Soạn văn Soạn văn Nghĩa của câu - đầy đủ, chi tiết

Soạn văn Soạn văn Nghĩa của câu - đầy đủ, chi tiết

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa. Một là đề cập đến sự việc. Hai là bày tỏ thí độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó. Cùng Triều Anh tham khảo bài soạn Nghĩa của câu, sgk Ngữ văn 11 trang 6, để hiểu hơn về hai thành phần nghĩa của câu trong tiếng Việt.
nghĩa của câu.png

Ảnh: sưu tầm​

I. HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU
1. So sánh hai cặp câu

- Cặp câu a1,a2: nói đến sự việc Chí Phèo đã từng ao ước có một gia đình nho nhỏ.
(a1) Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.
(a2) Có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.

+ Câu a1: kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc.

+ Câu a2: đề cập đến sự việc như nó đã xảy ra.
- Cặp câu b1,b2: nói đến sự việc người ta cũng bằng lòng.
(b1) Nếu tôi nói thì chắc người ta cũng bằng lòng...
(b2) Nếu tôi nói thì người ta cũng bằng lòng...

+ Câu b1: là sự đánh giá chủ quan của người nói về kết quả sự việc (có nhiều khả năng xảy ra).
+ Câu b2: chỉ đơn thuần đề cập đến sự việc.
2. Nhận xét:
- Mỗi câu thường có 2 thành phần nghĩa hoà quyện với nhau:
+ Nghĩa sự việc: còn được gọi là nghĩa miêu tả (hay nghĩa biểu hiện).
+ Nghĩa tình thái: là sự bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hay đối với người nghe.
- Đôi khi câu chỉ có nghĩa tình thái mà không có nghĩa sự việc.
II. NGHĨA SỰ VIỆC.
- Nghĩa sự việc là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
- Một số loại sự việc phổ biến.
+ Câu biểu hiện hành động.
+ Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm.
+ Câu biểu hiện quá trình.
+ Câu biểu hiện tư thế.
+ Câu biểu hiện sự tồn tại.
+ Câu biểu hiện quan hệ.
- Nghĩa của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp như: CN, VN, TN, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
* GHI NHỚ
Nghĩa của câu bao gồm hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu. Nó thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
II. LUYỆN TẬP
1. Phân tích nghĩa sự việc/Bài tập 1 sgk trang 9

- Câu 1: hai sự việc - trạng thái (ao thu – lạnh lẽo và nước - trong veo).
- Câu 2: một sự việc - đặc điểm (thuyền - bé).
- Câu 3: một sự việc - quá trình (sóng - gợn).
- Câu 4: một sự việc - quá trình (lá - đưa vèo).
- Câu 5: hai sự việc – trạng thái (tầng mây - lơ lửng); đặc điểm (trời - xanh).
- Câu 6: hai sự việc - đặc điểm (ngõ trúc - quanh co); trạng thái (khách - vắng teo).
- Câu 7: hai sự việc – tư thế (tựa gối, buông cần).
- Câu 8: một sự việc - hành động (cá – đớp).
2. Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc/Bài tập 2 sgk trang 9
a. Nghĩa tình thái thể hiện ở các từ: kể, thực, đáng
b. Nghĩa tình thái thể hiện ở các từ: có lẽ
c. Có hai nghĩa sự việc và hai nghĩa tình thái:
- “Họ cũng phân vân như mình” -> Tình thái là phỏng đoán (dễ = có lẽ, hình như).
- “Mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay là không” -> Nhấn mạnh với ba từ tình thái -> Đến chính ngay (mình).
3. Chọn từ ngữ thích hợp nhất/Bài tập 3 sgk trang 9
Chọn tình thái khẳng định mạnh mẽ: Hẳn
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
hai thành phần nghĩ của câu nghĩa của câu nghĩa sự việc nghĩa tình thái nghĩa tình thái và nghĩa sự việc ngữ văn 11 soạn văn nghĩa của câu triều anh
652
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top