Tại sao Bộ Giáo dục cho rằng ngoại ngữ là môn bắt buộc còn lịch sử thì không

Tại sao Bộ Giáo dục cho rằng ngoại ngữ là môn bắt buộc còn lịch sử thì không

Hoa Phù Sa
Hoa Phù Sa
TẠI SAO BỘ GIÁO DỤC CHO RẰNG NGOẠI NGỮ LÀ MÔN BẮT BUỘC, CÒN LỊCH SỬ THÌ KHÔNG ?

1- CÔNG CỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG TIẾP CẬN:

Thoạt nhìn thì bất kỳ ai cũng đều thấy ngoại ngữ là quan trọng. Đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Trong quá khứ, từ Bác Hồ cho đến các lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ra đều rất thạo tiếng Pháp và nói được một số ngoại ngữ phổ biến khác như tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Anh.v.v...

Tuy nhiên, ta hãy xét đến chức năng của ngoại ngữ. Để tìm hiểu tận gốc chuyện này, trước hết cần xét đến tương quan giữa ngữ văn và văn học. Nếu như ngữ văn thiên về kỹ năng, kỹ thuật thì văn học ở một địa vị khác hẳn. Văn là Người. Trong văn học có hầu hết những kiến thức của loài người và của dân tộc ta. Còn ngữ văn chỉ có vai trò như một công cụ kỹ năng phục vụ cho việc viết ra cáctácphẩm văn học mà thôi. Vì thế, ngoại ngữ, cũng giống nhữ ngữ văn, có điều là bằng các thứ tiếng không phải là tiếng Việt..

Sở dĩ có hiên tượng này bởi văn học thoát thai từ tâm hồn con người, từ sự nhận thức của con người đối với thế giới, từ nhân sinh quan của con người khi đánh giá thế giới xung quanh. Còn ngữ văn chỉ là công cụ để chuyển tải những nhân thức đó, thế giới quan đó, nhân sinh quan đó thành những áng văn chương. Do đó, xét theoquan hệ biện chứng thì văn có trước, ngữ có sau. Ngữ dùng để chuyển tải văn, còn văn thì đòi hỏi ngữ phải phát triển để chuyển tải nó. Văn là vô hạn. Còn ngữ thì luôn hữu hạn. Văn nhờ ngữ để chuyển tải, ngữ nhờ văn để phát triển. Đó chính là mối quan hệ biện chứng giữa NGỮ và VĂN mà tôi thấy mấy thầy "cải cách giáo dục" chẳng phân biệt cho rạch ròi được.

Nếu như ngữ văn phổ biến dùng tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) thì ngoại ngữ cũng như vậy nhưng bằng tiếng nước ngoài. Ngoại ngữ cũng chỉ là công cụ để chúng ta tìm hiểu, học tập, tiếp cận với thế giới bên ngoài biên giới quốc gia, để giao tiếp, làm ăn, buôn bán, đàm phán,kết bạn và cả... đánh nhau nữa. Do đó, xét cho cùng thì ngoại ngữ chỉ là một ohần của ngữ văn. Nó không xứng đáng để được xếp ngang hàng với văn học, với lịch sử, với toán học bởi nó chỉ là thủ phâp có tính thao tác chứ không phải kiến thức nền tảng cho tư duy.

Do đó, nếu toán học và văn học có tính cơ bản để tự người học hình thành nền tảng tư duy của con người thì ngoại ngữ không thể tự mình đóng vai trò ấy. NÓ CHỈ LÀ CÔNG CỤ ĐỂ CON NGƯỜI TA SỬ DỤNG NHẰM TIẾP CẬN CÁC ĐỐI TƯỢNG TRI THỨC.

Một phép toán có thể biến đổi các tham số để cho các đáp số khác nhau. Một đối tượng của văn học có thể được phản ánh bởi nhiều góc nhìn khác nhau và do đó, cho ra các tác phẩm văn học khác nhau. Do đó, cả toán học và văn học đều có một tính chất chung, đó là tình đồng đại.

Còn sử học thì khác. Sử học phản ánh các sự kiện, nhân vật theo diễn biến thời gian mà thời gian thì chỉ có thể đi theo một chiều từ quá khứ đến hiện tại và tương lai chứ không thể ngược lại. Do đó nó có tính lịch đại. Và cũng rất khác với toán, văn, địa lý, vật lý, hóa học, sinh học... phản ánh sự vật trên không gian ba chiều thì lịch sử có thêm chiều thú tư. Đó là thời gian. Cũng rất khác với không gian ba chiều có tính đồng đại, có chiều âm, chiều dương và vertor biến thiên có thể diễn biến theo cả hai chiều âm và dương, thuận và nghịch thì lịch sử chỉ có một chiều. Đó là mũi tên thời gian. Mọi thứ trên thế giới này đều có thể lặp lại, trừ lịch sử.

Khi còn ở thời kỳ sơ khai, nhân loại đã có tình trạng: "Văn, sử, triết bất phân". Tuy nhiên, đó chỉ là cách phân lập khoa học của các nhà nghiên cứu để xem xét hiện tượng, sự vật thôi chứ hiện tại thì trong văn vẫn có sử, trong sử vẫn có văn và trong triết học thì sử dụng cả hai văn và sử làm căn cứ nghiên cứu.

Chính vì những đặc trưng riêng có ấy mà lịch sử có vai trò đặc biệt quan trọng không kém toán học và văn học; đồng thời vượt lên trên ngoại ngữ với tư cách là môn học tạo lập kiến thức nền tảng trong khi ngoại ngữ chỉ là công cụ.

2- CÁI BẪY CỦA LOGIC NGỤY BIỆN.

Một điều trớ trêu là trong khi Bộ Giáo dục đào tạo coi môn ngoại ngữ là môn học bắt buộc ở phổ thông trung học thì Bộ Nội vụ, quy định mới về tiêu chuẩn công chức, viên chức nhà nước, trong đó có giáo viên (tất nhiên trừ giào viên ngoại ngữ), theo đó các chứng chỉ tin học và ngoại ngữ đã bị loại bỏ. Tại sao thế ?

Những người bảo vệ việc loại môn sử khỏi danh mục các môn học bắt buộc và đưa ngoại ngữ vào đó thường biện luận rằng: Ngoại ngữ giúp con người có thể tiếp cận nhiều thông tin hơn. Từ đó có thể cho con người cái nhìn đa chiều, rộng rãi, đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng. Và đương nhiên là ngườicó ngoại ngữ giỏi sẽ có nhiều cơ hội kiếm tiền và thăng tiến hơn. Đúng là như vậy.

Nhưng đối với lịch sử thì lại không thể suy nghĩ hơn kém theo kiểu "lý tài" như vậy. Karl Marx với tư duy duy vật biện chứng đã cho rằng không thể lặp lại lịch sử. Chúng ta chỉ có thể xây dựng nhận thức về lịch sử mà thôi. Và trong thời đại xã hội phân hóa giai cấp, phân chia quốc gia-dân tộc thì chắc chắn sẽ không thể có một nhận thức chung giống hệt nhau cho toàn thể loài người về lịch sử. Các tập đoàn xã hội, các quốc gia-dân tộc sẽ có những nhận thức, những cách giải thích khác nhau về lịch sử tùy theo quan điểm lợi ích của chính họ trước tiên.

Và đến đây thì chúng ta sẽ rõ mối tương quan giữa ngoại ngữ và lịch sử theo quan điểm của các chuyên gia đã đưa môn ngoại ngữ thay thế cho môn sử học là môn bắt buộc như thế nào và sẽ dẫn đến hậu quả gì.

Họ trả lời câu hỏi rất đơn giản. Muốn tìm hiểu về lịch sử ư ? Thì sách vở, tài liệu đầy rãy ra đấy. Tiếng Việt có, tiếng Anh có, tiếng Pháp có, tiếng Nga có.v.v… Nghe bùi tai thật ! Các cháu nhà mình đang có nhiều công cụ ngôn ngữ để tiếp cận các tài liệu lịch sử nhiều gầp hàng trăm lần mình thời trẻ trâu.

Nhưng xin đừng vội mừng. Cũng như văn học hay báo chí thôi; các tài liệu lịch sử ấy do ai viết, viết cho ai, theo quan điểm của ai ? Đây là điều mà các chuyên gia của Bộ Giáo dục Đào tạo rất khó trả lời. Đơn giản là vì họ đã quên mất lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Viết cái gì ? Viết cho ai đọc?"

À ! Thế là các học sinh muốn tìm kiếm tài liệu lịch sử phải không ? Tốt thôi ! Tài liệu tiếng Anh là nhiều nhất, vì tiếng Anh phổ biến nhất. Không mấy ai muốn tìm tài liệu lịch sử bằng tiếng Ả Rập vì thứ tiếng ấy cực kỳ khó học.

Thế thì trong hàng đống tài liệu tiếng Anh ấy có được mấy đầu sách phản ánh trung thực lịch sử Việt Nam ? Phản ánh khách quan lịch sử thế giới ? Hay laji truyền bá uan điểm "miền Bắc xâm lược miền Nam ???" Hay phổ biến quan điểm thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã khai hóa văn minh cho người Việt Nam ??? Thế là nhân danh tự do dân chủ, nhân danh đa chiều tư duy, các bác ở Bộ Giáo dục, đào tạo đang muốn thả nổi các con cháu chúng tôi cho chúng tự bơi giữa các dòng lịch sử, còn chọn được dòng sạch hay dòng bẩn thì mặc kệ xác chúng mày !

Rất vô trách nhiệm !

Đến đây thì cái bẫy, đồng thời là cái đuôi cáo của các nhà chuyên gia giáo dục loại bỏ môn sử học khỏi diện bắt buộc ở cấo học phổ thông cao nhất đã lộ ra. Họ đang dùng cái bẫy này để phá hoại nền sử học Việt Nam và thay vào đó là nền sử học Mỹ và phương Tây với đầy rãy sự giả tạo, xuyên tạc, đổi trắng thay đen và lừa bịp. Họ đang phục vụ cho ai khi hành động như vậy ?

Còn nhớ cách đây ba năm (2019) ông Hoàng Phi, một trong những "phản biện viên" của chương trình giáo dục mới đã nói toẹt ra rằng: "Không phải lịch sử không quan trọng mà lịch sử quá quan trọng đến mức không thể trao nó vào tay Nhà nước". À ! Ghê gớm chưa ! Các ông đang muốn tước luôn cả quyền quản lý giáo dục môn lịch sử ra khỏi tay Nhà nước nữa kia đấy. Quá trắng trợn luôn !

P/S: Dưới đây là kết quả thăm dò ý kiến trong 2 ngày vừa qua của Báo Tuổi trẻ về việc có hay không nên bắt buộc học môn sử:

Ngồn: Nguyễn minh tâm
 

Đính kèm

  • FB_IMG_1651278022551.jpg
    FB_IMG_1651278022551.jpg
    38.4 KB · Lượt xem: 264
  • Like
Reactions: Phong Cầm
380
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top