Chia Sẻ Tiểu sử và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du

Chia Sẻ Tiểu sử và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 20
Mỗi khi nhắc tới nhà thơ lớn của Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến Nguyễn Du - một đại thi hào dân tộc. Hôm nay, cùng www.vanhoctre.com đi tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp của Nguyễn Du nhé!
5080


Tiểu sử và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du
1. Tiểu sử Nguyễn Du
- Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820) tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), Nam Hải điếu đồ (南海釣屠), là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc".
- Sinh ra trong một gia đình quyền thế có truyền thống khoa bảng nổi danh ở làng Tiên Điền, Nguyễn Du thừa hưởng được sự thông minh và sắc sảo từ người cha Nguyễn Nghiễm (đã từng làm quan tới chức Đại tư đồ hay còn gọi là Tể Tướng).
- Năm ông lên 1 tuổi, cha của ông được phong lên làm Thái tử thái bảo nên cuộc sống thuở ấu thơ của ông sống trong nhung lụa sung sướng, giàu sang phú quý.
- Năm 1774, Nguyễn Nghiễm được sung chức Tể tướng và đi đánh chúa Nguyễn ở Đàng trong, cũng trong thời gian này cuộc đời của Nguyễn Du bước sang trang mới, chịu nhiều mất mát tổn thương từ tinh thần tới vật chất.
- Năm 1775, chứng kiến anh trai Nguyễn Trụ qua đời, khởi đầu cho những bi kịch sắp đến.
- Năm 1776, nhận được tin cha mất, ông bắt đầu nếm những trái đắng của cuộc đời.
- Năm 1778, người mẹ thân yêu nhất của ông cũng rời bỏ ông đi. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông mồ côi cả cha và mẹ. Năm 13 tuổi, ông chuyển tới ở cùng với anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản.
- Năm 1780 anh Nguyễn Khản bị khép tội và giam ở nhà Châu Quận Công, chỉ mới 15 tuổi ông được người quen của cha mình đưa về Sơn Nam Hạ nuôi ăn học.
- Năm 1782, người anh cả Nguyễn Khản được thả tự do và phong làm Thượng Thư Bộ Lại, anh thứ hai là Nguyễn Điều được làm trấn thủ Sơn Tây.
- Năm 1783 ông đi thi Hương và đậu Tam đồ, lấy vợ là con gái Đoàn Nguyễn Thục, được chỉ huy đội quân hùng mạnh nhất Thái Nguyên.
- Năm 1786, anh trai ông là Nguyễn Khản bị bệnh qua đời. Năm 1787 sau trận chiến với quân Tây Sơn, ông bỏ đi giang hồ không nơi trú ngụ.
- Năm Mậu Thân (1788), khi Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung, Nguyễn Du lánh về nhà anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn tại Thái Bình.
- Mười năm ở quê vợ là quãng “Mười năm gió bụi”, bao cảnh cơ hàn, bần cực đã đến với Nguyễn Du. Khi bố vợ là Đoàn Nguyễn Thục mất, người con trai lớn mất, Nguyễn Du cùng người con trai nhỏ Nguyễn Tứ về quê cũ ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Trở lại quê, dinh cơ của cha đã tan hoang, anh em đôi ngã, Nguyễn Du thốt lên “Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán” (trở về Hồng Lĩnh, gia đình không còn, anh em lưu tán). Nguyễn Du được bà con họ tộc chia cho mảnh đất tại thôn Thuận Mỹ làm nhà để ở. Và cũng từ đây, Nguyễn Du có biệt hiệu “Hồng Sơn liệp hộ”(người đi săn ở núi Hồng) và “Nam Hải điếu đồ” (người câu cá ở bể Nam).
- Năm 1805, ông được thăng Đông các đại học sĩ nhận chức ở kinh đô Phú Xuân.
- Năm 1807 ông được làm giám khảo thi Hương ở Hải Dương và một năm sau đó ông xin nghỉ về quê.
- Năm 1809, ông được bổ nhiệm làm cai bạ ở Quảng Bình.
- Năm 1813, ông được phong làm Cần Chánh điện học sĩ và làm quán sứ nhà Thanh.
- Năm 1820, Gia Long qua đời, vua Minh Mạng nối ngôi. Chính năm này ông được qua sứ Thanh báo tang và ông mắc bệnh dịch tả qua đời vào ngày 16 tháng 09 cùng năm.
- Năm 1824, di cốt của ông mới được cải táng mang về quê nhà ở Hà Tĩnh chôn cất.

2. Sự nghiệp văn học
Nguyễn Du là người có trình độ học vấn cao, ông có thể thành thục rất nhiều thể thơ của Trung Quốc từ thơ lục bát, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành… Chính vì vậy thơ văn của ông chứa đầy những cảm xúc và thể thơ nào ông cũng có bài ấn tượng sâu sắc với nhân loại.

a. Những nghệ thuật trong thơ Nguyễn Du
Sống trong cuộc đại chiến khi đất nước hoạn nạn và gặp nhiều khó khăn, thơ văn Nguyễn Du phản ánh khái quát được bản chất tàn bạo của xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Bằng ngòi bút sắc bén ông đã vẽ ra cho chúng ta thấy sự bất công, chà đạp lên người lao động, quyền sống của con người.
- Là một người có đủ nghề cầm, kỳ, thi, họa ông đã khắc lên một bức tranh đầy cảm xúc cho người đọc bằng tình thương, đề cao quyền sống, quyền tự do và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội trọng nam của triều đại ngày ấy.
- Nguyễn Du là người đầu tiên trong thời trung đại có thể nhìn thấu được thân phận người phụ nữ có sắc, có tài mà bạc phận khi phải sống trong cuộc sống đầy sự mưu mô toan tính.
- Dòng văn của ông chủ yếu bao quát về nhân sinh - thế sự, ít có bài nào nói về quốc gia.

b. Những tác phẩm nổi tiếng
Nguyễn Du nổi tiếng với tác phẩm Truyện Kiều .
- Tác phẩm Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác dựa trên tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân vào những năm 1814-1820 khi ông đi Trung Quốc. Truyện gồm có 3254 câu thơ viết ở thể thơ Lục bát. Năm 1871 và 1872 ở thời vua Tự Đức 2 bản in truyện Kiều được phát hành và được sự đón nhận của cộng đồng nhân dân lúc này.
Hiện nay, tác phẩm Truyện Kiều được xem là một trong những cuốn truyện thơ nổi tiếng và kinh điển nhất trong văn học Việt Nam.
- Ngoài ra, ông còn một số tác phẩm để đời như Thanh Hiên thi tập ( tập thơ của Thanh Hiên, gồm 78 bài ông viết trong những năm 1786-1804), Nam Trung tạp ngâm ( ngâm nga lặt vặt lúc ông ở miền Nam gồm 40 bài), Bắc hành tạp lục (ghi chép lung tung khi ông hành sứ sang phương bắc, gồm 131 bài thơ), văn chiêu hồn, văn tế sống Trường Lưu nhị nữ.
Những tác phẩm mà ông để lại xứng đáng sánh ngang tầm với văn học nước ngoài, đặc biệt là tác phẩm Truyện Kiều. Ở bất cứ tầng lớp nào, mọi người cũng có thể cảm nhận được tình người, thấy rõ được xã hội đồng tiền và vật chất quan trọng như thế nào trong những câu thơ.
Nguyễn Du là một nhà thi hào dân tộc, ông luôn sống hết mình vì đất nước, chất chứa tình thương yêu với con người, khát khao mãnh liệt cuộc sống bình yên cho dân tộc, đất nước.
- Tác phẩm bằng chữ Hán
  • Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, từ năm 1786- 1804
  • Nam Trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, giai đoạn 1805-1812
  • Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, giai đoạn
- Tác phẩm bằng chữ Nôm
  • Đoạn trường tân thanh gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát
  • Văn chiêu hồn
  • Thác lời trai phường nón
  • Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
mười năm gió bụi nghe thuat nguyen du sự nghiệp văn học tác phẩm nổi tiếng tiểu sử truyen kieu đại thi hào dân tộc
1K
3
2

BBT đề xuất

Đang có mặt

Bình luận mới

Top