Bầu chọn chung cuộc cuộc thi viết chủ đề "nhà"

Tác phẩm nào xứng đáng đạt giải nhất trong lòng bạn (phần 1)


  • Số thành viên bình chọn
    27
  • Poll closed .
DANH SÁCH TÁC PHẨM LỌT VÀO CHUNG KẾT CUỘC THI VIẾT CHỦ ĐỀ “NHÀ”
VÀ BẦU CHỌN CHUNG CUỘC
(Các bạn đang xem trang 1,ấn vào trang 2 để tiếp tục bình chọn)
TRANG 2 BẦU CHỌN

chung ket cuoc thi nha.gif
  1. Một trăm năm ngọn cỏ hóa mây trời – Cỏ phong sương (tản văn)
  2. Cây xoài mùa lá rụng – Tấn Huy (tản văn)
  3. Thương cánh chim trời – Minh Phong (Truyện ngắn)
  4. Ngày trở về nhà- Dâu tây (thơ)
  5. Cà phê ông Sửu – chút vương vấn giữa lòng cố đô – Kì Phong (ký)
  6. Khoảng trời của trẻ con – Minh Nguyên (truyện ngắn)
  7. Lối về am cũ – Cỏ phong sương (tản văn)
  8. Giấc mơ có mẹ – Minh Phong (Truyện ngắn)
  9. Thành phố mình sẽ khỏe sớm mai thôi – Gió (Thơ)
  10. Những nỗi niềm con chưa kịp giấu đi –Minh Nguyên (thơ)
  11. Ngay dưới hiên nhà - Trần Hàn (Truyện ngắn)
  12. Đứa con – Trần Hàn (Truyện ngắn)
  13. Ung thư – Minh Nguyên (truyện ngắn)
  14. Tăm cá – Kì Phong (Truyện ngắn)
  15. Chuyện về những chiếc đèn – Linh Ann (Truyện ngắn)
Sau khi thu gọn danh sách này, BTC cuộc thi viết theo chủ đề "nhà" chọn ra 15 tác phẩm lọt vào chung kết, các tác giả được phép sửa các lỗi sai về chính tả, câu, ý trong bài để các bạn đọc cảm nhận được bài viết ở trạng thái tốt nhất.

Bạn đọc của Văn học trẻ sẽ đọc và cảm nhận 15 tác phẩm này, chọn ra những bài viết yêu thích nhất của các bạn. Các bạn bình chọn, bình luận ngay dưới topic nhé. Ý kiến của độc giả sẽ được chúng tôi tham khảo làm tiêu chí đánh giá bài thi ở khả năng tiếp cận với bạn đọc, với đời sống tác phẩm "Một tác phẩm văn học chỉ có đời sống khi được tiếp nhận" - đây cũng là tiêu chí khi BTC cuộc thi tạo ra cả giải thưởng cho bạn đọc.

Đánh giá giải dựa trên những phản hồi tích cực về tác phẩm ở bình luận dưới topic, bài viết cảm nhận, bình luận trên fanpage, Văn học trẻ sẽ tổng hợp ý kiến của độc giả ở mọi "mặt trận" để xét trao giải. Do vậy, công lao của bạn đọc (có thể do người viết kêu gọi, điều này là được phép) rất quan trọng. Sẽ có giải thưởng hấp dẫn dành cho cả bạn đọc thông thái. Vòng bầu chọn chung kết cuộc thi bắt đầu từ hôm nay tới hết ngày 4/10 . Mong tất cả mọi người sẽ đón nhận tích cực để giúp đỡ BGK chọn lựa.
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa Từ khóa
chung kết cuộc thi cuộc thi viết chủ đề nhà mot tram nam ngon co hoa may troi tăm cá thương cánh chim trời ung thư
2K
12
18
Trả lời
GỬI TẶNG VĂN HỌC TRẺ

Những nỗi niềm con chưa kịp giấu đi

Giấc mơ có mẹ
của Đứa con suốt một thời thơ dại

Thương cánh chim trời vẫn ngàn năm bay mãi

Để Lối về am cũ còn thẫn thờ giăng mắc một vầng trăng.

Khoảng trời của trẻ con là câu Chuyện về những chiếc đèn

Với tiếng cười giòn tan Ngày trở về nhà đầy thương nhớ

Ngay dưới hiên nhà, vẫn vẹn nguyên Cây xoài mùa lá rụng

Cà phê ông Sửu – chút vương vấn giữa lòng cố đô
theo thời gian còn mãi

Dẫu đất nước đang bị Ung thư bởi dịch bệnh hoành hành

Với sự ngọt lành của những người chiến sĩ áo xanh đang thầm lặng hi sinh

Hãy tin rằng: Thành phố mình sẽ khỏe sớm mai thôi người nhé

Tăm cá vẫn còn dù “Nhà” vừa khép lại

Gieo khoảng trống mong manh, khoảng trống vô hồn

Như áng mây nhàn thoát giữa cô đơn

Một trăm năm ngọn cỏ hóa mây trời rộng lớn

Cứ tưởng là một cuộc dạo chơi rồi lãng quên trong chốc lát

Vậy mà khi kết thúc cuộc hành trình lại khao khát được bước tiếp chặng dài hơn

Cảm ơn Văn Học Trẻ đã cho chúng ta cảm xúc thật vẹn tròn

Cho chúng ta vững tâm sau nhiều lần cầm bút

Tình bạn nảy sinh mỗi ngày nhiều hơn chút

Thân những người bạn đáng yêu như quen tự kiếp nào

Mong Văn Học Trẻ sẽ mãi là ngôi Nhà hạnh phúc để chúng ta tìm về những lúc thấy chênh chao....
 
Sửa lần cuối:
View previous replies…
Những nỗi niềm con chưa kịp giấu đi

Giấc mơ có mẹ
của Đứa con suốt một thời thơ dại

Thương cánh chim trời vẫn ngàn năm bay mãi

Để Lối về am cũ còn thẫn thờ giăng mắc một vầng trăng.

Khoảng trời của trẻ con là câu Chuyện về những chiếc đèn

Với tiếng cười giòn tan Ngày trở về nhà đầy thương nhớ

Ngay dưới hiên nhà, vẫn vẹn nguyên Cây xoài mùa lá rụng

Cà phê ông Sửu – chút vương vấn giữa lòng cố đô
theo thời gian còn mãi

Dẫu đất nước đang bị Ung thư bởi dịch bệnh hoành hành

Với sự ngọt lành của những người chiến sĩ áo xanh đang hi sinh thầm lặng

Hãy tin rằng: Thành phố mình sẽ khỏe sớm mai thôi

Tăm cá
vẫn còn dù “Nhà” đã khép lại với khoảng trống mong manh

Một trăm năm ngọn cỏ hóa mây trời như áng mấy nhàn thoát

Để lại những kỉ niệm khó quên nơi Văn Học Trẻ yêu đời.
Lãnh Nguyệt HànGê, nay MP làm thơ thiệt :cv:
 
GỬI TẶNG VĂN HỌC TRẺ

Những nỗi niềm con chưa kịp giấu đi

Giấc mơ có mẹ
của Đứa con suốt một thời thơ dại

Thương cánh chim trời vẫn ngàn năm bay mãi

Để Lối về am cũ còn thẫn thờ giăng mắc một vầng trăng.

Khoảng trời của trẻ con là câu Chuyện về những chiếc đèn

Với tiếng cười giòn tan Ngày trở về nhà đầy thương nhớ

Ngay dưới hiên nhà, vẫn vẹn nguyên Cây xoài mùa lá rụng

Cà phê ông Sửu – chút vương vấn giữa lòng cố đô
theo thời gian còn mãi

Dẫu đất nước đang bị Ung thư bởi dịch bệnh hoành hành

Với sự ngọt lành của những người chiến sĩ áo xanh đang thầm lặng hi sinh

Hãy tin rằng: Thành phố mình sẽ khỏe sớm mai thôi người nhé

Tăm cá vẫn còn dù “Nhà” vừa khép lại

Gieo khoảng trống mong manh, khoảng trống vô hồn

Như áng mây nhàn thoát giữa cô đơn

Một trăm năm ngọn cỏ hóa mây trời rộng lớn

Cảm ơn Văn Học Trẻ đã cho chúng ta vững tâm hơn sau nhiều lần cầm bút

Cho chúng ta thân những người bạn đáng yêu như quen tự kiếp nào

Mong Văn Học Trẻ sẽ mãi là ngôi Nhà hạnh phúc để chúng ta tìm về những lúc thấy chênh chao....
Lãnh Nguyệt HànVăn Học Trẻ tạo ra cuộc thi nhà địa chấn
Và bài comment của Minh Phong là điểm nhấn P/s: bị ép comment :V
 
GỬI TẶNG VĂN HỌC TRẺ

Những nỗi niềm con chưa kịp giấu đi

Giấc mơ có mẹ
của Đứa con suốt một thời thơ dại

Thương cánh chim trời vẫn ngàn năm bay mãi

Để Lối về am cũ còn thẫn thờ giăng mắc một vầng trăng.

Khoảng trời của trẻ con là câu Chuyện về những chiếc đèn

Với tiếng cười giòn tan Ngày trở về nhà đầy thương nhớ

Ngay dưới hiên nhà, vẫn vẹn nguyên Cây xoài mùa lá rụng

Cà phê ông Sửu – chút vương vấn giữa lòng cố đô
theo thời gian còn mãi

Dẫu đất nước đang bị Ung thư bởi dịch bệnh hoành hành

Với sự ngọt lành của những người chiến sĩ áo xanh đang thầm lặng hi sinh

Hãy tin rằng: Thành phố mình sẽ khỏe sớm mai thôi người nhé

Tăm cá vẫn còn dù “Nhà” vừa khép lại

Gieo khoảng trống mong manh, khoảng trống vô hồn

Như áng mây nhàn thoát giữa cô đơn

Một trăm năm ngọn cỏ hóa mây trời rộng lớn

Cảm ơn Văn Học Trẻ đã cho chúng ta vững tâm hơn sau nhiều lần cầm bút

Cho chúng ta thân những người bạn đáng yêu như quen tự kiếp nào

Mong Văn Học Trẻ sẽ mãi là ngôi Nhà hạnh phúc để chúng ta tìm về những lúc thấy chênh chao....
Lãnh Nguyệt HànLãnh Nguyệt Hàn chứ đâu phải Minh Phong/Minh Phong viết truyện hay nhưng thơ Hàn còn xem xét/ Đọc thơ xong mình đành khen (cho đỡ mệt)/ Duy trì nền hòa bình cho group nay mai...
 
Sửa lần cuối:
  • Haha
Reactions: Lãnh Nguyệt Hàn
GỬI TẶNG VĂN HỌC TRẺ

Những nỗi niềm con chưa kịp giấu đi

Giấc mơ có mẹ
của Đứa con suốt một thời thơ dại

Thương cánh chim trời vẫn ngàn năm bay mãi

Để Lối về am cũ còn thẫn thờ giăng mắc một vầng trăng.

Khoảng trời của trẻ con là câu Chuyện về những chiếc đèn

Với tiếng cười giòn tan Ngày trở về nhà đầy thương nhớ

Ngay dưới hiên nhà, vẫn vẹn nguyên Cây xoài mùa lá rụng

Cà phê ông Sửu – chút vương vấn giữa lòng cố đô
theo thời gian còn mãi

Dẫu đất nước đang bị Ung thư bởi dịch bệnh hoành hành

Với sự ngọt lành của những người chiến sĩ áo xanh đang thầm lặng hi sinh

Hãy tin rằng: Thành phố mình sẽ khỏe sớm mai thôi người nhé

Tăm cá vẫn còn dù “Nhà” vừa khép lại

Gieo khoảng trống mong manh, khoảng trống vô hồn

Như áng mây nhàn thoát giữa cô đơn

Một trăm năm ngọn cỏ hóa mây trời rộng lớn

Cứ tưởng là một cuộc dạo chơi rồi lãng quên trong chốc lát

Vậy mà khi kết thúc cuộc hành trình lại khao khát được bước tiếp chặng dài hơn

Cảm ơn Văn Học Trẻ đã cho chúng ta cảm xúc thật vẹn tròn

Cho chúng ta vững tâm sau nhiều lần cầm bút

Tình bạn nảy sinh mỗi ngày nhiều hơn chút

Thân những người bạn đáng yêu như quen tự kiếp nào

Mong Văn Học Trẻ sẽ mãi là ngôi Nhà hạnh phúc để chúng ta tìm về những lúc thấy chênh chao....
Lãnh Nguyệt HànVừa bình chọn xong đọc lại bài thơ muốn bỏ bình chọn MP ạ :v
 
  • Haha
Reactions: Lãnh Nguyệt Hàn
Hôm nay mình dành thời gian đọc lại tất cả các tác phẩm dự thi. Một sự lựa chọn khó khăn với mình khi tác phẩm nào cũng có cái hay riêng. Nếu như được phân loại ra để bình chọn thì có lẽ dễ dàng hơn cho độc giả. Về truyện ngắn, sau khi một lần nữa đọc lại mình thích hai tác phẩm: 1. Thương cánh chim trời - Minh Phong, 2. Ngay dưới hiên nhà - Trần Hàn. Mỗi một người có lối viết riêng. Xét về chỉnh thể trọn vẹn hơn thì Minh Phong thực sự tốt ở truyện ngắn này. Nhưng nếu để cảm nhận thì sau khi đọc "Ngay dưới hiên nhà" mình lại day dứt hơn rất nhiều. Vậy nên, sau một hồi quyết định mình dành cả hai phiếu cho hai tác phẩm.
 
Về bút ký, Kỳ Phong thật sự là người quan sát rất "tinh" trong "Cà phê ông Sửu - chút vấn vương giữa lòng cố đô". Trong tác phẩm, Kỳ Phong ghi chép lại về quán cà phê giữa đất Huế với nhịp sống thường nhật của nó, của cả những vị khách ghé quán. Họ là rất nhiều kiểu người trong xã hội, đủ mọi ngành nghề, đủ mọi tầng lớp. Kỳ Phong cho thấy cái “đời thường” được tái hiện chân thực qua từng câu chữ. Cùng với đó, bạn khéo léo đưa suy tư, cảm xúc của chính mình đối với cuộc sống, với Huế, với cà phê ông Sửu. Mình vote cho Kỳ Phong với tác phẩm này.
 
  • Like
Reactions: Vanhoctre
Đã vào chung kết thì 15 tác phẩm đều xứng đáng đoạt giải. Nhờ có cuộc thi Nhà mà mình đã đọc được nhiều tác phẩm hay. Để lựa chọn, mình nhắm mắt lại và cảm nhận. Nói một cách công tâm, bạn sẽ nhớ đến tác phẩm nào nhiều nhất thì mình chọn Ngay Dưới Hiên Nhà của Trần Hàn. Mình đã khóc khi đọc truyện ngắn này, tác giả viết rất chân thật, thật đến nỗi mình cảm nhận được sự bất lực của bé Hạnh. Không biết tác giả có lấy cảm hứng từ cuộc sống quanh mình hay không nhưng mình nhìn rõ được những gì đang xảy ra vậy. Giờ nghĩ lại, mình vẫn xót xa, vẫn day dứt vì bản thân cũng đã từng được nhìn thấy những cảnh bạo lực gia đình như thế. Bên cạnh đó, mình có vote thêm cho Giấc mơ có mẹ - Minh Phong (điều duy nhất khiến mình thấy không hài lòng là tâm lý của đứa con có phần quá so với lứa tuổi) và Tăm Cá - Kỳ Phong (kỹ thật viết điêu luyện nhưng cảm xúc không nhiều). Đó là chút cảm nhận của mình. Chúc cuộc thi khép lại thật thành công rực rỡ.
 
  • Like
Reactions: Phong Cầm
Tác phẩm khiến mình xúc động và dành tình cảm nhiều nhất trong cuộc thi “Nhà” là bài thơ “Thành phố mình sẽ khỏe sớm mai thôi” của tác giả Gió. Khi đọc xong bài thơ này mình đã khóc rất nhiều. Bài thơ viết trong khi Sài Gòn – thành phố mang tên Bác đang phải chịu đựng quá nhiều đau thương, khi cả đất nước đang oằn mình chống dịch. Từng lời thơ như một thước phim quay chậm được tác giả khắc họa bằng những câu thơ trầm buồn những thấm đẫm tình người trong mùa đại dịch, khiến ai đọc xong cũng không khỏi nghẹn ngào day dứt. Tác giả cũng rất khéo léo đan xen những tấm gương anh hùng đang ngày đêm vất vả gian nan chữa lành vết thương cho thành phố để lan tỏa yêu thương. Hay những sẽ chia đầy tâm tình, chan chứa yêu thương của đồng bào trên mọi miền tổ quốc làm dịu đi những khốn khó trong mùa dịch bệnh. Thông điệp cuối bài thơ đã thể hiện trọn vẹn những tình cảm mà tất cả mọi người dân trên đất nước đang âm thầm cầu nguyện: “Thành phố mình sẽ khỏe sớm mai thôi”.

Hơn hết, bài thơ nay mang tính thời sự, và rất ý nghĩa trong lúc này. Mình hi vọng tác giả Gió sẽ đạt giải. Có thể so với tản văn và truyện ngắn thì thơ cần thêm yếu tố cạnh tranh, nhưng với những tác phẩm thơ của cuộc thi “Nhà” thì đây là bài thơ hay nhất đối với mình. Mình xin chia sẻ với mọi người đôi lời cảm nhận. Chúc cuộc thi thành công tốt đẹp!
 
Sửa lần cuối:
Hồi hộp quá không biết tác phẩm nào sẽ được vinh danh ở vị trí cao nhất đây? Có ai như mình đếm ngược ngày không ta?
 
Với một người thích đọc như mình. Thường mình núp lùm trong diễn đàn để đọc chứ không thích bình luận. Nhưng với "Một trăm năm ngọn cỏ hóa mây trời" của Cỏ là bài hiếm hoi mình từng viết bài cảm nhận về nó. Như mình đã từng nói: bài tản văn này rất mẫu mực. Kĩ thuật dùng từ vừa gợi hình ảnh làng quê vô cùng đẹp, chân thật, cảm xúc vui có, buồn có đủ làm người ta đắm chìm đủ làm người ta xúc động mà không bi lụy. Đọc cả bài xong chỉ thấy man mác theo gió lên trời.

Chẳng phải thương xót cho chính những buồn đau của mình, mà thương cho những êm đềm xưa cũ không được trọn vẹn. Cuộc đời là thế, có bao giờ tĩnh lặng hoàn toàn. Khi ta đang đắm chìm trong nước hồ trong xanh phản chiếu màu xanh trong quang đãng, thì đột nhiên mây gió kéo đến, mưa rào, sóng nổi.

Chỉ khi ta bình tâm nhìn nhận mọi sự, ta mới thấy nắng tươi hay mây mù cũng có giá trị trong đời ta. Để ta biết thế nào là ngọt lành thơ bé, để ta biết khổ đau đêm hè, để ta trân trọng hơn những ngày ta đang sống.
 
Sửa lần cuối:
Tác phẩm thứ hai mà tôi thích, đó là Thương cánh chim trời của bạn Phong.

Ở trong Thương cánh chim trời, dễ nhận ra những bóng hình quen thuộc của người dân Việt Nam. Bố mẹ hết lòng chăm sóc con cái, chịu thương chịu khó để kiếm cái ăn. Những chú cò con hiếu kì, tinh nghịch giống những đứa trẻ con tôi vẫn thấy quanh đây: tò mò, nghịch ngợm mà vẫn đáng yêu.

Nhưng, cuộc sống êm đềm của gia đình nhỏ ấy lại vì một biến cố mà chia li. Tình cảnh này đâu xa lạ ngoài kia, vì bệnh tật ập tới, hoặc tai nạn xe cộ bất ngờ khiến trụ cột gia đình sụp đổ. Thương đau không chọn người tốt xấu. Hình ảnh mà bố Cò trước khi chết vẫn lo cho gia đình khiến tôi cay sống mũi. Tình cảm thiêng liêng ấy khiến tôi nhớ ông cụ nhà tôi, trái gió trở trời chỉ lo con cháu học xa cực khổ, mà chẳng nghĩ tới cái chân đau nhức chọn ngày kéo đến.

Hình ảnh nhà cò có tính biểu tượng cho gia đình người dân Việt Nam điển hình. Bằng lối viết chất phác không có nhiều từ ngữ cầu kì, đọc lên khá thoải mái, dễ cảm dễ mến.
 
Sửa lần cuối:
Nay mình lại tiếp tục với những tác phẩm yêu thích của mình:

- "Cà phê ông Sửu ...." - Kì Phong, đây là bài viết có ý nghĩa lưu trữ những nét đẹp về mảnh đất và con người cố đô Huế, cho tôi hiểu hơn về những con người xứ Huế. Ngôn từ đẹp, đủ, bất cứ đoạn nào trong bài viết đều hay và không thể cắt bỏ. Tôi thử cắt ngắn để đọc ý chính, nhưng bất cứ phần nào bỏ đi cũng là đáng tiếc, giống như một ngày, vẻ đẹp nào cũng không nên bỏ lỡ. Lối viết vô cùng đẹp, dày dặn kinh nghiệm trong chuyển tải hình ảnh, cảm xúc tới người đọc. Nhờ bài viết này mà khiến tôi chúý đến cái tên Kì Phong nhiều hơn, vài bài sauđó tôi cũng cóđọc, nhưng quả thậtđây là bài mà tôi thích nhất của KìPhong.

- "Lối về am cũ" - Bài viết này cũng là một bài viết hay của Cỏ phong Sương, đọc lên thi vị và nhiều cảnh họa. Song, so với bài Một trăm năm...thì bài viết này khá dày về từ Hán Việt, đi theo dòng cảm xúc cá nhân như thuật lại trình tự chuyến thăm từ đó nhớ về cảm xúc thơ ấu và lời răn của thầy, tiếp thu cảm xúc về bài viết này ít. Tôi cảm nhận được vẻ đẹp từ thiên nhiên và lòng từ bi, hòa hảo với thiên nhiên, coi trọng sự sống từ người thầy trong bài viết, lối sống mà con người nên noi theo. Chúng ta đã tàn phá tự nhiên, bắt tự nhiên phục tùng con người, để rồi môi trường sống của chúng ta ngày càng hư hại nặng nề, dịch bệnh và biến đối khí hậu là thứ hậu quả do chính con người tạo nên. Cần sống hòa hợp với thiên nhiên và tôn trọng quy luật tự do của nó.

- Ngay dưới hiên nhà - Trần Hàn: bài viết này đặc biệt với hình ảnh người mẹ được xây dựng: một người phụ nữ yếu đuối nhưng cố tỏ ra mạnh mẽ, muốn thay đổi số phận nhưng lại thỏa hiệp. Đoạn chị ta đi đánh ghen tôi cảm thấy khá hài hước, có chút đáng yêu nhưng lại là một đoạn bi kịch gia đình, nỗi buồn ẩn giấu phía sau. Cảnh vật và con người là thứ mà tác giả miêu tả rất đẹp, giống như bức tranh kéo người đọc phải tham gia cùng. Chính vì những sự đáng yêu và đẹp đẽ đó mà cái kết rẽ lối làm tôi thấy hơi khác biệt với toàn bài. Người phụ nữ đẹp thế, lại có chút hèn nhát như thế, liệu có đi theo con gái mình không? Cuộc đời tươi đẹp thế lại chẳng có chỗ cho chị ta. Nói chung, ấn tượng tốt nhất của tôi là toàn bộ phần đầu có cách tạo chuyện, miêu tả cảnh vật, con người, đối thoại khá hay - tự nhiên và đẹp, thú vị và không lặp lại. Tôi không có đọc lại bài viết nhưng ấn tượng của tôi về bài viết này như thế, không muốn đọc lại trước khi bình luận để nêu được ấn tượng đọng lại trong tôi về bài viết là gì. Bài viết Đứa con của tác giả tronf trịa hơn nhưng không có những nét đặc biệt trong lối viết giống thế.

- Giấc mơ có mẹ - Minh Phong: Bài này tôi ấn tượng nhất với đoạn miêu tả câm lặng của đứa con trước cảnh mẹ mất, trước đó, sau đó có mâu thuẫn hay tình tiết thế nào tôi không còn nhớ rõ, chỉ còn lại mỗi hình ảnh đứa con giơ tay đòi với theo quan tài của mẹ. Nước mắt chảy ra, đôi tay vươn tới níu kéo nhưng không được - giống một thước phim quay chậm nhưng xúc động. Ám ảnh tôi nhiều khi nhớ về tác phẩm này. Có thể là một chi tiết "cứu vớt" cả bài và hoàn toàn làm người ta ấn tượng.
 
Sửa lần cuối:
Nếu được phép chọn thêm, vote thứ hai này mình xin dành cho truyện ngắn "Khoảng trời của trẻ con" - tác giả Minh Nguyên.

Trong những sáng tác của Nguyên mà tôi đã đọc, từ "Ung Thư", "Trăm sự nhờ bác sĩ" hay "Cha chạm vào loang lổ rêu phong" và bây giờ là "Khoảng trơì của trẻ con", "chủ nghĩa hoài nghi" là yếu tố mà tôi chú ý và đặc biệt để tâm khi "read deeply" (đọc sâu). Những câu văn tương tự xuất hiện nhiều lần trong sáng tác của Nguyên là minh chứng cho điều đó. Như "lão Quốc đi rồi, ai biết lão vui hay buồn." trong "Ung Thư" đến "Ai khổ hơn ai, ai buồn hơn ai, không ai biết được." trong "Khoảng trời của trẻ con".

Nguyên có chất riêng trong cách truyền tải thông điệp, lối đi tác giả chọn lắm lúc thọc sâu vào tận cùng bản chất con người như hai đứa con lão Quốc, lột trần bộ mặt giả tạo, đáng tởm của chúng. Hay như trong "Trăm sự nhờ bác sĩ", nụ cười nhân vật bác sĩ hiện lên trên nỗi đau đớn, cay đắng không thể thốt nên lời của đạo đức nghề nghiệp. Họ giằng xé nội tâm giữa lằn ranh của sự thật - giả dối, hi sinh - hèn nhát, đánh đổi - chấp nhận...

Với "Khoảng trời của trẻ con", cậu bé Đồng nhiều lần bị nhốt vào tủ bời chính mẹ mình. Cậu là kết quả của mối hôn nhân nhiều đau khổ, không mong muốn giữa mẹ cậu - mụ Hoàn - với một người đàn ông đã nỡ bỏ mẹ con cậu mà đi ngay từ khi cậu chưa ý thức nhiều về sự hỗn loạn, trắng đen lẫn lộn nơi lòng người, nhân thế. Đến khi cậu phần nào lớn hơn, "bố cậu" quay về nhưng đã muộn. "Khoảng trời" mà cậu an trú bao lâu nay, đã trở thành những song sắt vô hình giam giữ tình yêu thương, sự hình dung về thế giới bên ngoài của tâm hồn cậu. Nguyên đã rất tinh tế ở việc mô tả tâm lý trẻ con, hốc tủ, tấm chăn, góc nhà, bức tường... là một mẫu số chung cho trò "trốn tìm" mà hồi bé ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần "ẩn nấp". Với Đồng, "chiếc tủ" đến khi bị đâm vỡ cũng không thể giúp cậu thoát khỏi nó. Vì sâu thẳm trong vô thức, Đồng đã bị "tẩy não" bởi chính mẹ mình - đó là nơi mà nó phải ở, nó phải gánh chịu hậu quả mà "người đàn ông xa lạ" kia đã gây ra cho mẹ nó.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật được Nguyên vận dụng khá tài tình và chắc tay. Từ bé Đồng, mụ Hoàn và "người bố", tác giả đã khắc họa rõ nét tính cách mỗi nhân vật qua hành động, lời nói và suy nghĩ. Mụ Hoàn đau khổ vì sự phản bội, bị bỏ rơi trong quá khứ cùng nỗi âu lo về cuộc sống thường nhật luôn tỏ ra cay nghiệt với đứa con trai của mình. "Người bố" dù xuất hiện muộn màng nhưng cũng đủ dậy lên trong lòng mụ Hoàn những kí ức xưa cũ, về thời xuân thì nhiều mộng ước tươi đẹp. Nhưng thời gian khắc nghiệt, hiện thực trần trụi kéo mụ về với suy nghĩ đậm hoài nghi "không ai biết được".

Người lớn, họ sống trong thế giới của mình, khoảng trời của mình với đa tầng cảm xúc trưởng thành, chín chắn và sâu sắc. Nhưng họ làm sao đặt chân vào được "khoảng trời của trẻ con", để hiểu được tâm tư và mong muốn của những đứa trẻ. Trẻ con rồi sẽ thành người lớn, nhưng người lớn không bao giờ quay lại được thuở ban đầu. "Dòng kí ức" cũng là một đặc trưng khác trong các truyện ngắn của Nguyên. Những "cú" đảo tuyến thời gian khiến tôi khá ấn tượng trong cách viết của Nguyên.

Tựu chung lại, "Khoảng trời của trẻ con" nổi bật ở xây dựng, khắc họa tâm lý và tính cách nhân vật. Sự chung thủy trong hôn nhân, hạnh phúc gia đình là chủ đề chính của truyện. Và cuối cùng, trẻ con thường là nơi hứng chịu những lỗi lầm của người lớn. Chúng suy nghĩ gì về điều đó? Ai mà biết được.

"Nhà" của VHT lần thi này thực sự xuất hiện vô vàn tác phẩm xuất sắc. Mỗi sáng tác đều là một sắc màu thú vị. Hi vọng thời gian sắp tới, các cây bút nổi bật khác sẽ đến với VHT. Chúc diễn đàn tổng kết "Nhà" tốt đẹp, chúc diễn đàn ngày càng phát triển mạnh hơn nữa ^^
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: Vanhoctre
Với quyền năng của một độc giả, mình dành trọn vote cho Thương Cánh Chim Trời – Minh Phong.

Mình ưu ái Minh Phong vì tình bạn giữa Trần Hàn và Lãnh Nguyệt Hàn. Không hẹn mà gặp, hai cái tên đều hướng đến khí hậu của mùa đông. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng cũng thật đặc biệt.

Nói vui vậy thôi chứ mình chọn truyện ngắn Thương Cánh Chim Trời vì nó thật sự xứng đáng với Giải Nhất. Nhưng không vì vậy mà mình phủ nhận sự cuốn hút của những tác phẩm lọt vào vòng chung kết.

Đọc hết tất cả những tác phẩm được bạn giám khảo lựa chọn, trái tim mình thật sự nằm ở Thương Cánh Chim Trời. Sau đây là những lý do khiến mình vote cho Minh Phong:

Đầu tiên, nhan đề mang tính biểu tượng. "Thương Cánh Chim Trời" cái tên vừa đọc thôi cũng thấy thân thuộc, gần gũi. Tác giả dùng hình ảnh Con Cò – hình ảnh tượng trưng cho sự cần cù, lam lũ của người nông dân Việt Nam để thể hiện suy nghĩ của mình. Thêm vào đó, việc sử dụng từ “thương” khiến người ta bắt đầu dấy lên sự đồng cảm, xót xa. Và từ đó, họ đặt ra câu hỏi: “Rốt cuộc, đã có chuyện gì xảy ra với con cò?”

Thứ hai, chỉ cần đọc vài dòng đầu tiên của truyện ngắn này, chúng ta đều cảm nhận được niềm hạnh phúc của bậc làm cha, làm mẹ. Trong cuộc đời này, khoảnh khắc đón những đứa chào đời chẳng phải là kỷ niệm đẹp nhất khi hai trái tim cùng về chung một nhà hay sao? Hòa trong niềm vui ấy, cuộc sống của những người làm bố, làm mẹ cũng trở nên có ý nghĩa hơn. Nói cách khác, việc đón một đứa con chào đời chính là dấu mốc quan trọng để nâng tầm hai chữ “trách nhiệm.” Thêm vào đó, hy vọng về một tương lai tươi sáng cho những đứa con cũng bắt đầu được nhen nhóm.

Thứ ba, vai trò của người bố và người mẹ trong gia đình. Bố, người chịu thương chịu khó để làm việc, nuôi nấng cả một gia đình. Dù ngoài kia có nhiêu khó khăn đang bủa vây, bố cũng trở về với niềm vui. Bên cạnh đó, việc giáo dục những đứa con đang trong quá trình khôn lớn đặc biệt là một vấn đề cần phải lưu tâm. Thông qua những câu chuyện về cuộc sống, ba Cò đã giúp những đứa con hình dung được về thế giới bên ngoài “một cách trọn vẹn nhất” dù đôi cánh của chúng vẫn chưa hoàn thiện. Thông qua lăng kính của bố, những chú cò con khám phá thế giới bằng những câu hỏi vô cùng lý thú. Chính vì vậy, truyện ngắn đã bắt đầu hình thành nên những “viên gạch mang tính giáo dục” đầu tiên. Hình ảnh cò mẹ được khắc họa rõ nét hơn sau khi ba Cò qua đời. Đối diện với nỗi đau mất chồng, cò Mẹ vẫn mạnh mẽ để chăm sóc cho đàn con thơ. Qua đây, hình ảnh kiên cường của người phụ nữ trong chiến tranh lại càng nổi bật. Chỉ một chi tiết ba Cò qua đời, Minh Phong đã gửi gắm cả niềm cảm thương và lòng biết ơn sâu sắc đến các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Chắc hẳn, họ đã có một quãng thời gian không dễ dàng gì.

Thứ tư, hình ảnh chú Cua và chị Cuốc chính là hiện thực của cuộc sống. Dù chỉ vài nét chấm phá, tác giả cũng đủ khiến người đọc nhận ra một điều rằng: ngoài bố mẹ ra, thế giới này chẳng ai yêu thương con đâu. Dù họ có nói cười, có thân thiện cách mấy cũng chẳng đong được bao nhiêu phần là tình thương thật. Cuộc sống vốn là vậy, bao nhiêu cạm bẫy đang chờ đón, nếu không được trang bị kỹ càng, bất kỳ ai cũng sẽ trở thành “nạn nhân” dưới chân kẻ khác.

Cuối cùng, tác giả khép lại bằng lời răn dạy của ba Cò: “Phải sống tốt, thay ba.” Giá trị đạo đức của tác phẩm được đúc kết tại đây. Để làm một người tốt có khó không? Thật sự khó lắm. Nhưng cũng chính vì khó nên con người ta mới phải hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày. Thông qua kinh nghiệm sống của mình, ba Cò đã răn dạy các con dù thế nào cũng phải làm một người tốt. Chỉ có sống tốt mới chính là “sự hiếu thảo” mà người còn sống dành cho những người đã ra đi vĩnh viễn. Một tác phẩm đặc biệt, thật sự trọn vẹn về những tầng ý nghĩa mà nó mang lại.
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: Phong Cầm

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.