Chia Sẻ So sánh "Truyện Kiều" giữa bản gốc của Nguyễn Du và bản dịch tiếng Anh

Chia Sẻ So sánh "Truyện Kiều" giữa bản gốc của Nguyễn Du và bản dịch tiếng Anh

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 20
Chúng ta đang sống trong thế kỉ 21 - thế kỉ của nền khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão cùng với đó việc dịch truyện Kiều ra một ngôn ngữ khác là một cơ hội để nước ta quảng bá nền văn hóa ra thế giới. Đồng thời đây cũng là một cách để tôn vinh Đại thi hào Nguyễn Du - một nhà văn hóa vĩ đại của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Cùng so sánh "Truyện Kiều" giữa bản gốc của Nguyễn Du và bản dịch tiếng Anh nhé!

6018


So sánh "Truyện Kiều" giữa bản gốc của Nguyễn Du và bản dịch tiếng Anh

I. Giới thiệu về truyện Kiều và các bản dịch.
Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học của Việt Nam, là niềm tự hào của nền văn học Việt Nam với thế giới. Vì vậy Truyện Kiều được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau nhằm mục đích quảng bá, phục vụ những độc giả yêu văn học trong và ngoài nước.

Truyện Kiều được dịch ra ít nhất khoảng 23 thứ tiếng và 70 bản dịch khác nhau:

• Tiếng Pháp là ngôn ngữ có số bản dịch nhiều nhất là 15 bản
• Tiếp theo là các bản dịch tiếng Anh, tiếng Hán cổ và tiếng Hoa với 12 bản
• Tiếng Nhật có 5 bản dịch
• Còn lại là các ngôn ngữ khác như Ba Lan, Nga, Ý, Tây Ban Nha…

Các bản dịch ra các ngôn ngữ khác sẽ làm ý nghĩa của văn bản thay đổi đi ít nhiều. Vì vậy cần có sự so sánh giữa các bản dịch với bản gốc. Nhóm em sẽ sử dụng bản dịch tiếng Anh để đối chiếu với bản gốc tìm ra sự khác biệt.

II. So sánh bản gốc và các bản dịch.

1. Về hình thức:

Truyện Kiều bản gốc được viết bằng thể thơ lục bát-thể thơ dân tộc của Việt Nam, còn bản dịch tiếng Anh là thể thơ tự do. Do đó có thể làm mất đi một phần giá trị của truyện Kiều khi chuyển đổi thể thơ đó.

VD: Bản gốc:

“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”.


Bản dịch:

“Vân looked sedate with her distinguished grace,
Her large eyebrows and her full-moon face.
Flowers bloomed in her sweet smile so nicely,
Pearls resounded in her sober voice so mildly.
Clouds could not match her smooth hair in undulation.
Snow would yield up to the freshness of her complexion”

Ta thấy số câu số chữ cũng như thể thơ giữa hai văn bản. Ở bản gốc ý thơ cô đọng hơn, gợi hình hơn còn ở bản dịch, ý thơ sẽ dàn trải hơn, dễ hiểu hơn.

2. Về nội dung:
Ta có thể nhận thấy bản dịch so với bản gốc khá sát nghĩa. Về mặt nội dung của tác phẩm hầu như không bị biến đổi.

3. Về nghệ thuật:
Tính nhạc của truyện Kiều:


Tiếng Việt vốn là một ngôn ngữ có nhiều nhạc tính, vì vậy trong truyện Kiều cũng có nhạc tính trong đó. Trong khi tiếng Anh lại là ngôn ngữ khá khô khan, thiếu nhạc tính nên việc dịch truyện Kiều từ tiếng Việt sang tiếng Anh cũng sẽ phần nào làm mất đi nhạc tính vốn có của nó.

VD: Bản gốc:

“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua bao cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.


Bản dịch:

“In the hundred-year span of a human life,
Skill and destiny are always apt to strife.
Through experience of a harrowing change,
What we witnessed filled our hearts with tearing pain”.

Có thể thấy bản gốc đọc nghe êm tai dễ nghe hơn bản dịch tiếng Anh rất nhiều nhờ thanh bằng trắc trong từng câu thơ mà tiếng Anh không hề có. Có thể lấy ví dụ là hình thức lẩy Kiều của ông bà ta xưa. Nếu một người nước ngoài muốn “lẩy Kiều” bằng tiếng Anh chắc chắn sẽ là điều không thể.

Hệ thống từ láy trong bản dịch:

Tiếng Việt cũng vô cùng đặc trưng ở hệ thống từ láy ở cà mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. Tiếng Hán tuy cũng có từ láy nhưng lại không thể biểu đạt hết cảm xúc hình ảnh như từ láy tiếng Việt. Tiếng Anh thì cảng không có từ láy nên bản dịch chắc chắn sẽ không thể biểu đạt ý nghĩa uyển chuyển gợi hình như bản gốc.

VD: Bản gốc:

“Từ Công nghe nói thủy chung,
Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang”


Bản dịch:

“Tu Cong heard being general,
Displeased featured the thunders”.

Bản dịch tuy dịch khá sát nghĩa với bản gốc nhưng việc không thể chuyển thể từ láy “đùng đùng” vào câu thơ khiến cho việc lột tả cơn giận của Từ Hải không được miêu tả đầy đủ. Cụm từ “đùng đùng” trong cơn giận của Từ Hải làm cho độc giả cảm thấy hơi sợ hãi trong câu văn khi liên tưởng đến cơn giận như tiếng sấm. Còn bản dịch chỉ đơn giản là “Cơn giận của Từ Hải to như sấm”.

4. Khả năng biểu đạt sắc thái tình cảm của bản dịch.

Trong truyện Kiều, Nguyễn Du dùng từ ngữ được cá tính hóa cao độ, nhân vật nào ngôn ngữ ấy, không thể lẫn lộn. Lời thơ “Truyện Kiều” sử dụng từ Hán Việt, điển cố rất đúng chỗ và sáng tạo, dùng nhiều hình thức tiểu đối nhịp nhàng, phép sóng đôi gợi cảm. Qua “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã làm cho tiếng Việt văn học đạt đến trình độ cổ điển, tạo thành giá trị văn chương bất hủ muôn đời. Do vậy việc dịch tác phẩm ra tiếng Anh mà giữ được nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du.

VD: Từ “thốt” trong câu “Hoa cười ngọc thốt đoan trang”. Từ “thốt” này không chỉ để bộc lộ âm thanh mà còn trong đó là sự bất ngờ, thán phục cho sắc đẹp của Thúy Vân.

Còn trong bản dịch “Her smile a flower and her voice sounds of jade” người dịch chỉ đơn thuần nói nụ cười của nàng Vân như hoa, tiếng nói như ngọc nhưng trong từ ngữ không hề có sự bất ngờ, thán phục như bản gốc của Nguyễn Du.

5. Điển cố điển tích trong truyện Kiều.

Truyện Kiều được Nguyễn Du dùng một số lượng khá lớn điển cố và điển tích để miêu tả nhân vật, lời nói… Việc dịch những điển cố điển tích này ra tiếng Anh không phải là điều đơn giản. Việc dịch đúng điển cố điển tích mà vẫn đáp ứng đủ thị hiếu của độc giả quốc tế quả thật là một thách thức cho người dịch giả.

VD: Bản gốc:

“Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai”.


Bản dịch:

“Her glances would make a king bequeath his throne,
Her skill, like her beauty, was second to none”

Bản dịch trên đã giải được điển cố về việc Ngô Phù Sai mất nước do Tây Thi nhưng việc giải nghĩa điển cố như vậy làm mất đi nét thẩm mỹ của nó. Khi đọc bản dịch, người ta chỉ nghĩ sắc đẹp của Kiều làm vị vua đánh mất ngai vàngTrong khi đọc bản dịch, người ta sẽ nghĩ sắc đẹp của Kiều làm “nghiêng nước nghiêng thành” chứ không chỉ làm cho một vị vua đánh mất ngai báu.

6. Bút pháp ước lệ và tả cảnh ngụ tình trong truyện Kiều.

Một điểm đặc trưng khác của truyện Kiều chính là nghệ thuật sử dụng tả cảnh ngụ tình và bút pháp ước lệ. Thông qua phong cảnh, sự vật, Nguyễn Du đã lột tả tài tình những hình ảnh, suy nghĩ nội tâm, tâm trạng của nhân vật. Bản dịch tiếng Anh cũng có thể giữ nguyên phần bút pháp này. Nhưng nếu vậy, độc giả quốc tế sẽ khó biết được nội dung của nó. Vì vậy bút pháp này trong tác phẩm đã được dịch giả lược bớt đi. Thậm chí bỏ đi vì tính tiếp nhận của độc giả quốc tế.

VD1: Bản gốc

“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”.


Bản dịch:

“Van looked gentle with a decent elegance,
Her face a full moon, her eyebrows two long arcs”.

Ở bản dịch, tuy dịch giả vẫn giữ nguyên phần miêu tả khuôn mặt của Thúy Vân như trăng rằm nhưng bản dịch không còn tính gợi hình, gợi trí tưởng tượng như của bản gốc. Nếu như Vân trong lời kể của bản dịch có lẽ nàng không còn đẹp nữa mà trông hơi dị hợm do khuôn mặt tròn xoe mà lông mày còn rậm rạp, cong như con ngài.

VD2: Bản gốc:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.


Bản dịch:

“Glumly she glimpsed at the port in the twilight,
Whose erring boat was flitting its sail afar?
Glumly she stared at the froths of coming waves,
Where were they flowing those drifted poor flowers?
Glumly she stared at the fields of dreary grass,
That merged into the blueness of land and cloud.
Glumly she stared at winds twisting on the bay,
That around her thrashed waves into roaring sounds”.

III. Tổng kết:

Việc dịch truyện Kiều ra một ngôn ngữ khác là một cơ hội để nước ta quảng bá nền văn hóa ra thế giới. Đồng thời đây cũng là một cách để tôn vinh Đại thi hào Nguyễn Du-một nhà văn hóa vĩ đại của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Tuy nhiên, việc dịch tác phẩm sang một ngôn ngữ khác sẽ không thể không mắc phải nhiều lỗi lầm. Bởi dịch có nghĩa là diệt. Ý nghĩa tác phẩm không thể còn nguyên vẹn khi hình thức của nó bị thay đổi. Vì vậy cần phải cân nhắc, nghiên cứu kỹ về ngôn ngữ sẽ dịch ra để đảm bảo dịch ra ngôn ngữ khác tác phẩm vẫn giữ được hầu hết ý nghĩa nội dung và tính nghệ thuật của nó.

Việc dịch tác phẩm ra để đảm bảo những điều trên tuy là một thách thức khó khăn với một dịch giả. Nhưng nếu không đảm bảo được, tác phẩm từ tuyệt tác có thể trở thành giấy vụn ở ngôn ngữ khác. Vì vậy viêc chuyển ngữ đúng cách cho một tác phẩm là điều vô cùng quan trọng.

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/truyen-kieu.980/
 
Từ khóa
nghe thuat noi dung so sanh tiếng anh truyen kieu
474
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top