Xưng hô trong hội thoại

Xưng hô trong hội thoại

nauyeee
nauyeee
  • Thành Viên 20
Trong các cuộc giao tiếp, mỗi người cần sử dụng từ ngữ xưng hô sao cho phù hợp về vai vế, địa vị và tuổi tác. Tiếng Việt có hệ thống từ ngữ xưng hô đa dạng, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm. Bài học hôm nay sẽ chỉ rõ mối quan hệ giữa từ ngữ xưng hô trong giao tiếp và sử dụng nó hợp lí, phù hợp.

6068

Nguồn ảnh: Internet​

1. Xưng hô trong hội thoại là vấn đề rất quan trọng đối với người Việt Nam. Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm, Đó là đặc điểm nổi bật của tiếng Việt.

Ví dụ:

- Về vị thế xã hội: ông bà, quý vị... (kính thưa, thưa)

- Về tuổi tác: ông, bà, cha, mẹ, cô, chú, bác, anh, chị...

- Tính chất của tình huống giao tiếp: trang trọng, thân tình, đối địch...

Biết lựa chọn từ ngữ xưng hô một cách thích hợp, hợp lí là thể hiện một nhân cách văn hóa.2. Trong giao tiếp, người Việt có thể dùng từ ngữ xưng hô như sau:

– Xưng hô bằng đại từ:

+ Ngôi thứ nhất: tôi, tao, tớ,… (số ít); chúng tôi, chúng tao,… (số nhiều).

+ Ngôi thứ hai: mày, mi,… (số ít); chúng mày, bọn bay,… (số nhiều).

– Xưng hô bằng tên riêng: Ví dụ: Trang còn nhớ chùm ổi này không?

– Xưng hô bằng từ chỉ quan hệ gia đình: ông, ba, bác, chú, cô, thím, anh, chị, èm,…

– Xưng hô bằng các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ: giáo sư, thầy giáo, bác sĩ, giám đốc,…

– Xưng hô bằng các từ chỉ quan hệ xã hội: bạn, cậu (tớ),…

Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. Xưng hô trong giao tiếp thể hiện văn hoá của người Việt. Người Việt có truyền thống “xưng khiêm hô tôn”.

Tổng hợp
 
Từ khóa
khái niệm xưng hô trong hội thoại ví dụ xưng hô trong hội thoại xưng hô trong hội thoại
500
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top