Baivanhay Bình luận về phong cách thơ trữ tình – chính luận của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.

Baivanhay Bình luận về phong cách thơ trữ tình – chính luận của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.

Vũ Văn Sỹ từng nhận xét về hồn thơ này: “Nguyễn Khoa Điềm đã thực sự đóng góp vào nền thơ hiện đại một giọng trữ tình giàu chất sử thi, một giọng thơ sôi nổi và cá tính, một cây bút gắn kết được một cách tài hoa giữa vốn sống, vốn tri thức văn hóa và sự mẫn cảm của một tấm lòng trước từng trang giấy”. Minh chứng cho điều đó phải kể đến đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”. Tác phẩm được sáng tác năm 1971 tại chiến trường Bình Trị Thiên. “Đất Nước” được xem là đoạn thơ hay và độc đáo về đề tài quê hương đất nước của thơ ca Việt Nam hiện đại.

`
4878

Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau:

“Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”


(Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm)

Từ đó bình luận về phong cách thơ trữ tình – chính luận của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.


Bài làm​

Giai đoạn những năm 1945-1975 là giai đoạn chứng kiến sự ra đời của biết bao tác phẩm xuất sắc viết về đề tài đất nước. Trong đó nổi bật có Nguyễn Đình Thi với một đất nước đau thương mà anh dũng trong thi phẩm “Đất nước”, có một Tạ Hữu Yên với hình tượng đất nước buồn xót xa "thon thả giọt đàn bầu...đau nỗi đau người mẹ ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ" trong “Đất nước tôi”, một Chế Lan Viên với hình tượng đất nước trầm ngâm, lắng đọng thấm đượm hơi thở dân tộc trong “Thời sự hè 72 - Bình luận”... Và ấn tượng thay, lại có một Nguyễn Khoa Điềm với hình tượng đất nước mang âm hưởng sử thi, bắt nguồn từ những huyền thoại, một đất nước có quá trình hình thành, lớn lên và tồn tại, một đất nước của nhân dân và bắt nguồn từ nhân dân. Có thể nói “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm mà tiêu biểu đoạn trích:

“Nhưng em biết không



Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”

đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Đó còn là một minh chứng cho phong cách thơ trữ tình - chính luận đặc sắc của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ những năm chống Mĩ, với phong cách thơ giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc trữ tình - chính luận. Vũ Văn Sỹ từng nhận xét về hồn thơ này: “Nguyễn Khoa Điềm đã thực sự đóng góp vào nền thơ hiện đại một giọng trữ tình giàu chất sử thi, một giọng thơ sôi nổi và cá tính, một cây bút gắn kết được một cách tài hoa giữa vốn sống, vốn tri thức văn hóa và sự mẫn cảm của một tấm lòng trước từng trang giấy”. Tấm lòng nhà thơ có khi nào nguôi yên trước vận mệnh dân tộc, mỗi lần đặt bút viết là mỗi lần trái tim cuộn trào tình cảm thiết tha cùng sự suy tư, trăn trở, triết luận chặt chẽ và thuyết phục. Minh chứng cho điều đó phải kể đến đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”. Tác phẩm được sáng tác năm 1971 tại chiến trường Bình Trị Thiên. “Đất Nước” được xem là đoạn thơ hay và độc đáo về đề tài quê hương đất nước của thơ ca Việt Nam hiện đại. Độc đáo ở chỗ nhà thơ đã tiếp cận đất nước từ nhiều phương diện nhưng nhất quán trong tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”. Khẳng định, ngợi ca vai trò của nhân dân trong quá trình bảo vệ và dựng xây đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến những trang thơ thấm thía lòng người.

Trong tư tưởng của Nguyễn Khoa Điềm, đất nước trước tiên là của những con người vô danh nhưng tươi đẹp vô ngần. Chiêm nghiệm về đất nước từ phương diện lịch sử, nhà thơ khẳng định vai trò lớn lao của nhân dân:

“Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”

Như một câu chuyện thủ thỉ tâm tình giữa “anh” và “em”, lời thơ nhẹ nhàng thấm thía trong ta bước đi của thời gian với sự “sinh ra” và “lớn lên” của đất nước mình. Ở đó, “anh” kể “em” nghe câu chuyện về “họ” - những con người “giống ta lứa tuổi”, vô danh thôi nhưng lại góp công sức lớn lao để “làm ra Đất Nước”. “Sống” và “chết” chính là những bình diện quen thuộc của mỗi con người, làm nên một cuộc đời. Nhân dân được đặt giữa hai bình diện ấy, cả “anh” và “em” cũng vậy. Nhưng sống như thế nào cho thật sự có ý nghĩa, đấy mới là điều đáng quan tâm. Và nhân dân đã sống thật “giản dị và bình tâm”, họ cứ thuần phác, đơn sơ, cần cù làm lụng sau lũy tre làng, gắn bó thân yêu với những “ruộng đồng gò bãi” từ đời này sang đời khác, không đòi hỏi, không cầu kì, không tính toán thiệt hơn. Họ cứ “lặng lẽ gánh vác phần người đi trước để lại” rồi lại “dặn dò con cháu chuyện mai sau”. Để đến khi giã biệt cuộc đời bằng cái chết bình thản trong dòng chảy vĩnh hằng của thời gian, năm tháng. Đó là một cuộc sống và cái chết thật sự ý nghĩa. Ý thơ “Họ đã sống và chết / Giản dị và bình tâm” nghe sao mà nhẹ nhàng, thanh thản, giản đơn như một lẽ thường tình khi nhắc về nhân dân. Bình thường nhưng rất đỗi phi thường, giản dị mà hết sức cao cả, mộc mạc mà trở nên kì vĩ, chính nhân dân đã tạo dựng, gìn giữ đất nước trải qua bao thời đại:

“Và cứ thế nhân dân thường ít nói

Như mẹ tôi lặng lẽ suốt đời

Và cứ thế nhân dân cao vòi vọi

Hơn cả những ngôi sao cô độc giữa trời”

(“Không phải truyền thuyết” - Thanh Thảo)​

Cứ thế, nhân dân sống cuộc đời giản dị, hồn hậu. Và cứ thế, nhân dân quật khởi trở thành những anh hùng. Chính những con người đó đã làm nên đất nước. Điểm mới của Nguyễn Khoa Điềm trong cái nhìn về đất nước qua thời gian lịch sử là đã thấy được vai trò không thể thay thế của những con người bình dị, vô danh mặc dù “không ai nhớ mặt đặt tên” nhưng chính họ mới là người “làm nên Đất Nước muôn đời”.

Nếu chỉ dừng lại ở phương diện lịch sử hay phương diện địa lí thì chưa thể có một khái niệm hoàn chỉnh về đất nước. Do đó tư tưởng của Nguyễn Khoa Điềm đã được triển khai trên bình diện thứ ba, bình diện văn hóa, cốt cách tâm hồn dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm không khai thác khía cạnh văn hóa theo hướng liệt kê những danh nhân: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, .... mà tác giả đã tìm đến với những giá trị văn hóa của nhân dân, đó là vẻ đẹp của tâm hồn người Việt:

“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái”

Nhân dân đã có công bảo vệ và truyền lại cho con cháu đời sau những giá trị vật chất, tinh thần, giúp hình thành và gìn giữ những giá trị đáng quý của đất nước. Điệp từ “họ” cùng với cách nói: “họ giữ – họ chuyền – họ truyền – họ gánh…” cho thấy được sự đóng góp tích cực của nhân dân vì sự phát triển của đất nước. Chính nhân dân mang đến giá trị vật chất: là hạt lúa ta trồng qua bao đời, là ngọn lửa chuyền qua năm tháng sưởi ấm bao căn bếp, là nguồn thủy nông, vườn ruộng dồi dào cho con cháu đời sau “trồng cây hái trái”. Không chỉ vậy, họ còn mang đến những giá trị tinh thần quý báu: họ “truyền giọng điệu mình cho con tập nói”, bảo vệ ngôn ngữ dân tộc, họ để lại phong tục, tập quán “gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân”.

“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ.”

(Lưu Quang Vũ)​

Cội nguồn văn hóa chưa phải là những gì thiêng liêng, cao cả, mà trong tư tưởng của nhà thơ, cội nguồn văn hóa trước tiên bắt nguồn từ chính lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân, từ những gì giản dị và thân thuộc nhất như: “giọng điệu”, “tên xã tên làng”...

Không chỉ vậy, nhân dân còn tạo dựng chủ quyền và truyền cho thế hệ sau truyền thống yêu nước và đánh giặc. Nhân dân là những người không tiếc máu xương, sẵn sàng đứng lên bảo vệ đất nước trước những biến động lịch sử và hiểm họa xâm lăng:

“Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại”

Dân ta có truyền thống đánh giặc ngoại xâm từ bao đời nay, hết giặc Tàu 1000 năm lại đến giặc Tây 100 năm. Ta lại lật đổ chế độ phong kiến, đánh đuổi phát xít Nhật để đưa nước Việt Nam đi đến độc lập thống nhất. Và hôm nay đây, trong chính thời khắc bản trường ca này ra đời, ta đang chống lại đế quốc Mĩ xâm lược, lời thơ lại càng giục giã và khí thế hơn. Và sức mạnh nhân dân sẽ là cơn sóng lớn để nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước ấy:

“Sức nhân dân xẻ núi lấp sông

Mồ hôi mặn nhòe bàn tay máu ứa

Con đường mở qua lòng dân rộng mở

Đường vươn dài, dân trải tấm lòng che…”

(Nguyễn Trọng Tạo)

Trận chiến ấy sẽ chiến thắng trong nay mai để mãi mãi:

“Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”

Câu thơ như một chân lý được khẳng định rõ ràng với sự nhắc lại hai lần mệnh đề “Đất Nước của Nhân dân”. Đến đây, cảm xúc dồn nén, suy ngẫm sâu xa đã bật lên thành vần, thành điệu, thành chân lý muôn đời. Câu thơ kết tinh tư tưởng của toàn bộ bản trường ca, tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” mà mỗi khi nhắc đến bạn đọc lại bồi hồi nhắc nhớ những câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Chỉ với hai câu thơ, một mệnh đề ngắn gọn nhưng nhà thơ đã xác lập một tư tưởng quan trọng đã trở thành chân lý về cội nguồn, bản chất và động lực của đất nước. Từ đó, mỗi chúng ta nhận thức được sợi dây gắn kết bền chặt giữa phần đời mỗi người với vận mệnh của cả đất nước, dân tộc, cảm nhận được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước. Chưa dừng lại tại đó, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn trở về với ngọn nguồn phong phú, đẹp đẽ của văn hóa văn học dân gian mà tiêu biểu là ca dao. Ca dao chính là diện mạo tinh thần, là nơi lưu giữ đời sống tâm hồn, tình cảm của nhân dân qua bao thế hệ. Nguyễn Khoa Điềm đã chọn ra từ kho tàng thơ ca dân gian ba nét đẹp tiêu biểu nhất của tâm hồn Việt, bản sắc Việt: thật say đắm trong tình yêu (Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”), quý trọng tình nghĩa (“Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội”) và kiên trì, bền bỉ trong đấu tranh (“Biết trồng tre đợi ngày thành gậy / Đi trả thù mà không sợ dài lâu”). Truyền tải những ý niệm sâu sắc đó, Nguyễn Khoa Điềm chọn sử dụng thể thơ tự do mới mẻ kết hợp cùng chất liêụ văn hóa và văn hoc dân gian thân thuộc. Cảm xúc thơ chân thành, tha thiết, giọng điệu tâm tình cùng hệ thống ngôn từ, hình ảnh vừa gần gũi quen thuộc vừa mang tính khái quát đã đem đến những trang thơ đặc sắc, hài hòa giữa chất chính luận và chất trữ tình, ngọt ngào mà nhẹ nhàng lắng sâu trong tâm hồn bạn đọc bao thế hệ.

Đoạn trích trên đã thể hiện sự kết hợp nhuần nhị giữa hai yếu tố trữ tình và chính luận trong hồn thơ tác giả. Nguyễn Khoa Điềm với giọng thơ giàu suy tư, vừa dạt dào chất trữ tình vừa sâu lắng chất chính luận đã ghi dấu một phong cách thơ độc đáo giữa làng thơ chống Mĩ biết bao phong cách đa dạng. Chất trữ tình nằm trong xúc cảm cá nhân được bộc lộ trong thơ, thể hiện ở lối thơ tâm sự ngọt ngào đằm thắm giữa “anh” và “em”, thể hiện ở chất dân gian với những hình ảnh thân thuộc, gần gũi, gợi cảm, là những “hạt lúa”, “hòn than”, “con cúi”, là “giọng điệu”, “tên xã tên làng”,... vốn luôn hiện hữu quanh ta hàng ngày nay được đưa vào trong thơ trở thành hình ảnh giàu biểu cảm và ý nghĩa. Kết hợp với đó là chất chính luận thể hiện ở chiều sâu suy tư và cảm nhận của tác giả về tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”, gắn vận mệnh đất nước với số phận, trách nhiệm của những con người bình dị vô danh. Đó là một quan điểm có tính thời sự, lớn lao nhưng cũng vô cùng bức thiết trong bối cảnh chiến tranh và cả trong thời kì hòa bình. Phong cách thơ trữ tình - chính luận cứ thế được thể hiện đặc sắc và rõ nét ở cả nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Nhìn nhận Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm từ sự kết hợp giữa hai yếu tố chính luận và trữ tình đã đem đến cho người đọc một góc nhìn mới mẻ về đoạn thơ nói riêng và bản trường ca nói chung. làm cho tác phẩm có nội dung về vận mệnh Tổ quốc, khơi dậy ý chí đồng bào nhưng lại hết sức uyển chuyển, không phải lời kêu gọi giáo điều nhưng có sức tác động mạnh mẽ. Đây cũng là sáng tạo trong phong cách nghệ thuật nổi bật của tác giả ở đoạn trích này nói riêng và thiên trường ca “Mặt đường khát vọng” nói chung.

Hình tượng đất nước không phải lần đầu tiên xuất hiện trong thi ca, nhưng cách lý giải về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại đem tới cho bạn đọc sự thú vị đến bất ngờ. Đó là hình ảnh của một đất nước gần gũi, dung dị, giống như hình ảnh của những con người đã làm ra, dựng xây và phát triển - nhân dân. Tư tưởng “Đất nước của nhân dân" cũng không phải là tư tưởng lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam, nhưng đây lại là tác phẩm cho người đọc thấy được tư tưởng về đất nước của nhân dân chân thực và gần gũi nhất. “Họ đã sống và chết / Giản dị và bình tâm / Không ai nhớ mặt đặt tên / Nhưng họ đã làm nên đất nước...” Những lời ca ấy, thế hệ sau này sẽ hát hoài, hát mãi và khắc thật sâu trong trái tim, không chỉ bởi sự chân thành từ trái tim tác giả với đất nước mà còn bởi một phong cách thơ độc đáo mang đậm tính trữ tình – chính luận của Nguyễn Khoa Điềm.
 
Từ khóa
ngữ văn 12 nguyễn khoa điềm phong cách thơ trữ tình - chính trị đất nước
  • Like
Reactions: Tiến 2021
8K
1
1

Tiến 2021

Thành Viên
27/5/21
94
41
18,000
32
Xu
0
Vũ Văn Sỹ từng nhận xét về hồn thơ này: “Nguyễn Khoa Điềm đã thực sự đóng góp vào nền thơ hiện đại một giọng trữ tình giàu chất sử thi, một giọng thơ sôi nổi và cá tính, một cây bút gắn kết được một cách tài hoa giữa vốn sống, vốn tri thức văn hóa và sự mẫn cảm của một tấm lòng trước từng trang giấy”. Minh chứng cho điều đó phải kể đến đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”. Tác phẩm được sáng tác năm 1971 tại chiến trường Bình Trị Thiên. “Đất Nước” được xem là đoạn thơ hay và độc đáo về đề tài quê hương đất nước của thơ ca Việt Nam hiện đại.


Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau:

“Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”


(Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm)

Từ đó bình luận về phong cách thơ trữ tình – chính luận của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.


Bài làm​

Giai đoạn những năm 1945-1975 là giai đoạn chứng kiến sự ra đời của biết bao tác phẩm xuất sắc viết về đề tài đất nước. Trong đó nổi bật có Nguyễn Đình Thi với một đất nước đau thương mà anh dũng trong thi phẩm “Đất nước”, có một Tạ Hữu Yên với hình tượng đất nước buồn xót xa "thon thả giọt đàn bầu...đau nỗi đau người mẹ ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ" trong “Đất nước tôi”, một Chế Lan Viên với hình tượng đất nước trầm ngâm, lắng đọng thấm đượm hơi thở dân tộc trong “Thời sự hè 72 - Bình luận”... Và ấn tượng thay, lại có một Nguyễn Khoa Điềm với hình tượng đất nước mang âm hưởng sử thi, bắt nguồn từ những huyền thoại, một đất nước có quá trình hình thành, lớn lên và tồn tại, một đất nước của nhân dân và bắt nguồn từ nhân dân. Có thể nói “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm mà tiêu biểu đoạn trích:

“Nhưng em biết không



Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”

đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Đó còn là một minh chứng cho phong cách thơ trữ tình - chính luận đặc sắc của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ những năm chống Mĩ, với phong cách thơ giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc trữ tình - chính luận. Vũ Văn Sỹ từng nhận xét về hồn thơ này: “Nguyễn Khoa Điềm đã thực sự đóng góp vào nền thơ hiện đại một giọng trữ tình giàu chất sử thi, một giọng thơ sôi nổi và cá tính, một cây bút gắn kết được một cách tài hoa giữa vốn sống, vốn tri thức văn hóa và sự mẫn cảm của một tấm lòng trước từng trang giấy”. Tấm lòng nhà thơ có khi nào nguôi yên trước vận mệnh dân tộc, mỗi lần đặt bút viết là mỗi lần trái tim cuộn trào tình cảm thiết tha cùng sự suy tư, trăn trở, triết luận chặt chẽ và thuyết phục. Minh chứng cho điều đó phải kể đến đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”. Tác phẩm được sáng tác năm 1971 tại chiến trường Bình Trị Thiên. “Đất Nước” được xem là đoạn thơ hay và độc đáo về đề tài quê hương đất nước của thơ ca Việt Nam hiện đại. Độc đáo ở chỗ nhà thơ đã tiếp cận đất nước từ nhiều phương diện nhưng nhất quán trong tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”. Khẳng định, ngợi ca vai trò của nhân dân trong quá trình bảo vệ và dựng xây đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến những trang thơ thấm thía lòng người.

Trong tư tưởng của Nguyễn Khoa Điềm, đất nước trước tiên là của những con người vô danh nhưng tươi đẹp vô ngần. Chiêm nghiệm về đất nước từ phương diện lịch sử, nhà thơ khẳng định vai trò lớn lao của nhân dân:

“Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”

Như một câu chuyện thủ thỉ tâm tình giữa “anh” và “em”, lời thơ nhẹ nhàng thấm thía trong ta bước đi của thời gian với sự “sinh ra” và “lớn lên” của đất nước mình. Ở đó, “anh” kể “em” nghe câu chuyện về “họ” - những con người “giống ta lứa tuổi”, vô danh thôi nhưng lại góp công sức lớn lao để “làm ra Đất Nước”. “Sống” và “chết” chính là những bình diện quen thuộc của mỗi con người, làm nên một cuộc đời. Nhân dân được đặt giữa hai bình diện ấy, cả “anh” và “em” cũng vậy. Nhưng sống như thế nào cho thật sự có ý nghĩa, đấy mới là điều đáng quan tâm. Và nhân dân đã sống thật “giản dị và bình tâm”, họ cứ thuần phác, đơn sơ, cần cù làm lụng sau lũy tre làng, gắn bó thân yêu với những “ruộng đồng gò bãi” từ đời này sang đời khác, không đòi hỏi, không cầu kì, không tính toán thiệt hơn. Họ cứ “lặng lẽ gánh vác phần người đi trước để lại” rồi lại “dặn dò con cháu chuyện mai sau”. Để đến khi giã biệt cuộc đời bằng cái chết bình thản trong dòng chảy vĩnh hằng của thời gian, năm tháng. Đó là một cuộc sống và cái chết thật sự ý nghĩa. Ý thơ “Họ đã sống và chết / Giản dị và bình tâm” nghe sao mà nhẹ nhàng, thanh thản, giản đơn như một lẽ thường tình khi nhắc về nhân dân. Bình thường nhưng rất đỗi phi thường, giản dị mà hết sức cao cả, mộc mạc mà trở nên kì vĩ, chính nhân dân đã tạo dựng, gìn giữ đất nước trải qua bao thời đại:

“Và cứ thế nhân dân thường ít nói

Như mẹ tôi lặng lẽ suốt đời

Và cứ thế nhân dân cao vòi vọi

Hơn cả những ngôi sao cô độc giữa trời”

(“Không phải truyền thuyết” - Thanh Thảo)​

Cứ thế, nhân dân sống cuộc đời giản dị, hồn hậu. Và cứ thế, nhân dân quật khởi trở thành những anh hùng. Chính những con người đó đã làm nên đất nước. Điểm mới của Nguyễn Khoa Điềm trong cái nhìn về đất nước qua thời gian lịch sử là đã thấy được vai trò không thể thay thế của những con người bình dị, vô danh mặc dù “không ai nhớ mặt đặt tên” nhưng chính họ mới là người “làm nên Đất Nước muôn đời”.

Nếu chỉ dừng lại ở phương diện lịch sử hay phương diện địa lí thì chưa thể có một khái niệm hoàn chỉnh về đất nước. Do đó tư tưởng của Nguyễn Khoa Điềm đã được triển khai trên bình diện thứ ba, bình diện văn hóa, cốt cách tâm hồn dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm không khai thác khía cạnh văn hóa theo hướng liệt kê những danh nhân: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, .... mà tác giả đã tìm đến với những giá trị văn hóa của nhân dân, đó là vẻ đẹp của tâm hồn người Việt:

“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái”

Nhân dân đã có công bảo vệ và truyền lại cho con cháu đời sau những giá trị vật chất, tinh thần, giúp hình thành và gìn giữ những giá trị đáng quý của đất nước. Điệp từ “họ” cùng với cách nói: “họ giữ – họ chuyền – họ truyền – họ gánh…” cho thấy được sự đóng góp tích cực của nhân dân vì sự phát triển của đất nước. Chính nhân dân mang đến giá trị vật chất: là hạt lúa ta trồng qua bao đời, là ngọn lửa chuyền qua năm tháng sưởi ấm bao căn bếp, là nguồn thủy nông, vườn ruộng dồi dào cho con cháu đời sau “trồng cây hái trái”. Không chỉ vậy, họ còn mang đến những giá trị tinh thần quý báu: họ “truyền giọng điệu mình cho con tập nói”, bảo vệ ngôn ngữ dân tộc, họ để lại phong tục, tập quán “gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân”.

“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ.”

(Lưu Quang Vũ)​

Cội nguồn văn hóa chưa phải là những gì thiêng liêng, cao cả, mà trong tư tưởng của nhà thơ, cội nguồn văn hóa trước tiên bắt nguồn từ chính lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân, từ những gì giản dị và thân thuộc nhất như: “giọng điệu”, “tên xã tên làng”...

Không chỉ vậy, nhân dân còn tạo dựng chủ quyền và truyền cho thế hệ sau truyền thống yêu nước và đánh giặc. Nhân dân là những người không tiếc máu xương, sẵn sàng đứng lên bảo vệ đất nước trước những biến động lịch sử và hiểm họa xâm lăng:

“Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại”

Dân ta có truyền thống đánh giặc ngoại xâm từ bao đời nay, hết giặc Tàu 1000 năm lại đến giặc Tây 100 năm. Ta lại lật đổ chế độ phong kiến, đánh đuổi phát xít Nhật để đưa nước Việt Nam đi đến độc lập thống nhất. Và hôm nay đây, trong chính thời khắc bản trường ca này ra đời, ta đang chống lại đế quốc Mĩ xâm lược, lời thơ lại càng giục giã và khí thế hơn. Và sức mạnh nhân dân sẽ là cơn sóng lớn để nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước ấy:

“Sức nhân dân xẻ núi lấp sông

Mồ hôi mặn nhòe bàn tay máu ứa

Con đường mở qua lòng dân rộng mở

Đường vươn dài, dân trải tấm lòng che…”

(Nguyễn Trọng Tạo)

Trận chiến ấy sẽ chiến thắng trong nay mai để mãi mãi:

“Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”

Câu thơ như một chân lý được khẳng định rõ ràng với sự nhắc lại hai lần mệnh đề “Đất Nước của Nhân dân”. Đến đây, cảm xúc dồn nén, suy ngẫm sâu xa đã bật lên thành vần, thành điệu, thành chân lý muôn đời. Câu thơ kết tinh tư tưởng của toàn bộ bản trường ca, tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” mà mỗi khi nhắc đến bạn đọc lại bồi hồi nhắc nhớ những câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Chỉ với hai câu thơ, một mệnh đề ngắn gọn nhưng nhà thơ đã xác lập một tư tưởng quan trọng đã trở thành chân lý về cội nguồn, bản chất và động lực của đất nước. Từ đó, mỗi chúng ta nhận thức được sợi dây gắn kết bền chặt giữa phần đời mỗi người với vận mệnh của cả đất nước, dân tộc, cảm nhận được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước. Chưa dừng lại tại đó, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn trở về với ngọn nguồn phong phú, đẹp đẽ của văn hóa văn học dân gian mà tiêu biểu là ca dao. Ca dao chính là diện mạo tinh thần, là nơi lưu giữ đời sống tâm hồn, tình cảm của nhân dân qua bao thế hệ. Nguyễn Khoa Điềm đã chọn ra từ kho tàng thơ ca dân gian ba nét đẹp tiêu biểu nhất của tâm hồn Việt, bản sắc Việt: thật say đắm trong tình yêu (Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”), quý trọng tình nghĩa (“Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội”) và kiên trì, bền bỉ trong đấu tranh (“Biết trồng tre đợi ngày thành gậy / Đi trả thù mà không sợ dài lâu”). Truyền tải những ý niệm sâu sắc đó, Nguyễn Khoa Điềm chọn sử dụng thể thơ tự do mới mẻ kết hợp cùng chất liêụ văn hóa và văn hoc dân gian thân thuộc. Cảm xúc thơ chân thành, tha thiết, giọng điệu tâm tình cùng hệ thống ngôn từ, hình ảnh vừa gần gũi quen thuộc vừa mang tính khái quát đã đem đến những trang thơ đặc sắc, hài hòa giữa chất chính luận và chất trữ tình, ngọt ngào mà nhẹ nhàng lắng sâu trong tâm hồn bạn đọc bao thế hệ.

Đoạn trích trên đã thể hiện sự kết hợp nhuần nhị giữa hai yếu tố trữ tình và chính luận trong hồn thơ tác giả. Nguyễn Khoa Điềm với giọng thơ giàu suy tư, vừa dạt dào chất trữ tình vừa sâu lắng chất chính luận đã ghi dấu một phong cách thơ độc đáo giữa làng thơ chống Mĩ biết bao phong cách đa dạng. Chất trữ tình nằm trong xúc cảm cá nhân được bộc lộ trong thơ, thể hiện ở lối thơ tâm sự ngọt ngào đằm thắm giữa “anh” và “em”, thể hiện ở chất dân gian với những hình ảnh thân thuộc, gần gũi, gợi cảm, là những “hạt lúa”, “hòn than”, “con cúi”, là “giọng điệu”, “tên xã tên làng”,... vốn luôn hiện hữu quanh ta hàng ngày nay được đưa vào trong thơ trở thành hình ảnh giàu biểu cảm và ý nghĩa. Kết hợp với đó là chất chính luận thể hiện ở chiều sâu suy tư và cảm nhận của tác giả về tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”, gắn vận mệnh đất nước với số phận, trách nhiệm của những con người bình dị vô danh. Đó là một quan điểm có tính thời sự, lớn lao nhưng cũng vô cùng bức thiết trong bối cảnh chiến tranh và cả trong thời kì hòa bình. Phong cách thơ trữ tình - chính luận cứ thế được thể hiện đặc sắc và rõ nét ở cả nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Nhìn nhận Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm từ sự kết hợp giữa hai yếu tố chính luận và trữ tình đã đem đến cho người đọc một góc nhìn mới mẻ về đoạn thơ nói riêng và bản trường ca nói chung. làm cho tác phẩm có nội dung về vận mệnh Tổ quốc, khơi dậy ý chí đồng bào nhưng lại hết sức uyển chuyển, không phải lời kêu gọi giáo điều nhưng có sức tác động mạnh mẽ. Đây cũng là sáng tạo trong phong cách nghệ thuật nổi bật của tác giả ở đoạn trích này nói riêng và thiên trường ca “Mặt đường khát vọng” nói chung.

Hình tượng đất nước không phải lần đầu tiên xuất hiện trong thi ca, nhưng cách lý giải về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại đem tới cho bạn đọc sự thú vị đến bất ngờ. Đó là hình ảnh của một đất nước gần gũi, dung dị, giống như hình ảnh của những con người đã làm ra, dựng xây và phát triển - nhân dân. Tư tưởng “Đất nước của nhân dân" cũng không phải là tư tưởng lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam, nhưng đây lại là tác phẩm cho người đọc thấy được tư tưởng về đất nước của nhân dân chân thực và gần gũi nhất. “Họ đã sống và chết / Giản dị và bình tâm / Không ai nhớ mặt đặt tên / Nhưng họ đã làm nên đất nước...” Những lời ca ấy, thế hệ sau này sẽ hát hoài, hát mãi và khắc thật sâu trong trái tim, không chỉ bởi sự chân thành từ trái tim tác giả với đất nước mà còn bởi một phong cách thơ độc đáo mang đậm tính trữ tình – chính luận của Nguyễn Khoa Điềm.
Trần Ngọc 2021"Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”

Câu thơ như một chân lý được khẳng định rõ ràng với sự nhắc lại hai lần mệnh đề “Đất Nước của Nhân dân”. Đến đây, cảm xúc dồn nén, suy ngẫm sâu xa đã bật lên thành vần, thành điệu, thành chân lý muôn đời. Câu thơ kết tinh tư tưởng của toàn bộ bản trường ca, tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” mà mỗi khi nhắc đến bạn đọc lại bồi hồi nhắc nhớ những câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm.
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top