Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 33 đến từ Nam Định

Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận​

1. Nhu cầu nghị luận​

a) Trong đời sống, chúng ta có thể gặp những câu hỏi sau đây:

- Tại sao phải luôn tuân thủ pháp luật?
- Tại sao lại phải học ngoại ngữ?
- Làm thế nào để thành trò giỏi con ngoan?
- Tại sao lại phải chống tộ nạn ma túy?
- Tại sao nói “lao động là vinh quang?”.

b) Với những loại câu hỏi như vậy, chúng ta phải trả lời bằng văn nghị luân, không thể là kể chuyện, miêu tả, biểu cảm. Bởi vì câu hỏi buộc người ta phải trả lời bằng lí lẽ có lí, phải quan tâm sử dụng các khái niệm để giải thích, thuyết phục người khác.

Ví dụ: Trong thế giới rộng mở những giao lưu văn hóa, trí thức ngày nay việc học ngoại ngữ là để tiếp nhận những tinh hoa ở các nước, tăng cường những quan hệ giao lưu để đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao. Chẳng hạn học tiếng Anh có khả năng tiếp thu vi tính dễ hơn...

c) Hằng ngày: Trên báo đài thường cổ những kiểu văn bản như hình luận thao; hỏi đáp pháp luật; cách mua trái cây ngon... trên các phương tiện truyền thông, em thường gặp những kiểu văn bản nghị luận như lời phát biểu, phản biện, …

2. Thế nào là văn bản nghị luận ?​


a. Bác Hồ viết bài này với mục đích kêu gọi mọi người đi học nâng cao dân trí.

- Bài viết nêu ra những ý kiến với các luận điểm :

+ Sự cần thiết phải nâng cao dân trí – “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí …” : dân ta đã từng bị thực dân Pháp cai trị và thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị ; chỉ ra lợi ích của việc học.
+ Kêu gọi mọi người cùng tham gia chống nạn thất học – “Mọi người Việt Nam … biết viết chữ Quốc ngữ” : kêu gọi mọi người cùng nhau chống nạn thất học.

b. Những lí lẽ được nêu :

- Tình trạng thất học, lạc hậu của 95% dân số.
- Để xây dựng đất nước trước hết phải biết chữ.
- Việc chống thất học là việc có thể thực hiện được.

c. Cũng có thể thực hiện mục đích bằng văn miêu tả, kể chuyện, biểu cảm. Tuy nhiên sẽ khó khăn hơn và không đạt hiệu quả cao như văn nghị luận.

Luyện tập​

Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):​


a. Đây là bài văn nghị luận. Vì bài nêu lên một ý kiến, luận điểm.

b. Tác giả đề xuất ý kiến : “Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội ?”

Lí lẽ và dẫn chứng :

- Trong cuộc sống có thói quen tốt (dậy sớm, đúng hẹn, giữ lời hứa, đọc sách…) và xấu (hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự).
- Có người biết phân biệt tốt và xấu nhưng đã thành thói quen nên khó bỏ khó sửa (thói quen hút thuốc lá gây thói quen gạt tàn bừa bãi …)
- Tác hại của thói quen xấu (mât vệ sinh khu dân cư, …)
- Khả năng tạo thói quen tốt và nhiễm thói quen xấu.

c. Bài viết này nhằm giải quyết vấn đề trong thực tế. Em đồng ý với ý kiến của bài viết. Vì vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, xã hội và ý kiến rất đúng đắn.

Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Bố cục bài văn (3 đoạn):​


- Đoạn 1 (2 câu đầu) : Nêu vấn đề, giới thiệu.
- Đoạn 2 (Hút thuốc lá … rất nguy hiểm) : Những thói quen xấu và tác hại của nó.
- Đoạn 3 (Còn lại) : hướng phấn đấu cho mỗi người, mỗi gia đình.

Câu 3 (trang 10 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận.​

- Đoạn 1 :

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

Trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

- Đoạn 2 :

“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng “đẹp”, một thứ tiếng “hay”. Nói thế có nghĩa là nói rằng : tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa vè mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng : tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.”

Trích Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)

Câu 4 (trang 10 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):​

Bài văn “Hai biển hồ” là một văn bản nghị luận. Dù có yếu tố tự sự, nhưng yếu tố tự sự cũng chỉ với mục đích bàn luận về hai cách sống : ích ỷ và chan hòa.
 
Từ khóa
lí lẽ và dẫn chứng nhiễm thói quen xấu thì dễ nhu cầu nghị luận soạn bài tìm hiểu chung về văn nghị luận tạo được thói quen tốt là rất khó thế nào là văn bản nghị luận
425
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top