Hướng dẫn “Quê hương” – Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức

Hướng dẫn “Quê hương” – Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức

Bài thơ "Quê hương" của đã được nhà thơ Tế Hanh tái hiện lại trong những dòng thơ dạt dào cảm xúc. Qua đó, tác giả bày tỏ tình yêu quê hương cùng với nỗi nhớ tha thiết đối với miền biển đầy nắng và gió.

quê hương.png


I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Tế Hanh

-
Tế Hanh (1921 – 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh.
- Quê quán: Quảng Ngãi
- Phong cách sáng tác: Cảm xúc thơ chân thành mà tinh tế, thiết tha; lời thơ giản dị, giàu hình ảnh; giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng.
- Tác phẩm chính: Hoa Niên (1945); Lòng miền Nam (1956); Hai nửa yêu thương (1963).

2.
Tác phẩm “Quê hương”

2.1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương tha thiết.
- Bài thơ được trích trong tập “Nghẹ ngào” (1939) và được in trong tập “Hoa niên” (1945).

2.2. Thể loại
Thể thơ 8 chữ

2.3. Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

2.4. Bố cục
- Phần 1 (2 câu đầu): Lời giới thiệu chung về làng.
- Phần 2 (6 câu tiếp): Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
- Phần 3 (8 câu tiếp): Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về bến.
- Phần 4 (4 câu thơ cuối): Nỗi nhớ quê hương của tác giả.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Lời giới thiệu chung về làng


Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.


- Không gian: Một làng chài nhỏ.
- Nghề nghiệp: Nghề chài lưới (đánh cá).
- Vị trí của làng: Cửa sông, ven biển, bốn bể là nước.

à Nhịp 3/5 đều đặn, tâm tình, thủ thỉ cùng với cách giời thiệu ngắn gọn, mộc mạc về làng chài, ven sông, cửa biển tạo nên ấn tượng khó quên.

2. Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá

Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…


- Thời gian: Một buổi sáng đẹp trời, thời tiết thuận lợi cho việc đi biển.
- Không gian: Bầu trời cao rộng, trong trẻo, gió mát nhẹ, bình minh nhuốm màu hồng rực rỡ.
- Hình ảnh con thuyền:
+ So sánh: Chiếc thuyền – con tuấn mã.
+ Các từ ngữ manh sắc thái mạnh: băng, phăng, mạnh mẽ, vượt…
à Hình ảnh con thuyền sống động, mạnh mẽ, tràn đầy sức mạnh.
+ Nhân hóa: rướn thân trắng, thâu góp gió
à Tác dụng hình ảnh con thuyền vừa cụ thể sống động vừa lớn lao, trang trọng, thiêng liêng.
3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về bến

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

* Cảnh đón thuyền về:
- Thời gian: Ngày hôm sau.
- Không khí: ồn ào, tấp nập trên bến.
- Kết quả: cá đầy ghe, con cá tươi ngon.
- Từ ngữ đặc sắc “nhờ ơn trời”: tiếng reo vui, lời cảm tạ chân thành.
à Không khí vui vẻ náo nhiệt, niềm vui khi thấy tàu đầy ắp cá.
* Hình ảnh người dân chài:
- “làn da ngăm rám nắng”: miêu tả chân thực, bình dị.
- “thân hình nồng thở vị xa xăm”: vẻ đẹp đậm chất lãng mạn.
à Gợi tả linh hồn và tầm vóc của con người nơi biển cả.
* Hình ảnh con thuyền:
- Nhân hóa: thuyền im, bến mỏi.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: nghe chất muối.
à Con thuyền trở nên có hồn, một tâm hồn tinh tế, gắn bó.

4. Nỗi nhớ quê hương của tác giả
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.


- Tình yêu quê hương đằm thắm, thiết tha, sâu nặng.
- Những hình ảnh quen thuộc: màu nước, cá bạc, chiếc buồm vôi, mùi nồng mặn…
à Nỗi nhớ quê hương chân thành, da diết và sự gắn bó sâu nặng với quê hương.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã thể hiện được tình yêu quê hương cùng với nỗi nhớ tha thiết của tác giả với miền biển đầy nắng và gió. Qua đó cũng thể hiện được tài năng và tâm hồn tinh tế, óc quan sát nhạy bén và sức sáng tạo của Tế Hanh tạo nên bức tranh làng chài vô cùng sinh động.

2. Nghệ thuật
- Thể thơ 8 chữ phóng khoáng, phù hợp với việc bộc lộ cảm xúc giản dị, tự nhiên.
- Ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm.
- Biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
- Hình ảnh miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn.
 
Từ khóa
bài thơ quê hương que huong tế hanh
  • Like
Reactions: Đinh Thị Hiền
909
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top