Từ suy nghĩ về tình yêu trong bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh, hãy nêu suy nghĩ về tình yêu của bạn cũng như giới trẻ hiện nay.

Từ suy nghĩ về tình yêu trong bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh, hãy nêu suy nghĩ về tình yêu của bạn cũng như giới trẻ hiện nay.

+ Đỗ Nam Anh;
+ 2004;
+ THPT Phan Huy Chú - Đống Đa;
+ 12D4
+ Đống Đa, Hà Nội;
+ Từ suy nghĩ về tình yêu trong bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh, hãy nêu suy nghĩ về tình yêu của bạn cũng như giới trẻ hiện nay.

Đề bài: Từ suy nghĩ về tình yêu trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh hãy nêu suy nghĩ về tình yêu của bạn cũng như giới trẻ.



BÀI LÀM​

Tình yêu, là gì? Tình yêu, như thế nào nhỉ? Liệu…, nó có giống biển cả bao la rộng lớn chứa đựng muôn trùng những con sóng mang vô vàn sắc thái tâm trạng khác nhau không? Có lẽ trong mỗi chúng ta, ai cũng sẽ có một câu hỏi về tình yêu, cái thứ mà có lẽ làm người ta mãi đi tìm cho mình câu trả lời, mà vẫn chẳng hiểu hết được về nó. Có lẽ vì vậy, tình yêu cũng đã trở thành một chủ đề luôn được chọn làm nguồn cảm hứng trong thơ văn ngày xưa, ngày nay, thậm chí là mãi mãi về sau - Vì đâu có ai mà không cần tình yêu cơ chứ! Bỗng chợt nhớ ra, khi tự hỏi tình yêu có giống như sóng với biển cả, với bến bờ, thì thi phẩm “Sóng” của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh hiện lên trong đầu tôi. Xuân Quỳnh mang trong mình, một tâm hồn đẹp, giàu lòng trắc ẩn, nhưng cũng rất mong manh của một trái tim người con gái, một trái tim có lẽ đang tìm câu trả lời cho tình yêu của mình. Và tác phẩm “Sóng” cũng phần nào thể hiện được những xúc cảm , cảm nhận được tình yêu và niềm khao khát được yêu thương của Xuân Quỳnh nói riêng và con người mỗi chúng ta nói chung, thông qua hình ảnh sóng:

“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương

Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”.​

Ngay hai câu thơ đầu tác giả đã cho chúng ta thấy những trạng thái, xúc cảm đối lập nhau: Dữ dội – dịu êm; Ồn ào – lặng lẽ:

“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”.​

Đây chính là hình ảnh con sóng của biển ngàn, chúng luôn đối cực vs nhau, cũng chính là cái cách mà con tim tạo ra từng nhịp đập trong tình yêu. Mỗi phút giây, mỗi khoảnh khắc, thì biển lại làm con sóng khắc khoải, thổn thức theo một cách thật khác nhau đến đối lập lạ thường. Nhịp sóng đa dạng ấy đã được Xuân Quỳnh mượn để nói về nhịp đập từ trái tim đang ửng hồng, để nói ra tiếng lòng đầy thanh âm với tình yêu. Có lẽ chính vì quá nhiều điều diễn ra trong tâm hồn của người con gái ấy, mà Xuân Quỳnh phải viết tiếp hai câu thơ:

“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”.​

Cái thứ tâm trạng của con người khi yêu thật khó mà bóc tách, thật khó mà xác định rõ ràng, và để tìm cho mình tình yêu đích thực thì nữ thi sĩ đã sử dụng phép nhân hóa mà thổi hồn sho sóng, để con sóng tìm ra tận bể. Sông chính là một không gian nhỏ hẹp, còn bể thì là biển cả bao la rộng lớn, nơi bắt đầu của những con sóng đầy trạng thái khác nhau. Khi xưa, người Việt Nam chúng ta có quan niệm “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, có rất nhiều người đã phải chịu cái cảnh có thể nói là khốn cùng của tâm hồn đời người, với cái thứ tình yêu sắp đặt gò bó, không cảm xúc ấy. Có lẽ tình yêu là thứ nằm trong tâm hồn mỗi chúng ta, khi yêu thì tâm hồn ta như nhiều màu sắc hơn, chúng bồng bềnh hơn, phiêu du hơn. Nhưng với tình yêu sắp đặt không cảm xúc, ta thấy tâm hồn mình đen kịt lại, nặng trĩu đi và một khung cảnh thật u ám bao trùm cả thế gian. Không chịu một số phận khốn cùng như vậy, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã để con sóng tìm ra tận bể, nơi có thứ gọi là tự do với tình yêu. Có lẽ tác giả dùng từ “bể’ mà không phải từ “biển”, là bởi từ “bể” mang âm tiết mở, cho thấy không gian bao la của biển cả, cái hạnh phúc vô ngần với tình yêu không có gì ngăn cản nổi. Tiếp những câu thơ là trải nghiệm với tình yêu trên trên thế gian này:

“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”.​

Đúng thật vậy, tình yêu có lẽ luôn làm con người ta có cảm giác bồi hồi, chúng luôn tồn tại, luôn hiện hữu trong tâm hồn của thế gian! “Ôi” là từ cảm thán, chúng ta thấy được cái ngỡ ngàng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh khi nhận ra sức mạnh của khát vọng tình yêu luôn trường tồn với thời gian, chúng mạnh mẽ tới mức như con sóng to khổng lồ không ngừng cuộn mình giữa biển khơi, không gì ngăn cản được con sóng ấy, cũng như khát vọng về tinh yêu của Xuân Quỳnh. Và được chứng kiến sức mạnh con sóng mang trong mình đầy tâm thức, đầy cảm xúc và thật nhiều sức sống ấy, thì tôi lập tức nghĩ tới bài hát “Tâm hồn của đá” mà nhạc sĩ Trần Lập đã hát, với một hình ảnh của “hòn đá’ hoàn toàn trái ngược với “sóng”:

“Đừng sống giống như hòn đá, giống như hòn đá
Sống không một tình yêu
Sống chỉ biết bản thân mình
Tâm hồn luôn băng giá
Đừng hóa thân thành đá
Vì tâm hồn đá giá băng”.​

Thông qua hình ảnh “hòn đá”, cố nhạc sĩ Trần Lập đã khắc họa cuộc sống của một con người khô khan không có tình yêu. Một cuộc sống không tình yêu cũng đâu khác xa là mấy với “hòn đá”, chúng vô tri, vô giác, chúng ở giữa thế gian bao la tươi đẹp rộng lớn đầy màu sắc này, nhưng lại có vẻ ngoài tối tăm, cứng nhắc. Ở đâu đó tôi đã từng được nghe một câu nói như thế này: “Phong cảnh thực chất là tâm cảnh”, vì vậy những con người mang tâm hồn của “đá” thì có lẽ thế gian này thật đơn điệu, vô nghĩa làm sao! Và quan niệm của Trần lập thông qua câu hát mang tính nhân văn cao, muốn con người chúng ta hãy sống tràn ngập tình yêu với thế gian, để tâm hồn chúng ta đẹp hơn, con người chúng ta gắn kết, hạnh phúc hơn. Thế mới thấy, trong tâm hồn của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đầy màu sắc, lung linh biết bao, bởi tâm hồn của bà như con sóng tràn ngập khát khao với tình yêu. Con sóng mang tình yêu cuộn mình giữa biển xa, tóe ra những trùm nước, để khi ánh nắng lúc dịu nhẹ, lúc vằng ươm, lúc đỏ rực…, mỗi khoảnh khắc của nắng chiếu qua, chúng lấp lánh tỏa thứ ánh sáng mê hoặc lòng người khắp không gian, như những viên kim cương đầy sắc màu mà chẳng có thứ tiền nào mua nổi, một vẻ đẹp của tình yêu. Tất cả những điều đẹp đẽ đang “bồi hồi trong ngực trẻ”, khiến Xuân Quỳnh đã phải tự đặt ra hàng loạt những câu hỏi cho bản thân:

“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”.​

Ở giữa thế gian rộng lớn này, Xuân quỳnh chỉ nghĩ về một người con trai mà mình yêu, nghĩ về những phút giây được bên nhau với người ấy. Và bỗng chợt hỏi “từ nơi nào sóng lên?”, câu hỏi ấy khiến người đọc phải bất ngờ, vì tình yêu sao lại lạ kì đến thế, dẫu rằng chúng đã và đang hiện hữu trong tâm hồn ta, hiện hữu ở quanh ta bấy lâu nay, mà ta lại chẳng hề hay biết chúng đến từ đâu. Vẫn chưa tìm ra câu trả lời, bà lại đặt câu hỏi “sóng bắt đầu từ gió” vậy thì “gió bắt đầu từ đâu?”, rồi lại “em cũng không biết nữa, bao giờ ta yêu nhau”. Đó là hàng loạt những câu hỏi, những thắc mắc trong tâm tư của kẻ đang yêu muốn đi tìm gốc rễ của sự yêu, nhưng thật quá khó. Bởi tình yêu làm chúng ta bay bổng, phiêu diêu rất nhẹ nhàng, đến mức làm ta chẳng biết chúng đến từ đâu, chúng đến từ bao giờ. Những câu thơ tiếp theo sẽ cho ta thấy cái thứ gọi là tình yêu ấy rộng lến đến nhường nào, thậm chí là len lỏi vào từng ngóc ngách dù là nhỏ nhất trong tâm hồn con người:

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”.​

Hai câu thơ đầu Xuân Quỳnh sử dụng phép lặp cấu trúc, cùng với sự đối lập, để miêu ta được các trạng thái của con sóng, qua đó khắc họa được sự đặc biệt của nỗi nhớ. Có lẽ…, yêu là nhớ, yêu say đắm thì nhớ thiết tha, mà ngừng nhớ nghĩa là ngừng yêu. Và ta tìm lại được cõi sâu thẳm tâm hồn của người đang yêu nhờ con sóng thơ, con sóng cuộn, ta thấy Xuân Quỳnh chưa bao giờ hết yêu, khi mà nỗi nhớ cứ liên tục liên tục được gợi ra qua từng dòng thơ rất thơ của bà. Có vẻ như nỗi nhớ vẫn mãi chảy trong tâm trí, chúng vỗ vào các các chiều của không gian khác nhau, xuất hiện ở rất nhiều nơi, từ “dưới lòng sâu”, đến “trên mặt nước”, thậm chí con sóng ấy còn cuồn cuộn trong giấc mơ của bà. Kì lạ thật! Tình yêu hiện hữu ở rất nhiều nơi, đến nỗi mà khi con người ta nằm mơ, nghĩa là đang say trong giấc ngủ nồng, vậy mà Xuân Quỳnh lại viết “cả trong mơ còn thức”, đó là nỗi nhớ cả khi thức và cả khi ngủ, không thể nào nguôi ngoai. Chính vì nỗi nhớ mãnh liệt ấy, nỗi nhớ chiếm lấy toàn bộ tâm trí, toàn khổ thơ, nên bà luôn luôn và chỉ nghĩ đến duy nhất một người con trai, người mình thương mà thôi:

“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”.​

Phép đối lại một lần nữa được tác giả sử dụng ở hai câu thơ đầu của khổ: ngược – xuôi. Sự đối lập tiếp tục thể hiện được tâm hồn của kẻ đang yêu, dù khoảng cách xa xôi như thế nào thì cũng không hề gì, chẳng thấm thoát vào đâu với trái tim yêu. Mà thậm chí khi là phương bắc, phương nam, ở 2 đầu đối lập thì khoảng cách càng xa bao nhiêu, tình yêu lại tràn đầy bấy nhiêu, mặc cho người đời có nói “xa mặt cách lòng”, thì tấm lòng ngập đầy khát khao yêu thương ấy vẫn chỉ hướng về một phương – anh. Với tất cả nỗi nhớ, sự thủy chung, thì nữ thi sĩ Xuân Quỳnh lại càng thể hiện mong muốn mãnh liệt bằng những hình ảnh rất hấp dẫn của thiên nhiên:

“Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”.​

Đến với những câu thơ trên, Xuân Quỳnh đã thể hiện rõ ràng nhất một điều quan trọng trong tình yêu, đó là niềm tin. Vậy niềm tin có sức mạnh lớn đến đâu, quan trọng đến nhường nào mà khiến nữ thi sĩ phải viết ra hai khổ thơ trên. Từ đầu, chúng ta đều hiểu rằng sóng là thể hiện cho người con gái, biển cả là cái gọi cho tình yêu, còn bờ ở đây là người con trai, người luôn được nhớ đến. “Trăm nghìn con sóng” là những người con gái mang trong mình khát vọng của tình yêu, dẫu cho ngoài kia rộng lớn đến thế nào, cách trở ra sao thì vẫn luôn khao khát tìm được bến bờ của riêng mình. Trong bản Tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ vĩ đại, kính mến của chúng ta, của toàn nhân loại đã nói: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Đúng như vậy, với những câu thơ:

“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”.​

Tác giả đã cho thấy được mưu cầu hạnh phúc là một lẽ tự nhiên của mỗi con người chúng ta. Cuộc đời tuy dài, nhưng dẫu vậy năm tháng cũng đâu ngừng đi qua, hay biển tuy rộng thật đấy, nhưng có đám mây nào ngừng trôi cơ chứ! Dùng hình ảnh, ngôn ngữ tuy giản dị, đó là “cuộc đời”, là “năm tháng”, là “biển kia” và là “mây”, nhưng không vì vậy mà làm giảm đi cái thú vị của bài thơ, mà còn thể hiện được sự tinh tế của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. Bởi điều này cho người đọc cảm nhận được không gian tuy bao la rộng lớn, thời gian như vô tận không điểm dừng ấy, lại bất lực với khát khao nồng cháy của tình yêu trong mỗi con người. Sau muôn vời cách trở, thì sóng cũng đã đến được với bờ, cứ ngỡ rằng đến đây sóng đã chuyển từ khát khao xang yêu thương với bến bờ, với tình yêu của mình, thì điều đó có lẽ là quá sớm với một tâm hồn thi sĩ đầy khát khao như Xuân Quỳnh:

“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”.​

Để kết thúc bài thơ, tác giả đã khiến chúng ta từ bất ngờ này đến bất ngờ khác trong cái gọi là tình yêu ấy, là cảm xúc kinh ngạc khi nỗi khát khao yêu thương quá khó tưởng tượng thông qua động từ mạnh “tan ra”. Sóng thì là những xúc cảm của tình yêu, nhưng khi đã tìm được tình yêu là bến bờ, thì lại một lần nữa muốn được tan ra mà hòa vào biển cả, hòa vào tình yêu. Để khi hòa với biển cả rồi, thì bờ sẽ luôn ôm trọn lấy, dẫu biển có rộng đến tận chân trời. Cuối cùng, bài thơ “Sóng” được nữ thi sĩ Xuân Quỳnh viết lên bởi rất nhiều giá trị nghệ thuật và nội dung. Giàu có về ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật, nội dung lôi cuốn, khiến chúng ta cứ mãi bị quấn theo từng đợt sóng thơ của bà. Một con sóng của ngàn đời, con sóng đó thể hiện cho tình yêu mãnh liệt, cho khát khao bỏng rát của một tâm hồn đang yêu, của sự mưu cầu hạnh phúc thật đáng quý của mỗi con người được sinh ra. Tất cả những điều ấy đã làm hiện lên vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa với nhiều áp bức khiến con người ta rơi vào hoàn cảnh khốn cùng trong tâm hồn, một vẻ đẹp rất Xuân Quỳnh.

Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh đã giúp chúng ta biết được tình yêu của thời kì xưa, vào những năm 1967, khi cuộc kháng chiến của con người miền Nam vào giai đoạn khốc liệt nhất. Khi ai cũng mang trong mình tâm thế ra chiến trường mong có ngày độc lập, khí thế ấy khiến thiên nhiên cũng phải khiếp sợ mỗi khi ra trận “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Đó là lúc tưởng chừng như có lẽ khó mà có được một thứ tình yêu lứa đôi đẹp, nhưng ý chí, tâm hồn của mỗi con người rất mãnh liệt, họ vẫn mong ước có ngày như vậy. Thế mới càng ngưỡng mộ những con người “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” mà Quang Dũng đã viết trong bài thơ “Tây tiến”, những con người có thể hy sinh bất kể lúc nào, nhưng họ vẫn chiến đấu cho mưu cầu hạnh phúc của nhân dân, đồng bào và chiến đấu để có được mưu cầu hạnh phúc cho lứa đôi. Dẫu muôn vàn cách trở là thế, nhưng tình yêu thời kì ấy thật kì diệu, thật đáng quý trong từng phút giây.



Tình yêu trong bài thơ “Sóng” của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã cho ta thấy tình yêu xưa, tình yêu thời chiến, khi mà bài thơ tình được viết trong thời kì đấu tranh giành độc lập. Dẫu trong thời kì chiến tranh mà tính mạng là dành cho cách mạng, dành cho tổ quốc, vậy mà trong tâm hồn của mỗi con người luôn có có một góc dành cho tình yêu lứa đôi, tình yêu ấy là dữ dội, là dịu êm, là ồn ào nhưng có những lúc lại lặng lẽ, và đặc biệt là một tình yêu với sự thủy chung đáng quý. Những cặp trai gái vẫn dành cho nhau thứ tình yêu như con sóng với biển cả, với bến bờ, dù không biết tính mạng ngày mai ra sao. Họ vẫn thỏa sức yêu, thỏa sức nhớ, nhưng lại chẳng quên đi trách nhiệm của bản thân với đồng bào, với tổ quốc, tình yêu cá nhân sánh đôi cùng tình yêu đất nước,thật khâm phục thứ tình yêu tuyệt diệu ấy. Và thấy được, học được những điều tuyệt diệu ấy của tình yêu xưa, trong em bỗng trào dâng lên một xúc cảm, là sự tự hào khi được là thế hệ nối tiếp của những con người tuy rất đỗi bình thường, giản dị nhưng không hề tầm thường của thế hệ trước. Có lẽ Việt Nam là một đất nước nhỏ bé trên bản đồ thế giới, con người Việt Nam vóc dáng cũng bé nhỏ, nhưng ý chí, tinh thần, trí tuệ và tâm hồn của mỗi con người lại vô cùng to lớn và đẹp đẽ thông qua những năm tháng, những trang vàng lịch sử đấu tranh đầy hào hùng, lừng lẫy năm châu của nhân dân ta. Từ đó em nhận thức được bản thân tuy là lứa tuổi học sinh, những cũng cần thể hiện tình yêu của mình với đất nước bằng việc nỗ lực rèn luyện bản thân thật tốt về mặt thân thể, trí tuệ theo từng ngày, để mai sau tiếp tục gìn giữ, bảo vệ và xây dựng đất nước vững mạnh. Để xứng đáng là thế hệ nối tiếp của cả một dân tộc có rất nhiều những tấm gương sáng, những người anh hùng bất khuất vì nước quên thân. Bên cạnh sự rèn luyện về thân thể và trí tuệ, thì có lẽ rèn luyện cho bản thân một tâm hồn đẹp là vô cùng quan trọng và thiết yêu ở mọi hoàn cảnh, ở mọi thời đại. Vậy tại sao lại nói rèn luyện để có một tâm hồn đẹp là vô cùng quan trọng và thiết yếu? Là bởi mỗi chúng ta luôn có có ba phần chính là thân, tâm và tuệ. Lại tiếp túc đặt ra câu hỏi, thân và tuệ từ đâu mà sinh, thì câu trả lời là từ tâm. Cổ nhân đã có câu: “Tướng tự tâm sanh, tướng tùy tâm diệt”, tướng là thân thể ta, tướng như một chiếc gương chản chiếu tâm hồn ta. Hay trí tuệ cũng vậy, chúng do tâm ta có đẹp, có sáng thì tuệ ta mới khởi, mới biết cảm thông, biết yêu thương và biết hy sinh cho những người xung quanh. Để từ những thứ ấy mà ta nhận lại những điều tốt đẹp hơn, những điều kì diệu trong cuộc sống này. Vậy chính vì có một tâm hồn đẹp mộng mị với sức mạnh mãnh liệt, mà những dòng thơ của Xuân Quỳnh hiện lên rất thơ mộng nhưng không kém phần cá tính. Không những vậy, tình yêu còn khiến người ta khâm phục với sự thủy chung đặc biệt, dù có xuôi về phương bắc hay ngược về phương nam thì người con gái vẫn chỉ hướng về một người con trai duy nhất mà thôi, dù cho những cách trở về mặt địa lí, hay những gian nan mà chiến tranh mang lại cho con người lúc bấy giờ. Và với bản thân em, bên cạnh tình yêu với đất nước, em cũng mong muốn có cho mình một tình đẹp thơ mộng như Xuân Quỳnh đã viết ra những áng thơ. Nhưng tình cảm cảm lứa đôi ở cái tuổi học sinh, tuổi mà vô lo vô nghĩ này lại khác với tình yêu trong bài thơ “Sóng”. Có thể nhiều người phản đối tình yêu tuổi học trò, nhưng cuộc sống là vậy, mọi câu chuyện đều có ít nhất hai mặt của vấn đề. Tình yêu trai gái có thể khiến những cô, những cậu học trò mất tập trung vào việc học, nhưng cũng có thế đó là một động lực rất lớn trong học tập. Vì khi ta yêu, thì tâm hồn ta như một mảnh vườn nhỏ sau căn nhà, mảnh vườn ấy mọc đầy hoa thơm,những chị ong, chị bướm sẽ hạnh phúc mà mà nhẹ bay, những chú chim hót bản tình ca ngân nga và cả những tia nắng vàng ươm nhẹ chiếu vào mảnh vườn ấy, tất cả những điều ấy khiến khung cảnh rất thơ mộng, khiến tâm hồn tràn đầy sự bình yên và sức sống. Vậy có lí nào với một tâm hồn như vậy, mà lại không được chấp thuận cơ chứ! Tình yêu của giới trẻ hiện nay cũng như vậy, cũng rất thơ, cũng đáng để mong ước. Không biết bao con người đã tìm được cho mình nửa còn lại của cuộc đời, để khi họ đến bên nhau, làm cuộc sống của nhau bình yên hơn, hạnh phúc hơn, nhiều màu sắc hơn, tràn đầy sức sống hơn và mọi sự việc ở thế gian xung quanh không còn đáng sợ khi họ được bên nhau nữa, rất nhiều mảnh vườn đẹp ở hiện tại . Nhưng đáng tiếc rằng tình yêu ấy cũng xuất hiện cả những cây cỏ dại, làm mảnh vườn của tâm hồn có vẻ như bớt đi phần nào vẻ đẹp, sự thanh bình và bớt đi cả giá trị của mảnh vườn vốn có ban đầu. Nói như vậy là bởi tình yêu giới trẻ hiện tại như một sự trao đổi hơn là muốn một tình yêu giản dị, nhưng chân thật. Khi mà vật chất ở trong xã hội hiện đại có lẽ là thứ quá quan trọng, chúng chi phối con người ta, chúng thậm chí còn làm vấy đục tâm hồn đáng nhẽ ra như mảnh vườn thơ kia. Và cũng do một lối sống vị kỉ hơn trước, những tâm hồn của “đá”. Tình yêu lứa đối ở hiện tại dễ từ bỏ lắm, nếu sự trao đổi ấy mà một trong hai người thấy không hài lòng, thì ngay lập tức từ yêu hóa thành sự chán nản, thậm chí là ghét bỏ. Hay người ta tìm cho mình một “đối tác” khác có thể trao đổi “tình cảm” một cách lời lãi hơn, thì người ta sẵn sàng bỏ lại thứ mà người ta tự gọi là tình yêu, rồi lại tự cho đó là cuộc làm ăn lỗ vốn lớn trong cuộc đời. Một ví dụ đơn giản cho tình yêu trao đổi ấy là những cặp đôi yêu nhau vì người này hay người kia giàu, hay do đẹp trai, do xinh gái, để rồi bỗng một ngày những thứ ấy chẳng còn xuất hiện ở đối phương, thì hai con người yêu nhau lại như những “kẻ qua đường”, như thể chưa từng có tình yêu trong mối quan hệ của hai người. Hậu quả nghiêm trọng hơn nữa của thứ tình yêu tồi tệ này là làm tổn thương những mảnh vườn bé thơ, những đứa trẻ sẽ như thế nào khi bố mẹ của chúng không còn muốn “trao đổi” với nhau nữa, thật kinh khủng.

Kết luận lại, thông qua tình yêu từ bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh, chúng ta thấy được tình yêu mãnh liệt, lãng mạn và thủy chung của con người dù sống trong những năm tháng còn rất nhiều gian nan, khó khăn trong cuộc sống. Xuân Quỳnh giúp ta hiểu được phần nào bản chất cuả tình yêu là gì, tình yêu đáng quý và đẹp như thế nào. Bên cạnh tình yêu đôi lứa được viết trong bài, thì hoàn cảnh sáng trong những năm tháng còn đang đấu tranh cho độc lập, cho tự do, cho hạnh phúc của dân tộc, đã phần nào thể hiện được tình yêu đất nước khi bà viết:

“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”.​

Có lẽ đây là hình ảnh người con gái, người vợ chờ đợi và luôn dõi theo người con trai, người chồng mà mình thương yêu ra chiến trường, mong họ chiến thắng kẻ địch, quay về khi đất nước đã hòa bình, để tiếp tục một tình yêu như sóng với bến bờ với biển cả. Để từ đấy ta so sánh với tình yêu hiện tại, có cả những thứ tình yêu đẹp không kém “Sóng” của Xuân Quỳnh, nhưng cũng rất tồi tệ của tình yêu trong một xã hội vật chất, và cả trong xã hội từ mưu cầu cầu hạnh phúc cơ bản biến thành sự ích kỉ, chỉ mong muốn hạnh phúc cho bản thân. Chính vì vậy, em mong muốn mỗi con người chúng ta cần hiểu rõ về cái thứ gọi là tình yêu, từ đó chúng ta mới có một cuộc sống, một xã hội tràn ngập yêu thương, tràn đầy hạnh phúc.
 

Đính kèm

  • Thi viết về SÓNG của Xuân Quỳnh.docx
    51.1 KB · Lượt xem: 3
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
701
2
1

baivanhay

Moderator
Thành viên BQT
19/8/19
131
63
62,937
Xu
1,357
Cảm ơn bạn đã tham dự cuộc thi
Kết quả cuộc thi sẽ được thông báo vào ngày 30/9/2021. Bạn hãy theo dõi kết quả cuộc thi tại web vanhoctre.com và page vuihocvan nhé!
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top