Văn học viết là gì?

Văn Học Trẻ
Văn Học Trẻ
  • Thành viên BQT
  • Super Mod
Văn học viết là một hình thức của văn học, bao gồm các tác phẩm được sáng tác và biểu đạt bằng chữ viết. Điều này khác với văn học truyền miệng, nơi mà các câu chuyện, thơ ca, và các hình thức nghệ thuật khác được truyền đạt bằng lời nói. Văn học viết bao gồm nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch, bút ký, và tiểu luận. Các tác phẩm văn học viết thường được in ấn và xuất bản dưới dạng sách, tạp chí hoặc đăng tải trên các phương tiện truyền thông điện tử.

Văn học viết không chỉ là một phương tiện giải trí mà còn là một cách để bảo tồn văn hóa, lịch sử, và tri thức của con người qua thời gian. Nó cho phép tác giả khám phá và biểu hiện những suy nghĩ sâu sắc, cảm xúc, và trải nghiệm của mình một cách chi tiết và tinh tế hơn so với văn học truyền miệng.

Văn học Việt Nam
chia thành 2 thể loại chính: văn học dân gian (gồm có văn học chịu hoặc không chịu sự ảnh hưởng của bộ máy nhà nước) và văn học viết. Trong đó, tính cá nhân của văn học dân gian thường mờ nhạt, không được thể hiện rõ trong tác phẩm. Ngược lại, trong 1 tác phẩm văn học viết, dấu ấn cá nhân và mắt thẩm mỹ của cá nhân sẽ được biểu thị rõ rệt và đầy đủ nhất.

Tong hop
 
Từ khóa Từ khóa
chữ viết tác phẩm văn học viết tieu thuyet truyen ngan văn học dân gian văn học viết văn học việt nam
11
0
1
Trả lời
Đặc trưng của văn học viết

Đối với văn học viết, có 4 đặc trưng cơ bản giúp dòng văn học này đứng riêng biệt với văn học dân gian. Các đặc trưng đó bao gồm dấu ấn cá nhân của tác giả, sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, nâng cấp và thể hiện được những tư tưởng sâu sắc, cuối cùng là nhóm đối tượng đọc có phần hạn chế.

Tính cá nhân

Tính cá nhân được tìm thấy trong các tác phẩm văn học viết chính là một đặc trưng của văn học viết giúp ta phân biệt với văn học dân gian. Nếu văn học dân gian là tổng hòa của những trải nghiệm đến từ 1 nhóm người, văn học viết được sáng tạo dựa trên trải nghiệm cá nhân của một hoặc một nhóm người cụ thể không đại diện cho cộng đồng. Ở văn học dân gian, cái đồng nhất được thể hiện dựa trên những trải nghiệm chung trong đời sống sinh hoạt, mà người nghe và người kể (Tác giả) là một phần của nó. Do đó có thể nói, người sáng tác ra tác phẩm và người thưởng thức tác phẩm là 2 nhóm đối tượng khác nhau, khác với sự đồng nhất trong văn học dân gian.

Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật

Nhiều biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn học viết cũng là một đặc trưng của văn học viết. Để cốt truyện thêm hấp dẫn nhưng vẫn mang tính hiện thực, các tác giả văn học viết Trung Đại đã không còn ưa chuộng việc thêm thắt các yếu tố thần bí, phép thuật hay thần linh vào tác phẩm, thay vào đó, họ dùng nhiều thủ pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa… để làm nổi bật tác phẩm của mình. Những thủ pháp được chọn để thể hiện sẽ nhấn mạnh mục đích của chúng.


Thể hiện được những ý tưởng sâu xa

Là sự kế thừa của văn học dân gian, nhiều tác phẩm văn học viết đã vay mượn những chất liệu tự nhiên, đơn sơ của văn học dân gian và nâng cấp chúng thành những tư tưởng nhân sinh sâu sắc. Theo tiến trình phát triển của tháp nhu cầu Maslow, sau khi con người đã hiểu về nguồn gốc xuất phát của mình, họ bắt đầu có những nhu cầu khẳng định bản thân, bắt đầu muốn đưa cái cá nhân vào tập thể cộng đồng. Đây là một quá trình cho-nhận có tính tuần hoàn giữa cá nhân và tập thể.

Sự tự do của con người là một ví dụ rất hay cho việc nâng cấp tư tưởng nhân sinh đặc trưng của văn học viết. Trong mỗi bối cảnh khác nhau, tư tưởng tự do lại mang một ý nghĩa khác nhau.

Trong văn học dân gian, sự tự do của con người thể hiện thông qua ước muốn được sống trong xã hội công bằng, được sống và phát triển cùng cộng đồng dưới ách đô hộ của giặc phương Bắc. Khi nhà nước độc lập hình thành, bối cảnh thay đổi khiến cho sự tự do của con người biến đổi theo, với họ, sự tự do bấy giờ chuyển thành việc được sống thanh thản, được làm điều mình thích mà không phải chịu sự đàn áp của tư tưởng phong kiến cổ hủ. Khi phải chịu sự đàn áp của thực dân Pháp, cái suy đồi đạo đức, cái gánh nặng mà con người đang phải chịu đựng đã tạo thành tiền đề cho tác giả sản xuất ra những tác phẩm đậm chất cá nhân.

Nhóm đối tượng có phần hạn chế

Cho đến năm 1945, có đến 95% dân số Việt là người mù chữ, chính vì vậy văn học viết cũng không thực sự là tác phẩm đại chúng được đông đảo người dân đón nhận. Các tác phẩm được xuất bản được lưu truyền và đăng đàn trên các tờ báo chính thống, cũng chỉ có thể tiếp cận đến một bộ phận công chúng nhất định. Chính vì vậy, mặc dù là một dòng văn học riêng biệt nổi tiếng, độ phủ sóng của văn học viết vẫn thua xa các tác phẩm văn học dân gian dễ nghe dễ nhớ trong đại chúng.

Tong Hop
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.