Ý nghĩa chi tiết cái bóng "Chuyện người con gái Nam Xương"

Ý nghĩa chi tiết cái bóng "Chuyện người con gái Nam Xương"

Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật xây dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình. Đóng góp thành công của tác phẩm phải kể đến chi tiết cái bóng

4235
a. Cách kể chuyện:

– Cái bóng là một chi tiết đặc sắc, là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn so với truyện cổ tích.

– Cái bóng là đầu mối, điểm nút của câu chuyện. Thắt nút là nó, mà mở nút cũng là nó.

b. Góp phần thể hiện tính cách nhân vật:


Bé Đản ngây thơ

Trương Sinh hồ đồ, đa nghi.

Vũ Nương yêu thương chồng con.

c. Cái bóng góp phần tố cáo xã hội phong kiến tàn bạo chà đạp lên hạnh phúc của người phụ nữ vốn đã hết sức mong manh.

Tham khảo đoạn văn sau:

Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, chi tiết cái bóng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cách kể chuyện(1). “Cái bóng” có ý nghĩa thắt nút và mở nút câu chuyện (2). Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng tình cảm của người cha, nên hàng đêm Vũ Nương chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó(3). “Cái bóng” đã nói lên tình yêu sâu nặng mà nàng dành chồng, bởi nàng coi mình là hình còn chồng là bóng, gắn bó không rời dù xa vời cách trở! (4). “Cái bóng” còn là tấm lòng của người mẹ, nhắc nhở con về người cha nó chưa từng gặp mặt(5). Ngờ đâu, lòng thủy chung và sự hi sinh âm thầm của nàng lại phải trả giá bằng cái chết bi thảm(6). Bé Đản mới ba tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thít và không bao giờ bế nó nên khi Trương Sinh hỏi đã trả lời: “Thế ông cũng là cha tôi ư?”(7). Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không chung thủy, nảy sinh thái độ ghen tuông của Trương Sinh và chàng lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi, đẩy nàng đến cái chết đầy oan ức(8). Ngòi bút nhà văn xót xa đau đớn, thể hiện sâu sắc trái tim nhân đạo của ông(9). Chung với tấm lòng dân gian, Nguyễn Dữ đau cùng nàng Vũ Nương tội nghiệp, bất hạnh: “Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”….”(10). Bao nhiêu là đau đớn trong lời kêu than của Vũ Nương!(11).“Cái bóng” cũng là chi tiết mở nút câu chuyện(12). Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của mình trên tường(13). Bao nhiêu nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hóa giải nhờ “cái bóng”(14). Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết “cái bóng” đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức; giá trị tố cáo xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc, càng thêm sâu sắc hơn(15).

Tham khảo thêm:
Soạn văn "Chuyện người con gái Nam Xương" ngắn gọn nhất

Phân tích nhân vật Vũ Nương
 
Từ khóa
bé đản chi tiết cái bóng chuyện người con gái nam xương trương sinh vũ nương
1K
0
1

Phuong Nhung

Thành Viên
4/12/20
186
40
28,000
22
forum.vanhoctre.com
Xu
104

1.Giá trị nội dung:

Giá trị hiện thực: “Chuyện người con gái Nam Xương”phản ánh cuộc sống xã hội Việt nam cuối thế kỉ XVI. Có thể nói đây là bức tranh thu hẹp của một xã hội đầy biến động...Xã hội loạn li, gia đình li tán. Xã hội bất công, quyền sống của con người bị chà đạp.

Giá trị nhân đạo: Thái độ của nhà văn Nguyễn Dữ trước hiện thực xã hội, trước số phận đau thương bất hạnh của con người:

Cảm thông vớo nỗi đau khổ, xót thương cho nỗi bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ : lên án xã hội bất công, lên án chiến tranh... yêu thương, trân trọng, đề cao đức tính, phẩm chất tốt đẹp của con người(tình cảm gia đình và lòng thủy chung). Ước mơ về một xã hội công bằng , tốt đẹp: người lương thiện sẽ được hạnh phúc, con người đối xử với nhau tình nghĩa...


2.Giá trị nghệ thuật:


-Nghệ thuật kể chuyện (ngôn ngữ kể chuyện sinh động, bình dị, có nhiều chi tiết độc đáo, bất ngờ...):

-Nghệ thật xây dựng nhân vật (Vũ Nương) Thông qua miêu tả cử chỉ, lời nói, hành động và tâm trạng của nhân vật, nhà văn đã làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp của nhân vật: + Hiếu thảo + Thương con + yêu chồng, thủy chung + Trọng danh dự, giữ gìn phẩm giá

- Yếu tố kịch tính trong câu chuyện: Nghệ thuật thắt nút và kết thúc truyện độc đáo( Lời nói ngây thơ, hồn nhiên của bé Đản là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết opan nghiệt của Vũ Nương và đó cũng chính là lời minh oan cho nàng).

-Yếu tố thần kì, hoang đường tronmg truyện: Đoạn kết của truyện (Vũ Nương gặp Phan Lang dưới thủy cung) làm cho câu chuyện hấp dẫn, thể hiện ước mơ của nhân dân về một xã hội tốt đẹp, ấm áp tình người. Nơi đó, người hiền đứx được sống hạnh phúc.
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top