Mới đây, Bộ GD yêu cầu cần tránh sử dụng văn bản, đoạn trích trong sách giáo khoa làm ngữ liệu đánh giá năng lực đọc hiểu và viết trong các bài kiểm tra định kỳ đã khiến học sinh chúng mình có phần quan tâm, lo lắng. Môn văn có vai trò cực kỳ quan trọng không chỉ là môn bắt buộc thi cuối cấp mà còn ảnh hưởng đến tìm việc làm trong tương lai. Nhưng với nhiều bạn có công việc làm thêm viết nội dung cho các nhãn hàng thì sử dụng ngữ liệu mở là cơ hội rèn luyện rất tốt. Và chuẩn bị cho môn Văn khi bước vào năm học mới có thể giúp chúng ta bắt đầu năm học một cách suôn sẻ và đạt kết quả tốt.
Quê hương là nguồn sáng tạo văn học lớn lao nhất. Ảnh st
Dưới đây là 8 kinh nghiệm cụ thể bạn có thể thực hiện để xuất phát tốt nhất khi vào năm học mới
1. Ôn tập kiến thức cũ
Ôn lại các tác phẩm văn học, bài thơ, và đoạn văn đã học trong năm trước để củng cố kiến thức. Tìm đọc lại một số bài tập văn học, bài viết văn đã làm để đánh giá, rút kinh nghiệm. Một năm học đã qua chúng ta đã tích lũy rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và đây là lúc bạn hồi tưởng lại giúp cho tư duy cảm thụ văn học của bạn lột xác. Nếu bạn tự thấy mình đã "lột xác" thì xin chúc mừng bạn đã "cảm ngộ" và tất nhiên, "cảnh giới" năng lực văn học của bạn đã tiến thêm một tầng.
2. Chuẩn bị tài liệu học tập môn văn
Đảm bảo bạn có đầy đủ các sách giáo khoa và tài liệu tham khảo tối cần thiết theo chương trình học mới. Sách văn không cần thiết cần mới, quan trọng là sạch sẽ, đầy đủ nội dung và có thể viết ghi chú lên đó. Và lưu ý, tài liệu tham khảo nên tinh chứ không cầu nhiều (số lượng). Bạn phải có lòng tin vào tài liệu thì mới tập trung tâm trí học tập được.
Tài liệu học tập môn văn nên tham khảo giáo viên, các anh chị lớp trên. Tài liệu có thể là sách giấy, tự tin, hoặc dữ liệu điện tử. Tài liệu trên một số website, diễn đàn cũng rất tốt, tuy nhiên cần thỏa mãn yêu cầu chất lượng, dễ lưu trữ để đọc lại, so sánh. Và diễn đàn Văn học trẻ chúng ta là địa chỉ uy tín nhiều năm nay.
Sắm sẵn sổ tay, bút viết và các dụng cụ học tập khác để ghi chép và làm bài tập. Văn học không chỉ cảm thụ bằng tinh thần mà còn phải thể hiện trên giấy (hoặc điện tử). Khi viết ra giấy, bạn thể hiện cụ thể tư duy của mình, và là cơ sở để giáo viên chấm bài. Vậy nên, cũng cần chuẩn bị nhiều giấy để luyện viết văn. Kinh nghiệm là các mẩu giấy nhỏ viết ghi chú xong thì dán nơi chú ý để thuộc, hoặc bỏ đi (đây là mẹo tâm lí để thuộc kiến thức), giấy khổ lớn để luyện viết nhanh, luyện tư duy văn học.
3. Đọc trước các tác phẩm mới
Xem trước danh sách các tác phẩm văn học, bài thơ, và đoạn văn sẽ được học trong năm học mới. Đây là hoạt động tạo lập đề cương môn học cho cả 1 năm học, điều này giúp cho bạn vẽ ra hành trình trọng tâm. Hơn thế nữa, lập đề cương giúp bạn đã một lần tư duy chủ động.
Cố gắng đọc và tìm hiểu trước các tác phẩm sẽ học . Đây là kinh nghiệm vô cùng quý báu để bạn tích lũy ấn tượng với tác phẩm. Mỗi tác phẩm văn học khi tiếp nhận sẽ gieo trong chúng ta những hạt giống và cần thời gian để nảy nở.
Tuy nhiên, đọc và cảm thụ tác phẩm trước khi vào năm học tốt hơn là học trước chương trình, bởi học trước là ép buộc bạn phải nhớ. Nếu vào kỳ thi mà bạn tích lũy quá nhiều, năng lực viết không đạt điểm rơi thì văn phong bạn sẽ kém đi đáng kể. (Để kiểm nghiệm bạn thử lấy một số đề văn năm học trước và viết lại và đánh giá xem).
4. Nâng cao kỹ năng viết văn
Luyện viết các dạng bài văn đã học và sẽ học. Cố gắng viết một bài văn mỗi tuần để rèn luyện kỹ năng. Để có động lực viết hãy viết và chia sẻ lên các nhóm, diễn đàn văn học uy tín. Tại đây bạn sẽ được đánh giá, góp ý khách quan. Nếu được, hãy tham gia một số hoạt động cộng tác viên tại Văn Học Trẻ để duy trì sức viết, thử thách ngòi bút bạn.
Xem và phân tích các bài văn mẫu hoặc bài văn đạt điểm cao để học hỏi cách lập luận và cấu trúc bài viết. Muốn bài làm văn tối ưu, đạt điểm cao thì học hỏi người giỏi hơn, người đi trước là việc làm rất quan trọng. Mỗi tác phẩm bạn chỉ học một lần, và có thể chỉ kiểm tra một lần mà thôi. Hãy học hỏi nhiều nhất có thể, từ nhiều góc độ, khách quan.
5. Thực hành kỹ năng đọc hiểu tác phẩm, đoạn trích
Đọc nhiều thể loại văn bản, không chỉ các tác phẩm văn học, mà còn báo chí, tạp chí và các bài viết khác để mở rộng vốn từ và cải thiện khả năng đọc hiểu.
Thực hành làm các bài tập đọc hiểu để cải thiện khả năng phân tích và diễn giải văn bản. Kỹ năng này rèn luyện tốt nhất là tham gia đăng bài và bình luận tại các chuyên mục văn học tương ứng trên Văn Học Trẻ. Đây là kinh nghiệm rất quý giá của mình, và được biết rất nhiều bạn viết văn giỏi đều vậy. Chỉ khi tương tác (tranh cãi, thể hiện) nhiều thì năng lực văn học bạn mới nâng cao được.
6. Nắm vững lí luận văn học, lập đoạn văn, tăng lượng từ vựng
Lí luận văn học là xương sống để viết văn đúng và trúng. Có lí luận văn học như bạn có đèn sáng trong đêm, có la bàn trên biển. Không những vậy, với lí luận văn học sắp xếp ngôn từ của bạn sẽ đảm bảo tính logic, tăng sức thuyết phục. Đặc biệt, với khả năng lí luận văn học bạn "nhắm mắt" cũng thể hiện được tính triết luận, cảm xúc trong hành văn. Thần tượng của mình là nhà văn, nhà phê bình văn học Hoài Thanh, Hoài Chân, Nguyễn Khoa Điềm, Chế Lan Viên,...
Và bạn cũng cần rèn luyện kỹ năng tạo đoạn văn. Đoạn văn không chỉ giúp văn bản của bạn có tính thẩm mỹ, dễ nhìn dễ đọc, dễ gây thiện cảm cho người chấm mà còn dễ nhớ. Tuy nhiên, hồn cốt của đoạn văn là phải dựa vào ý muốn truyền đạt (dựa vào dàn ý của đề). Khi tạo được đoạn văn hay thì bài viết của bạn như có thêm ngôi sao sáng trên bầu trời vậy.
Ngoài ra, viết văn cần vốn từ dồi dào, đa dạng. Học và ghi nhớ các từ vựng mới, đặc biệt là những từ thường gặp trong các tác phẩm văn học. Thật tuyệt vời nếu bài viết của bạn tràn ngập ngôn từ văn chương (tức bạn đã thể hiện được văn phong tương thích).
Bên cạnh đó, hãy dành thời gian o tập các ngữ pháp tiếng Việt để viết và nói đúng ngữ pháp cũng như trả lời kiến thức trong một số đề có thể yêu cầu.
7. Tham gia các hoạt động văn hóa, văn học
Nếu trường có câu lạc bộ văn học hoặc các hoạt động liên quan đến văn chương, hãy tham gia để giao lưu và học hỏi thêm. Và hiện nay học sinh chúng mình truy cập các hội nhóm, diễn đàn văn học rất dễ dàng, như Văn Học Trẻ chẳng hạn. Đây là môi trường rất tốt để bạn nâng cao năng lực văn học, thiết lập các mối quan hệ cùng học cùng chơi hữu ích.
Xem những phim lịch sử, văn học chuyển thể giúp tích lũy năng lực cảm thụ văn học.
Thử sức với một số cuộc thi viết văn trực tuyến. Và năng lực tốt, bạn có thể cộng tác viết cho một số trang văn học, sáng tạo nội dung liên quan nhằm tích lũy kinh nghiệm, tự tin viết.
Xem các bộ phim, vở kịch, và tham gia các sự kiện văn hóa liên quan đến các tác phẩm bạn học để có cái nhìn đa chiều hơn.
8. Chuẩn bị tinh thần học tập
Bạn cần ý thức rằng năm học đã đến rồi, hãy gác lại những ngày nghỉ không học hành. Đến lớp với tâm thế cởi mở và đừng ngại hỏi khi không hiểu. Để học tốt văn là luôn tìm cách cải thiện, tích lũy từng chi tiết.
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho môn Văn không chỉ giúp bạn bắt đầu năm học một cách thuận lợi mà còn giúp bạn yêu thích và tiếp thu môn học này một cách hiệu quả hơn. Trong trường học bài viết văn của bạn đạt điểm cao thì trong tương lai, khi đi làm bạn sẽ dễ dàng hòa nhập và đạt được mục tiêu (đừng bảo thủ, mơ mộng văn chương nha ^^ )
Chúc bạn có một năm học mới thành công và thú vị!
Quê hương là nguồn sáng tạo văn học lớn lao nhất. Ảnh st
Dưới đây là 8 kinh nghiệm cụ thể bạn có thể thực hiện để xuất phát tốt nhất khi vào năm học mới
1. Ôn tập kiến thức cũ
Ôn lại các tác phẩm văn học, bài thơ, và đoạn văn đã học trong năm trước để củng cố kiến thức. Tìm đọc lại một số bài tập văn học, bài viết văn đã làm để đánh giá, rút kinh nghiệm. Một năm học đã qua chúng ta đã tích lũy rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và đây là lúc bạn hồi tưởng lại giúp cho tư duy cảm thụ văn học của bạn lột xác. Nếu bạn tự thấy mình đã "lột xác" thì xin chúc mừng bạn đã "cảm ngộ" và tất nhiên, "cảnh giới" năng lực văn học của bạn đã tiến thêm một tầng.
2. Chuẩn bị tài liệu học tập môn văn
Đảm bảo bạn có đầy đủ các sách giáo khoa và tài liệu tham khảo tối cần thiết theo chương trình học mới. Sách văn không cần thiết cần mới, quan trọng là sạch sẽ, đầy đủ nội dung và có thể viết ghi chú lên đó. Và lưu ý, tài liệu tham khảo nên tinh chứ không cầu nhiều (số lượng). Bạn phải có lòng tin vào tài liệu thì mới tập trung tâm trí học tập được.
Tài liệu học tập môn văn nên tham khảo giáo viên, các anh chị lớp trên. Tài liệu có thể là sách giấy, tự tin, hoặc dữ liệu điện tử. Tài liệu trên một số website, diễn đàn cũng rất tốt, tuy nhiên cần thỏa mãn yêu cầu chất lượng, dễ lưu trữ để đọc lại, so sánh. Và diễn đàn Văn học trẻ chúng ta là địa chỉ uy tín nhiều năm nay.
Sắm sẵn sổ tay, bút viết và các dụng cụ học tập khác để ghi chép và làm bài tập. Văn học không chỉ cảm thụ bằng tinh thần mà còn phải thể hiện trên giấy (hoặc điện tử). Khi viết ra giấy, bạn thể hiện cụ thể tư duy của mình, và là cơ sở để giáo viên chấm bài. Vậy nên, cũng cần chuẩn bị nhiều giấy để luyện viết văn. Kinh nghiệm là các mẩu giấy nhỏ viết ghi chú xong thì dán nơi chú ý để thuộc, hoặc bỏ đi (đây là mẹo tâm lí để thuộc kiến thức), giấy khổ lớn để luyện viết nhanh, luyện tư duy văn học.
3. Đọc trước các tác phẩm mới
Xem trước danh sách các tác phẩm văn học, bài thơ, và đoạn văn sẽ được học trong năm học mới. Đây là hoạt động tạo lập đề cương môn học cho cả 1 năm học, điều này giúp cho bạn vẽ ra hành trình trọng tâm. Hơn thế nữa, lập đề cương giúp bạn đã một lần tư duy chủ động.
Cố gắng đọc và tìm hiểu trước các tác phẩm sẽ học . Đây là kinh nghiệm vô cùng quý báu để bạn tích lũy ấn tượng với tác phẩm. Mỗi tác phẩm văn học khi tiếp nhận sẽ gieo trong chúng ta những hạt giống và cần thời gian để nảy nở.
Tuy nhiên, đọc và cảm thụ tác phẩm trước khi vào năm học tốt hơn là học trước chương trình, bởi học trước là ép buộc bạn phải nhớ. Nếu vào kỳ thi mà bạn tích lũy quá nhiều, năng lực viết không đạt điểm rơi thì văn phong bạn sẽ kém đi đáng kể. (Để kiểm nghiệm bạn thử lấy một số đề văn năm học trước và viết lại và đánh giá xem).
4. Nâng cao kỹ năng viết văn
Luyện viết các dạng bài văn đã học và sẽ học. Cố gắng viết một bài văn mỗi tuần để rèn luyện kỹ năng. Để có động lực viết hãy viết và chia sẻ lên các nhóm, diễn đàn văn học uy tín. Tại đây bạn sẽ được đánh giá, góp ý khách quan. Nếu được, hãy tham gia một số hoạt động cộng tác viên tại Văn Học Trẻ để duy trì sức viết, thử thách ngòi bút bạn.
Xem và phân tích các bài văn mẫu hoặc bài văn đạt điểm cao để học hỏi cách lập luận và cấu trúc bài viết. Muốn bài làm văn tối ưu, đạt điểm cao thì học hỏi người giỏi hơn, người đi trước là việc làm rất quan trọng. Mỗi tác phẩm bạn chỉ học một lần, và có thể chỉ kiểm tra một lần mà thôi. Hãy học hỏi nhiều nhất có thể, từ nhiều góc độ, khách quan.
5. Thực hành kỹ năng đọc hiểu tác phẩm, đoạn trích
Đọc nhiều thể loại văn bản, không chỉ các tác phẩm văn học, mà còn báo chí, tạp chí và các bài viết khác để mở rộng vốn từ và cải thiện khả năng đọc hiểu.
Thực hành làm các bài tập đọc hiểu để cải thiện khả năng phân tích và diễn giải văn bản. Kỹ năng này rèn luyện tốt nhất là tham gia đăng bài và bình luận tại các chuyên mục văn học tương ứng trên Văn Học Trẻ. Đây là kinh nghiệm rất quý giá của mình, và được biết rất nhiều bạn viết văn giỏi đều vậy. Chỉ khi tương tác (tranh cãi, thể hiện) nhiều thì năng lực văn học bạn mới nâng cao được.
6. Nắm vững lí luận văn học, lập đoạn văn, tăng lượng từ vựng
Lí luận văn học là xương sống để viết văn đúng và trúng. Có lí luận văn học như bạn có đèn sáng trong đêm, có la bàn trên biển. Không những vậy, với lí luận văn học sắp xếp ngôn từ của bạn sẽ đảm bảo tính logic, tăng sức thuyết phục. Đặc biệt, với khả năng lí luận văn học bạn "nhắm mắt" cũng thể hiện được tính triết luận, cảm xúc trong hành văn. Thần tượng của mình là nhà văn, nhà phê bình văn học Hoài Thanh, Hoài Chân, Nguyễn Khoa Điềm, Chế Lan Viên,...
Và bạn cũng cần rèn luyện kỹ năng tạo đoạn văn. Đoạn văn không chỉ giúp văn bản của bạn có tính thẩm mỹ, dễ nhìn dễ đọc, dễ gây thiện cảm cho người chấm mà còn dễ nhớ. Tuy nhiên, hồn cốt của đoạn văn là phải dựa vào ý muốn truyền đạt (dựa vào dàn ý của đề). Khi tạo được đoạn văn hay thì bài viết của bạn như có thêm ngôi sao sáng trên bầu trời vậy.
Ngoài ra, viết văn cần vốn từ dồi dào, đa dạng. Học và ghi nhớ các từ vựng mới, đặc biệt là những từ thường gặp trong các tác phẩm văn học. Thật tuyệt vời nếu bài viết của bạn tràn ngập ngôn từ văn chương (tức bạn đã thể hiện được văn phong tương thích).
Bên cạnh đó, hãy dành thời gian o tập các ngữ pháp tiếng Việt để viết và nói đúng ngữ pháp cũng như trả lời kiến thức trong một số đề có thể yêu cầu.
7. Tham gia các hoạt động văn hóa, văn học
Nếu trường có câu lạc bộ văn học hoặc các hoạt động liên quan đến văn chương, hãy tham gia để giao lưu và học hỏi thêm. Và hiện nay học sinh chúng mình truy cập các hội nhóm, diễn đàn văn học rất dễ dàng, như Văn Học Trẻ chẳng hạn. Đây là môi trường rất tốt để bạn nâng cao năng lực văn học, thiết lập các mối quan hệ cùng học cùng chơi hữu ích.
Xem những phim lịch sử, văn học chuyển thể giúp tích lũy năng lực cảm thụ văn học.
Thử sức với một số cuộc thi viết văn trực tuyến. Và năng lực tốt, bạn có thể cộng tác viết cho một số trang văn học, sáng tạo nội dung liên quan nhằm tích lũy kinh nghiệm, tự tin viết.
Xem các bộ phim, vở kịch, và tham gia các sự kiện văn hóa liên quan đến các tác phẩm bạn học để có cái nhìn đa chiều hơn.
8. Chuẩn bị tinh thần học tập
Bạn cần ý thức rằng năm học đã đến rồi, hãy gác lại những ngày nghỉ không học hành. Đến lớp với tâm thế cởi mở và đừng ngại hỏi khi không hiểu. Để học tốt văn là luôn tìm cách cải thiện, tích lũy từng chi tiết.
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho môn Văn không chỉ giúp bạn bắt đầu năm học một cách thuận lợi mà còn giúp bạn yêu thích và tiếp thu môn học này một cách hiệu quả hơn. Trong trường học bài viết văn của bạn đạt điểm cao thì trong tương lai, khi đi làm bạn sẽ dễ dàng hòa nhập và đạt được mục tiêu (đừng bảo thủ, mơ mộng văn chương nha ^^ )
Chúc bạn có một năm học mới thành công và thú vị!