Trình bày cảm nhận về hai đoạn thơ trong Bếp lửa và Nói với con

Trình bày cảm nhận về hai đoạn thơ trong Bếp lửa và Nói với con

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 33 đến từ Nam Định
Trình bảy cảm nhận (giống, khác) về hai đoạn thơ trong Bếp lửa và Nói với con, câu 5 điểm trong đề tuyển sinh lớp 10 tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua đó ý thức được truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam ta.

Tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn tỉnh Thừa Thiên Huế

Câu 5 điểm: Viết văn trình bày cảm nhận về hai đoạn thơ sau

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...


(Bằng Việt, Bếp lửa, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, tr145)

Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm so thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc


(Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2005, tr72)

“Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống ngàn đời xưa ông ta đã răn dạy. Truyền thống đó được khắc sâu, trở thành đề tài trong nhiều tác phẩm văn học trong đó có Bếp lửa – Bằng Việt, Nói với con – Y Phương. Mỗi tác giả, bằng một cách tiếp cận khác nhau, nhưng đã truyền đạt khéo léo đến mỗi chúng ta để chúng ta thêm một lần ghi nhớ nguồn cội của chính mình.

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...

Bếp lửa
của Bằng Việt vốn là một bài thơ trữ tình về tình cảm giữa hai bà cháu. Nhân vật trữ tình khi lớn lên, đi xa, ra thế giới ngoài kia rộng lớn, có những mối quan hệ cá nhân riêng; “lửa trăm nhà” – không chỉ bó mình trong bếp lửa nhỏ bé của bà nữa, “niềm vui trăm ngả”- bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí là tình yêu, nhân vật đón nhận nhiều mối quan hệ mới, tình cảm mới. Nhưng, anh vẫn luôn đau đáu nỗi nhớ người bà với hình ảnh bếp lửa mỗi sớm mai đã in hằn trong dấu vết tuổi thơ anh. Bếp lửa bà nhóm là hình ảnh tượng trưng cho cả một tuổi thơ nghèo khó mà ấm áp bên bà. Tình yêu với bà cũng chính là tình yêu với gia đình, với nguồn cội nơi mình sinh ra và lớn lên. Nhờ có nó, mà mỗi người chúng ta dù đi xa, dù lạc lối trong chính bản ngã của mình nhưng vẫn luôn có nơi để nhớ về. Bà, bếp lửa, tuổi thơ, là ngọn hải đăng soi đường dẫn lối cho những ai lạc đường.

Cùng ý đó, Y Phương, dùng cách “Nói với con”, răn dạy con, cũng là lời nhắc với mỗi chúng ta: Cao đo nỗi buồn – Ai cũng thế, tuổi nhỏ vui chơi không phiền lo, càng lớn lên càng lắm gánh nặng, những nỗi buồn phủ lên mái tóc, những nỗi buồn cơm áo gạo tiền, sự nghiệp, con cái, gia đìn... “Xa nuôi chí lớn” – Lớn lên, chẳng ai còn chịu gò bó mình trong lũy tre làng, ai cũng học tập cố gắng, cũng tự đi tìm những phương trời mới làm ăn, ai cũng nuôi chí thoát nghèo, thoát lạc hậu. Xa hơn, là du học, xuất khẩu lao động, định cư ở nước ngoài, những đất nước phát triển hơn nước ta. Nhờ có lớp trẻ luôn cố gắng, nuôi “chí lớn” như thế mà đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Nhưng “cha” vẫn răn dạy:

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối


Sống như con sông, phải có nguồn chảy, dù mai sau thế nào, thành đạt hay vẫn quay cuồng trong nhịp sống bề bộn, dù có sống ở nơi đâu vẫn luôn phải nhớ về nơi mình sinh ra, nhớ về người sinh thành. Nói với con, đoạn thơ như một lời nhắc nhở, lời nhắn nhủ, bài học cho con người về lòng biết ơn và ở đây đã được mở rộng ra thành sự biết ơn, ghi tạc về quê hương, đất nước, đồng bào của mình.

Cả hai đoạn thơ đều nhắc nhở ta phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, yêu thương con người, dù sau này như thế nào vẫn không được quên nguồn cội, quên nơi sinh ra, quên đi cái gốc tích của mình: quê hương, thân nhân, dù cho nơi đó nghèo khó, cực nhọc. Tôn trọng gốc tích của mình thì mới mong được người khác tôn trọng.

Những lời thơ ngọt ngào, đằm thắm nhưng có sức truyền tải thông điệp sâu sắc. Điều này càng cần thiết trong giới trẻ hiện nay. Rất nhiều bạn trẻ có tư tưởng lệch lạc, sính ngoại, chạy theo trend khoe khoang, đập hộp. Các bạn cảm thấy xấu hổ về cha mẹ nghèo, làng quê khó. Ra nước ngoài tự nhận mình quốc tịch Mỹ mà không dám nhắc tới Việt Nam. Thật nhục nhã thay. Các bạn có biết rằng, mình không thể thay hình, đổi máu, càng tự hào về gốc tích, càng đoàn kết thì người ta càng phải nể phục bạn hơn. Các bạn càng trốn tránh càng không nhận được sự tôn trọng hơn từ “người Mỹ”, còn bị đồng bào chê ghét. Nước phải chảy xuôi thì dòng mới mạnh.

Cám ơn những lời thơ của hai tác giả Y Phương và Bằng Việt càng làm cho tôi nhận thức sâu sắc hơn về ý thức uống nước nhớ nguồn/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Đó là truyền thống tốt đẹp, đáng ca ngợi, đáng lưu giữ trong mỗi người chúng ta. Mỗi câu thơ lại thúc giục thêm tình yêu đồng bào, yêu gia đình, yêu quê hương, để tôi dõng dạc tự hào mà nói: Tôi là người Việt Nam.

- Phong Cầm -
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
bếp lửa nêu cảm nhận nhớ về nguồn cội nói với con so sánh hai đoạn thơ tuyển sinh lớp 10
  • Like
Reactions: Vanhoctre
2K
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top