn sách trên tay tôi. Từ lúc lên máy bay giờ tôi mới để ý đến người khách ngồi kế bên mình, thói quen của tôi là không thích quan tâm hay để ý, làm phiền đến những người khác ở những nơi công cộng.
“Chào cậu! Cậu cũng thích đọc E.L.James?”, người đàn ông nở nụ cười thân thiện nhìn thẳng vào mắt tôi hỏi bằng thứ tiếng Việt giọng cực chuẩn, ánh mắt ông ta xanh thăm thẳm như bầu trời ngoài kia. “Vâng, chắc ông cũng thích nó?”, tôi hỏi lại. “Tất nhiên rồi, cậu có biết nơi Grey ở chính là quê hương của tôi đấy”. “Là Seattle? Tôi cũng đã từng đến nơi ấy”. “Ô! Hóa ra cậu cũng đã từng đến đó, thật hay, cậu cảm nhận nơi đó thế nào?”. “Tôi chưa đi được hết, nhưng theo cảm nhận của tôi nó rất đẹp, nhất là những buổi hoàng hôn buông xuống. Và tôi thích café Starbuck”. “Nó là một đặc sản quê tôi đấy, còn có nhà hát Ballet Tây Bắc hàng đầu nước Mỹ, hãng Boeing, hãng Microsoft đều ở đấy, cậu đi hết chưa?”. “Tôi chưa có dịp, nhưng chắc là tôi cũng sẽ phải đến đó một lần”. “Nếu khi nào cậu đến chúng tôi sẵn sàng chào đón cậu. Tôi là Henry”.
Hóa ra Henry chú ý đến tôi từ dưới sân bay khi chỉ ngồi cách tôi hai ghế chờ, ông bảo cảm thấy thích thú khi bắt gặp ở những nơi như vậy vẫn còn những người thích đọc sách khi ngồi chờ máy bay như tôi, bởi theo như ông biết với đa số người Việt bây giờ ít ai còn cái thói quen ấy, thời gian ngồi chờ cơ bản họ lướt smartphone là chính. Và run rủi sao khi lên máy bay chúng tôi lại có dịp ngồi gần và làm quen với nhau.
Qua câu chuyện của Henry tôi mới biết ông đã từng là cựu binh tham chiến ở chiến trường miền Nam những năm 1970- 1972, sau Hiệp định Paris ông đã theo chân đội quân viễn chinh rút khỏi miền Nam Việt Nam. Một gia tộc gần như cha truyền con nối theo con đường binh nghiệp, cha ông đã từng tham gia chiến tranh thế giới thứ hai, anh trai ông cũng từng tham gia chiến tranh Việt Nam và chết trong trận chiến Mậu Thân 1968 khi Quân giải phóng tiến công các mục tiêu trọng yếu trong nội đô Sài Gòn. Với những gì nhà cầm quyền Mỹ nhồi nhét vào đầu các ông, ông đã xung phong tham gia vào cuộc chiến ở Việt Nam khi mà nó đang dần tiến đến hồi kết.
Theo chân các cánh quân ông đã từng đi hết các khu vực Tây Nguyên, đồng bằng Nam Bộ, chứng kiến những những gì quân đội Mỹ và liên quân cùng Quân đội Việt Nam Cộng hòa làm trên mảnh đất nhỏ bé này, từ việc rải chất độc da cam làm trụi những cánh rừng mà hệ quả để lại còn di chứng cho cả thế hệ mai sau, những cuộc tàn sát người dân vô tội, những sự thù hằn ăn sâu vào mỗi con người cùng dòng máu làm ông ngộ ra nhiều điều. Một điều ám ảnh ông suốt những tháng năm còn lại của cuộc đời, đó chính là ông đã cầm súng bắn một người lính Cộng sản khi anh ta không còn khả năng phản kháng trong một trận chiến trên mảnh đất Tây Nguyên. Sau khi làm việc ấy, một điều gì đó như sự sám hối của tâm hồn, không như những trận chiến khác bỏ mặc các xác chết đó, lần ấy ông đã đích thân đào hố chôn người lính đó cùng với chút gia tài ít ỏi trong chiếc ba lô đã rách và cũ mèm, trong đó có một cuốn nhật ký mà ông đã giữ lại cho đến tận ngày hôm nay.
Sau khi giải ngũ ông đã tham gia vào các chương trình nghiên cứu về nền văn hóa Việt Nam và cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, lý giải những thất bại của Quân đội Mỹ, ông trau dồi vốn tiếng Việt ngay từ khi tham chiến tại Việt Nam và sau này thường xuyên tiếp xúc với những du học sinh, các nhà nghiên cứu Việt Nam, cho nên vốn tiếng Việt của ông không thua kém bất cứ người thông thạo tiếng Việt nào. Ông rất tâm đắc với những gì Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời đài truyền hình PBS của Mỹ: “Thực tế lịch sử dạy cho chúng tôi rằng không phải cứ là lực lượng quân sự kinh tế mạnh mẽ nhất thì sẽ chiến thắng được cuộc kháng chiến của một dân tộc đoàn kết – đoàn kết trong cuộc đấu tranh vì các quyền quốc tế của mình. Vẫn có giới hạn đối với sức mạnh của họ….Chúng tôi là người chiến thắng và người Mỹ thất bại, nhưng tôi muốn làm rõ điều này. Cái gì làm nên chiến thắng? Nhân dân Việt Nam không bao giờ muốn chiến tranh; họ muốn hòa bình. Người Mỹ có muốn chiến tranh không? Không, họ cũng muốn hòa bình. Vì vậy chiến thắng này là chiến thắng dành cho những người dân ở Việt Nam và Hoa Kỳ mong muốn hòa bình. Vậy thì ai đã bị đánh bại? Những kẻ theo đuổi xâm lược bằng mọi giá. Và đó cũng là lý do chúng tôi vẫn làm bạn với nhân dân Pháp và không bao giờ cảm thấy thù địch với nhân dân Mỹ cả…” . Ông đã từng mong mỏi sẽ được diện kiến Đại tướng nhưng chưa kịp thực hiện thì tướng Giáp đã đi theo Cụ Hồ về bên kia thế giới.
Sau nhiều năm trăn trở ông muốn tìm lại gia đình người chiến sỹ năm xưa để trao trả lại cuốn nhật ký mà ông vẫn còn lưu giữ và muốn nói một lời xin lỗi với gia đình người đã khuất. Nhưng không có cách nào liên hệ hay tìm được gia đình người chiến sỹ ấy, trong cuốn nhật ký anh ấy đã không ghi lại địa chỉ nên ông cũng biết, ông có liên hệ với mấy người bạn Việt Nam nhưng cũng chưa có kết quả. Cho đến gần đây một người bạn Việt Nam đã cho ông biết một thông tin tìm kiếm mộ liệt sỹ với tấm hình đen trắng đã cũ có vẻ giống như bức hình trong cuốn nhật ký ông đang giữ. Ông không biết có đúng hay không nhưng ông vẫn lo lắng một điều, nếu đúng thì khi ông sang liệu gia đình người chiến sỹ ấy có tha thứ cho ông hay không hay vẫn còn mang trong mình một mối hận thù khó dứt bỏ, khi mà ông chính là người đã nổ phát súng kết liễu một sinh mạng con người, cho dù đó là trong cuộc chiến đối đầu giữa những con người ở hai chiến tuyến.
Ông lật chiếc túi nhỏ bên hông lấy ra một cuốn vở đã cũ nhàu, trân trọng đưa cho tôi rồi bảo “Cuốn nhật ký của người lính năm xưa tôi vẫn còn lưu giữ”. Ngay trang đầu là một tấm ảnh đen trắng đã mờ nhòe nhưng vẫn hiện lên một gương mặt trẻ trung với nụ cười tươi rói với chiếc mũ tai bèo buông thõng quai. Những dòng chữ đã mờ dần theo thời gian có chỗ đã ố vàng, có trang viết bằng bút mực, có trang bằng bút chì, nét chữ mềm mại có nét gì đó như hợp với gương mặt như con gái ở trang đầu.
“Ngày….tháng….năm 1971
Vậy là rốt cuộc nguyện vọng của mình cũng được chấp nhận, mình được chính thức tham gia vào đội quân giải phóng, được cầm súng bảo vệ quê hương, đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Một ước nguyện mà mình nung nấu bây lâu nay. Vui sướng quá!
Nhưng không phải mình được cầm súng tham gia đánh giặc ngay. Các anh cán bộ thông báo còn phải tham gia huấn luyện thuần thục đã mới được tham gia chiến trường, phía trước còn nhiều giao lao và vất vả, nhưng mình tin là mình sẽ vượt qua và chịu đựng được….”
“Ngày….tháng….năm 1971
Những tháng ngày huấn luyện vất vả đã qua, kèm theo đó cũng là những tháng ngày đói, đói vàng mắt, những cung đường tiếp tế từ Bắc vào luôn bị địch đánh phá, hàng hóa lúc có lúc không, vừa huấn luyện vừa phải tăng gia sản xuất tự túc bảo đảm lấy thực phẩm để ăn, đồng bào nơi đây cũng quá đói khổ, không thể dựa vào đồng bào mãi được…”.
“Ngày….tháng….năm 1972
Từ một thằng lính non nớt giờ mình đã trưởng thành hơn nhiều khi được trải qua những trận đánh. Qua mỗi trận đánh quân số của đơn vị lại vơi đi ít nhiều, những người còn sống đúc rút kinh nghiệm từ những đồng đội đã nằm xuống để mà tồn tại, để mà chiến đấu…Những trận chiến từ đánh vận động chiến, tập kích các chi khu, các đồn bốt hay phục kích, những ngày dài băng rừng, lội suối, vượt núi cao, vực sâu đều làm cho mình như lớn lên mỗi ngày. Cầu mong cho những quả đạn pháo nó biết tránh mình ra để mình còn cầm súng giải phóng cho mảnh đất Tây Nguyên này, để mình còn về với cô ấy. Đã bao lâu rồi mình chưa được gặp vợ, không biết cô ấy có nhớ đến mình không? Còn mình, mỗi lúc rảnh rỗi mình lại nhớ cô ấy đến da diết, cô ấy như một động lực giúp cho mình chiến đấu mong sớm đến ngày thắng lợi....”.
….
Những ngày bão lửa. Ảnh sưu tầm
Tôi chăm chú đọc lướt nhanh những dòng chữ trên các trang nhật ký. Hiện lên trước mắt tôi là hình ảnh người chiến sỹ giải phóng từ những ngày đầu nhập ngũ, tham gia huấn luyện, rồi tham gia các trận chiến đấu trên khắp chiến trường Tây Nguyên, những mất còn, hy sinh và sống sót, những kinh nghiệm rút ra từ những trận đánh. Ngày tháng không liên lục, có khi sau mỗi trận đánh một thời gian người chiến sỹ ấy mới có chút thời gian rảnh rỗi để ghi lại những suy nghĩ, cảm nhận của mình, cả những dòng tâm sự gửi về người vợ trẻ mới cưới trước khi nhập ngũ, có những khi có những dòng ghi vội vã, con chữ ngoệch ngoạc.
“Ông đã tìm được địa chỉ gia đình của người chiến sỹ này chưa?”. Đưa lại cuốn nhật ký cho Henry, tôi hỏi.
Henry bảo, ông đã nhờ tìm được rồi, ông định sang lâu rồi nhưng công việc việc lần lữa mãi, lúc đầu ông định gửi cuốn nhật ký nhờ người bạn Việt Nam mang trả giúp, nhưng nghĩ lại vẫn còn mộ của người chiến sỹ ấy, nếu ông không đích thân sang chắc khó tìm ra. Lần này, ông bảo dù gì ông phải sang tận nơi, cũng là để cho trong lòng ông được thanh thản sau bao nhiêu năm tháng canh cánh một nỗi niềm khó buông bỏ, xóa bỏ sự ám ảnh suốt mấy chục năm nay. Khi mà ông biết bây giờ những người dân Việt Nam đã không còn ghét bỏ những những người mà một thời họ từng coi là kẻ thù. Và nhất là nhớ đến lời tướng Giáp từng nói “…chúng tôi vẫn làm bạn với nhân dân Pháp và không bao giờ cảm thấy thù địch với nhân dân Mỹ cả…”. Mà kể cả họ không tha thứ cho ông đi chăng nữa vẫn chấp nhận tất cả mà đối mặt.
Khi biết ý định chuyến đi này của tôi, Henry bảo tôi, “Nếu cậu rảnh đi với tôi một chuyến không?”. Tôi bèn nhận lời không chút đắn đo.
“À mà cậu tên là gỉ nhỉ?”. Mãi lúc mái bay lượn vòng chuẩn bị hạ cánh Henry mới bất chợt hỏi tôi.
“Tôi tên là Quốc Khánh! Mẹ sinh tôi đúng vào ngày Độc lập của đất nước tôi và Quốc cũng là tên của bố tôi, mẹ tôi muốn trong tên tôi luôn có cả quá khứ, hiện tại và tương lai của bà trong ấy…”.
*****
Máy bay hạ cánh xuống sân bay Buôn Ma Thuột đúng lúc trời vừa dứt cơn mưa, những cơn mưa bất chợt khiến cho cảnh vật vùng đại ngàn Tây Nguyên thêm quyến rũ. Từ trên cao nhìn xuống nắng đã rải đều khắp phố sá, nắng vàng tưới lên mọi vật như làm tăng thêm sức sống. Những nét đổi thay từng này trên mảnh đất một thời chiến tranh tàn phá, những vết sứt sẹo trên mình đất mẹ bởi đạn bom đã được thay thế bởi những ngôi nhà mới, sáng sủa, những rừng cây xanh ngút ngát.
Những năm tháng được ở nơi đây tôi đã từng đi qua hết dải đất cao nguyên này, đã có những ngày mộng mơ ở Đà Lạt mù sương, lang thang khám phá hết phố núi Gia Lai, dạo chơi hết Biển Hồ những ngày se lạnh, nhâm nhi ly café ở Buôn Mê và ngồi trên con xe Honda 67 cũ lượn vòng trên những con đường vắng vẻ đến rừng quốc gia Buôn Đôn hay chạy dọc đường 14C theo chân đám voi rừng sang giáp biên giới Campuchia.
Tây Nguyên là mảnh đất tôi luôn muốn được quay trở lại nhiều lần. Quay lại với những buổi sáng đón bình minh đầy sương sớm, những buổi chiều ngắm hoàng hôn, tôi muốn quay lại mảnh đất này bởi còn bao nhiêu nét văn hóa đặc sắc nữa của cao nguyên cứ níu giữ bước chân tôi. Thực ra tôi vẫn không thể lí giải vì sao tôi yêu vùng đất cao nguyên đất đỏ bazan này. Tôi yêu đơn giản không những vì thân thuộc, vì thích, vì thấy mình thuộc về từng con đường, từng mùa hoa nơi đây mà còn vì mảnh đất nơi đây còn đang mang trong mình người thân yêu nhất của tôi mà tôi chưa từng gặp mặt- đó chính là cha tôi. Và giờ đây tôi đang quay trở lại…
Chúng tôi trên xe về khách sạn ở trung tâm thành phố. Buôn Ma Thuột trời trong như suối ngàn, cơ man là gió, suốt ngày đêm thổi không ngừng nghỉ. Hé tấm cửa kính xe xuống tôi những luồng gió ùa vào khiến tâm hồn thấy nhẹ nhõm. Những làn gió man mát đủ thấy se lạnh. Nhưng như cách ví của người dân nơi đây vẫn là những cơn gió “nhẹ thôi” đủ để vặt rụng lá cây và người như muốn bay lên. Ai nói khí hậu Tây Nguyên khắc nghiệt? Tôi lại thấy nó tuyệt và mang một chút lãng mạn. Cái nắng, gió cao nguyên là thứ đặc sản của vùng đất này, nó ma mị, cuốn hút du khách đến lạ kì. Thời điểm này ở nơi đây hoa cà phê không còn nở rộ trên các sườn đồi, nhưng vẫn còn sót lại chút hương hoa theo gió, thoảng tựa như hương hoa bưởi. Mùi hoa cà phê mộc mạc, những chùm quả sai chi chít như khẳng định về vùng đất đỏ bazan màu mỡ và khoáng đạt như cả tính cách của con người nơi đây.
Dọc trên những con đường là một màu đỏ cờ hoa rực rỡ, Henry hỏi tôi, “Ngày gì mà tôi thấy không khí có vẻ sôi động, nhộn nhịp và rất lắm sắc màu?”.
Nhìn vào chiếc đồng hồ tôi bảo ông: “Chúng tôi sắp kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng 8 và ngày Quốc khánh 2 tháng 9, đây là một ngày trọng đại đối với dân tộc tôi”.
Henry mỉm cười kiểu hối lỗi: “Tôi quên mất, nghiên cứu văn hóa, lịch sử dân tộc Việt Nam tôi mới thấy dân tộc này quả thực là kiên cường, bất khuất, hàng nghìn năm chống đô hộ phương Bắc, rồi với những con người tay không tấc sắc, chỉ với ít vũ khí thô sơ đã làm nên cuộc cách mạng vĩ đại mùa thu Tháng 8, chiến thắng cả Pháp lẫn nước Mỹ chúng tôi, thật đáng khâm phục…”.
Buổi chiều. Tôi mời Henry ra một quán café nằm khuất nẻo trên một góc phố, nơi đã từng quyến rũ tôi bởi hương vị café đặc trưng, dù đi đâu cũng vẫn muốn quay trở lại để thưởng thức.
“Ông thấy café ở đây so với café Starbuck, cái nào ngon hơn?”, vừa nhấp ngụm café vừa hít hà hương vị của nó tôi quay sang hỏi Henry.
“Mỗi nơi có một hương vị khác nhau, nhưng tôi thấy ở đây có vị rất đặc trưng, chỉ có thể cảm nhận, rất khó diễn tả…”. Vừa lim dim đôi mắt thưởng thức Hennry vừa nói.
“Tôi cũng công nhận điều ấy, với tôi hương vị café nơi đây vẫn là tuyệt nhất, nó tuyệt bởi vì đây chính là thủ phủ của café nước tôi, nhưng cũng bởi ở đây ông được đắm mình trong cảnh sắc của những cây café, vừa uống, vừa ngắm những cây café, vừa thưởng thức hương vị man mát của cánh hoa café trắng tinh khôi, nó đánh thức tất cả các giác quan của ông, một điều không ở đâu có, cho nên nó càng trở nên đặc biệt”.
“Mấy chục năm rồi tôi mới trở lại nơi đây, mặc dù có xem các thông tin qua mạng, báo chí nhưng tôi không thể ngờ nổi một mảnh đất năm xưa với bao đồn bốt, chằng chịt dây thép gai, với những sứt sẹo đạn bom mà giờ đây đã trở nên trù phú. Trở lại với một vùng đất này tôi thấy một đổi mới, thay da đổi thịt khỏa lấp đi những dấu tích chiến tranh của một thời gian khó. Giờ cho tôi đi tìm lại những dấu tích năm xưa như là nơi Sư đoàn 23 đóng chẳng hạn, chắc là khó”.
“Ông dự tính ngày mai thế nào?”
“Tôi đã liên hệ với Hội Cựu chiến binh, họ đã hứa sẽ giúp thực hiện ước muốn của tôi. Ngày mai sẽ cùng họ xuống gia đình kia xác thực lại thông tin, nếu đúng tôi sẽ trao lại cuốn nhật ký cho gia đình và cùng họ đi tìm lại mộ người chiến sỹ ấy”. Henry nói với tôi.
******
Ngôi nhà cấp bốn mới được sửa sang lại nằm khuất lấp sau những hàng cây ở cuối con đường nhỏ ở thị trấn Phước An, Krông Păk. Một khoảng sân rộng với những khoảnh vườn trồng các loại rau củ. Khi chúng tôi vào trong nhà đã thấy có chừng chục người đủ các thế hệ, từ già cho đến trẻ, một số những vị cao niên đang ngồi trên bộ tràng kỷ lên nước sáng bóng giữa nhà, những người trẻ ngồi ở những giường, ghế xung quanh. Trên ban thờ giữa nhà đang khói hương nghi ngút, một tấm bằng Tổ quốc ghi công được lồng khung kính treo trang trọng trên tường với cái tên Liệt sỹ Lương Đình Nhung, một cái tên thoạt nghe như tên con gái. Những gương mặt dè dặt, dò xét nhìn chúng tôi.
Ngó lướt qua tấm ảnh trên ban thờ và trên tấm bằng Tổ quốc ghi công tôi thấy Henry như có chút rùng mình.
Sau những màn giới thiệu, thông báo nội dung buổi gặp mặt của vị đại diện Hội cựu chiến binh, việc xác minh người trong tấm bằng Tổ quốc ghi công và đang trên ban thờ kia cùng với người trong cuốn sổ nhật ký mà Henry đang giữ là một. Khi cuốn nhật ký được đưa ra một người đàn ông trong gia đình tay run run nhận lấy, lật giở ra rồi nghẹn ngào “Đúng rồi, đây chính là chữ của em tôi rồi, cả tấm ảnh này nữa”. Những đôi mắt đỏ hoe. Khi cuốn nhật ký được đặt lên ban thờ, tôi chợt thấy những nén hương bất chợt bập bùng sáng rực.
Henry kể lại tất cả những việc của mình trong quá khứ, nói lên nỗi lòng của mình và mong muốn gia đình tha thứ, bỏ quá cho những việc mình đã từng làm.
Khi những xúc động đã tạm lắng xuống, một không khí cởi mở hơn đã diễn ra, không có những ghét bỏ hay sự hận thù tồn tại như sự lo lắng của Henry. Tất cả cùng tập trung bàn bạc thống nhất ngày giờ đi tìm lại hài cốt của liệt sỹ để đưa về quy tập tại nghĩ trang quê nhà.
Khi chúng tôi ra xe thì chợt thấy có tiếng bước chân gấp gáp và tiếng gọi sau lưng “Chú Khánh!”. Quay lại, tôi thấy một người đàn bà dáng lam lũ, khắc khổ chừng gần 70 tuổi đang tất tả chạy ra cổng.
“Vâng, có việc gì vậy cô?”. Tôi hỏi.
“Tôi có thể mời cậu và ông đây quá bộ về nhà tôi chút được không? Nhà tôi cũng gần đây thôi”.
“Cô là…?”. Tôi ngập ngừng hỏi lửng.
“Tôi là Phiêu, tôi vốn là vợ anh ấy, anh Nhung đấy!”.
Tôi chợt à lên, hóa ra đây là người đàn bà được nhắc đến trong những trang nhật ký mà tôi đã được đọc. Lúc ở trong nhà tôi thấy bà thui thủi ngồi một mình một góc không ai quan tâm, dường như có một sự xa lánh nhất định đối với những người trong gia đình. Lúc chúng tôi gần về khi thắp lên ban thờ nén hương, chỉ thấy bà ấy đứng từ xa vái lên ban thờ đang nghi ngút khói hương.
Lại một ngôi nhà nhỏ cách đấy không xa, một ban thờ với ảnh của hai người đàn ông. Sau khi thắp nén nhang và lầm rầm khấn vái, bà Phiêu ra mời nước chúng tôi.
“Có lẽ tôi hơi đường đột khi mời cậu và ông đến đây, nhưng quả thực tôi rất tò mò muốn biết trong cuôn nhật ký của anh ấy mà tôi đoán hai người đã đọc qua có viết gì về tôi không?”.
“Sao bà không ở bên ấy rồi cùng xem với mọi người?”. Ông Henry hỏi.
“Ông không hiểu được đâu, nếu như vậy tôi đã không mời mọi người về đây. Kể từ ngày anh ấy mất đi mọi người bên gia đình anh ấy đổ lỗi cho tôi không chịu cùng anh ấy sinh lấy một đứa con để nối dõi nên luôn có thái độ xa lánh tôi, mỗi lần giỗ anh ấy tôi sang họ cũng chẳng mấy thiện cảm. Sau khi anh ấy mất, chục năm sau tôi mới đi bước nữa, người chồng sau này của tôi cũng là một người lính, anh ấy đã hy sinh trong cuộc chiến biên giới Tây Nam bên Campuchia năm 1984, cũng may anh ấy đã để lại cho tôi một đứa con, nay cháu đang công tác trong Thành phố Hồ Chí Minh, thi thoảng cháu mới về. Số tôi nó khổ, hai lần làm vợ thì hai lần đều là vợ liệt sỹ, giờ đây tôi thờ cả hai anh….”. Người đàn bà rơm rớm nước mắt, len lén quay đi lấy tay áo chấm lên đuôi mắt đã hằn những vết nhăn.
Bất chợt tôi lại nhớ đến bố tôi, những người lính ngày ấy sao có những nét giống nhau đến lạ kỳ. Bố tôi cưới mẹ được thời gian ngắn cũng lại tham gia vào đoàn quân Nam tiến, may sao trước khi đi ông để lại cho mẹ một giọt máu đó chính là tôi để rồi khi ông ngã xuống trước cửa ngõ Buôn Ma Thuột cũng chưa một lần được quay lại gặp mặt vợ con. Tôi cũng chỉ biết mặt bố qua tấm hình mẹ còn giữ được, giờ nó được đóng khung trang trọng đặt trên ban thờ ở giữa nhà. Không biết nếu ngày ấy không có tôi thì số phận mẹ tôi có như người đàn bà đang ngồi trước mặt tôi hay không?
Những dòng nhật ký tôi đọc trên máy bay như hiển hiện ra trước mắt.
“Ngày….tháng….năm 1971
Địch đánh dữ quá, mấy ngày rồi nay mới có chút thời gian ghi chép lại.
Phiêu ơi! Giờ này em có nhớ đến anh không? Thật tội nghiệp cho em quá, vợ chồng gặp nhau chưa kịp nói với nhau trọn câu chuyện, chưa kịp làm được gì thì anh đã phải lên đường. Những ngày huấn luyện vất vả kết thúc, đơn vị cho nghỉ được ít ngày trước khi biên chế vào các khung chiến đấu. Anh chỉ kịp nhắn em lên chơi cho đỡ nhớ. Vợ chồng mình lấy nhau chưa kịp bén hơi thì anh đã phải lê đường nhập ngũ, anh vẫn nhớ những cái nắm tay nhau rụt rè sau những hàng cây, những nụ cười e thẹn của em, những nụ hôn nồng nàn hơi ấm giữa những ngày lạnh lẽo…Anh đi mà chưa để lại cho em một chút niềm vui làm mẹ. Anh cũng mong rằng đợt này em lên chúng mình sẽ cố gắng để lại một sinh linh nhỏ bé trên đời. Đơn vị đã bố trí hắn một nơi riêng tư cho những cặp đôi như chúng mình.
Anh vẫn nhớ như in cái tối hôm ấy, khi ánh trăng khuya ngại ngần he hé qua những tán lá cây, qua vách liếp tạm, ngắm nhìn anh lần cởi từng khuy áo của em, làn da trắng ngần hiển hiện dưới ánh trăng như làm em xấu hổ, nhất là bên kia vách ngăn những tiếng cọt kẹt đâu đó cứ như trêu ngươi. Em len lén nhìn anh rồi giấu mặt đi, đây lần thứ tư hay thứ năm kể từ khi cưới chúng mình được gần gũi nhau, em vẫn còn e thẹn ngại ngùng và xấu hổ như những ngày đầu. Cũng là lần đầu tiên anh được ngắm cơ thể em một cách trọn vẹn dưới ánh trăng rừng, anh muốn giây phút ấy như dừng lại để anh được ngắm em mãi mãi. Anh hạnh phúc lắm!
Thế nhưng niềm hạnh phúc ấy chẳng được bao lâu khi tiếng còi báo động vang lên báo hiệu một cuộc tập trung di chuyển thực hiện nhiệm vụ. Anh chỉ kịp nói lời xin lỗi vội vàng rồi lại phải xách súng lên đường khi địch bất ngờ tập kích, trận chiến đấu đầu tiên của anh đã buộc anh phải rời xa em trong niềm tiếc nuối. Anh xin lỗi em! Khi nào hết chiến tranh anh sẽ về bù đắp cho em, chúng mình sẽ sinh những đứa trẻ xinh xắn khỏe mạnh, em nhé…”.
“Ngày đó khi tôi đi gặp anh ấy trở về mọi người ai cũng mong ngóng chúng tôi sẽ có một mụn con, nhưng khi tôi mãi không có gì thì hầu như lại quay ra trách tôi, mà những chuyện tế nhị như thế này tôi đâu dám nói ra rằng chúng tôi chưa kịp bên nhau ái ân chồng vợ thì anh ấy lại phải đi làm nhiệm vụ, tôi chỉ biết mang nỗi uẩn ức một mình. Giá như ngày ấy chúng tôi tranh thủ thời gian thì biết đâu…”. Người đàn bà buồn bã cảm thán khi đọc những dòng nhật ký ấy trong máy điện thoại tôi kịp chụp lại trước lúc xuống sân bay.
“Cháu nghĩ mọi người sau khi đọc nhật ký của chú ấy chắc sẽ hiểu cho nỗi lòng của cô mà suy nghĩ lại”. Tôi an ủi bà Phiêu.
Lên xe rời nhà bà Phiêu, ông Henry thắc mắc với tôi: “Tôi vẫn băn khoăn mãi một điều, tại sao gia đình người chiến sỹ ấy dễ dàng tha thứ cho những gì tôi đã làm, tha thứ cho một người từng là kẻ thù của họ mà lại không thể bỏ qua được những điều nhỏ nhặt đối với những người thân của họ mà lại lạnh nhạt với nhau lâu đến vậy?”.
Một câu hỏi không dễ trả lời, kể cả đối với người đã sống quá nửa đời người như tôi, đã hiểu và thấm đẫm những nét văn hóa, lối sống của người dân Việt. Con người ta nhiều khi có thể dễ dàng bỏ qua những điều lớn hơn để rồi vẫn cứ để bụng với nhau những điều vặt vãnh.
*****
Nghĩa trang một buổi chiều. Khói hương man mác. Những lễ nghi được thực hiện để đưa người con hy sinh vì Tổ quốc về với quê nhà. Chiếc tiểu sành phủ lá quốc kỳ được nhẹ nhàng đưa xuống mộ phần. Những ngày tôi đi làm thủ tục đưa bố tôi về Bắc cùng là lúc ông Henry cùng gia đình liệt sỹ Nhung sang tận cánh rừng bên Đức Cơ đi tìm lại hài cốt của ông đưa về nghĩa trang liệt sỹ để an táng. Sau bao năm nằm lẻ loi, cô độc trong cánh rừng đại ngàn, giờ đây ông được về với đất mẹ, với những đồng đội đã ngã xuống như ông.
Thấp thoáng trong ráng chiều tôi thấy dường như những người thân của liệt sỹ đã gần gũi hơn với bà Phiêu, bà không còn dáng vẻ cô đơn lẻ loi, đã có người dắt bà đến bên nấm mộ mới cùng sánh vai thắp nén hương cho người đã khuất.
Tôi hy vọng rằng họ sẽ bỏ qua cho nhau những vướng mắc khi tuổi đã xế chiều giúp cho người đàn bà thiệt thòi ấy có được sự ấm áp và nụ cười trên gương mặt sạm nắng và mái tóc đã điểm sương.
HẾT.
: Trích trả lời phỏng vấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Đài truyền hình PBS của Mỹ.
(Nguyễn Công Đức)