Nhận xét của BGK về các bài thi tuần 7 cuộc thi viết chủ đề nhà
Tuần 7 cuộc thi với chủ đề bổ trợ "Rằm tháng Tám", với mong mỏi các tác giả sẽ viết về Tết Trung thu - Tết Đoàn viên của dân tộc. Năm nay, có lẽ sẽ nhiều gia đình không đi chơi trung thu, xem ca hát múa lân tưng bừng như mọi năm mà cùng quây quần bên nhau, hoặc là chia cắt vì bệnh dịch... Dù tình cảnh nào cũng rất đáng dùng làm đề tài tạo cảm xúc cho các cây viết.
Tuần 7, với 20 tác phẩm dự thi, thơ vẫn chiếm mật độ dày nhất, và luôn có bài viết đúng chủ đề cao nhất. BGK của Văn học trẻ đã có những nhận xét dành cho từng tác phẩm như sau:
1/ Chiếc bánh trung thu của dì Hương - Nguyễn Thanh Dũng
Chuyển biến tâm lí đột ngột quá, mang lại cảm giác non tay. Lời lẽ mà tác giả Thanh Dũng dùng đặc biệt chân thành, mộc mạc, không hề hoa mĩ, rất phù hợp với đề tài mà tác giả chọn lựa. Giọng điệu của người dân quê nghèo nếu không am hiểu sẽ khó lòng tạo ra cảm giác quê như thế.
Dì Hương đã nuôi thằng Tùng từ nhỏ, giọng điệu hống hách như thiếu gia nói với người ở. Mới đầu đọc truyện tôi đã có cảm giác đó.
Đến cả anh Chiến, thay vì nói: Em là dì ghẻ nhưng em…. Lẽ ra nên thay bằng một câu quyết liệt hơn: Em mới là mẹ nó, … thì sẽ hay hơn. Chính vì suy nghĩ của người bố cũng thế nên người con mới không coi trọng mẹ kế ư?
Đoạn nhận mẹ con… chính là đoạn mà đột ngột nhất, diễn biến của truyện tốt nhưng để khớp tâm lí, khớp chuyển biến thì có lẽ cần thời lượng nhiều hơn.
Dùng từ: Lúc này, rau cải rẻ>> Đợt này, rau cải rẻ (thì ổn hơn)
Với thể loại truyện ngắn, tác giả nên tiết chế hơn về tình tiết, chọn điểm viết phù hợp. Giả dụ ở tác phẩm này, ngay phần mở, nếu chú bắt đầu từ việc dì Hương đòi xách đồ ra đi, vừa tạo mâu thuẫn, thu hút người xem xem có chuyện gì mà cô này đòi bỏ nhà ra đi, sau đó lật lại hoàn cảnh để câu chuyện hấp dẫn mà viết cũng không bị đuối.
2/ Những điều mà em chưa kịp nói – Lưu Ly
Giống như Lương Phạm nhận xét, tôi nghĩ đây có thể là bài viết từ chính câu chuyện chân thật của bạn.
“Bài viết của tác giả vừa mang dáng dấp một trang nhật kí, vừa có thể xem như một đoạn trong bức thư gửi chị. Những dòng tự sự tràn ngập nhớ thương, tình cảm day dứt, dồn nén trong lòng của người em bộc bạch rõ nét qua từng câu chữ. Nếu mình đoán không lầm, đây chính là trường hợp mà chính tác giả đang trải qua. Tình cảm sâu đậm, những lời nhắn nhủ, những câu hỏi… không mang sự khiên cưỡng, cứng nhắc mà rất chân thành, xúc động.”
Sạn: “Mới mà đã được bảy năm” >> có lẽ ý bạn là “Mới đó mà đã…” , chấm câu tùy tiện, cần soát lỗi kĩ hơn.
Giận vì trong những năm tháng chị ở xa nhà, em chưa một lần hỏi. Chị ơi, chị có khỏe không, chuyện học hành hay công việc của chị bên đó có vất vả. >> Không có dấu “” ngăn cách để thể hiện câu hỏi, thiếu dấu hỏi.
Lúc đó em đã nghĩ trong đầu mình, là mọi người vô cảm với tôi thì có! Nhưng sau này nghĩ lại thì cũng là do em. Do em chẳng bao giờ chịu chia sẻ, chẳng bao giờ thể hiện tình cảm của mình với mọi người. >>Phần gạch chân đó bạn cũng nên cần có đánh dấu thể hiện nó là câu nói trong đầu của bạn, hoặc bạn cần phải diễn xuôi nó lại.
=>>Bài viết này, phần tình cảm đầy đủ, chân thực, nhưng xét ở góc độ tác phẩm văn học thì bạn còn cần phải học nhiều, trước nhất là cách trình bày, sau đó mới tới từ ngữm thủ pháp nghệ thuật này kia.
3/ Mảnh bánh bèo – Ánh Giang
Cách bạn viết, chọn kỉ niệm và nhân vật đều hay, đúng dịp mùa lũ lên để thấy được quê hương, con người đặc trưng xứ bạn, rồi sự vất vả của mẹ nhưng vẫn tươi vui… Kết cấu, dòng chảy của cảm xúc rất tốt và có vài đoạn viết hay như: "Trên đường băng sân bay cuộc đời mỗi người, có rất nhiều kẻ đang chạy đà và cất cánh. Ta nên chọn nhìn tới, thay vì nhìn lại. Có người hi sinh sẽ có người hạnh phúc. Tôi chọn sống ích kỉ nhưng mang trách nhiệm trên vai. Và mẹ tôi, ngôi nhà ấy sẵn sàng mở vòng tay đón tôi về nhà".
Nhưng lỗi nhiều nhất của bạn cần cải thiện, đó là việc chọn dùng từ:
Giang có điểm chọn từ thiếu phù hợp, đầu tiên, là ở tiêu đề - vô cùng rõ, nếu bạn để là Miếng bánh bèo, Bát/đĩa bánh bèo ổn hơn, tùy theo phạm vi bạn muốn để, “mảnh” ở đây không thích hợp. “Đất mẹ” (trong: Khi nghĩ về đất mẹ) >> quê mẹ, vì “đất mẹ” phạm vi dùng gắn sát với công việc trồng cấy “đất mẹ nuôi ta lớn” hoặc “trở về đất mẹ”, còn để ám chỉ quê hương thì chưa thực sự phù hợp, lần thứ 2 bạn dùng chữ “đất mẹ” (trong: nguyện mang theo chút đất mẹ) – thì phù hợp;
“tôi dằng xé quên đi” -> Tôi dằn lòng quên đi.
inh oải cả xóm -> inh ỏi;
núp mắt vào phên cửa sổ > ghé mắt/ đưa mắt nhìn…
Cô gái ấy, đôi mắt đỏ hoe vì có lẽ nước mưa đã phả quá mạnh, nơi khóe mắt như rơm rớm máu, những lớp tàn nhang nơi khóe môi múm mím, bà mỉm cười thật mãn nguyện. >> Đốm tàn nhang/ múm mím dùng không phù hợp, đang cô gái chuyển sang “bà”.
Ông Năm bảo: "Cuộc đời mẹ chỉ có tôi"! >> Nếu cho ngoặc kép thì câu nói phải nguyên văn và theo góc nhìn ông Năm “Nhưng cuộc đời mẹ mày chỉ có mày” chẳng hạn.
Cảm xúc đủ đầy và chọn điểm viết phù hợp là cái bạn làm tốt mà không phải cây bút nào cũng làm được, chỉ cần cải thiện cách dùng từ ngữ thì bạn sẽ thành một cây viết chắc chắn là chuyện sớm muộn.
4/ Tăm cá - Kỳ Phong
Giống như một ngư dân sành sỏi, lão làng, Kì Phong đem đến cho người đọc những kiến thức nghề vô cùng chuẩn xác và thú vị, để dù cốt truyện có thế nào thì trước tiên người đọc đã có thêm những tri thức về nghề chài lưới đủ đầy.
Truyện ngắn đề cao sự tiếp nối thế hệ, đọc xong bất cứ ai cũng cảm thấy ấm lòng và tin tưởng các giá trị truyền thống sẽ được những người trẻ nắm giữ, phát triển. Có nhiều giá trị trong truyện ngắn này, đây là một bài viết tốt của Kì Phong.
5/ Tết của con – Diệu Mến
Đây là một truyện ngắn tốt, theo tôi, mặc dù cá nhân tôi cảm thấy nhân vật của bạn có tính cách lạnh nhạt quá mức thông thường. Một gia đình không rạn nứt, con cái trưởng thành và xa cách là điều dễ hiểu, nhưng cảm xúc giống như một người khách qua đường trú tạm khiến tôi không được thích lắm.
Bạn hẳn là một tay bút cứng cáp, mô tả những cái nhìn khá tinh tế về sự thay đổi của xung quanh từ góc nhìn nhân vật, những gì nhân vật cảm, thấy, góc độ viết, thời điểm viết và tình huống để hai mẹ con trải lòng. Mọi thứ hoàn hảo, chỉ còn chờ đánh giá của bạn đọc mà thôi.
Tuy nhiên, do bài viết không đăng lên nhóm group sáng tác nên hơi khó đoán cảm xúc mà độc giả dành cho tác phẩm này ra sao. Đây là một yếu tố để chúng tôi so sánh với các tác phẩm “ngang bằng” với tác phẩm của bạn.
6/ Đứa con – Trần Hàn
Thoát khỏi ẩn số về cái kết, Trần Hàn đã có một truyện ngắn tròn vẹn hơn, đem đến cho bạn đọc những xúc động trước tình cảm mẹ con, gia đình. Có một chi tiết mà tôi cho rằng nó là khiên cưỡng mặc dù tài năng mô tả tâm lí của Hàn rất thuyết phục, đó là tâm trạng cả gia đình khi người mẹ có thai. Dù để tỏ ra là người mẹ sẽ công bằng và sẽ yêu thương con nuôi, nhưng không vì thế mà nên chối bỏ niềm vui trào ra của cả gia đình ấy.
Còn lại, Tôi không muốn nói nhiều, vì sẽ chỉ là những dòng tóm tắt lại nội dung tác phẩm.
7/ Giấc mơ cây trái – Đinh Thành Trung
Đây là truyện ngắn mà cần đọc nhiều, ngẫm nhiều mới thấy được giá trị của nó. Giấc mơ cây trái có nhiều tầng nghĩa:
-Giống như chính tác giả nói: Cây trái là lộc của trời cho, con cái cũng vậy, đó là giấc mơ về thế hệ sau “tươi tốt, không dịch bệnh”
-Tầng nghĩa về sống chung hòa hợp với tự nhiên
-Khoảng cách thế hệ, khác biệt suy nghĩ, khác biệt lối sống…
Khi đọc các bài viết thì tôi có nhận thấy sự tương đồng giữa “Tăm cá” và “Giấc mơ cây trái” ở đề tài. Đều là những con người có gắn bó nghề nghiệp, gặp phải sự biến động của thiên nhiên, thời thế, không muốn mất đi cái nghề gắn bó cả đời người, thậm chí còn là sự nối truyền của nhiều thế hệ đến nay. “Tăm cá”, may mắn có đứa con hiểu chuyện, kế nghiệp, còn ông Hai thì không có may mắn đó. Mỗi tác giả chọn hướng đi khác nhau, nhưng đều đem đến cho người đọc những suy tư, đặc biệt là ông Hai, cái cay đắng ông gặp không phải là điều dễ hiểu, bởi Thành Trung chỉ viết mà không hề bình luận điều gì.
Tuy nhiên, ở góc độ độc giả trẻ, khó có người kiên nhẫn để đọc nhiều, cảm sâu, sự tiếp cận của tác phẩm còn hạn chế ở đối tượng.
8/ Trung thu đang về - Nguyễn Hải Liên
“Tản văn về trung thu giàu cảm xúc. Trẻ em nào cũng thích đến tết trung thu vì tết trung thu được xem là tết của thiếu nhi. Những đoạn tác giả viết về không khí nhộn nhịp của trung thu rất hay. Tôi rất thích tác giả viết đoạn này "Làm sao mà tôi quên được mùi hương dịu nhẹ tỏa ra từ cơ thể mẹ tôi trong những cái ôm hôn vội vã. Chỉ thế thôi mà trông, mà chờ niềm hạnh phúc nhỏ nhoi sướng đến mê mẩn người." Tuy nhiên tản văn này thiếu một điểm nhấn giúp hay hơn như nhận xét của Nguyễn Thắng, tác phẩm nên có một điều gì đó đặc biệt thì sẽ lắng đọng trong lòng độc giả . Chúc em đạt nhiều thành công trong nghề viết.”
Xin trích nguyên văn của độc giả Thanh Dũng, chú đã nhận xét rất chính xác về tác phẩm của bạn nên tôi sẽ không bình thêm điều gì.
9/ Sa – ri – ka – keo – Bạch Phong Lữ
Tên đề lạ, thu hút xem đó là gì, tôi đã bắt đầu bài viết với tâm thức ấy. Nhưng đến cuối cùng bài viết, ngoài biết đó là một bài hát Khmer có lẽ cho trẻ con, thì tôi chẳng biết nó có ý nghĩa gì, lời song ngữ ra sao. Thật đáng tiếc.
Bạch Phong Lữ viết khá thu hút ở phần viết về trung thu, kỉ niệm, tạo sự thoải mái và nhộn nhịp, nhưng bạn vẫn chưa phân tách được truyện ngắn và tản văn. Phần đầu – trung thu trẻ con, đó là truyện, có nhân vật, có đối thoại, hành vi… Đoạn sau đó, trải lòng, thuộc tản văn – tản mạn theo sự việc / hiện tượng nào đó để nêu cảm nghĩ bản thân, nhưng kèm giải thích nhiều.
Muốn viết tốt trong sáng tác, bạn nên tách bạch bạn muốn viết điều gì? Tôi từng khuyên bạn nên viết tản văn trước, vì bạn có rất nhiều suy tư muốn thể hiện cho mọi người nhưng lại muốn dùng truyện ngắn để bộc bạch. Với truyện ngắn, bạn có thể dùng nhân vật để thay lời bạn muốn, nhưng cần tiết chế chặt chẽ, tham lam sẽ phá hỏng tất cả.
Có lẽ bạn đã đọc nhận xét của chú Thanh Dũng dành cho bạn: “Tác giả có một câu chuyện hay. Từ câu chuyện trung thu ngày nào, tác giả đi sâu hơn, phân tích về quan niệm sống. Đôi lúc ta cứ mãi chạy theo vật chất mà quên đi giá trị tinh thần trong cuộc sống của mình . Tác giả có những đoạn viết rất hay như "Bao nhiêu năm gồng gánh làm giàu vật chất, phục vụ cho nhu cầu ăn uống ngủ nghỉ để giờ cái còn lại trong tôi là một nội tâm úa tàn." Tôi rất tâm đắc đoạn văn này "Tôi có thể kiếm từng đồng tiền để gây dựng một ngôi nhà khang trang nhưng thứ tôi không kiếm lại được đó lại chính là thời gian để nuôi dưỡng tình yêu thương cho chính bản thân mình". Một câu chuyện hay về nhân sinh quan đáng cho chúng ta suy ngẫm.” – Bạn đã có những thành công nhất định về truyền tải cảm xúc, quan điểm cá nhân, nhưng với thể loại tản văn – độc giả dành từ “câu chuyện” cho tác phẩm, thì hẳn nó có chuyện. Nên phân tách chúng rõ ràng ở mặt thể loại.
10/ Tôi để lại một khoảng trống – Cham Cham
Góc quyển nhật kí, thực ra chèn một đoạn nhỏ nhật kí làm tăng độ chân thật lên rất nhiều cho bài viết, nhưng bạn tận dụng không tốt. Thường nhật kí sẽ xưng mình hơn là tôi, vì nhật kí, chỉ để cho cá nhân đọc lại, không phải là thứ công khai. Ngôi xưng tôi – không phải là nhật kí, thành ra mở đầu hơi ngụy tạo.
“Đã lâu mình không được đi bộ, mình thèm cảm giác đi dưới cái se lạnh gió thu. Tự dưng mình nhớ Sài GÒn, nhớ ngày xưa cũ quá…” Và nhật kí, bạn có thể đổi dòng diễn biến tâm trạng, thay đổi điểm viết mà không cần có logic, vì cảm xúc sẽ là thứ liên kết mạch tác phẩm.
Nhan đề bài, mình có thể hiểu là để lại khoảng trống rỗng ở lại để lấp đầy những hình ảnh, kí ức về nhà trong đó. Nghĩ về nhà, lòng bớt trống trải, có lẽ đó là ý muốn của bạn, nhưng do cách thể hiện, vẫn chưa thực sự làm nổi bật lên điều đó.
Những kí ức khá vui vẻ và ấm áp, bạn đã viết ra và cho bạn đọc cảm nhận được : “ Ấn tượng sâu sắc nhất chính là ngày Tết được sum họp gia đình để cùng ăn uống, cùng vui chơi của mình. Những chi tiết em kể về ngày tết rất hay .Em viết văn xuôi khá mạch lạc. Có một đoạn văn rất hay " Mỗi một năm trôi qua, thì lại dư thêm một chiếc ghế trên bàn ăn, chiếc chiếu lại dư thêm một chỗ và đến một lúc nào đó tôi nhận ra mình đã không phải chạy nhanh thật nhanh để dành một chỗ ngồi nữa, cũng đã có thể thoải mái duỗi chân trên chiếc chiếu cũ mèm đó và tôi biết rằng mọi người đã trưởng thành, đã có gia đình,đã phải lo lắng cho con cái và cũng là lúc tôi cảm thấy trái tim mình bắt đầu có một khoảng trống làm tôi đau nhói". Đoạn văn nói lên sự hụt hẫng khi thiếu bao người thân yêu. Hình ảnh tấm chiếu trước kia và bây giờ khác nhau nói lên nỗi buồn và niềm hạnh phúc của chúng ta khi xa cách hay sum họp người thân của mình trong mái ấm gia đình. Nếu bài này đăng vào dịp tết thì rất tuyệt vời. Em có một những sai sót như một số câu văn thiếu dấu phẩy. Em cần thay thế từ "thật thụ" bằng "thực thụ" thì chính xác hơn. Chúc em có sáng tác mới hay hơn.” (Thanh Dũng)
Chúc bạn sẽ có những bài viết hay cùng Văn học trẻ. Rất trân trọng những kỉ niệm của bạn, công sức của bạn và tác phẩm này.
11/ Chuyện về những chiếc đèn – Linh Ann
“Đây là truyện ngắn mà tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa rất hay. Từ câu chuyện về những chiếc đèn trung thu, tác giả nêu bật về sự phân hóa trong xã hội. Với trẻ em nghèo thì chiếc lồng đèn dù rách, dù hư vẫn giá trị vì nó giúp cho các em có được đêm trung thu ý nghĩa. Từ sự sang hèn của chiếc lồng đèn, ta nghiệm ra với con người cũng vậy. Mỗi người đều có ưu điểm và có giá trị riêng. Không ai là người vô dụng, quan trọng ở mỗi người cần biết ưu điểm của mình để phát huy mà thôi. Một truyện ngắn hay là truyện hoàn chỉnh về hình thức và truyện ấy truyền tải được thông điệp ý nghĩa”. (Thanh Dũng),
Mình đồng tình với nhận xét của chú Thanh Dũng hơn là Kì Phong vì cho rằng đèn ông sao đại diện cho lớp người cũ. Thực ra, ở đây, Linh Ann chỉ đơn giản là tạo ra đèn ông sao với vết rách, nếu đổi lại là đèn Cánh Bướm thì tình trạng cũng y chang, không thay đổi gì nhiều. Tác giả muốn nhấn mạnh tới sự trân trọng với mỗi đồ vật, mỗi giá trị lao động mà người khác làm ra. Đồ vật cũng có sinh mệnh vậy. Linh Ann cũng viết về sự hay đổi thay của trẻ con: có mới nới cũ, hiếm có đứa trẻ nào biết sửa đồ chơi để dùng lại như cậu bé nghèo kia. Điều đó đơn giản muốn nói cậu bé nghèo về vật chất nhưng giàu có về tâm hồn, hay còn muốn ám thị rộng hơn tới cách giáo dục, nhìn nhận mọi thứ của những đứa trẻ? Phải chăng những đứa trẻ con bây giờ cuộc sống quá đủ đầy để biết trân trọng công sức lao động của người khác?
Đây là một tác phẩm hay của Linh Ann, có vẻ bạn đã bắt đầu nhận ra con đường mình cần đi rồi.
12. Bài thơ "Mẹ và quê hương” - Hải Đăng là một tác phẩm được viết bằng thể thơ tự do thể hiện tình yêu thương thiết tha của người con dành cho người mẹ quá cố của mình. Điểm nổi bật của bài thơ là tình cảm chân thành và nhiều hình ảnh thơ rất đẹp. Ví dụ như "tháng tám rả rích hạt duyên”, "lời tạ từ trôi theo giọt dài ảo mê”. Tuy nhiên tôi có một số góp ý nho nhỏ dành cho bạn:
“Cầu Nại Hà nối hai bờ kỷ niệm” nếu viết thành Cầu Nại Hà nối hai bờ nhớ quên thì chính xác hơn, cầu không dành cho người sống, lấy đâu ra kỉ niệm để nối. Có lẽ ý bạn là kỉ niệm giữa người sống và người mẹ thế giới bên kia, nhưng cầu này không nối âm dương nên khó để nói như vậy.
Thứ hai : vần nhịp bài thơ của bạn không tuân theo quy luật của thơ điều này gây khó khăn cho độc giả khi tiếp cận bài thơ dù hình ảnh thơ đẹp, từ ngữ giàu sức ẩn dụ.
Trên đây là những góp ý nho nhỏ dành cho bạn. Chờ đón sẽ được đón đọc những tác phẩm dự thi của bạn trong các tuần thi tiếp theo. Cảm ơn sự ủng hộ của bạn dành cho Văn học trẻ.
13/ Nhà là gì -Cham Cham
Tác giả đăng trong mục thơ nhưng sáng tác không đạt được cảm xúc cũng như vần điệu mà bài thơ cần có.
14/ Bài thơ “Nhà” - Kiều Trinh
Đây là một sáng tác độc đáo và vui nhộn. Từ sáng tác của bạn rất nhiều khái niệm “nhà” đã được giải thích một cách thông minh, dí dỏm. Tôi đánh giá cao sự sáng tạo của bạn. Tuy nhiên nếu được tôi xin góp ý cho bạn một số điểm như sau :
Thứ nhất : bài thơ của bạn có đôi chỗ bị lỗi vần lệch chuẩn với thể thơ lục bát. Ví dụ như:
Nhà mang hai tiếng triều đại
Non xanh nước biếc sử dài trường ca
Chữ đại ( vần trắc) và chữ dài (vần bằng ) không cùng vần với nhau nên hai câu trên không phù hợp với thể thơ lục bát
Thứ hai : trong bài bạn sử dụng nhiều từ không phù hợp với ý nghĩa “nhà” ví dụ như từ ngụ cư. Theo từ điển tiếng Việt thì từ ngụ cư có nghĩa là “sinh sống ở một nơi không phải quê hương bản quán của mình”. Nếu theo nghĩa từ điển thì câu “ nhà là kiến trúc ta về ngụ cư” của bạn không đúng.
Mặc dù có một số lỗi nho nhỏ đó thôi nhưng bài thơ của bạn rất đáng đọc và trân trọng. Cảm ơn bạn
15/ Chùm thơ thu 3 bài của tác giả Hoa Phù Sa
•Bài thơ thứ nhất : Phải bao tiền
Đây là một bài thơ nói về hoài niệm trung thu của Hoa Phù Sa. Bạn đã nói lên được một thực tế rất đúng của cuộc sống: khi khôn lớn đủ đầy có thể mua những thứ mà tuổi thơ ao ước thì lại không thể trở về quá khứ được nữa. Từ hiện tại bạn thả dòng suy nghĩ của mình về với ngày xưa. Tuổi thơ khốn khó nhưng hạnh phúc và không thiếu nụ cười. Tuy nhiên tôi có một góp ý nhỏ dành cho bạn:
Thứ nhất: bạn vẫn không làm nổi bật ngôn ngữ thơ lên được. Có đôi chỗ ngôn ngữ thơ như ngôn ngữ nói hàng ngày và điều này làm bài thơ thiếu mểm mượt . Ví dụ như đoạn này:
Ở thời này thì ai cũng vậy thôi
Họa hiếm lắm mới có người đèn rước
Đâu như giờ thời tiến tân nâng bước
Cứ có tiền là thỏa ước hái sao
Dễ dàng nhận thấy hiện tượng lặp từ lặp ý và lộn xộn trong cấu trúc thơ vẫn chưa được bạn khắc phục "ở thời này” rồi lại “ đâu như giờ” và có những triết lý của bạn là không được hay lắm ví dụ như “ cứ có tiền là thỏa sức hái sao”. Thời nào cũng vậy trẻ em đều háo hức với trung thu bất kể có tiền hay không. Có tiền thì chơi trung thu theo kiểu có tiền. Không có tiền sẽ chơi trung thu theo kiểu không có tiền
Thứ hai : bạn bị ép vần và sử dụng những từ không có nghĩa. Ví dụ như người ta chỉ nói “rước đèn” chứ không nói đèn rước.
Thứ ba : bạn cần khắc phục lỗi lặp từ. Trong cả 6 khổ thơ của bài bạn lặp lại quá nhiều lần từ “ như xưa”. Đây là điều mà một người viết thơ cần hết sức hạn chế.
Nói tóm lại “ phải bao tiền” dù còn một số điểm hạn chế nhưng vẫn là một bài thơ xúc động. Cảm ơn bạn.
● Bài thơ thứ hai: Rằm tháng tám
Là một bài thơ ngũ ngôn vần chéo có tính nhạc và ngôn ngữ thơ cũng rất ổn. Bài thơ có nhiều hình ảnh đời thường vui nhộn nhưng bằng sự khéo léo của mình bạn đã sắp đặt thành một bài thơ thiếu nhi hay. Cảm ơn bạn.
•Bài thơ thứ ba: Trung thu
Trái ngược hoàn toàn với bài thơ trên bài thơ này là một bài thơ buồn nhưng tôi phải khen Hoa Phù Sa rằng bạn có những so sánh rất thú vị “trời đen như lọ mực”. Có vẻ như bạn có thế mạnh về thơ ngũ ngôn . Cố gắng phát huy bạn nhé.
Tuy nhiên tôi vẫn có một góp ý cho bạn :
Một trung thu túng thiếu
Như hoàn cảnh nước nhà
Hai câu thơ này không hay lắm. Dù đất nước đang khó khăn nhưng ai cũng cố gắng để trẻ em có một cái tết trung thu đủ đầy nên việc bạn viết “ một trung thu túng thiếu” ý thơ không đẹp.
16/ Bài thơ “ Một ánh trăng rằm” - Hoài Sa là một bài thơ lục bát buồn và hay. Tôi thích hai câu kết của bài này :
Ngậm ngùi xa cách bao năm
Vẫn mơ một ánh trăng rằm bên nhau.
Hai câu thơ này thể hiện niềm mong ước đoàn viên của tác giả. Với thể thơ lục bát và nhiều hình ảnh thơ buồn và đẹp sáng tác của Hoài Sa đã làm tâm hồn người đọc trầm lắng lại theo nhịp điệu của bài thơ. Và 2 câu thơ này nữa cũng là 2 câu thơ hay giàu hình ảnh, đáng đọc:
Đầm đìa lá khóc tơ vương
Vẩn vơ thân nhện lại thương đời tằm
Tuy nhiên tôi vẫn có một góp ý nhỏ cho bạn:
Thứ nhất: đôi khi bài thơ bị lạc vần. Ví dụ như hai câu này :
Mưa ngâu ướt cả hiên thềm
Nặng lòng ai cánh hoa rơi bên đường
Chữ thềm của câu lục không vần với chữ rơi của câu bát. Mong bạn khắc phục ở các bài tiếp theo
Thứ hai là ở một số câu thơ bạn sử dụng hình ảnh thơ không chính xác. Ví dụ như:
Gió về nhuộm lạnh đêm thu
Người đi trăng quạnh đợi chờ đêm đêm
Trên thực tế trăng chỉ xuất hiện ở một số ngày trong tháng nên hình ảnh “ trăng quạnh đợi chờ đêm đêm” là không chính xác.
Mong chờ các tác phẩm tiếp theo từ bạn.
17/ Bài thơ “Nhà mình” - Huỳnh Bảo Trân là một sáng tác xúc động về gia đình. Ở bài thơ của bạn đã đưa ra những triết lý cuộc sống rất đúng và đáng suy ngẫm về “nhà mình” . Nếu được góp ý thì tôi xin góp ý cho bạn như sau :
Thứ nhất thế mạnh của bài thơ là cảm xúc nhưng đây cũng là điểm yếu của bạn vì bài thơ không có nhiều hình ảnh và vì vậy nó không thật sự nổi bật
Thứ hai : bài thơ bị hiện tượng lặp ý giữa khổ 4 và khổ 6 điều này cần hạn chế trong sáng tác để tránh sự nhàm chán và dài dòng.
Trên đây là một số góp ý dành cho Bảo Trân mong bạn sáng tác ngày càng hay hơn.
18/ Bài thơ “ Quê Hương” - Vũ Thúy là một sáng tác hay. Tôi xin phép trích dẫn hai bình luận của bạn Nguyễn Hải Liên và Nguyễn Thanh Dũng để làm nhận xét cho bài thơ của bạn:
Tôi rất thích bài thơ của chị. Tôi thấy cái tình quê ngọt ngào mà chị ấp ủ vào thơ, thơ của Vũ Thúy ngày càng đằm thắm, chân thành hơn. Dù có vài lỗi nhỏ xảy ra.
•Theo tôi về nội dung thì bài thơ này có ý tưởng tốt. Bài thơ nói về quê hương, về sự vất vả của cha mẹ. Tuy nhiên có một từ không rõ nghĩa "Cánh cò cõng nắng hong gầy ven sông" . Khi tra từ điển thì từ "hong" có nghĩa là làm cho khô thí dụ như hong tóc, hong tay trên bếp...Như vậy câu thơ trên em viết dùng từ "hong"chưa phù hợp. Có câu thơ sau thì dùng từ "hong" chấp nhận được "Để con hong tóc nặng rồi tình mang". Chúc em sức khỏe có nhiều sáng tác mới hay hơn. (Thanh Dũng)
19/ Bài thơ “Thu xuống phố” - Vũ Thúy là một sáng thuộc thể thơ ngũ ngôn, tương đối ổn ở vần luật. Ở bài thơ này tác giả sử dụng nhiều hình ảnh thơ rất đẹp ví dụ như:
Em như là lá nhỏ
Bay theo anh chiều thu
Đón anh trong mắt bão
Xóa tan đi mây mù
Hai câu thơ kết cũng rất hay:
Mùa chạm mùa hối hả
Em phải lòng hồn thu
Từ “ chạm “ mà bạn sử dụng rất hay và rất đắt. Qua thời gian cây bút Vũ Thúy viết ngày càng hay, êm và mượt hơn. Chúc mừng bạn.
20. Trung Thu nơi đất khách – Hảo Hảo
Bài thơ lục bát nói về nỗi buồn của tác giả khi phải đón trung thu nơi đất khách và hoài niệm về những trung thu khi còn ở quê nhà. Đây là một bài thơ có cảm xúc, những hình ảnh ăn bánh uống trà dưới ánh trăng rằm luôn lãng mạn, đầm ấm biết bao, đó giống như là hình ảnh mặc định mà mỗi chúng ta nhắc tới đêm rằm đều nghĩ tới. Từ hình ảnh, thói quen đó để gợi ra nỗi nhớ nhà, vẫn trăng đó, bánh ngon trà thơm nhưng không có cả gia đình quây quần cười nói.
Đôi chỗ trong bài thơ vẫn chưa được gieo vần chuẩn xác lắm.
Tuần 8 đã là tuần thi cuối với chủ đề bổ trợ "Nhà là chốn về", mong tất cả tác giả và bạn đọc hưởng ứng.
admin
Thy Việt
Tuần 7 cuộc thi với chủ đề bổ trợ "Rằm tháng Tám", với mong mỏi các tác giả sẽ viết về Tết Trung thu - Tết Đoàn viên của dân tộc. Năm nay, có lẽ sẽ nhiều gia đình không đi chơi trung thu, xem ca hát múa lân tưng bừng như mọi năm mà cùng quây quần bên nhau, hoặc là chia cắt vì bệnh dịch... Dù tình cảnh nào cũng rất đáng dùng làm đề tài tạo cảm xúc cho các cây viết.
Tuần 7, với 20 tác phẩm dự thi, thơ vẫn chiếm mật độ dày nhất, và luôn có bài viết đúng chủ đề cao nhất. BGK của Văn học trẻ đã có những nhận xét dành cho từng tác phẩm như sau:
1/ Chiếc bánh trung thu của dì Hương - Nguyễn Thanh Dũng
Chuyển biến tâm lí đột ngột quá, mang lại cảm giác non tay. Lời lẽ mà tác giả Thanh Dũng dùng đặc biệt chân thành, mộc mạc, không hề hoa mĩ, rất phù hợp với đề tài mà tác giả chọn lựa. Giọng điệu của người dân quê nghèo nếu không am hiểu sẽ khó lòng tạo ra cảm giác quê như thế.
Dì Hương đã nuôi thằng Tùng từ nhỏ, giọng điệu hống hách như thiếu gia nói với người ở. Mới đầu đọc truyện tôi đã có cảm giác đó.
Đến cả anh Chiến, thay vì nói: Em là dì ghẻ nhưng em…. Lẽ ra nên thay bằng một câu quyết liệt hơn: Em mới là mẹ nó, … thì sẽ hay hơn. Chính vì suy nghĩ của người bố cũng thế nên người con mới không coi trọng mẹ kế ư?
Đoạn nhận mẹ con… chính là đoạn mà đột ngột nhất, diễn biến của truyện tốt nhưng để khớp tâm lí, khớp chuyển biến thì có lẽ cần thời lượng nhiều hơn.
Dùng từ: Lúc này, rau cải rẻ>> Đợt này, rau cải rẻ (thì ổn hơn)
Với thể loại truyện ngắn, tác giả nên tiết chế hơn về tình tiết, chọn điểm viết phù hợp. Giả dụ ở tác phẩm này, ngay phần mở, nếu chú bắt đầu từ việc dì Hương đòi xách đồ ra đi, vừa tạo mâu thuẫn, thu hút người xem xem có chuyện gì mà cô này đòi bỏ nhà ra đi, sau đó lật lại hoàn cảnh để câu chuyện hấp dẫn mà viết cũng không bị đuối.
2/ Những điều mà em chưa kịp nói – Lưu Ly
Giống như Lương Phạm nhận xét, tôi nghĩ đây có thể là bài viết từ chính câu chuyện chân thật của bạn.
“Bài viết của tác giả vừa mang dáng dấp một trang nhật kí, vừa có thể xem như một đoạn trong bức thư gửi chị. Những dòng tự sự tràn ngập nhớ thương, tình cảm day dứt, dồn nén trong lòng của người em bộc bạch rõ nét qua từng câu chữ. Nếu mình đoán không lầm, đây chính là trường hợp mà chính tác giả đang trải qua. Tình cảm sâu đậm, những lời nhắn nhủ, những câu hỏi… không mang sự khiên cưỡng, cứng nhắc mà rất chân thành, xúc động.”
Sạn: “Mới mà đã được bảy năm” >> có lẽ ý bạn là “Mới đó mà đã…” , chấm câu tùy tiện, cần soát lỗi kĩ hơn.
Giận vì trong những năm tháng chị ở xa nhà, em chưa một lần hỏi. Chị ơi, chị có khỏe không, chuyện học hành hay công việc của chị bên đó có vất vả. >> Không có dấu “” ngăn cách để thể hiện câu hỏi, thiếu dấu hỏi.
Lúc đó em đã nghĩ trong đầu mình, là mọi người vô cảm với tôi thì có! Nhưng sau này nghĩ lại thì cũng là do em. Do em chẳng bao giờ chịu chia sẻ, chẳng bao giờ thể hiện tình cảm của mình với mọi người. >>Phần gạch chân đó bạn cũng nên cần có đánh dấu thể hiện nó là câu nói trong đầu của bạn, hoặc bạn cần phải diễn xuôi nó lại.
=>>Bài viết này, phần tình cảm đầy đủ, chân thực, nhưng xét ở góc độ tác phẩm văn học thì bạn còn cần phải học nhiều, trước nhất là cách trình bày, sau đó mới tới từ ngữm thủ pháp nghệ thuật này kia.
3/ Mảnh bánh bèo – Ánh Giang
Cách bạn viết, chọn kỉ niệm và nhân vật đều hay, đúng dịp mùa lũ lên để thấy được quê hương, con người đặc trưng xứ bạn, rồi sự vất vả của mẹ nhưng vẫn tươi vui… Kết cấu, dòng chảy của cảm xúc rất tốt và có vài đoạn viết hay như: "Trên đường băng sân bay cuộc đời mỗi người, có rất nhiều kẻ đang chạy đà và cất cánh. Ta nên chọn nhìn tới, thay vì nhìn lại. Có người hi sinh sẽ có người hạnh phúc. Tôi chọn sống ích kỉ nhưng mang trách nhiệm trên vai. Và mẹ tôi, ngôi nhà ấy sẵn sàng mở vòng tay đón tôi về nhà".
Nhưng lỗi nhiều nhất của bạn cần cải thiện, đó là việc chọn dùng từ:
Giang có điểm chọn từ thiếu phù hợp, đầu tiên, là ở tiêu đề - vô cùng rõ, nếu bạn để là Miếng bánh bèo, Bát/đĩa bánh bèo ổn hơn, tùy theo phạm vi bạn muốn để, “mảnh” ở đây không thích hợp. “Đất mẹ” (trong: Khi nghĩ về đất mẹ) >> quê mẹ, vì “đất mẹ” phạm vi dùng gắn sát với công việc trồng cấy “đất mẹ nuôi ta lớn” hoặc “trở về đất mẹ”, còn để ám chỉ quê hương thì chưa thực sự phù hợp, lần thứ 2 bạn dùng chữ “đất mẹ” (trong: nguyện mang theo chút đất mẹ) – thì phù hợp;
“tôi dằng xé quên đi” -> Tôi dằn lòng quên đi.
inh oải cả xóm -> inh ỏi;
núp mắt vào phên cửa sổ > ghé mắt/ đưa mắt nhìn…
Cô gái ấy, đôi mắt đỏ hoe vì có lẽ nước mưa đã phả quá mạnh, nơi khóe mắt như rơm rớm máu, những lớp tàn nhang nơi khóe môi múm mím, bà mỉm cười thật mãn nguyện. >> Đốm tàn nhang/ múm mím dùng không phù hợp, đang cô gái chuyển sang “bà”.
Ông Năm bảo: "Cuộc đời mẹ chỉ có tôi"! >> Nếu cho ngoặc kép thì câu nói phải nguyên văn và theo góc nhìn ông Năm “Nhưng cuộc đời mẹ mày chỉ có mày” chẳng hạn.
Cảm xúc đủ đầy và chọn điểm viết phù hợp là cái bạn làm tốt mà không phải cây bút nào cũng làm được, chỉ cần cải thiện cách dùng từ ngữ thì bạn sẽ thành một cây viết chắc chắn là chuyện sớm muộn.
4/ Tăm cá - Kỳ Phong
Giống như một ngư dân sành sỏi, lão làng, Kì Phong đem đến cho người đọc những kiến thức nghề vô cùng chuẩn xác và thú vị, để dù cốt truyện có thế nào thì trước tiên người đọc đã có thêm những tri thức về nghề chài lưới đủ đầy.
Truyện ngắn đề cao sự tiếp nối thế hệ, đọc xong bất cứ ai cũng cảm thấy ấm lòng và tin tưởng các giá trị truyền thống sẽ được những người trẻ nắm giữ, phát triển. Có nhiều giá trị trong truyện ngắn này, đây là một bài viết tốt của Kì Phong.
5/ Tết của con – Diệu Mến
Đây là một truyện ngắn tốt, theo tôi, mặc dù cá nhân tôi cảm thấy nhân vật của bạn có tính cách lạnh nhạt quá mức thông thường. Một gia đình không rạn nứt, con cái trưởng thành và xa cách là điều dễ hiểu, nhưng cảm xúc giống như một người khách qua đường trú tạm khiến tôi không được thích lắm.
Bạn hẳn là một tay bút cứng cáp, mô tả những cái nhìn khá tinh tế về sự thay đổi của xung quanh từ góc nhìn nhân vật, những gì nhân vật cảm, thấy, góc độ viết, thời điểm viết và tình huống để hai mẹ con trải lòng. Mọi thứ hoàn hảo, chỉ còn chờ đánh giá của bạn đọc mà thôi.
Tuy nhiên, do bài viết không đăng lên nhóm group sáng tác nên hơi khó đoán cảm xúc mà độc giả dành cho tác phẩm này ra sao. Đây là một yếu tố để chúng tôi so sánh với các tác phẩm “ngang bằng” với tác phẩm của bạn.
6/ Đứa con – Trần Hàn
Thoát khỏi ẩn số về cái kết, Trần Hàn đã có một truyện ngắn tròn vẹn hơn, đem đến cho bạn đọc những xúc động trước tình cảm mẹ con, gia đình. Có một chi tiết mà tôi cho rằng nó là khiên cưỡng mặc dù tài năng mô tả tâm lí của Hàn rất thuyết phục, đó là tâm trạng cả gia đình khi người mẹ có thai. Dù để tỏ ra là người mẹ sẽ công bằng và sẽ yêu thương con nuôi, nhưng không vì thế mà nên chối bỏ niềm vui trào ra của cả gia đình ấy.
Còn lại, Tôi không muốn nói nhiều, vì sẽ chỉ là những dòng tóm tắt lại nội dung tác phẩm.
7/ Giấc mơ cây trái – Đinh Thành Trung
Đây là truyện ngắn mà cần đọc nhiều, ngẫm nhiều mới thấy được giá trị của nó. Giấc mơ cây trái có nhiều tầng nghĩa:
-Giống như chính tác giả nói: Cây trái là lộc của trời cho, con cái cũng vậy, đó là giấc mơ về thế hệ sau “tươi tốt, không dịch bệnh”
-Tầng nghĩa về sống chung hòa hợp với tự nhiên
-Khoảng cách thế hệ, khác biệt suy nghĩ, khác biệt lối sống…
Khi đọc các bài viết thì tôi có nhận thấy sự tương đồng giữa “Tăm cá” và “Giấc mơ cây trái” ở đề tài. Đều là những con người có gắn bó nghề nghiệp, gặp phải sự biến động của thiên nhiên, thời thế, không muốn mất đi cái nghề gắn bó cả đời người, thậm chí còn là sự nối truyền của nhiều thế hệ đến nay. “Tăm cá”, may mắn có đứa con hiểu chuyện, kế nghiệp, còn ông Hai thì không có may mắn đó. Mỗi tác giả chọn hướng đi khác nhau, nhưng đều đem đến cho người đọc những suy tư, đặc biệt là ông Hai, cái cay đắng ông gặp không phải là điều dễ hiểu, bởi Thành Trung chỉ viết mà không hề bình luận điều gì.
Tuy nhiên, ở góc độ độc giả trẻ, khó có người kiên nhẫn để đọc nhiều, cảm sâu, sự tiếp cận của tác phẩm còn hạn chế ở đối tượng.
8/ Trung thu đang về - Nguyễn Hải Liên
“Tản văn về trung thu giàu cảm xúc. Trẻ em nào cũng thích đến tết trung thu vì tết trung thu được xem là tết của thiếu nhi. Những đoạn tác giả viết về không khí nhộn nhịp của trung thu rất hay. Tôi rất thích tác giả viết đoạn này "Làm sao mà tôi quên được mùi hương dịu nhẹ tỏa ra từ cơ thể mẹ tôi trong những cái ôm hôn vội vã. Chỉ thế thôi mà trông, mà chờ niềm hạnh phúc nhỏ nhoi sướng đến mê mẩn người." Tuy nhiên tản văn này thiếu một điểm nhấn giúp hay hơn như nhận xét của Nguyễn Thắng, tác phẩm nên có một điều gì đó đặc biệt thì sẽ lắng đọng trong lòng độc giả . Chúc em đạt nhiều thành công trong nghề viết.”
Xin trích nguyên văn của độc giả Thanh Dũng, chú đã nhận xét rất chính xác về tác phẩm của bạn nên tôi sẽ không bình thêm điều gì.
9/ Sa – ri – ka – keo – Bạch Phong Lữ
Tên đề lạ, thu hút xem đó là gì, tôi đã bắt đầu bài viết với tâm thức ấy. Nhưng đến cuối cùng bài viết, ngoài biết đó là một bài hát Khmer có lẽ cho trẻ con, thì tôi chẳng biết nó có ý nghĩa gì, lời song ngữ ra sao. Thật đáng tiếc.
Bạch Phong Lữ viết khá thu hút ở phần viết về trung thu, kỉ niệm, tạo sự thoải mái và nhộn nhịp, nhưng bạn vẫn chưa phân tách được truyện ngắn và tản văn. Phần đầu – trung thu trẻ con, đó là truyện, có nhân vật, có đối thoại, hành vi… Đoạn sau đó, trải lòng, thuộc tản văn – tản mạn theo sự việc / hiện tượng nào đó để nêu cảm nghĩ bản thân, nhưng kèm giải thích nhiều.
Muốn viết tốt trong sáng tác, bạn nên tách bạch bạn muốn viết điều gì? Tôi từng khuyên bạn nên viết tản văn trước, vì bạn có rất nhiều suy tư muốn thể hiện cho mọi người nhưng lại muốn dùng truyện ngắn để bộc bạch. Với truyện ngắn, bạn có thể dùng nhân vật để thay lời bạn muốn, nhưng cần tiết chế chặt chẽ, tham lam sẽ phá hỏng tất cả.
Có lẽ bạn đã đọc nhận xét của chú Thanh Dũng dành cho bạn: “Tác giả có một câu chuyện hay. Từ câu chuyện trung thu ngày nào, tác giả đi sâu hơn, phân tích về quan niệm sống. Đôi lúc ta cứ mãi chạy theo vật chất mà quên đi giá trị tinh thần trong cuộc sống của mình . Tác giả có những đoạn viết rất hay như "Bao nhiêu năm gồng gánh làm giàu vật chất, phục vụ cho nhu cầu ăn uống ngủ nghỉ để giờ cái còn lại trong tôi là một nội tâm úa tàn." Tôi rất tâm đắc đoạn văn này "Tôi có thể kiếm từng đồng tiền để gây dựng một ngôi nhà khang trang nhưng thứ tôi không kiếm lại được đó lại chính là thời gian để nuôi dưỡng tình yêu thương cho chính bản thân mình". Một câu chuyện hay về nhân sinh quan đáng cho chúng ta suy ngẫm.” – Bạn đã có những thành công nhất định về truyền tải cảm xúc, quan điểm cá nhân, nhưng với thể loại tản văn – độc giả dành từ “câu chuyện” cho tác phẩm, thì hẳn nó có chuyện. Nên phân tách chúng rõ ràng ở mặt thể loại.
10/ Tôi để lại một khoảng trống – Cham Cham
Góc quyển nhật kí, thực ra chèn một đoạn nhỏ nhật kí làm tăng độ chân thật lên rất nhiều cho bài viết, nhưng bạn tận dụng không tốt. Thường nhật kí sẽ xưng mình hơn là tôi, vì nhật kí, chỉ để cho cá nhân đọc lại, không phải là thứ công khai. Ngôi xưng tôi – không phải là nhật kí, thành ra mở đầu hơi ngụy tạo.
“Đã lâu mình không được đi bộ, mình thèm cảm giác đi dưới cái se lạnh gió thu. Tự dưng mình nhớ Sài GÒn, nhớ ngày xưa cũ quá…” Và nhật kí, bạn có thể đổi dòng diễn biến tâm trạng, thay đổi điểm viết mà không cần có logic, vì cảm xúc sẽ là thứ liên kết mạch tác phẩm.
Nhan đề bài, mình có thể hiểu là để lại khoảng trống rỗng ở lại để lấp đầy những hình ảnh, kí ức về nhà trong đó. Nghĩ về nhà, lòng bớt trống trải, có lẽ đó là ý muốn của bạn, nhưng do cách thể hiện, vẫn chưa thực sự làm nổi bật lên điều đó.
Những kí ức khá vui vẻ và ấm áp, bạn đã viết ra và cho bạn đọc cảm nhận được : “ Ấn tượng sâu sắc nhất chính là ngày Tết được sum họp gia đình để cùng ăn uống, cùng vui chơi của mình. Những chi tiết em kể về ngày tết rất hay .Em viết văn xuôi khá mạch lạc. Có một đoạn văn rất hay " Mỗi một năm trôi qua, thì lại dư thêm một chiếc ghế trên bàn ăn, chiếc chiếu lại dư thêm một chỗ và đến một lúc nào đó tôi nhận ra mình đã không phải chạy nhanh thật nhanh để dành một chỗ ngồi nữa, cũng đã có thể thoải mái duỗi chân trên chiếc chiếu cũ mèm đó và tôi biết rằng mọi người đã trưởng thành, đã có gia đình,đã phải lo lắng cho con cái và cũng là lúc tôi cảm thấy trái tim mình bắt đầu có một khoảng trống làm tôi đau nhói". Đoạn văn nói lên sự hụt hẫng khi thiếu bao người thân yêu. Hình ảnh tấm chiếu trước kia và bây giờ khác nhau nói lên nỗi buồn và niềm hạnh phúc của chúng ta khi xa cách hay sum họp người thân của mình trong mái ấm gia đình. Nếu bài này đăng vào dịp tết thì rất tuyệt vời. Em có một những sai sót như một số câu văn thiếu dấu phẩy. Em cần thay thế từ "thật thụ" bằng "thực thụ" thì chính xác hơn. Chúc em có sáng tác mới hay hơn.” (Thanh Dũng)
Chúc bạn sẽ có những bài viết hay cùng Văn học trẻ. Rất trân trọng những kỉ niệm của bạn, công sức của bạn và tác phẩm này.
11/ Chuyện về những chiếc đèn – Linh Ann
“Đây là truyện ngắn mà tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa rất hay. Từ câu chuyện về những chiếc đèn trung thu, tác giả nêu bật về sự phân hóa trong xã hội. Với trẻ em nghèo thì chiếc lồng đèn dù rách, dù hư vẫn giá trị vì nó giúp cho các em có được đêm trung thu ý nghĩa. Từ sự sang hèn của chiếc lồng đèn, ta nghiệm ra với con người cũng vậy. Mỗi người đều có ưu điểm và có giá trị riêng. Không ai là người vô dụng, quan trọng ở mỗi người cần biết ưu điểm của mình để phát huy mà thôi. Một truyện ngắn hay là truyện hoàn chỉnh về hình thức và truyện ấy truyền tải được thông điệp ý nghĩa”. (Thanh Dũng),
Mình đồng tình với nhận xét của chú Thanh Dũng hơn là Kì Phong vì cho rằng đèn ông sao đại diện cho lớp người cũ. Thực ra, ở đây, Linh Ann chỉ đơn giản là tạo ra đèn ông sao với vết rách, nếu đổi lại là đèn Cánh Bướm thì tình trạng cũng y chang, không thay đổi gì nhiều. Tác giả muốn nhấn mạnh tới sự trân trọng với mỗi đồ vật, mỗi giá trị lao động mà người khác làm ra. Đồ vật cũng có sinh mệnh vậy. Linh Ann cũng viết về sự hay đổi thay của trẻ con: có mới nới cũ, hiếm có đứa trẻ nào biết sửa đồ chơi để dùng lại như cậu bé nghèo kia. Điều đó đơn giản muốn nói cậu bé nghèo về vật chất nhưng giàu có về tâm hồn, hay còn muốn ám thị rộng hơn tới cách giáo dục, nhìn nhận mọi thứ của những đứa trẻ? Phải chăng những đứa trẻ con bây giờ cuộc sống quá đủ đầy để biết trân trọng công sức lao động của người khác?
Đây là một tác phẩm hay của Linh Ann, có vẻ bạn đã bắt đầu nhận ra con đường mình cần đi rồi.
12. Bài thơ "Mẹ và quê hương” - Hải Đăng là một tác phẩm được viết bằng thể thơ tự do thể hiện tình yêu thương thiết tha của người con dành cho người mẹ quá cố của mình. Điểm nổi bật của bài thơ là tình cảm chân thành và nhiều hình ảnh thơ rất đẹp. Ví dụ như "tháng tám rả rích hạt duyên”, "lời tạ từ trôi theo giọt dài ảo mê”. Tuy nhiên tôi có một số góp ý nho nhỏ dành cho bạn:
“Cầu Nại Hà nối hai bờ kỷ niệm” nếu viết thành Cầu Nại Hà nối hai bờ nhớ quên thì chính xác hơn, cầu không dành cho người sống, lấy đâu ra kỉ niệm để nối. Có lẽ ý bạn là kỉ niệm giữa người sống và người mẹ thế giới bên kia, nhưng cầu này không nối âm dương nên khó để nói như vậy.
Thứ hai : vần nhịp bài thơ của bạn không tuân theo quy luật của thơ điều này gây khó khăn cho độc giả khi tiếp cận bài thơ dù hình ảnh thơ đẹp, từ ngữ giàu sức ẩn dụ.
Trên đây là những góp ý nho nhỏ dành cho bạn. Chờ đón sẽ được đón đọc những tác phẩm dự thi của bạn trong các tuần thi tiếp theo. Cảm ơn sự ủng hộ của bạn dành cho Văn học trẻ.
13/ Nhà là gì -Cham Cham
Tác giả đăng trong mục thơ nhưng sáng tác không đạt được cảm xúc cũng như vần điệu mà bài thơ cần có.
14/ Bài thơ “Nhà” - Kiều Trinh
Đây là một sáng tác độc đáo và vui nhộn. Từ sáng tác của bạn rất nhiều khái niệm “nhà” đã được giải thích một cách thông minh, dí dỏm. Tôi đánh giá cao sự sáng tạo của bạn. Tuy nhiên nếu được tôi xin góp ý cho bạn một số điểm như sau :
Thứ nhất : bài thơ của bạn có đôi chỗ bị lỗi vần lệch chuẩn với thể thơ lục bát. Ví dụ như:
Nhà mang hai tiếng triều đại
Non xanh nước biếc sử dài trường ca
Chữ đại ( vần trắc) và chữ dài (vần bằng ) không cùng vần với nhau nên hai câu trên không phù hợp với thể thơ lục bát
Thứ hai : trong bài bạn sử dụng nhiều từ không phù hợp với ý nghĩa “nhà” ví dụ như từ ngụ cư. Theo từ điển tiếng Việt thì từ ngụ cư có nghĩa là “sinh sống ở một nơi không phải quê hương bản quán của mình”. Nếu theo nghĩa từ điển thì câu “ nhà là kiến trúc ta về ngụ cư” của bạn không đúng.
Mặc dù có một số lỗi nho nhỏ đó thôi nhưng bài thơ của bạn rất đáng đọc và trân trọng. Cảm ơn bạn
15/ Chùm thơ thu 3 bài của tác giả Hoa Phù Sa
•Bài thơ thứ nhất : Phải bao tiền
Đây là một bài thơ nói về hoài niệm trung thu của Hoa Phù Sa. Bạn đã nói lên được một thực tế rất đúng của cuộc sống: khi khôn lớn đủ đầy có thể mua những thứ mà tuổi thơ ao ước thì lại không thể trở về quá khứ được nữa. Từ hiện tại bạn thả dòng suy nghĩ của mình về với ngày xưa. Tuổi thơ khốn khó nhưng hạnh phúc và không thiếu nụ cười. Tuy nhiên tôi có một góp ý nhỏ dành cho bạn:
Thứ nhất: bạn vẫn không làm nổi bật ngôn ngữ thơ lên được. Có đôi chỗ ngôn ngữ thơ như ngôn ngữ nói hàng ngày và điều này làm bài thơ thiếu mểm mượt . Ví dụ như đoạn này:
Ở thời này thì ai cũng vậy thôi
Họa hiếm lắm mới có người đèn rước
Đâu như giờ thời tiến tân nâng bước
Cứ có tiền là thỏa ước hái sao
Dễ dàng nhận thấy hiện tượng lặp từ lặp ý và lộn xộn trong cấu trúc thơ vẫn chưa được bạn khắc phục "ở thời này” rồi lại “ đâu như giờ” và có những triết lý của bạn là không được hay lắm ví dụ như “ cứ có tiền là thỏa sức hái sao”. Thời nào cũng vậy trẻ em đều háo hức với trung thu bất kể có tiền hay không. Có tiền thì chơi trung thu theo kiểu có tiền. Không có tiền sẽ chơi trung thu theo kiểu không có tiền
Thứ hai : bạn bị ép vần và sử dụng những từ không có nghĩa. Ví dụ như người ta chỉ nói “rước đèn” chứ không nói đèn rước.
Thứ ba : bạn cần khắc phục lỗi lặp từ. Trong cả 6 khổ thơ của bài bạn lặp lại quá nhiều lần từ “ như xưa”. Đây là điều mà một người viết thơ cần hết sức hạn chế.
Nói tóm lại “ phải bao tiền” dù còn một số điểm hạn chế nhưng vẫn là một bài thơ xúc động. Cảm ơn bạn.
● Bài thơ thứ hai: Rằm tháng tám
Là một bài thơ ngũ ngôn vần chéo có tính nhạc và ngôn ngữ thơ cũng rất ổn. Bài thơ có nhiều hình ảnh đời thường vui nhộn nhưng bằng sự khéo léo của mình bạn đã sắp đặt thành một bài thơ thiếu nhi hay. Cảm ơn bạn.
•Bài thơ thứ ba: Trung thu
Trái ngược hoàn toàn với bài thơ trên bài thơ này là một bài thơ buồn nhưng tôi phải khen Hoa Phù Sa rằng bạn có những so sánh rất thú vị “trời đen như lọ mực”. Có vẻ như bạn có thế mạnh về thơ ngũ ngôn . Cố gắng phát huy bạn nhé.
Tuy nhiên tôi vẫn có một góp ý cho bạn :
Một trung thu túng thiếu
Như hoàn cảnh nước nhà
Hai câu thơ này không hay lắm. Dù đất nước đang khó khăn nhưng ai cũng cố gắng để trẻ em có một cái tết trung thu đủ đầy nên việc bạn viết “ một trung thu túng thiếu” ý thơ không đẹp.
16/ Bài thơ “ Một ánh trăng rằm” - Hoài Sa là một bài thơ lục bát buồn và hay. Tôi thích hai câu kết của bài này :
Ngậm ngùi xa cách bao năm
Vẫn mơ một ánh trăng rằm bên nhau.
Hai câu thơ này thể hiện niềm mong ước đoàn viên của tác giả. Với thể thơ lục bát và nhiều hình ảnh thơ buồn và đẹp sáng tác của Hoài Sa đã làm tâm hồn người đọc trầm lắng lại theo nhịp điệu của bài thơ. Và 2 câu thơ này nữa cũng là 2 câu thơ hay giàu hình ảnh, đáng đọc:
Đầm đìa lá khóc tơ vương
Vẩn vơ thân nhện lại thương đời tằm
Tuy nhiên tôi vẫn có một góp ý nhỏ cho bạn:
Thứ nhất: đôi khi bài thơ bị lạc vần. Ví dụ như hai câu này :
Mưa ngâu ướt cả hiên thềm
Nặng lòng ai cánh hoa rơi bên đường
Chữ thềm của câu lục không vần với chữ rơi của câu bát. Mong bạn khắc phục ở các bài tiếp theo
Thứ hai là ở một số câu thơ bạn sử dụng hình ảnh thơ không chính xác. Ví dụ như:
Gió về nhuộm lạnh đêm thu
Người đi trăng quạnh đợi chờ đêm đêm
Trên thực tế trăng chỉ xuất hiện ở một số ngày trong tháng nên hình ảnh “ trăng quạnh đợi chờ đêm đêm” là không chính xác.
Mong chờ các tác phẩm tiếp theo từ bạn.
17/ Bài thơ “Nhà mình” - Huỳnh Bảo Trân là một sáng tác xúc động về gia đình. Ở bài thơ của bạn đã đưa ra những triết lý cuộc sống rất đúng và đáng suy ngẫm về “nhà mình” . Nếu được góp ý thì tôi xin góp ý cho bạn như sau :
Thứ nhất thế mạnh của bài thơ là cảm xúc nhưng đây cũng là điểm yếu của bạn vì bài thơ không có nhiều hình ảnh và vì vậy nó không thật sự nổi bật
Thứ hai : bài thơ bị hiện tượng lặp ý giữa khổ 4 và khổ 6 điều này cần hạn chế trong sáng tác để tránh sự nhàm chán và dài dòng.
Trên đây là một số góp ý dành cho Bảo Trân mong bạn sáng tác ngày càng hay hơn.
18/ Bài thơ “ Quê Hương” - Vũ Thúy là một sáng tác hay. Tôi xin phép trích dẫn hai bình luận của bạn Nguyễn Hải Liên và Nguyễn Thanh Dũng để làm nhận xét cho bài thơ của bạn:
Tôi rất thích bài thơ của chị. Tôi thấy cái tình quê ngọt ngào mà chị ấp ủ vào thơ, thơ của Vũ Thúy ngày càng đằm thắm, chân thành hơn. Dù có vài lỗi nhỏ xảy ra.
•Theo tôi về nội dung thì bài thơ này có ý tưởng tốt. Bài thơ nói về quê hương, về sự vất vả của cha mẹ. Tuy nhiên có một từ không rõ nghĩa "Cánh cò cõng nắng hong gầy ven sông" . Khi tra từ điển thì từ "hong" có nghĩa là làm cho khô thí dụ như hong tóc, hong tay trên bếp...Như vậy câu thơ trên em viết dùng từ "hong"chưa phù hợp. Có câu thơ sau thì dùng từ "hong" chấp nhận được "Để con hong tóc nặng rồi tình mang". Chúc em sức khỏe có nhiều sáng tác mới hay hơn. (Thanh Dũng)
19/ Bài thơ “Thu xuống phố” - Vũ Thúy là một sáng thuộc thể thơ ngũ ngôn, tương đối ổn ở vần luật. Ở bài thơ này tác giả sử dụng nhiều hình ảnh thơ rất đẹp ví dụ như:
Em như là lá nhỏ
Bay theo anh chiều thu
Đón anh trong mắt bão
Xóa tan đi mây mù
Hai câu thơ kết cũng rất hay:
Mùa chạm mùa hối hả
Em phải lòng hồn thu
Từ “ chạm “ mà bạn sử dụng rất hay và rất đắt. Qua thời gian cây bút Vũ Thúy viết ngày càng hay, êm và mượt hơn. Chúc mừng bạn.
20. Trung Thu nơi đất khách – Hảo Hảo
Bài thơ lục bát nói về nỗi buồn của tác giả khi phải đón trung thu nơi đất khách và hoài niệm về những trung thu khi còn ở quê nhà. Đây là một bài thơ có cảm xúc, những hình ảnh ăn bánh uống trà dưới ánh trăng rằm luôn lãng mạn, đầm ấm biết bao, đó giống như là hình ảnh mặc định mà mỗi chúng ta nhắc tới đêm rằm đều nghĩ tới. Từ hình ảnh, thói quen đó để gợi ra nỗi nhớ nhà, vẫn trăng đó, bánh ngon trà thơm nhưng không có cả gia đình quây quần cười nói.
Đôi chỗ trong bài thơ vẫn chưa được gieo vần chuẩn xác lắm.
Tuần 8 đã là tuần thi cuối với chủ đề bổ trợ "Nhà là chốn về", mong tất cả tác giả và bạn đọc hưởng ứng.
admin
Thy Việt