Soạn văn Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi - đầy đủ, chi tiết

Soạn văn Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi - đầy đủ, chi tiết

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi là kiểu bài nghị luận quan trọng của chương trình Ngữ văn 12. Để nắm vững kĩ năng làm kiểu bài này, cùng Triều Anh tham khảo bài soạn sau:

Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.jpg
Ảnh: sưu tầm

1. Tìm hiểu đề, lập dàn ý

a. Đề 1
Phân tích truyện
ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan.

Gợi ý

(1) Tìm hiểu đề

- Đặc điểm của những người đi xem bóng đá.
- Nghệ thuật trào phúng của truyện ngắn Tinh thần thể dục.
- Giá trị hiện thực và ý nghĩa của truyện.

(2) Lập dàn ý
* Mở bài
Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Tinh thần thể dục.
* Thân bài
- Đặc điểm của những người đi xem bóng đá.
+ Điểm riêng
. Anh Mịch nhăn nhó với ông Lí.
. Bác Phô gái phân trần với ông Lí.
. Cụ phó Bính xin ông Lí cho thằng Sang đi thay con.
. Thằng Cò cùng đứa con trốn vào đống rơm bị phát hiện.
+ Điểm chung
Họ đều là những người nông dân nghèo bị ép đi xem bóng đá.
- Nghệ thuật trào phúng của truyện ngắn Tinh thần thể dục
+ Đặc sắc của kết cấu truyện
Truyện gồm những cảnh khác nhau tưởng như rời rạc nhưng đều tập trung biểu hiện chủ đề: bọn quan lại cầm quyền cưỡng bức dân chúng, thực hiện ý đồ bịp bợm, đen tối.
. Cảnh anh Mịch nhăn nhó với ông Lí.
. Cảnh bác Phô gái phân trần với ông Lí.
. Cảnh cụ phó Bính xin ông Lí cho thằng Sang đi thay con.
. Cảnh thằng Cò cùng đứa con trốn vào đống rơm bị phát hiện.
. Cảnh thầy lí và tuần áp giải 94 người xếp hàng lên huyện.
+ Mâu thuẫn và tính chất trào phúng của truyện: mâu thuẫn giữa tinh thần thể dục và cuộc sống khốn khổ, đói rách của nông dân.
. Đi xem bóng đá (giải trí) >< tai hoạ đối với nông dân.
. Hành động đưa người đi xem bóng đá của ông lí >< sự chạy trốn của người dân.
+ Ngôn ngữ truyện
. Ngôn ngữ người kể chuyện: rất ít lời...
. Ngôn ngữ các nhân vật: tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng thân phận và trình độ của họ (dẫn chứng:...)
- Giá trị hiện thực và ý nghĩa phê phán
+Giá trị hiện thực sâu sắc: Nội dung truyện bắt nguồn từ hiện thực xã hội.
+ Châm biếm, phê phán bằng bút pháp trào phúng.
* Kết bài
Đóng góp của tác phẩm đối với văn học hiện thực phê phán, đối với nền văn học.

b. Đề 2

Tìm sự khác nhau về từ ngữ và giọng văn giữa hai tác giả Chữ người tử tù và Hạnh phúc của một tang gia
.

(1) Tìm hiểu đề
Có sự khác nhau trong việc sử dụng từ ngữ, giọng văn trong hai văn bản.
- Chữ người tử tù: tác giả sử dụng nhiều từ Hán việt cổ, cách nói cổ để dựng nên những cảnh tượng, những con người thời phong kiến suy tàn. Với giọng văn cổ kính trang trọng, tác giả nói đến những con người tài hoa, trọng thiện lương nay chỉ còn “vang bóng một thời”.
- Hạnh phúc của một tang gia: tác giả đã dùng nhiều từ, cách chơi chữ để mỉa mai, giễu cợt tính chất giả tạo, lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu ở thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám.

(2) Lập dàn ý

* Mở bài
- Văn học cần sự phong phú và đa dạng để tái hiện muôn mặt khác nhau của đời sống. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ và giọng văn cũng góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng đó.
- Truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng) có nhiều điểm khác biệt trong sử dụng từ ngữ và giọng văn.

* Thân bài
- Khác nhau về từ ngữ
+ Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
. Sử dụng nhiều từ Hán Việt.
. Sử dụng nhiều từ cổ.
=> Dựng lại một vẻ đẹp xưa, một con người tài hoa, khí phách, thiên lương.
+ Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
. Sử dụng nhiều từ khẩu ngữ.
. Sử dụng nhiều cách chơi chữ...
=> Ngôn ngữ trào phúng.
- Khác nhau về giọng văn
+ Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân): cổ kính, trang trọng.
=> Thể hiện thái độ ca ngợi, tôn vinh.
+ Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng): mỉa mai, giễu cợt.
=> Thể hiện thái độ phê phán tính chất giả dối, lố lăng đồi baị của xã hội.
- Nguyên nhân của sự khác nhau về từ ngữ và giọng văn
Việc dùng từ, chọn giọng văn phải phù hợp với chủ đề của truyện và thể hiện đúng tư tưởng, tình cảm của tác giả.

* Kết bài
Đánh giá chung về sự khác nhau giữa cách dùng từ ngữ và giọng văn của Nguyễn Tuân và Vũ Trọng Phụng.

2. Ghi nhớ
- Đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
+ Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nói chung.
+ Một phương diện, một khía cạnh nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm hoặc của các tác phẩm, đoạn trích khác nhau.
- Nội dung của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
+ Giới thiệu tác phẩm/đoạn trích cần nghị luận.
+ Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật hoặc một số khía cạnh đặc sắc theo định hướng của đề.
+ Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
- Dàn ý của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
Đảm bảo bố cục 3 phần:
* Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.
* Thân bài: Mỗi ý kiến nhận xét về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của đoạn trích hay tác phẩm triển khai thành một luận điểm. Trong từng luận điểm sử dụng các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) làm sáng tỏ.
* Kết bài: Đánh giá về ý nghĩa, vị trí, vai trò của tác phẩm trong sự nghiệp tác giả, trong giai đoạn văn học, đối với thời đại; vị trí, ý nghĩa của đoạn trích trong toàn tác phẩm, hoặc của vấn đề nghị luận.
- Các bước tiến hành làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
+ Bước 1
Đọc kĩ tác phẩm, đoạn trích, nắm chắc nội dung, cốt truyện, các nhân vật, các chi tiết tiêu biểu thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm.
+Bước 2
. Nêu nhận xét, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích.
. Triển khai các luận cứ phù hợp.
. Lựa chọn các thao tác lập luận: Ngoài các thao tác thường gặp như giải thích, phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận, … trong bài văn nghị luận về một tá phẩm, đoạn trích văn xuôi rất cần kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự ( tóm tắt nội dung, cốt truyện, nhân vật, chi tiết,…), miêu tả, thuyết minh.
+ Bước 3
Tìm ý và lập dàn ý.
+ Bước 4
Viết bài văn nghị luận dựa theo dàn ý.
+ Bước 5
Đọc lại bài viết và sửa chữa.


3. Luyện tập

Đề bài: Nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc.

Gợi ý:

a. Tìm hiểu đề
Nghệ thuật châm biếm đả kích trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc.

b. Lập dàn ý
* Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Ái Quốc và truyện ngắn “Vi hành”.
- Giới thiệu đối tượng của bài nghị luận: nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện.

*Thân bài
- Phân tính nghệ thuật châm biếm, đả kích qua các khía cạnh chính:
Tình huống hiểu nhầm trong tác phẩm: hiểu nhầm nhân vật “tôi” là ông vua Khải Định.
- Xây dựng chân dung nhân vật Khải Định mang tính hài hước, mỉa mai: từ ngoại hình, hành động đến cử chỉ.
- Ngôn ngữ, giọng văn hài hước châm biếm.

* Kết bài
- Đánh giá thành công của nghệ thuật châm biếm, đả kích trong tác - lật tẩy bộ mặt đớn hèn, bù nhìn, tay sai của Khải Định và bản chất xấu xa của bè lũ thực dân Pháp.
- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.


 
Từ khóa
các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm một đoạn trích văn xuôi nghị luận về một tác phẩm ngữ văn 12 tìm hiểu đề và lập dàn ý
424
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Top