Soạn văn Soạn văn Thao tác lập luận bác bỏ - đầy đủ, chi tiết

Soạn văn Soạn văn Thao tác lập luận bác bỏ - đầy đủ, chi tiết

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
Về bản chất, nghị luận là tranh luận để bác bỏ những quan điểm, ý kiến không đúng; bày tỏ bênh vực những quan điểm, ý kiến đúng đắn. Để nghị luận thêm sâu sắc và giàu tính thuyết phục, cần phải biết vận dụng thao tác lập luận bác bỏ. Cùng Triều Anh tham khảo bài soạn Thao tác lập luận bác bỏ sau:
03142575-DE7B-4021-A3D4-CE81E0A78ABA.jpeg
Ảnh: sưu tầm

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
1. Thế nào là bác bỏ?

Bác bỏ là: bác đi, gạt đi, không chấp nhận.
Ví dụ:
- Bác bỏ ý kiến.
- Bác bỏ luận điệu vu khống.
- Dự án bị bác bỏ.

2. Thao tác lập luận bác bỏ
Thao tác lập luận bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,...từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe/người đọc.

3. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ
- Mục đích của thao tác lập luận bác bỏ là dùng các lí lẽ và dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm, lệch lạc, thiếu khoa học của một quan điểm, ý kiến nào đó.

- Yêu cầu:
+ Cần phải nắm chắc những sai lầm của họ.
+ Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
+ Thái độ thẳng thắn nhưng cẩn trọng, có chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận.

II. CÁCH BÁC BỎ

1. Phân tích ví dụ SGK trang 24

a. Văn bản a sgk trang 24
- Luận điểm bị bác bỏ là: “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”.
- Những lí lẽ để bác bỏ:
+ Về chứng ngôn của người đồng thời với Nguyễn Du thì không có.
+ Còn những di bút của thi sĩ thì chỉ căn cứ vào mấy câu hay mấy bài mà Nguyễn Du nói về ma quỷ, về âm hồn thì không có cơ sở kết luận.
+ So sánh với Pa-xcan, những thi sĩ Anh Cát Lợi, Na Uy, Đan Mạch.
+ Kẻ tạo ra “Truyện Kiều” không thể là một con bệnh thần kinh.

b. Văn bản b sgk trang 25

- Luận cứ bị bác bỏ: “Nhiều đồng bào chúng ta… nghèo nàn”.
- Những lí lẽ để bác bỏ:
+ Chỉ ra nguyên nhân của luận cứ trên (thiếu hiểu biết về tiếng mẹ đẻ).
+ Đặt những câu hỏi: Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu; Vì sao người An Nam…tác phẩm tương tự; Phải quy lỗi… con người.

c. Văn bản c sgk trang 25
- Cách lập luận bị bác bỏ: “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi”.
- Những lí lẽ để bác bỏ: xuất phát từ thực tế và những kết luận khoa học để bác bỏ (hút thuốc không chỉ làm hại cho bản thân mà còn đầu độc những người xung quanh).

2. Cách thức bác bỏ (Ghi nhớ SGK –Tr26)
- Có thể bác bỏ một luận điểm, bác bỏ một luận cứ hoặc bác bỏ cách lập luận.
- Cách bác bỏ một luận điểm/luận cứ/lập luận.
+ Nêu tác hại.
+ Chỉ ra nguyên nhân.
+ Phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác.


II. LUYỆN TẬP

1. Bài tập 1 sgk trang 26

a. Bài tập 1a sgk trang 26
- Nguyễn Dữ bác bỏ một ý nghĩ sai lệch cứng quá thì gãy -> Đổi cứng ra mềm.
- Nguyễn Đình Thi bác bỏ một quan điểm sai lầm (thơ là những lời đẹp).

b. Bài tập 1b sgk trang 27
Cách bác bỏ và giọng văn:
- Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ với giọng văn dứt khoát, chắc nịch.
- Nguyễn Đình Thi dùng dẫn chứng để bác bỏ luận điểm với giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị.

c. Bài tập 1c sgk trang 27
Rút ra bài học: khi bác bỏ, cần lựa chọn mức độ bác bỏ và giọng văn thích hợp.

2. Bài tập 2 sgk trang 27
- Đây là một quan niệm sai lệch khi kết bạn.
- Có thể dùng cách truy tìm nguyên nhân, phân tích tác hại của quan niệm sai, để bác bỏ, sau đó nêu suy nghĩ và hành động đúng…
- Nên dùng giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị,…để thuyết phục bạn có quan điểm sai lầm đó.​
 
Từ khóa
bac bo bác bỏ một quan điểm sai lầm cách bác bỏ cách bác bỏ một luận điểm lập luận bác bỏ lập luận bị bác bỏ thao tác lập luận bác bỏ yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ
583
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top