Soạn bài Các phương châm hội thoại ngắn nhất

Soạn bài Các phương châm hội thoại ngắn nhất

Phương châm hội thoại thuộc môn học chuyên nghiên cứu phần nội dung của ngôn từ trong mối quan hệ với ngữ cảnh, với tình huống giao tiếp.

Khi giao tiếp, người nói phải tuân thủ những quy định. Những quy định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại.

Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa (phương châm về lượng).

Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực (phương châm về chất).

Phương châm hội thoại là phương pháp, cách thức mà chúng ta cần biết để điều khiển tư tưởng và ngôn ngữ khi giao tiếp trong xã hội.

Chúng ta cùng nhau Soạn bài Các phương châm hội thoại Ngữ Văn 9, tập 1.

5756

Soạn bài Các phương châm hội thoại​

Soạn bài Phương châm về lượng
Câu 1 (trang 15, SGK, Ngữ Văn 9, tập 1): Đọc đoạn đối thoại và trả lời câu hỏi.


An: – Cậu có biết bơi không?

Ba: – Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi nữa.

An: – Cậu học bơi ở đâu vậy?

Ba: – Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu.

Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không? Cần trả lời như thế nào? Từ đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?

Trả lời.

Câu trả lời của Ba: ...Dĩ nhiên là ở dưới nước... không mang đầy đủ nội dung mà An cần biết. Vì từ “bơi” hàm nghĩa “bơi ở dưới nước”. Điều mà An cần biết là địa điểm học bơi của Ba.

Nói mà không có nội dung là một hiện tượng không bình thường trong giao tiếp vì câu nói trong giao tiếp bao giờ cũng truyền tải một nội dung nhất định.

Như vậy câu nói phải có nội dung đúng như yêu cầu của giao tiếp, không nói thiếu những gì mà giao tiếp yêu cầu.

Câu 2 (Trang 9, SGK, Ngữ Văn 9, tập 1): Đọc truyện cười Lợn cưới áo mới và trả lời câu hỏi

LỢN CƯỚI, ÁO MỚI


Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng tới chiều không thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.

Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:

- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!


(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)

Vì sao truyện này lại gây cười? Lẽ ra anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới” phải hỏi và trả lời thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời? Như vậy, cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?

Trả lời

- Đọc truyện "Lợn cưới, áo mới" ta thấy vì muốn khoe khoang nên cả hai anh chàng trong truyện trên đều đưa vào lời nói những nội dung không cần thiết. Đây cũng chính là yếu tố gây cười của truyện. Lẽ ra anh "lợn cưới" chỉ cần hỏi: "Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?" và anh "áo mới" chỉ cần trả lời "tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả". Truyện cười này phê phán tính nói khoác.

- Như vậy, khi giao tiếp ta cần phải tuân thủ yêu cầu:

+ Lời nói phải có thông tin; thông tin ấy phải phù hợp với mục đích giao tiếp.
+ Nội dung của lời nói phải đủ (không thiếu, không thừa).
=> Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đúng như yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu (phương châm về lượng)

Soạn bài Phương châm về chất

Câu 1 (trang 15, SGK, Ngữ Văn 9, tập 1): Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi.

Quả bí khổng lồ


Hai anh chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy quả bí to, kêu lên:

– Chà, quả bí kia to thật!

Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:

– Thế thì đã lấy gì làm to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.

Anh kia nói ngay:

– Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.

Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi:

-Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy?

Anh kia giải thích:

– Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.

Anh nói khoác biết bạn chế nhạo mình bèn nói lảng sang chuyện khác.


(Theo truyện cười dân gian Việt Nam)

Truyện cười này phê phán điều gì? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?

Trả lời

- Tiếng cười trong truyện cười có tác dụng lên án, phê phán những cái xấu. Ở mẩu chuyện trên, tình tiết gây cười nằm ở lời đối đáp giữa hai nhân vật, đặc biệt là ở lời thoại cuối. Cái xấu bị phê phán ở đây là tính nói khoác, nói không đúng sự thật.

- Câu chuyện trên nhắc nhở chúng ta: khi nói, nội dung lời nói phải đúng sự thật. Không nói những gì mà mình không tin là đúng, không có căn cứ chính xác. Đây cũng chính là phương châm về lượng mà người giao tiếp phải tuân thủ.
 
Từ khóa
phương châm hội thoại phương châm về chất phương châm về lượng soạn bài các phương châm hội thoại truyện cười dân gian việt nam
436
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top