Lời giới thiệu của người viết: Theo chương trình mới, các tác phẩm ra trong đề thi không phải là các tác phẩm học sinh đã được học trong sách giáo khoa mà là các tác phẩm được lấy từ bên ngoài chương trình. Điều này buộc học sinh phải có kiến thức và khả năng cảm thụ văn chương, vốn từ ngữ phong phú, hiểu biết về văn học một mức độ nhất định. Nhằm giúp học sinh có thể đạt được những điều này, chúng mình xin giới thiệu loạt bài phân tích các tác phẩm văn học, giúp các bạn học sinh có thêm động lực và kiến thức cho hành trình sắp tới.
Loạt bài này là sự đóng góp của nhiều cá nhân, có thể chính là những học sinh có văn phong và khả năng viết tốt, rất mong mọi người sẽ ủng hộ.
------
Thơ ca là ánh trăng cảm xúc soi rọi mọi ngõ ngách của cuộc sống. Một bài thơ có giá trị không những chỉ là một bài thơ hay, mang đến cảm xúc cho người đọc mà đó còn phải là một bài thơ thực sự có những dấu ấn riêng trong trái tim của nhiều thế hệ và thách thức sự phai mờ của thời gian. Nhà thơ phải là những ngòi bút thật tinh tế, nhạy cảm để có thể tạo tác nên những tác phẩm như vậy và gieo vào cuộc sống những tinh chất của một thi sĩ. Với nhà thơ Lưu Trọng Lư-một trong những cây bút độc đáo và tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới, với phong cách mới lạ, luôn có chút đượm buồn, ông không những thả vào cuộc sống những hạt ngọc sống mãi với thời gian mà còn nhả vào đó những thanh âm thật vang, thật đẹp đẽ qua những tác phẩm quý hơn vàng ngọc, mà tiêu biểu nhất có lẽ là “ Tiếng thu” được ông sáng tác năm 1939 khi nhớ về ngôi nhà cũ với phong cảnh mùa thu đẹp mà đượm vị buồn.
“ Em không nghe mùa thu
dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
hình ảnh kẻ chinh phu
trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu.
lá thu kêu xào xạc,
con nai vàng ngơ ngác
đạp trên lá vàng khô?”
Đọc qua tác phẩm, ta có thể thấy rõ mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ là sự đượm buồn với những âm thanh của mùa thu. Tổng thể bài thơ chỉ gồm 9 câu, mỗi câu 5 chữ, nhưng chừng ấy là đủ để diễn tả, hay nói theo cách khác, là hòa phối cho một bản hòa ca về mùa thu. Cấu tứ trong bài thơ là những hình ảnh thiên nhiên, đan xen cùng những hình ảnh về con người. Có thể thấy rõ “Tiếng thu” như một bản hòa âm, một bản nhạc, thật nhẹ nhàng, sâu lắng, êm dịu, thuần khiết mà chính nhà thơ dành tặng cho nàng thu, hay chính là hồn của mùa thu. Từng câu từng chữ trong bài, vừa là một bức tranh về mùa thu, lại vừa như những nốt nhạc cho những âm thanh đầy xao xuyến về mùa thu.Tất cả đã tạo nên một bài thơ rất thu của riêng Lưu Trọng Lư.
Viết về mùa thu, ngay 2 câu đầu của bài thơ đã vừa có ảnh người, vừa có hình của thiên nhiên đan xen, lồng ghép vào nhau, vẽ nên những nét đầu tiên của mùa thu:
“ Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?”
Ngay 2 câu đầu, tác giả đã khái quát toàn bộ những âm thanh của mùa thu. Với câu thơ “ Em không nghe mùa thu”, Lưu Trọng Lư đã khơi gợi những âm thanh mà mùa thu mang lại. Mùa thu, không rạo rực như mùa xuân ,không kiêu hãnh như mùa hè, cũng không ảm đạm đến thê lương như mùa đông, mùa thu giữ cho mình một vẻ đẹp vừa đủ để khiến con người phải xao xuyến, phải suy tư, phải đượm buồn trong lòng dù nhiều dù ít. Với những con người nhạy cảm, mùa thu lại càng mang đến cho họ những cảm nhận thật khác lạ, khiến họ có nhiều lúc phải suy tư, trầm ngâm thầm lặng. Nhưng thật ra mùa thu đâu chỉ mang đến những nỗi buồn man mác cho mọi người phải trầm lắng, nhớ nhung. Có lẽ những dư vị đượm buồn ấy chỉ là cái cớ để cho một nàng thu e thẹn trao món quà cho người mà mình yêu quý. Chính vào lúc con người tưởng như đã thật suy tư, trầm lắng, đã tạm gạt bỏ những lo toan hay những âm thanh hỗn độn của cuộc sống thường ngày mà tạm hòa vào với mua thu, chính khi ấy, họ mới nghe được những thanh âm rất riêng biệt, rất “thu” của mùa này. Chính vì vậy, câu hỏi” Em không nghe mùa thu” thực chất chỉ là lời mào đầu, lời dẫn dắt để tác giả bắt đầu trao dâng những âm thanh của mùa thu mà thôi. Bởi chính ngay câu sau, nhà thơ đã viết:
“Dưới trăng mờ thổn thức”
Âm thanh của mùa thu không được cụ thể hóa là tiếng chim, tiếng gió, tiếng lá cây mà chỉ được diễn tả bằng đúng 2 từ ‘thổn thức”. Nhưng chừng ấy là đủ để người đọc hiểu được cái phổ nhạc của mùa thu rồi. Chỉ 2 chữ ấy thôi mà toàn bộ phần sau của bài, người đọc đã nhìn thấy, nghe thấy mọi âm thanh của mùa thu, không phải là âm thanh ở ngoài tai mà là âm thanh ở trong lòng. Cái tài của nhà thơ là không cần phải huy động nhiều từ ngữ cao siêu, nhiều hình ảnh thẩm mỹ mà vẫn khái quát, thậm chí là đi sâu vào chiều sâu, trải rộng theo chiều rộng của mùa thu, không lượn lờ bằng những âm thanh êm tai ở bên ngoài mà đi thẳng vào cái chiều sâu nội tâm ở bên trong. Câu thơ còn tạo cho người đọc nhiều nghĩa liên tưởng khác nhau: là mùa thu đang thổn thức dưới ánh trăng hay là ánh trăng đang thổn thức với những âm thanh của mùa thu. Dù người đọc hiểu và đi theo chiều nghĩa nào thì họ vẫn sẽ gặp nhau ở chung một con đường: tiếng thu không những đã vang, đã vọng, đã mang cái buồn trong lòng, mà cái buồn ấy còn len lỏi dần dần vào những ngõ ngách tâm hồn của những trái tim thực đa sầu đa cảm như chính nhà thơ Lưu Trọng Lư vậy. Đôi cụm từ “mùa thu” và “dưới trăng mờ” đã hình tượng hóa mùa thu, khiến mùa thu không chỉ còn là một sự vật thuần về tạo hóa, thuộc về tụ nhiên nữa mà giờ đây đã trở thành một cô gái, một nàng thơ thực sự, đang tạo ra những âm thanh thật êm ả dưới bóng của trăng mờ. Cả trăng mờ cũng từ lâu là đại diện cho những cái đẹp ,cái thuần khiết, được ví như là một người con gái cũng đã hội ngộ và nghe thấy những thanh âm của mùa thu. Có lẽ trong 2 câu đầu của bài thơ, Lưu Trọng Lư không chỉ đơn giản là viết về sự đan xen giữa ảnh ngườ và ảnh vật, mà chính ảnh vật cũng thành bóng người. Chỉ cần đọc 2 câu đầu, độc giả cảm tương như mình đang trở thành khan giả của một sân khấu trong một đem trăng, cùng với cảnh vật thưởng thức “tiếng thu” vậy. Và cũng từ đây, hành trình đưa độc giả lắng nghe thật sâu, thật kĩ mùa thu của nhà thơ mới thực sự bắt đầu.
Bước sang đoạn 2 của bài thơ, nhà thơ đưa người đọc tiến dần vào cảm quan của một thi sĩ với những vần thơ đầy sức gợi:
“ Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ”
3 câu thơ vừa có cảnh lại vừa có người. Hai tiếng “ rạo rực” chính là thanh âm tiếp theo của mùa thu. Đó là tiếng rạo rực trong lòng người vợ có chồng nơi biên ải, hay là rạo rực của chính nhà thơ đó chăng? Dù có hiểu thế nào, ta vẫn có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng: đó là tiếng trong tâm can con người, được tạo thành bởi mùa thu. Chính mùa thu tạo ra thứ âm thanh rạo rực ấy, nhưng không phải thông qua bất kì một sự vật nào, mà lại thông qua chính con người, kì lạ hơn cả là trong lòng người. 3 câu thơ cho ta thấy rằng, tiếng thu không chỉ đon thuần là những thanh âm thuần khiết ở bên ngoài, mà còn là thứ tiếng vang vọng trong lòng của con người, nhất là với những người đang có sẵn nỗi buồn. Nỗi buồn, nỗi sầu như một thứ dây đàn đã căng ra từ trước, chỉ cần đợi nàng thu đến, chạm nhẹ, gảy ra là tạo thành thứ âm thanh ‘’rạo rực” trong lòng của con người. Và vì vậy, ta có thể nhận ra rằng: tiếng thu không chỉ là một bức tranh tả cảnh có sự góp mặt của con người như là khan giả, mà tại đó, chính con người là luồn chuyển tiếp cho tiếng thu, và cũng chính con người là một phần trong màn biểu diễn của nàng thu ấy, dù chỉ là vô tình hay là cố ý. Và vì vậy, tiếng thu lại càng sâu lắng hơn, êm ả hơn, vang vọng hơn, không chỉ ở chiều sâu trong nội tâm của con người mà còn vang vọng hơn trong chiều dài của thời gian.
Khổ cuối của bài thơ có lẽ là khổ ấn tượng nhất, kết thúc cho một màn trình diễn thật đặc sắc của nàng thu:
Em không nghe rừng thu.
lá thu kêu xào xạc,
con nai vàng ngơ ngác
đạp trên lá vàng khô?
Có lẽ thứ tiếng chủ đạo trong phần thanh âm này là tiếng lá. 4 câu thơ lại là một bức tranh ở không gian khác. Đó là không gian trong ‘rừng”, với cảnh vật chủ đạo là màu lá vàng, âm thanh chủ chốt là tiếng lá khô. Tiếng lá khô ở đoạn này được miêu tả bằng cả cách trực tiếp lẫn cách gián tiếp. Đầu tiên ,nó được miêu tả bằng tiếng “xào xạc”. Mùa thu lá vàng, tiếng xào xạc là thứ âm thanh tất yếu khi mùa thu đến. Nếu không có thứ tiếng ấy thì không có mùa thu. Và vì vậy, đưa thứ tiếng “xào xạc” ra sau tiếng “thổn thức” và tiếng “rạo rực” phải chăng chính là phần kết thật hoành tráng cho một buổi diễn thanh âm mùa thu đó chăng? “xào xạc” là thứ tiếng tiêu biểu, phát ra từ tiếng lá khô rung, điều đó đã thể hiện rõ trong bài thơ. Nhưng cái hay nhất, cái tài nhất lại là thứ tiếng ở đằng cuối kia. Đó là thứ tiếng thật mới lạ, dường như trong một bản hòa tấu với sự phối kết hợp của nhiều nhạc cụ, thứ tiếng đó đã tạm ẩn mình đi mà làm một dàn bè để phụ họa và đỡ cho thanh nhạc chính. Cái thứ tiếng ấy không tạo thành một từ nào để diễn tả chuẩn xác cả, nó được tạo từ một hình ảnh với 2 chữ chủ đạo chính, đó là chữ “đạp” và chữ “khô’. Tiếng lá khô rụng,nằm yên trên đất,con nai dẫm vào, tạo thành thứ tiếng thật tươi, thật mới mẻ. Không miêu tả trực tiếp bằng ngôn từ mà tưởng tượng bằng hình ảnh, đó là cái tài của Lưu Trọng Lư. Bên cạnh đó, hình ảnh “ con nai vàng ngơ ngác” cũng tạo thành nhiều ý nghĩa thú vị. Con nai ngơ ngác vốn vì bản tính hiền lành của nó, hay là vì được nghe thấy thứ tiếng “xào xạc” kia rồi ngơ ngác? Dù thế nào thì, chính chú nai ấy cũng đã trở thành một phần của bản hòa nhạc có đủ cả cảnh-người-vật ấy rồi.
"Tiếng thu" có lẽ là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ của Lưu Trọng Lư. Xuyên suốt toàn bài, ta chỉ nghe thấy có tiếng ‘thổn thức”, “rạo rực”, xào xạc” và tiếng đạp lá khô, nhưng chừng ấy là đủ cho một bản hòa nhạc mùa thu rồi. Không gian bài thơ được biến chuyển liên tục, từ dưới ánh trăng, bỗng chuyển sang trong lòng của người vợ, tới giữa khu rừng đầy lá rụng. Nhà thơ cố ý tạo một không gian thật yên tĩnh như một khan thính phòng cho người đọc thưởng thức hết âm thanh của mùa thu ấy. Toàn bài như là một buổi hòa nhạc mà mùa thu là ca sĩ, người biểu diễn chính, trong đó khán thính giả lại cũng là một phần tham gia buổi biểu diễn kì công và tinh nghệ ấy. Nhà thơ tạo ra nhịp điệu bằng, với các chữ “thu’- “phu”-“phụ”. Các chữ có thanh bằng lấn át những chữ có thanh trắc, tạo cho giọng thơ một vẻ yên ả, nhẹ nhàng, khẽ khàng. Các từ có âm trắc cũng được sắp xếp thật khéo, thật tinh giản, mỗi con chữ là một nốt nhạc, mỗi hình ảnh là một khung cảnh đầy thi vị, nhà thơ như một nhạc trưởng điều khiển những con chữ ấy, hình ảnh ấy để tạo thành một bản hợp ca kì công bậc nhất. Qua tác phẩm này, ta thấy được tài năng của nhà thơ, viết một bài thơ mà chất chứa đầy tính nhạc, biến một thi phẩm thành một nhạc phẩm, cả trong hình thức đến nội dung.Mỗi tác phẩm nghệ thuật chân chính đều gửi gắm những triết lí nhân sinh và thông điệp riêng. Với tác phẩm “tiếng thu, nhà thơ gửi gắm tình yêu thiên nhiên tha thiết, qua con người, sự vật ,âm thanh mà mùa thu đem lại. Bên cạnh đó, tác phẩm còn đem lại cho người đọc những suy ngẫm riêng, để từ ấy ta có them tình yêu và cảm quan cảm thụ vẻ đẹp của nàng thu.
“ Tiếng thu” đã sống đúng như tên gọi của nó, là thứ tiếng của mùa thu. Tác phẩm dù được viết từ gần 1 thế kỉ trước, nhưng mỗi lần mùa thu đến, ta đều nghe thấy “tiếng thu” của Lưu Trọng Lư. Tác phẩm chính là mình chứng cho sức sáng tạo bền bỉ, tài năng của ông, giúp ông được liệt vào danh sách một trong những cây bút hàng đầu trong phong trào Thơ Mới.
Bài phân tích của Trần Minh Dương- CTV Văn Học Trẻ
Loạt bài này là sự đóng góp của nhiều cá nhân, có thể chính là những học sinh có văn phong và khả năng viết tốt, rất mong mọi người sẽ ủng hộ.
------
Thơ ca là ánh trăng cảm xúc soi rọi mọi ngõ ngách của cuộc sống. Một bài thơ có giá trị không những chỉ là một bài thơ hay, mang đến cảm xúc cho người đọc mà đó còn phải là một bài thơ thực sự có những dấu ấn riêng trong trái tim của nhiều thế hệ và thách thức sự phai mờ của thời gian. Nhà thơ phải là những ngòi bút thật tinh tế, nhạy cảm để có thể tạo tác nên những tác phẩm như vậy và gieo vào cuộc sống những tinh chất của một thi sĩ. Với nhà thơ Lưu Trọng Lư-một trong những cây bút độc đáo và tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới, với phong cách mới lạ, luôn có chút đượm buồn, ông không những thả vào cuộc sống những hạt ngọc sống mãi với thời gian mà còn nhả vào đó những thanh âm thật vang, thật đẹp đẽ qua những tác phẩm quý hơn vàng ngọc, mà tiêu biểu nhất có lẽ là “ Tiếng thu” được ông sáng tác năm 1939 khi nhớ về ngôi nhà cũ với phong cảnh mùa thu đẹp mà đượm vị buồn.
“ Em không nghe mùa thu
dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
hình ảnh kẻ chinh phu
trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu.
lá thu kêu xào xạc,
con nai vàng ngơ ngác
đạp trên lá vàng khô?”
Đọc qua tác phẩm, ta có thể thấy rõ mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ là sự đượm buồn với những âm thanh của mùa thu. Tổng thể bài thơ chỉ gồm 9 câu, mỗi câu 5 chữ, nhưng chừng ấy là đủ để diễn tả, hay nói theo cách khác, là hòa phối cho một bản hòa ca về mùa thu. Cấu tứ trong bài thơ là những hình ảnh thiên nhiên, đan xen cùng những hình ảnh về con người. Có thể thấy rõ “Tiếng thu” như một bản hòa âm, một bản nhạc, thật nhẹ nhàng, sâu lắng, êm dịu, thuần khiết mà chính nhà thơ dành tặng cho nàng thu, hay chính là hồn của mùa thu. Từng câu từng chữ trong bài, vừa là một bức tranh về mùa thu, lại vừa như những nốt nhạc cho những âm thanh đầy xao xuyến về mùa thu.Tất cả đã tạo nên một bài thơ rất thu của riêng Lưu Trọng Lư.
Viết về mùa thu, ngay 2 câu đầu của bài thơ đã vừa có ảnh người, vừa có hình của thiên nhiên đan xen, lồng ghép vào nhau, vẽ nên những nét đầu tiên của mùa thu:
“ Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?”
Ngay 2 câu đầu, tác giả đã khái quát toàn bộ những âm thanh của mùa thu. Với câu thơ “ Em không nghe mùa thu”, Lưu Trọng Lư đã khơi gợi những âm thanh mà mùa thu mang lại. Mùa thu, không rạo rực như mùa xuân ,không kiêu hãnh như mùa hè, cũng không ảm đạm đến thê lương như mùa đông, mùa thu giữ cho mình một vẻ đẹp vừa đủ để khiến con người phải xao xuyến, phải suy tư, phải đượm buồn trong lòng dù nhiều dù ít. Với những con người nhạy cảm, mùa thu lại càng mang đến cho họ những cảm nhận thật khác lạ, khiến họ có nhiều lúc phải suy tư, trầm ngâm thầm lặng. Nhưng thật ra mùa thu đâu chỉ mang đến những nỗi buồn man mác cho mọi người phải trầm lắng, nhớ nhung. Có lẽ những dư vị đượm buồn ấy chỉ là cái cớ để cho một nàng thu e thẹn trao món quà cho người mà mình yêu quý. Chính vào lúc con người tưởng như đã thật suy tư, trầm lắng, đã tạm gạt bỏ những lo toan hay những âm thanh hỗn độn của cuộc sống thường ngày mà tạm hòa vào với mua thu, chính khi ấy, họ mới nghe được những thanh âm rất riêng biệt, rất “thu” của mùa này. Chính vì vậy, câu hỏi” Em không nghe mùa thu” thực chất chỉ là lời mào đầu, lời dẫn dắt để tác giả bắt đầu trao dâng những âm thanh của mùa thu mà thôi. Bởi chính ngay câu sau, nhà thơ đã viết:
“Dưới trăng mờ thổn thức”
Âm thanh của mùa thu không được cụ thể hóa là tiếng chim, tiếng gió, tiếng lá cây mà chỉ được diễn tả bằng đúng 2 từ ‘thổn thức”. Nhưng chừng ấy là đủ để người đọc hiểu được cái phổ nhạc của mùa thu rồi. Chỉ 2 chữ ấy thôi mà toàn bộ phần sau của bài, người đọc đã nhìn thấy, nghe thấy mọi âm thanh của mùa thu, không phải là âm thanh ở ngoài tai mà là âm thanh ở trong lòng. Cái tài của nhà thơ là không cần phải huy động nhiều từ ngữ cao siêu, nhiều hình ảnh thẩm mỹ mà vẫn khái quát, thậm chí là đi sâu vào chiều sâu, trải rộng theo chiều rộng của mùa thu, không lượn lờ bằng những âm thanh êm tai ở bên ngoài mà đi thẳng vào cái chiều sâu nội tâm ở bên trong. Câu thơ còn tạo cho người đọc nhiều nghĩa liên tưởng khác nhau: là mùa thu đang thổn thức dưới ánh trăng hay là ánh trăng đang thổn thức với những âm thanh của mùa thu. Dù người đọc hiểu và đi theo chiều nghĩa nào thì họ vẫn sẽ gặp nhau ở chung một con đường: tiếng thu không những đã vang, đã vọng, đã mang cái buồn trong lòng, mà cái buồn ấy còn len lỏi dần dần vào những ngõ ngách tâm hồn của những trái tim thực đa sầu đa cảm như chính nhà thơ Lưu Trọng Lư vậy. Đôi cụm từ “mùa thu” và “dưới trăng mờ” đã hình tượng hóa mùa thu, khiến mùa thu không chỉ còn là một sự vật thuần về tạo hóa, thuộc về tụ nhiên nữa mà giờ đây đã trở thành một cô gái, một nàng thơ thực sự, đang tạo ra những âm thanh thật êm ả dưới bóng của trăng mờ. Cả trăng mờ cũng từ lâu là đại diện cho những cái đẹp ,cái thuần khiết, được ví như là một người con gái cũng đã hội ngộ và nghe thấy những thanh âm của mùa thu. Có lẽ trong 2 câu đầu của bài thơ, Lưu Trọng Lư không chỉ đơn giản là viết về sự đan xen giữa ảnh ngườ và ảnh vật, mà chính ảnh vật cũng thành bóng người. Chỉ cần đọc 2 câu đầu, độc giả cảm tương như mình đang trở thành khan giả của một sân khấu trong một đem trăng, cùng với cảnh vật thưởng thức “tiếng thu” vậy. Và cũng từ đây, hành trình đưa độc giả lắng nghe thật sâu, thật kĩ mùa thu của nhà thơ mới thực sự bắt đầu.
Bước sang đoạn 2 của bài thơ, nhà thơ đưa người đọc tiến dần vào cảm quan của một thi sĩ với những vần thơ đầy sức gợi:
“ Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ”
3 câu thơ vừa có cảnh lại vừa có người. Hai tiếng “ rạo rực” chính là thanh âm tiếp theo của mùa thu. Đó là tiếng rạo rực trong lòng người vợ có chồng nơi biên ải, hay là rạo rực của chính nhà thơ đó chăng? Dù có hiểu thế nào, ta vẫn có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng: đó là tiếng trong tâm can con người, được tạo thành bởi mùa thu. Chính mùa thu tạo ra thứ âm thanh rạo rực ấy, nhưng không phải thông qua bất kì một sự vật nào, mà lại thông qua chính con người, kì lạ hơn cả là trong lòng người. 3 câu thơ cho ta thấy rằng, tiếng thu không chỉ đon thuần là những thanh âm thuần khiết ở bên ngoài, mà còn là thứ tiếng vang vọng trong lòng của con người, nhất là với những người đang có sẵn nỗi buồn. Nỗi buồn, nỗi sầu như một thứ dây đàn đã căng ra từ trước, chỉ cần đợi nàng thu đến, chạm nhẹ, gảy ra là tạo thành thứ âm thanh ‘’rạo rực” trong lòng của con người. Và vì vậy, ta có thể nhận ra rằng: tiếng thu không chỉ là một bức tranh tả cảnh có sự góp mặt của con người như là khan giả, mà tại đó, chính con người là luồn chuyển tiếp cho tiếng thu, và cũng chính con người là một phần trong màn biểu diễn của nàng thu ấy, dù chỉ là vô tình hay là cố ý. Và vì vậy, tiếng thu lại càng sâu lắng hơn, êm ả hơn, vang vọng hơn, không chỉ ở chiều sâu trong nội tâm của con người mà còn vang vọng hơn trong chiều dài của thời gian.
Khổ cuối của bài thơ có lẽ là khổ ấn tượng nhất, kết thúc cho một màn trình diễn thật đặc sắc của nàng thu:
Em không nghe rừng thu.
lá thu kêu xào xạc,
con nai vàng ngơ ngác
đạp trên lá vàng khô?
Có lẽ thứ tiếng chủ đạo trong phần thanh âm này là tiếng lá. 4 câu thơ lại là một bức tranh ở không gian khác. Đó là không gian trong ‘rừng”, với cảnh vật chủ đạo là màu lá vàng, âm thanh chủ chốt là tiếng lá khô. Tiếng lá khô ở đoạn này được miêu tả bằng cả cách trực tiếp lẫn cách gián tiếp. Đầu tiên ,nó được miêu tả bằng tiếng “xào xạc”. Mùa thu lá vàng, tiếng xào xạc là thứ âm thanh tất yếu khi mùa thu đến. Nếu không có thứ tiếng ấy thì không có mùa thu. Và vì vậy, đưa thứ tiếng “xào xạc” ra sau tiếng “thổn thức” và tiếng “rạo rực” phải chăng chính là phần kết thật hoành tráng cho một buổi diễn thanh âm mùa thu đó chăng? “xào xạc” là thứ tiếng tiêu biểu, phát ra từ tiếng lá khô rung, điều đó đã thể hiện rõ trong bài thơ. Nhưng cái hay nhất, cái tài nhất lại là thứ tiếng ở đằng cuối kia. Đó là thứ tiếng thật mới lạ, dường như trong một bản hòa tấu với sự phối kết hợp của nhiều nhạc cụ, thứ tiếng đó đã tạm ẩn mình đi mà làm một dàn bè để phụ họa và đỡ cho thanh nhạc chính. Cái thứ tiếng ấy không tạo thành một từ nào để diễn tả chuẩn xác cả, nó được tạo từ một hình ảnh với 2 chữ chủ đạo chính, đó là chữ “đạp” và chữ “khô’. Tiếng lá khô rụng,nằm yên trên đất,con nai dẫm vào, tạo thành thứ tiếng thật tươi, thật mới mẻ. Không miêu tả trực tiếp bằng ngôn từ mà tưởng tượng bằng hình ảnh, đó là cái tài của Lưu Trọng Lư. Bên cạnh đó, hình ảnh “ con nai vàng ngơ ngác” cũng tạo thành nhiều ý nghĩa thú vị. Con nai ngơ ngác vốn vì bản tính hiền lành của nó, hay là vì được nghe thấy thứ tiếng “xào xạc” kia rồi ngơ ngác? Dù thế nào thì, chính chú nai ấy cũng đã trở thành một phần của bản hòa nhạc có đủ cả cảnh-người-vật ấy rồi.
"Tiếng thu" có lẽ là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ của Lưu Trọng Lư. Xuyên suốt toàn bài, ta chỉ nghe thấy có tiếng ‘thổn thức”, “rạo rực”, xào xạc” và tiếng đạp lá khô, nhưng chừng ấy là đủ cho một bản hòa nhạc mùa thu rồi. Không gian bài thơ được biến chuyển liên tục, từ dưới ánh trăng, bỗng chuyển sang trong lòng của người vợ, tới giữa khu rừng đầy lá rụng. Nhà thơ cố ý tạo một không gian thật yên tĩnh như một khan thính phòng cho người đọc thưởng thức hết âm thanh của mùa thu ấy. Toàn bài như là một buổi hòa nhạc mà mùa thu là ca sĩ, người biểu diễn chính, trong đó khán thính giả lại cũng là một phần tham gia buổi biểu diễn kì công và tinh nghệ ấy. Nhà thơ tạo ra nhịp điệu bằng, với các chữ “thu’- “phu”-“phụ”. Các chữ có thanh bằng lấn át những chữ có thanh trắc, tạo cho giọng thơ một vẻ yên ả, nhẹ nhàng, khẽ khàng. Các từ có âm trắc cũng được sắp xếp thật khéo, thật tinh giản, mỗi con chữ là một nốt nhạc, mỗi hình ảnh là một khung cảnh đầy thi vị, nhà thơ như một nhạc trưởng điều khiển những con chữ ấy, hình ảnh ấy để tạo thành một bản hợp ca kì công bậc nhất. Qua tác phẩm này, ta thấy được tài năng của nhà thơ, viết một bài thơ mà chất chứa đầy tính nhạc, biến một thi phẩm thành một nhạc phẩm, cả trong hình thức đến nội dung.Mỗi tác phẩm nghệ thuật chân chính đều gửi gắm những triết lí nhân sinh và thông điệp riêng. Với tác phẩm “tiếng thu, nhà thơ gửi gắm tình yêu thiên nhiên tha thiết, qua con người, sự vật ,âm thanh mà mùa thu đem lại. Bên cạnh đó, tác phẩm còn đem lại cho người đọc những suy ngẫm riêng, để từ ấy ta có them tình yêu và cảm quan cảm thụ vẻ đẹp của nàng thu.
“ Tiếng thu” đã sống đúng như tên gọi của nó, là thứ tiếng của mùa thu. Tác phẩm dù được viết từ gần 1 thế kỉ trước, nhưng mỗi lần mùa thu đến, ta đều nghe thấy “tiếng thu” của Lưu Trọng Lư. Tác phẩm chính là mình chứng cho sức sáng tạo bền bỉ, tài năng của ông, giúp ông được liệt vào danh sách một trong những cây bút hàng đầu trong phong trào Thơ Mới.
Bài phân tích của Trần Minh Dương- CTV Văn Học Trẻ