Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 118 Ngữ văn 7 Cánh diều

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 118 SGK Ngữ văn 7 bộ Cánh diều sẽ giúp trả lời các câu hỏi chính xác, ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nhất để các bạn có tư liệu học tập tốt. Đồng thời cũng đưa ra các tư liệu về một số lễ hội để các bạn có thêm nhiều hiểu biết về các trò chơi và hoạt động lễ hội truyền thống trên đất nước Việt Nam.

Câu 1 (trang 118 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Sưu tầm văn bản thuyết minh về quy tắc của một hoạt động tập thể trong nhà trường Trung học cơ sở nơi em đang học.​


Trả lời:

Hoạt động tập thể dục giữa giờ của học sinh Trường Tiểu học An Ninh D​


Nhằm tạo bầu không khí thoải mái, tăng cường sự hưng phấn cho các em học sinh sau các giờ học, Trường Tiểu học An Ninh D tổ chức hoạt động tập thể dục giữa buổi sáng, chiều trong tuần. Hoạt động này giúp cho các em được thư giãn tinh thần, giảm bớt căng thẳng để học tốt các tiết học tiếp theo.

Đã trở thành một thói quen, mỗi khi nghe thấy tiếng chuông báo hiệu giờ ra chơi sau 3 tiết học là các thầy cô giáo chủ nhiệm kể cả thầy cô dạy chuyên tiết cũng khẩn trương giúp các em học sinh xếp hàng tập trung ở sân trường để sẵn sàng bước vào bài thể dục giữa giờ. Các em học sinh nhanh chóng đứng vào hàng của lớp mình, đảm bảo hàng dọc, hàng ngang đúng khoảng cách.

Tiếp theo âm thanh bài hát sôi động làm nhạc nền của bài thể dục giữa giờ vang lên. Trong điệu nhạc vui nhộn, em nào cũng cảm thấy vui vẻ, hưng phấn và sảng khoái hơn.

Sau khi kết thúc bài tập, các em học sinh cùng nhau thực hiện động tác hô khẩu hiệu:

- MC: Rèn luyện thân thể
+ Học sinh: Bảo vệ Tổ quốc

- MC: Rèn luyện thân thể
+ Học sinh: Kiến thiết đất nước

- MC: Thể dục
+ Học sinh: Khỏe, Khỏe, Khỏe

Hằng ngày nhìn thấy những nụ cười rạng rỡ, những động tác nhanh nhẹn, khỏe khoắn của các em học sinh khi thực hiện bài thể dục giữa giờ, Lãnh đạo nhà trường cùng các thầy cô giáo đều cảm thấy rất vui. Niềm vui đó đã trở thành niềm hạnh phúc khi được chứng kiến các em ngày một tự tin và khỏe mạnh hơn.

Câu 2 (trang 118 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đọc sách, báo, truy cập internet, thu thập tư liệu (gồm các bài viết, hình ảnh, video,…) liên quan đến quy tắc, luật lệ của một hoạt động hoặc trò chơi ở các lĩnh vực như văn hóa, thể thao, du lịch,…​


Trả lời:

- Hội chọi gà Ngũ Xã tại Hà Nội​

Thời gian: 17/1 Âm lịch

Hội chọi gà Ngũ Xã được tổ chức ngày 17/1 âm lịch hàng năm tại làng Nam Tràng, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Điểm nổi bật nhất của lễ hội truyền thống này chính là các sân đấu gà.

Đặc sắc nhất của hội Ngũ Xã là các trận đấu gà chọi nảy lửa. Hội Ngũ Xã tập trung đông đảo những cao thủ chơi gà chọi từ nhiều vùng miền tới tranh tài. Những sân đấu gà được quây tròn thành nhiều điểm trong hội Ngũ Xã. Tất cả những người yêu mến trò chơi này đều có thể tham gia mà không cần đăng ký với Ban tổ chức. Bên cạnh mỗi sới gà luôn có một chiếc đồng hồ để theo dõi. Việc phân chia các cặp đấu, hình thức, thời gian thi đấu do chủ gà thỏa thuận với nhau. Thời gian thi đấu quy định theo số hồ, mỗi hồ kéo dài 15 phút, nghỉ 5 phút.
Mỗi ngày, hội chọi gà Ngũ Xã có từ 5-7 sới chọi gà, thu hút hàng trăm người tham gia, chủ yếu là dân cá cược. Hoạt động tổ chức cá cược được diễn ra công khai. Số tiền cá cược giao dịch trong mỗi trận đấu có khi lên tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng.

hội gà ngũ xa.jpg

- Lễ hội Hoa Ban - Mường Lò tại Yên Bái:​

Lễ hội hoa Ban còn có tên gọi khác là lễ hội Xên Mường, được tổ chức bởi người dân tộc Thái ở một số địa phương Tây Bắc. Lễ hội diễn ra định kỳ hàng năm vào dịp tháng 2 âm lịch, cũng là mùa hoa ban bắt đầu nở rộ, phủ trắng cả vùng núi rừng Tây Bắc. Lễ hội Hoa Ban cùng Hội Xòe Mường Lò và Lễ hội Xên Lẩu Nó tạo nên nét độc đáo riêng biệt trong văn hóa của người Thái ở Yên Bái.

Lễ hội thể hiện tấm lòng tôn kính và tri ân của quần chúng nhân dân, dành sự tưởng nhớ công lao to lớn đến các vị thần đã có công khai thiên lập địa. Đồng thời cũng gửi gắm mong cầu được quốc thái dân an, cho bản Mường được no ấm, quanh năm đều mưa thuận gió hòa, mùa màng được bội thu, thóc đầy bồ, gà đầy sân, gia đình thì êm ấm, hạnh phúc.

Lễ hội Hoa ban gắn liền với một sự tích về tình yêu đôi lứa đầy thương tâm. Chuyện kể lại rằng, nàng Khôm (theo tiếng Thái có nghĩa là nghèo, cay đắng) và chàng Tào Lu (có nghĩa là giàu có) dành tình yêu cho nhau nhưng không nhận được sự chấp nhận từ gia đình.

Thế nên khi mùa xuân đến, hai người đã lén gia đình rủ nhau lên chơi ở hang Thẩm Đông Ngoạng (hay còn gọi là hang rừng ve, tức hang Thẩm Lé ngày nay). Ít lâu sau, khi trở về chàng trai bị cảm nặng rồi chết, biến thành con Tô Mánh Lú (có màu đen, kích thước to hơn con ve). Còn Nàng Khôm vì không muốn bị gia đình ép gả cho chàng trai khác nên đã bỏ trốn vào rừng. Nàng cứ chạy, chạy mãi, đến khi kiệt sức rồi thì chết gục ở trong rừng. Nơi nàng ngã xuống sau này mọc lên một loại cây có hoa trắng, hương thơm dịu dàng như mật ngọt, người dân gọi đó là hoa Ban.

Từ ấy mỗi dịp xuân về loài hoa ban ấy lại nở rộ, như tưởng nhớ lại kỉ niệm mà chàng Lu và nàng Khôm đã có cùng nhau trong chuyến đi chơi hang. Loài hoa thanh khiết, trong trắng như tình yêu đôi lứa, lặng lẽ khoe sắc giữa đất trời Tây Bắc, kiên định nhớ về những hạnh phúc đã qua. Thế cho nên mỗi độ xuân về, người Thái lại tổ chức Lễ hội Hoa ban - Mường Lò như một sự khắc ghi về ý nghĩa tình yêu đôi lứa và mong cầu những điều tốt đẹp sẽ đến trong cuộc sống.

Để mở đầu Lễ hội Hoa ban - Mường Lò, những người dân tộc Thái sẽ cùng nhau mang lễ vật lên hang Thẩm Lé làm lễ cúng. Lễ vật bao gồm một con lợn, mấy cành hoa ban, chai rượu, hai bát gạo tẻ, hai bát cơm trắng, vài nén hương cùng trầu cau. Người làm lễ là thầy, thầy khấn bài cúng thần hang, thần rừng, cầu nguyện cho người dân có được cuộc sống ấm no và sung túc.

Sau khi hoàn thành phần lễ, sẽ đến phần hội để người dân được cùng nhau hòa vào không khí sôi động, tưng bừng. Các thanh niên trai gái cùng nhau chơi hội hái hoa, sôi nổi tham gia những trò biểu diễn độc đáo. Tiếng người hò reo cười đùa, tiếng pí, tiếng khèn hòa cùng tiếng trống chiêng vô cùng huyên náo. Con trai thì thổi khèn, con gái dập dìu ngại ngùng e thẹn, múa những điệu Thẩm Lé - là điệu múa dành riêng khi đi hái hoa ban.

Lúc này các chàng trai sẽ thi nhau trèo lên những cây hoa ban cao nhất, hái hoa xuống tặng cho những cô gái mà mình thích. Có khi cùng lúc có 5, 6 chàng trai cùng trèo lên, còn ở bên dưới các cô gái lấy những cái ớp (có hình dáng gần giống cái giỏ) để chuẩn bị đón những bông hoa được thả xuống. Anh chàng có ý với cô gái nào thì thả cho cô gái đó, còn cô gái cũng sẽ đón lấy hoa của chàng trai mà mình để ý. Như vậy nam thanh nữ tú tìm thấy nhau, cứ thế mà nên duyên.

Khi lễ hội Hoa Ban kết thúc cũng là lúc các cặp đôi trai gái tạm thời chia tay nhau để chuẩn bị xuống đồng cày cấy cho mùa vụ mới. Vì mùa xuân ở Yên Bái đồng thời cũng là mùa làm nương. Cho nên, trong dân ca của người Thái mới có những đoạn níu kéo nhau đầy tình tứ mà ý nhị như thế này:

“Muốn chơi thì chơi lúc hoa ban còn nở
Đùa thì đùa thời hoa ban còn nhiều
Đừng đợi lát nữa hoa sẽ tàn
Lúc ấy con gái có chồng thì bị xích đeo tay, gông đeo cổ, chẳng đi chơi hội được nữa rồi…”


lễ hội hoa ban.jpg



Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều hay nhất TẠI ĐÂY
 
Từ khóa Từ khóa
hoạt động tập thể dục giữa giờ hội chọi gà ngũ xã tại hà nội lễ hội hoa ban - mường lò tại yên bái thuyết minh về quy tắc của một hoạt động tập thể trong nhà trường trung học cơ sở
  • Like
Reactions: Vanhoctre
579
1
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.