Thứ quà của nội
Một mùa xuân tươi mới đã qua đi, hè lại về với bao tiếc nuối, vấn vương, nàng nắng bắt đầu thay cho mình một lớp áo mới chói chang, rực lửa và đầy “nóng bỏng”. Còn nhớ mùa hè năm ấy, tiết trời oi bức, cây cối lặng im như chờ mong một cơn mưa rào hay một làn gió nhẹ thoảng qua để tưới lên mình chút tươi mát, chút mỹ vị, nhưng dường như, gió đã phụ lòng cây, gió bận phiêu du ở phương nào nên mãi chẳng tới được. Tôi ngồi trên chiếc võng trước nhà chờ mong nội đi chợ về, hôm nay nội bảo nội sẽ mua cho tôi một món quà nhỏ giúp tôi cảm thấy mát mẻ hơn vào những ngày hè nắng nóng đến cháy da này.
Chờ mãi cuối cùng nội cũng về tới, tấm lưng bà ướt đẫm mồ hôi, khuôn mặt không che được sự mệt mỏi vì nắng gắt nhưng vẫn mỉm cười, tay giơ lên cho tôi một chùm trái cây đo đỏ
“A, là quả vải, quả vải phải không nộii!”
Tôi vui sướng giơ đôi tay bé nhỏ ra nhận chùm vải từ tay nội, giúp nội ôm nó vào nhà, miệng tôi cứ tíu tít hỏi nội mãi
“Nội ơi, nội có mệt lắm không nội, để con rót nước giúp nội nha?”
“Nội ơi, hôm nay sao nội đi lâu thế, con ở nhà chờ nội lâu ơi là lâu luôn”
Nội cười hiền nhẹ nhàng nói với tôi do hôm nay cô Hai bán trái cây đã bán hết quả vải, nội phải đi xa hơn để mua cho tôi, dạo này trời nóng, lại đang là mùa vải nên mọi người rất ưa chuộng loại quả này, nội bảo nội sẽ làm quả vải lạnh cho tôi ăn, tôi sẽ thấy mát người hơn nhiều lắm. Tôi vui sướng đi theo nội vào nhà, đôi tay nhỏ không quên ôm thật chặt chùm vải của nội, miệng cười không ngớt, tôi sắp được ăn quả vải lạnh!!
Uống cốc nước tôi vừa rót, nội bắt đầu tách vải ra khỏi vỏ, vừa làm, nội vừa dạy tôi những kiến thức mới và thật hay. Những quả vải nội mua về tên của nó là vải thiều, là loại vải được người dân Việt rất ưa chuộng, được trồng nhiều ở khu vực Hải Dương và Bắc Giang. Tháng 3 dương lịch là thời điểm vải ra hoa, tới tháng 6 thì vải chín, rộ nhất là từ giữa tháng 6 tới giữa tháng 7. Nội còn kể, vải còn có tên khác là lệ chi, từ xa xưa Hán Vũ Đế đã sai quân đem cây vải từ miền Bắc nước ta về trồng ở Trung Quốc, nhưng trong lúc vận chuyển về, cây vải đã chết vì lạnh.Kể từ đó, vua Hán đã bắt nhân dân ta hàng năm phải cống nạp “lệ chi”. Lúc ấy, quả vải là một loại quả quý hiếm, chỉ vua chúa mới được thưởng thức chúng, vào thời Đường, Dương Quý phi là một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc vô cùng thích ăn vải. Đường Huyền Tông vì cưng chiều ái thiếp nên thường bắt nhân dân phía Nam cống nạp quả vải về thành Trường An, người xưa nói rằng sở dĩ Quý Phi đẹp như vậy là vì bà thường xuyên ăn vải.
Gắn liền với quả vải là hai nhân vật lịch sử của Việt Nam, đầu tiên là Mai Thúc Loan – một phu khuân vải cống nạp cho nhà Đường của Trung Quốc, sau này, ông lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa và lên ngôi vua lấy tên là Mai Hắc Đế. Nhân vật lịch sử thứ hai là Nguyễn Trãi, sau vụ án oan lệ chi viên, Nguyễn Trãi cùng vợ bị kết oan giết vua, chém đầu đến ba họ.
Nội còn bảo rằng quả vải ăn cũng có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng lại không nên ăn nhiều vì sẽ gây nóng trong người. Tôi vâng vâng dạ dạ rồi cười hì hì với nội, trong mắt tôi, nội thật là nhiều kiến thức!
Thoắt cái mà nội cũng đã lột xong chùm vải, nội cho những quả vải căng mọng vào một cái tô, rồi đem đi bỏ tủ lạnh, xoa đầu tôi và nói rằng đợi những quả vải lạnh là tôi sẽ có món ngon để ăn, tôi háo hức và mong chờ lắm.
Không bao lâu sau, những quả vải nội lột cũng đã đủ lạnh, nội bảo tôi lấy vài quả ăn, tôi lựa ngay quả to nhất mời nội ăn trước xong rồi bản thân cũng nhanh chóng lấy một quả cho vào miệng. A, đúng là mát thật đấy! Vải ngọt nhưng không quá gắt, lại lạnh lạnh khiến người ăn dễ chịu vô cùng.
“Nội ơi, mai mốt mình lại ăn nữa nha nội, con thích lắm”
Tôi vui vẻ vừa ăn vừa vòi vĩnh nội, nội cười hiền bảo con thích thì sau này tới mùa vải nội lại làm cho ăn. Cứ như vậy, hai bà cháu tôi lại vừa ăn vừa cười tủm tĩm.
Quả vải - Nguồn: Internet
Một mùa hè trôi qua, hè năm sau lại về…
Tôi năm ấy là một cô bé 7 tuổi…
Hôm nay là ngày đầu tôi nghỉ hè…
Sáng hôm ấy, nội rủ tôi cùng đi chợ, trời cũng đã bước sang những ngày oi bức nóng nực, nội bảo một lúc đi chợ sẽ mua vải về làm vải lạnh cho tôi ăn, tôi cười tít mắt thích thú muốn đi cùng nội. Thế nhưng mẹ lại bảo hôm nay tôi phải đi cùng ba mẹ vào nhà chú có chút việc, tôi tiếc nuối khi phải tạm biệt nội lên xe đi cùng ba mẹ, lúc ấy nội cười và bảo với tôi là đi về sẽ có vải lạnh cho tôi ngay, tôi đừng buồn mà cứ đi với ba mẹ. Tôi vui lắm khi nghe nội nói vậy, cười tít cả mắt cơ.
Vậy mà… đời chẳng như mơ, chuyện gì tới cũng đã tới, ba mẹ và tôi đi được nửa đường thì có anh gọi điện bảo rằng nội tôi bị tai nạn xe tải, gọi ba tôi về gấp.
Tôi nghe thì bắt đầu hoang mang, lo sợ, đầu tôi lúc đó tưởng tượng ra rất nhiều hình ảnh đáng sợ, nội tôi… sẽ không sao chứ?
Ba tôi chạy về tới ngay chỗ nội bị tai nạn, tôi còn nhớ rõ lúc đó, trước mặt tôi là một chiếc xe tải, nó… nó to lắm, tôi run rẩy nhìn xuống mặt đường… là máu… là những vũng máu, là có rất rất nhiều máu, máu nhuộm đỏ cả mặt đường, choáng ngợp cả tâm trí một đứa trẻ 7 tuổi như tôi, trên lề, những quả vải đang nằm vương vải ra đất… Tôi nhận ra được đó là vải mà nội hứa sẽ mua cho tôi, cớ sao, giờ đây chúng lại nằm ra đất cả thế kia… còn nội… nội ở đâu… nội ơi!
Tôi bắt đầu khóc lớn, nỗi sợ hãi bám lấy tâm trí tôi, nước mắt cứ thế trào ra không cản lại được, mẹ tôi cũng khóc, mẹ dỗ dành tôi rồi đưa tôi xuống cô Bảy, mẹ bảo rằng người ta đã đưa nội đi trạm xá cầm máu, rồi sẽ chuyển nội xuống bệnh viện lớn nhanh thôi, ba sẽ ra trạm để lo cho nội trước.
Tôi cứ khóc, nước mắt không biết làm sao để dừng lại, bạn tin không, lúc này tôi đã 18 tuổi, tôi đang ngồi viết những dòng này và nước mắt tôi vẫn đang rơi, cảnh tượng lúc đó đau lòng và ám ảnh tôi nhiều lắm…
Tôi nghe ba gọi về, báo với mẹ tôi rằng nội bị nặng lắm, hai chân nội nát thịt cả, đã được chuyển xuống bệnh viện lớn rồi, các bác tôi cũng đang ở dưới, sắp tới phải cắt thịt từ đùi nội để đắp xuống chân, và là, cắt thịt sống…
Tôi nghe, nỗi chua xót ngập tràn, nội tôi hẳn là đang đau đớn lắm. Càng thương nội bao nhiêu, tôi càng đau xót bấy nhiêu! Bạn thử nghĩ đi, một con dao bạn lỡ cắt nhầm vào tay, nó không sâu nhưng bạn cũng đau mà nhỉ, vậy mà, nội tôi đấy, một bà lão 80 tuổi đấy, rọc cả 2 mảng thịt to từ 2 đùi để đắp xuống dưới, thử hỏi, là bạn, bạn có dám không, có phải bạn vừa nghe thôi cũng đã sợ rồi đúng không? Vậy mà nội tôi lại dám, lại làm được, có đau đớn, có khóc la nhưng không bỏ cuộc, thời chiến, ông bà nội tôi là những người có công với Cách mạng, là những người đóng góp sức mình cho Cách mạng, có cả huân chương cơ, tôi và các anh chị em trong gia đình luôn tự hào khoe với bạn bè về điều đó, còn lúc này đây, tôi tự hào khoe với mọi người rằng nội tôi là một siêu anh hùng.
Sau những cuộc chiến đau đớn, nội cũng đã chiến thắng, nội mạnh mẽ mĩm cười với tôi mỗi lần tôi xuống thăm, tôi biết rằng, nội cười để tôi yên tâm, nội vẫn đau nhiều lắm, vết thương ở đùi vẫn dai dẳn đau ngày ngày, đặc biệt là lúc vừa sát trùng xong, tôi thật sự rất xót, bản thân chỉ biết cầu mong cho nội mau nhanh khỏe, cơn đau kia mau biến đi để nội không bị nó hành hạ nữa, tôi chỉ muốn nội sớm ngày về với tôi, vì nhà không có nội cô đơn và buồn bã lắm.
“Nội ơi, nội nhanh khỏe về với con nha, con sẽ làm món vải lạnh cho nội, xoa bóp cho nội, nội sẽ hong có bị đau nữa đâu”
Nội tôi cười, nụ cười ấy vẫn hiền hòa và thật ấm áp…
Rồi nội cũng khỏe lại, nội được về nhà, nội về tôi vui lắm, cứ chạy ra chạy vô trông xe bác đưa nội về cơ, sao mà hôm nay bác tôi chạy xe lâu thế chứ!
Rồi một chiếc ô tô màu đen đỗ lại, từ trên xe ba tôi cùng bác bước xuống, bế nội lên xe lăn rồi đẩy nội vào nhà, tôi vui mừng chạy ra đón nội.
“Chúc mừng nội được xuất viện a!”
Sau tai nạn, mặc dù nội chẳng thể đi lại như trước, nhưng mà không sao cả, vì có tôi giúp nội kia mà!
À mà nói một chút, các bạn biết vì sao nội tôi bị tai nạn không, không phải vì nội tôi đi sai đâu nha, nội tôi đi trong lề mà bị chú tài xế xe tải ngủ gật nên tông vào, chân nội tôi bị cuốn theo bánh xe nên thành ra nặng như vậy. Sau tai nạn, chú đó rất lo sợ và hối lỗi, có bồi thường cho nhà tôi một số tiền, nhưng vì gia cảnh chú cũng khó khăn, nên gia đình tôi chỉ nhận một số tiền nhỏ, coi như nhận lòng xin lỗi của chú! Hy vọng chú sẽ cẩn thận và có trách nhiệm hơn với mỗi chuyến xe của mình!
Thời gian cứ như vậy trôi đi, sau một thời gian dài nằm trên giường bệnh, nội tôi có chống gậy đi lại được vòng vòng trong nhà, mỗi mùa hè trôi qua tôi đều cùng nội ăn món vải lạnh, ngon và hạnh phúc lắm!
Có lẽ, hỏi tôi thứ gì là tàn nhẫn nhất trên đời, tôi sẽ trả lời ngay là thời gian!
Vô tình, tàn nhẫn, và đầy đắng cay…
Từ một cô bé 7 tuổi, tôi dần dần trưởng thành, ở tuổi 17 đầy thơ ngây và đầy sức lực tuổi trẻ ấy, tôi mất nội… Vĩnh viễn và mãi mãi không còn nội ăn vải lạnh cùng tôi, kể chuyện cho tôi, và… không còn ai để tôi bón cơm, bón nước nữa, nội… đã về với đức Phật…
Ảnh vẽ nội
Những ký ức lúc ấy như thước phim bắt đầu tua chậm lại, khi tôi sắp bước vào những ngày thi thì nội tôi hấp hối. Nội bỏ ăn, và dường như không còn phản ứng với mọi người xung quanh, nội hôn mê và kéo đờm thường xuyên lắm… tôi sợ, sợ nội không vượt qua được mà bỏ tôi, sợ một đêm thức dậy sẽ không còn nội nữa. Các cô tôi thay phiên nhau túc trực chăm lo cho nội, nhà tôi đêm nào cũng đầy người tới thăm, tôi nghe mọi người bảo rằng, nội tôi…đã yếu lắm rồi, hãy canh chừng cẩn thận vì không biết lúc nào nội sẽ ra đi. Tôi hoang mang, bài vở ôn thi không vào đầu nổi, sao lại như vậy… vài hôm trước nội vẫn cười nói với tôi kia mà…
Ba tôi nói nhỏ vào tai nội, rằng nội hãy cố gắng vượt qua, tôi và các anh chị đang vào giai đoạn ôn thi cuối kì, nội có gì chúng tôi không còn tâm trí học nổi, đặc biệt là tôi.
Nội tôi vậy mà, gắng gượng thật, kiên cường thật, nội bỏ ăn gần 20 ngày, các cô tôi cố gắng bón cho nội chút nước cháo, chút nước yến, không nhiều nhưng nhà tôi vẫn hy vọng nội sẽ ổn, nhưng hầu như vô vọng, nội tôi ọc ra lại cả, tôi xót xa và lo sợ ngày càng dâng cao, bài học thật khó vào, nhưng tôi phải cố gắng, mỗi lần tôi đạt thành tích tốt nội tôi rất vui, tôi phải thi thật tốt để nội vui lòng, và biết đâu, nội sẽ khỏe thì sao…
Cứ như vậy, khi tôi hoàn thành ngày thi cuối cùng thì cũng tới dịp lễ 30/4 và 1/5
Tôi thi tốt lắm, tôi về và nói thầm cho nội biết, tôi mong nội sẽ nhanh vượt qua được
Nhưng rồi, một buổi trưa 30/4, hơi thở nội tôi gấp gáp hơn mọi ngày, tôi sợ tới mức bật khóc, chỉ biết túc trực gần nội, tôi sợ, sợ chỉ cần lơ một giây thôi thì không còn nội nữa…
“Nội ơi, nhanh khỏe nội nhé”
Tôi thầm cầu nguyện mỗi phút mỗi giây, nhưng dường như, ông trời đã phụ lòng người, tôi canh nội cùng các cô tới khuya thì bắt đầu mệt, tôi bị các cô đuổi đi ngủ, tôi định bụng chỉ chợp mắt một xíu thôi, rồi chạy ra với nội, vậy mà, bạn biết không… trong lúc tôi ngủ, nội tôi… ra đi mãi mãi… phép màu đã không xuất hiện, nội không đủ sức nữa…
“Nội là siêu anh hùng trong lòng con, là người bà mà con vô cùng yêu thương và kính trọng, cảm ơn nội vì tất cả, vì những bữa cơm, những món ăn mà khi còn khỏe nội hay nấu cho con, cảm ơn nội vì những qủa vải lạnh, những cái quạt tay ru con ngủ khi còn bé thơ, cảm ơn nội vì đã làm nội của con, con nhất định sẽ sống tốt như cách nội vẫn hay dạy con, con yêu nội”
Sau khi nội đi, mọi người tới viếng đông lắm, ai cũng thương nội cả, nội hiền, sống hòa đồng và tử tế với mọi người, nên ngày nội mất mọi người đều khóc thương, nội ơi… nội nhìn thấy không nội… nội được nhiều người yêu quý lắm, con thật sự rất tự hào về nội!
Thời gian lặng lẽ trôi, nỗi đau năm nào vẫn còn nằm sâu trong lòng con, nỗi nhớ thương nội vẫn còn đó, nhưng con biết chắc chắn rằng, ở một nơi nào đó, nội vẫn luôn yêu thương, quan sát và bảo vệ con. Những quả vải thưởng thức cùng nội, là thứ quà to lớn nhất mà đời này con có được.
“Vải ngọt, như chính tình yêu thương của bà cháu mình, nội nhỉ!”
“Hãy trân trọng và yêu thương những người đang ở bên cạnh mình bạn nhé!
Đừng để một mai mất đi rồi lại nói “giá như”,
Hãy sống sao để khi về với đất mẹ,
Người đời tiếc thương…
Ta buông xuôi mãn nguyện
Ở phương xa tự hào nói lớn:
“Tôi đã sống đáng một cuộc đời”.
Một mùa xuân tươi mới đã qua đi, hè lại về với bao tiếc nuối, vấn vương, nàng nắng bắt đầu thay cho mình một lớp áo mới chói chang, rực lửa và đầy “nóng bỏng”. Còn nhớ mùa hè năm ấy, tiết trời oi bức, cây cối lặng im như chờ mong một cơn mưa rào hay một làn gió nhẹ thoảng qua để tưới lên mình chút tươi mát, chút mỹ vị, nhưng dường như, gió đã phụ lòng cây, gió bận phiêu du ở phương nào nên mãi chẳng tới được. Tôi ngồi trên chiếc võng trước nhà chờ mong nội đi chợ về, hôm nay nội bảo nội sẽ mua cho tôi một món quà nhỏ giúp tôi cảm thấy mát mẻ hơn vào những ngày hè nắng nóng đến cháy da này.
Chờ mãi cuối cùng nội cũng về tới, tấm lưng bà ướt đẫm mồ hôi, khuôn mặt không che được sự mệt mỏi vì nắng gắt nhưng vẫn mỉm cười, tay giơ lên cho tôi một chùm trái cây đo đỏ
“A, là quả vải, quả vải phải không nộii!”
Tôi vui sướng giơ đôi tay bé nhỏ ra nhận chùm vải từ tay nội, giúp nội ôm nó vào nhà, miệng tôi cứ tíu tít hỏi nội mãi
“Nội ơi, nội có mệt lắm không nội, để con rót nước giúp nội nha?”
“Nội ơi, hôm nay sao nội đi lâu thế, con ở nhà chờ nội lâu ơi là lâu luôn”
Nội cười hiền nhẹ nhàng nói với tôi do hôm nay cô Hai bán trái cây đã bán hết quả vải, nội phải đi xa hơn để mua cho tôi, dạo này trời nóng, lại đang là mùa vải nên mọi người rất ưa chuộng loại quả này, nội bảo nội sẽ làm quả vải lạnh cho tôi ăn, tôi sẽ thấy mát người hơn nhiều lắm. Tôi vui sướng đi theo nội vào nhà, đôi tay nhỏ không quên ôm thật chặt chùm vải của nội, miệng cười không ngớt, tôi sắp được ăn quả vải lạnh!!
Uống cốc nước tôi vừa rót, nội bắt đầu tách vải ra khỏi vỏ, vừa làm, nội vừa dạy tôi những kiến thức mới và thật hay. Những quả vải nội mua về tên của nó là vải thiều, là loại vải được người dân Việt rất ưa chuộng, được trồng nhiều ở khu vực Hải Dương và Bắc Giang. Tháng 3 dương lịch là thời điểm vải ra hoa, tới tháng 6 thì vải chín, rộ nhất là từ giữa tháng 6 tới giữa tháng 7. Nội còn kể, vải còn có tên khác là lệ chi, từ xa xưa Hán Vũ Đế đã sai quân đem cây vải từ miền Bắc nước ta về trồng ở Trung Quốc, nhưng trong lúc vận chuyển về, cây vải đã chết vì lạnh.Kể từ đó, vua Hán đã bắt nhân dân ta hàng năm phải cống nạp “lệ chi”. Lúc ấy, quả vải là một loại quả quý hiếm, chỉ vua chúa mới được thưởng thức chúng, vào thời Đường, Dương Quý phi là một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc vô cùng thích ăn vải. Đường Huyền Tông vì cưng chiều ái thiếp nên thường bắt nhân dân phía Nam cống nạp quả vải về thành Trường An, người xưa nói rằng sở dĩ Quý Phi đẹp như vậy là vì bà thường xuyên ăn vải.
Gắn liền với quả vải là hai nhân vật lịch sử của Việt Nam, đầu tiên là Mai Thúc Loan – một phu khuân vải cống nạp cho nhà Đường của Trung Quốc, sau này, ông lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa và lên ngôi vua lấy tên là Mai Hắc Đế. Nhân vật lịch sử thứ hai là Nguyễn Trãi, sau vụ án oan lệ chi viên, Nguyễn Trãi cùng vợ bị kết oan giết vua, chém đầu đến ba họ.
Nội còn bảo rằng quả vải ăn cũng có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng lại không nên ăn nhiều vì sẽ gây nóng trong người. Tôi vâng vâng dạ dạ rồi cười hì hì với nội, trong mắt tôi, nội thật là nhiều kiến thức!
Thoắt cái mà nội cũng đã lột xong chùm vải, nội cho những quả vải căng mọng vào một cái tô, rồi đem đi bỏ tủ lạnh, xoa đầu tôi và nói rằng đợi những quả vải lạnh là tôi sẽ có món ngon để ăn, tôi háo hức và mong chờ lắm.
Không bao lâu sau, những quả vải nội lột cũng đã đủ lạnh, nội bảo tôi lấy vài quả ăn, tôi lựa ngay quả to nhất mời nội ăn trước xong rồi bản thân cũng nhanh chóng lấy một quả cho vào miệng. A, đúng là mát thật đấy! Vải ngọt nhưng không quá gắt, lại lạnh lạnh khiến người ăn dễ chịu vô cùng.
“Nội ơi, mai mốt mình lại ăn nữa nha nội, con thích lắm”
Tôi vui vẻ vừa ăn vừa vòi vĩnh nội, nội cười hiền bảo con thích thì sau này tới mùa vải nội lại làm cho ăn. Cứ như vậy, hai bà cháu tôi lại vừa ăn vừa cười tủm tĩm.
Quả vải - Nguồn: Internet
Một mùa hè trôi qua, hè năm sau lại về…
Tôi năm ấy là một cô bé 7 tuổi…
Hôm nay là ngày đầu tôi nghỉ hè…
Sáng hôm ấy, nội rủ tôi cùng đi chợ, trời cũng đã bước sang những ngày oi bức nóng nực, nội bảo một lúc đi chợ sẽ mua vải về làm vải lạnh cho tôi ăn, tôi cười tít mắt thích thú muốn đi cùng nội. Thế nhưng mẹ lại bảo hôm nay tôi phải đi cùng ba mẹ vào nhà chú có chút việc, tôi tiếc nuối khi phải tạm biệt nội lên xe đi cùng ba mẹ, lúc ấy nội cười và bảo với tôi là đi về sẽ có vải lạnh cho tôi ngay, tôi đừng buồn mà cứ đi với ba mẹ. Tôi vui lắm khi nghe nội nói vậy, cười tít cả mắt cơ.
Vậy mà… đời chẳng như mơ, chuyện gì tới cũng đã tới, ba mẹ và tôi đi được nửa đường thì có anh gọi điện bảo rằng nội tôi bị tai nạn xe tải, gọi ba tôi về gấp.
Tôi nghe thì bắt đầu hoang mang, lo sợ, đầu tôi lúc đó tưởng tượng ra rất nhiều hình ảnh đáng sợ, nội tôi… sẽ không sao chứ?
Ba tôi chạy về tới ngay chỗ nội bị tai nạn, tôi còn nhớ rõ lúc đó, trước mặt tôi là một chiếc xe tải, nó… nó to lắm, tôi run rẩy nhìn xuống mặt đường… là máu… là những vũng máu, là có rất rất nhiều máu, máu nhuộm đỏ cả mặt đường, choáng ngợp cả tâm trí một đứa trẻ 7 tuổi như tôi, trên lề, những quả vải đang nằm vương vải ra đất… Tôi nhận ra được đó là vải mà nội hứa sẽ mua cho tôi, cớ sao, giờ đây chúng lại nằm ra đất cả thế kia… còn nội… nội ở đâu… nội ơi!
Tôi bắt đầu khóc lớn, nỗi sợ hãi bám lấy tâm trí tôi, nước mắt cứ thế trào ra không cản lại được, mẹ tôi cũng khóc, mẹ dỗ dành tôi rồi đưa tôi xuống cô Bảy, mẹ bảo rằng người ta đã đưa nội đi trạm xá cầm máu, rồi sẽ chuyển nội xuống bệnh viện lớn nhanh thôi, ba sẽ ra trạm để lo cho nội trước.
Tôi cứ khóc, nước mắt không biết làm sao để dừng lại, bạn tin không, lúc này tôi đã 18 tuổi, tôi đang ngồi viết những dòng này và nước mắt tôi vẫn đang rơi, cảnh tượng lúc đó đau lòng và ám ảnh tôi nhiều lắm…
Tôi nghe ba gọi về, báo với mẹ tôi rằng nội bị nặng lắm, hai chân nội nát thịt cả, đã được chuyển xuống bệnh viện lớn rồi, các bác tôi cũng đang ở dưới, sắp tới phải cắt thịt từ đùi nội để đắp xuống chân, và là, cắt thịt sống…
Tôi nghe, nỗi chua xót ngập tràn, nội tôi hẳn là đang đau đớn lắm. Càng thương nội bao nhiêu, tôi càng đau xót bấy nhiêu! Bạn thử nghĩ đi, một con dao bạn lỡ cắt nhầm vào tay, nó không sâu nhưng bạn cũng đau mà nhỉ, vậy mà, nội tôi đấy, một bà lão 80 tuổi đấy, rọc cả 2 mảng thịt to từ 2 đùi để đắp xuống dưới, thử hỏi, là bạn, bạn có dám không, có phải bạn vừa nghe thôi cũng đã sợ rồi đúng không? Vậy mà nội tôi lại dám, lại làm được, có đau đớn, có khóc la nhưng không bỏ cuộc, thời chiến, ông bà nội tôi là những người có công với Cách mạng, là những người đóng góp sức mình cho Cách mạng, có cả huân chương cơ, tôi và các anh chị em trong gia đình luôn tự hào khoe với bạn bè về điều đó, còn lúc này đây, tôi tự hào khoe với mọi người rằng nội tôi là một siêu anh hùng.
Sau những cuộc chiến đau đớn, nội cũng đã chiến thắng, nội mạnh mẽ mĩm cười với tôi mỗi lần tôi xuống thăm, tôi biết rằng, nội cười để tôi yên tâm, nội vẫn đau nhiều lắm, vết thương ở đùi vẫn dai dẳn đau ngày ngày, đặc biệt là lúc vừa sát trùng xong, tôi thật sự rất xót, bản thân chỉ biết cầu mong cho nội mau nhanh khỏe, cơn đau kia mau biến đi để nội không bị nó hành hạ nữa, tôi chỉ muốn nội sớm ngày về với tôi, vì nhà không có nội cô đơn và buồn bã lắm.
“Nội ơi, nội nhanh khỏe về với con nha, con sẽ làm món vải lạnh cho nội, xoa bóp cho nội, nội sẽ hong có bị đau nữa đâu”
Nội tôi cười, nụ cười ấy vẫn hiền hòa và thật ấm áp…
Rồi nội cũng khỏe lại, nội được về nhà, nội về tôi vui lắm, cứ chạy ra chạy vô trông xe bác đưa nội về cơ, sao mà hôm nay bác tôi chạy xe lâu thế chứ!
Rồi một chiếc ô tô màu đen đỗ lại, từ trên xe ba tôi cùng bác bước xuống, bế nội lên xe lăn rồi đẩy nội vào nhà, tôi vui mừng chạy ra đón nội.
“Chúc mừng nội được xuất viện a!”
Sau tai nạn, mặc dù nội chẳng thể đi lại như trước, nhưng mà không sao cả, vì có tôi giúp nội kia mà!
À mà nói một chút, các bạn biết vì sao nội tôi bị tai nạn không, không phải vì nội tôi đi sai đâu nha, nội tôi đi trong lề mà bị chú tài xế xe tải ngủ gật nên tông vào, chân nội tôi bị cuốn theo bánh xe nên thành ra nặng như vậy. Sau tai nạn, chú đó rất lo sợ và hối lỗi, có bồi thường cho nhà tôi một số tiền, nhưng vì gia cảnh chú cũng khó khăn, nên gia đình tôi chỉ nhận một số tiền nhỏ, coi như nhận lòng xin lỗi của chú! Hy vọng chú sẽ cẩn thận và có trách nhiệm hơn với mỗi chuyến xe của mình!
Thời gian cứ như vậy trôi đi, sau một thời gian dài nằm trên giường bệnh, nội tôi có chống gậy đi lại được vòng vòng trong nhà, mỗi mùa hè trôi qua tôi đều cùng nội ăn món vải lạnh, ngon và hạnh phúc lắm!
Có lẽ, hỏi tôi thứ gì là tàn nhẫn nhất trên đời, tôi sẽ trả lời ngay là thời gian!
Vô tình, tàn nhẫn, và đầy đắng cay…
Từ một cô bé 7 tuổi, tôi dần dần trưởng thành, ở tuổi 17 đầy thơ ngây và đầy sức lực tuổi trẻ ấy, tôi mất nội… Vĩnh viễn và mãi mãi không còn nội ăn vải lạnh cùng tôi, kể chuyện cho tôi, và… không còn ai để tôi bón cơm, bón nước nữa, nội… đã về với đức Phật…
Ảnh vẽ nội
Những ký ức lúc ấy như thước phim bắt đầu tua chậm lại, khi tôi sắp bước vào những ngày thi thì nội tôi hấp hối. Nội bỏ ăn, và dường như không còn phản ứng với mọi người xung quanh, nội hôn mê và kéo đờm thường xuyên lắm… tôi sợ, sợ nội không vượt qua được mà bỏ tôi, sợ một đêm thức dậy sẽ không còn nội nữa. Các cô tôi thay phiên nhau túc trực chăm lo cho nội, nhà tôi đêm nào cũng đầy người tới thăm, tôi nghe mọi người bảo rằng, nội tôi…đã yếu lắm rồi, hãy canh chừng cẩn thận vì không biết lúc nào nội sẽ ra đi. Tôi hoang mang, bài vở ôn thi không vào đầu nổi, sao lại như vậy… vài hôm trước nội vẫn cười nói với tôi kia mà…
Ba tôi nói nhỏ vào tai nội, rằng nội hãy cố gắng vượt qua, tôi và các anh chị đang vào giai đoạn ôn thi cuối kì, nội có gì chúng tôi không còn tâm trí học nổi, đặc biệt là tôi.
Nội tôi vậy mà, gắng gượng thật, kiên cường thật, nội bỏ ăn gần 20 ngày, các cô tôi cố gắng bón cho nội chút nước cháo, chút nước yến, không nhiều nhưng nhà tôi vẫn hy vọng nội sẽ ổn, nhưng hầu như vô vọng, nội tôi ọc ra lại cả, tôi xót xa và lo sợ ngày càng dâng cao, bài học thật khó vào, nhưng tôi phải cố gắng, mỗi lần tôi đạt thành tích tốt nội tôi rất vui, tôi phải thi thật tốt để nội vui lòng, và biết đâu, nội sẽ khỏe thì sao…
Cứ như vậy, khi tôi hoàn thành ngày thi cuối cùng thì cũng tới dịp lễ 30/4 và 1/5
Tôi thi tốt lắm, tôi về và nói thầm cho nội biết, tôi mong nội sẽ nhanh vượt qua được
Nhưng rồi, một buổi trưa 30/4, hơi thở nội tôi gấp gáp hơn mọi ngày, tôi sợ tới mức bật khóc, chỉ biết túc trực gần nội, tôi sợ, sợ chỉ cần lơ một giây thôi thì không còn nội nữa…
“Nội ơi, nhanh khỏe nội nhé”
Tôi thầm cầu nguyện mỗi phút mỗi giây, nhưng dường như, ông trời đã phụ lòng người, tôi canh nội cùng các cô tới khuya thì bắt đầu mệt, tôi bị các cô đuổi đi ngủ, tôi định bụng chỉ chợp mắt một xíu thôi, rồi chạy ra với nội, vậy mà, bạn biết không… trong lúc tôi ngủ, nội tôi… ra đi mãi mãi… phép màu đã không xuất hiện, nội không đủ sức nữa…
“Nội là siêu anh hùng trong lòng con, là người bà mà con vô cùng yêu thương và kính trọng, cảm ơn nội vì tất cả, vì những bữa cơm, những món ăn mà khi còn khỏe nội hay nấu cho con, cảm ơn nội vì những qủa vải lạnh, những cái quạt tay ru con ngủ khi còn bé thơ, cảm ơn nội vì đã làm nội của con, con nhất định sẽ sống tốt như cách nội vẫn hay dạy con, con yêu nội”
Sau khi nội đi, mọi người tới viếng đông lắm, ai cũng thương nội cả, nội hiền, sống hòa đồng và tử tế với mọi người, nên ngày nội mất mọi người đều khóc thương, nội ơi… nội nhìn thấy không nội… nội được nhiều người yêu quý lắm, con thật sự rất tự hào về nội!
Thời gian lặng lẽ trôi, nỗi đau năm nào vẫn còn nằm sâu trong lòng con, nỗi nhớ thương nội vẫn còn đó, nhưng con biết chắc chắn rằng, ở một nơi nào đó, nội vẫn luôn yêu thương, quan sát và bảo vệ con. Những quả vải thưởng thức cùng nội, là thứ quà to lớn nhất mà đời này con có được.
“Vải ngọt, như chính tình yêu thương của bà cháu mình, nội nhỉ!”
“Hãy trân trọng và yêu thương những người đang ở bên cạnh mình bạn nhé!
Đừng để một mai mất đi rồi lại nói “giá như”,
Hãy sống sao để khi về với đất mẹ,
Người đời tiếc thương…
Ta buông xuôi mãn nguyện
Ở phương xa tự hào nói lớn:
“Tôi đã sống đáng một cuộc đời”.
Kha Tuyết
(Bón cá chép).
(Bón cá chép).
Sửa lần cuối:
- Từ khóa
- mùa vải ngọt - văn học trẻ