Trăng với ta như hòa làm một
Kẻ tương tư người si tình
Lắm lúc ngỡ mình quá dại dột
Ôm mộng bất thành, mà lòng bất an.
Có lẽ chúng ta vẫn quá đỗi quen thuộc với những mảnh trăng trong mùa thu gió thổi, trong những khúc ca ngày rằm quyện cùng tiếng trống gõ tùng cắc của đám trẻ vào dịp tết đoàn viên, nhưng mấy ai biết được trăng cũng treo mình trước vẻ đẹp của nàng hạ mộng mơ. Những hình dung về trăng trong hè về đôi khi khiến ta mơ hồ, ấy thế, Thúy Vũ – một ngòi bút thâm thúy – đã khơi mang những mường tượng đẹp đẽ về ánh nguyệt qua hai áng thơ mượt mà và sâu sắc: “Mảnh trăng côi”, “Mùa trăng không tuổi”. Để rồi, Nguyệt và thơ, Nguyệt và hạ, ngỡ như hai mà một, lồng vào nhau hết sức nhẹ nhàng…
Nhãn tự tựa chiếc la bàn gợi mở những chiều sâu trong tâm khảm, đưa độc giả đến với nhiều chiều hướng hay hé mở một mảnh nhỏ nào đó của tác phẩm, của thế giới nội tại bên trong. Tôi như hút hồn trước lối sâu hun hút trước cả đôi nhan đề chùm thơ về trăng của Thúy Vũ. “Mảnh trăng côi”, hòng lột tả sự đơn độc và thê lương của bối cảnh, kẻ tự tình đã ẩn mình vào trăng, nhờ trăng nói hộ tiếng lòng, hay chăng là hóa thân để thôi ưu tư, phiền muộn. Chỉ là một mảnh, tức là một phần nhỏ của mặt trăng, đã thế lại còn trong trạng thái “côi” trong “đơn côi”, “lẻ bóng”. Người viết có thể nói là bằng tài năng và trí tuệ đã tạc nên thứ hình tượng độc đáo vô song mà hiếm hoi lắm tôi mới có thể tìm được người thay thế. Không chỉ dừng lại ở đó, trong đề tự “Mùa trăng không tuổi” phần nào lọt vào tâm trí, thấm tháp từng nếp gấp não. Đâu còn là “mảnh trăng” nho nhỏ, giờ đây tác phẩm cùng đề tài chuyển hóa cái tinh vi: “mảnh” thành vĩ mô: “mùa”. Và hơn hết sự trường tồn miên viễn của “mùa trăng” bộc tả qua hai tiếng “không tuổi” thật đặc sắc! Dẫu như thế nào thì hình tượng của Nguyệt trong thơ ca Thúy Vũ dường như chan đều, thấm đẫm vào mỗi nhan đề.
Trăng tự bao giờ đi vào thơ ca, nhạc họa một cách nhẹ nhàng, dịu êm như mấy cánh hoa mỏng manh hạ cánh yên ả vào lòng bàn tay của người đọc. trăng lúc đẹp đẽ có khi lại chất chứa nhiều tâm tư, tiếng lòng. Như trong “Mùa trăng không tuổi”, Thúy Vũ viết:
Đó là nỗi thổn thức của đôi tình nhân đang hồi trăng mật. Cái “chênh chếch”, xiêu vẹo của nàng thơ Nguyệt khiến một ai ngắm nhìn cũng nhiều hơn một lớn hoài nhớ thiết tha, bổi hổi.
Cặp đôi thả hồn vào những ánh trăng khuya, nhờ đó mà giữ hộ “men ái ân” nồng nàn, “xiết ghì” cho khỏi vụt xa, “gửi nổi nhớ vào mùa trăng không tuổi”, một mùa hiền dịu, mến thương, bất tận và trường tồn theo tháng năm. Phải hay không, chính họ muốn tình yêu nồng nhiệt của mình là cái bất di bất dịch ấy hay chăng là ao ước nhỏ từng “men” tình vào trăng để nó kéo dài từng chút hơi ấm nóng. Vượt qua sự băng hoại của thời gian và không gian, mặc cho lớp bụi của thế gian luân hồi cứ mặc nhiên phủ lên chất tình ấy, “Mùa trăng không tuổi” sẽ trọn vẹn gìn giữ đến tận mai sau.
Chế Lan Viên từng bộc bạch rằng: “Chẳng có thơ đâu giữa lòng người đóng khép”. Vì tấm chân tình của mỗi ngòi bút đều toát ra hơi hướng từ xúc cảm nên thi phẩm Mảnh trăng côi tựa hồ rất thực. Có một nỗi buồn man mác, thi thoảng lại lưu về ở ẩn sau “Mảnh trăng côi”. Chính bóng dáng của nó đã lộ ra dáng vẻ của một kẻ đang độ “tương tư”:
"Còn chăng nửa mảnh Trăng tan
Còn chăng ánh sáng võ vàng vào thu
Còn chăng dạ khúc thụy du
Còn chăng bóng Cuội tương tư thủa nào."
Hàng loạt câu hỏi tu từ được tuôn ra trên áng thơ ngút ngàn tình ca, ấy là cảm khái băn khoăn hay tự lòng đau giày xé. Vừa nhè nhẹ lại chút chút đau thương. Tôi thích cái tác giả dụng công khắc họa “mảnh trăng tan”. “Võ vàng” vốn là chỉ người ốm gầy, xanh xao. Nay đem gán cho “ánh sáng” như thể đặc tả cho sự hanh hao đến cùng cực vì ôm nỗi hoài ưu của con người đã tỏa lan rồi nhập vào thứ ánh sáng vàng ngọt. tất tần tật những từ ngữ của Thúy Vũ bật lên chất thơ da diết, trữ tình và sâu lắng.
Những năm tháng xa xưa trôi dạt rồi tấp vào bờ bãi kí ức từ lúc nào, mà khiến kẻ si tình nặng trĩu nhớ mong. Thơ của Thúy Vũ rất hay chỉ có điều chưa thực sự bộc tả tròn trịa được khí chất mùa hè ở trong tác phẩm. Dẫu vậy tôi vẫn cứ bị lung lay bởi niềm xúc cảm cũng như vốn chữ nghĩa sâu sắc ánh lên qua bài thơ. Sau cùng chỉ dành vài lời dưới đây, tôi muốn nhắn gửi sự yêu mến đến với bài viết lẫn người viết:
”Những nhà thơ ơi
Hãy cứ là những con chim vừa bay vừa hót
Thả xuống đời tiếng ca lảnh lót
Để cỏ giật mình nảy những mầm xuân.”
Kẻ tương tư người si tình
Lắm lúc ngỡ mình quá dại dột
Ôm mộng bất thành, mà lòng bất an.
Có lẽ chúng ta vẫn quá đỗi quen thuộc với những mảnh trăng trong mùa thu gió thổi, trong những khúc ca ngày rằm quyện cùng tiếng trống gõ tùng cắc của đám trẻ vào dịp tết đoàn viên, nhưng mấy ai biết được trăng cũng treo mình trước vẻ đẹp của nàng hạ mộng mơ. Những hình dung về trăng trong hè về đôi khi khiến ta mơ hồ, ấy thế, Thúy Vũ – một ngòi bút thâm thúy – đã khơi mang những mường tượng đẹp đẽ về ánh nguyệt qua hai áng thơ mượt mà và sâu sắc: “Mảnh trăng côi”, “Mùa trăng không tuổi”. Để rồi, Nguyệt và thơ, Nguyệt và hạ, ngỡ như hai mà một, lồng vào nhau hết sức nhẹ nhàng…
Nhãn tự tựa chiếc la bàn gợi mở những chiều sâu trong tâm khảm, đưa độc giả đến với nhiều chiều hướng hay hé mở một mảnh nhỏ nào đó của tác phẩm, của thế giới nội tại bên trong. Tôi như hút hồn trước lối sâu hun hút trước cả đôi nhan đề chùm thơ về trăng của Thúy Vũ. “Mảnh trăng côi”, hòng lột tả sự đơn độc và thê lương của bối cảnh, kẻ tự tình đã ẩn mình vào trăng, nhờ trăng nói hộ tiếng lòng, hay chăng là hóa thân để thôi ưu tư, phiền muộn. Chỉ là một mảnh, tức là một phần nhỏ của mặt trăng, đã thế lại còn trong trạng thái “côi” trong “đơn côi”, “lẻ bóng”. Người viết có thể nói là bằng tài năng và trí tuệ đã tạc nên thứ hình tượng độc đáo vô song mà hiếm hoi lắm tôi mới có thể tìm được người thay thế. Không chỉ dừng lại ở đó, trong đề tự “Mùa trăng không tuổi” phần nào lọt vào tâm trí, thấm tháp từng nếp gấp não. Đâu còn là “mảnh trăng” nho nhỏ, giờ đây tác phẩm cùng đề tài chuyển hóa cái tinh vi: “mảnh” thành vĩ mô: “mùa”. Và hơn hết sự trường tồn miên viễn của “mùa trăng” bộc tả qua hai tiếng “không tuổi” thật đặc sắc! Dẫu như thế nào thì hình tượng của Nguyệt trong thơ ca Thúy Vũ dường như chan đều, thấm đẫm vào mỗi nhan đề.
Trăng tự bao giờ đi vào thơ ca, nhạc họa một cách nhẹ nhàng, dịu êm như mấy cánh hoa mỏng manh hạ cánh yên ả vào lòng bàn tay của người đọc. trăng lúc đẹp đẽ có khi lại chất chứa nhiều tâm tư, tiếng lòng. Như trong “Mùa trăng không tuổi”, Thúy Vũ viết:
“Trăng chênh chếch dâng hương yêu bất tận
Men ái ân vương ánh nguyệt xiết ghì
Hai tâm hồn hòa quyện trái tim si
Gửi nỗi nhớ vào mùa trăng không tuổi.”
Men ái ân vương ánh nguyệt xiết ghì
Hai tâm hồn hòa quyện trái tim si
Gửi nỗi nhớ vào mùa trăng không tuổi.”
Đó là nỗi thổn thức của đôi tình nhân đang hồi trăng mật. Cái “chênh chếch”, xiêu vẹo của nàng thơ Nguyệt khiến một ai ngắm nhìn cũng nhiều hơn một lớn hoài nhớ thiết tha, bổi hổi.
Cặp đôi thả hồn vào những ánh trăng khuya, nhờ đó mà giữ hộ “men ái ân” nồng nàn, “xiết ghì” cho khỏi vụt xa, “gửi nổi nhớ vào mùa trăng không tuổi”, một mùa hiền dịu, mến thương, bất tận và trường tồn theo tháng năm. Phải hay không, chính họ muốn tình yêu nồng nhiệt của mình là cái bất di bất dịch ấy hay chăng là ao ước nhỏ từng “men” tình vào trăng để nó kéo dài từng chút hơi ấm nóng. Vượt qua sự băng hoại của thời gian và không gian, mặc cho lớp bụi của thế gian luân hồi cứ mặc nhiên phủ lên chất tình ấy, “Mùa trăng không tuổi” sẽ trọn vẹn gìn giữ đến tận mai sau.
Chế Lan Viên từng bộc bạch rằng: “Chẳng có thơ đâu giữa lòng người đóng khép”. Vì tấm chân tình của mỗi ngòi bút đều toát ra hơi hướng từ xúc cảm nên thi phẩm Mảnh trăng côi tựa hồ rất thực. Có một nỗi buồn man mác, thi thoảng lại lưu về ở ẩn sau “Mảnh trăng côi”. Chính bóng dáng của nó đã lộ ra dáng vẻ của một kẻ đang độ “tương tư”:
"Còn chăng nửa mảnh Trăng tan
Còn chăng ánh sáng võ vàng vào thu
Còn chăng dạ khúc thụy du
Còn chăng bóng Cuội tương tư thủa nào."
Hàng loạt câu hỏi tu từ được tuôn ra trên áng thơ ngút ngàn tình ca, ấy là cảm khái băn khoăn hay tự lòng đau giày xé. Vừa nhè nhẹ lại chút chút đau thương. Tôi thích cái tác giả dụng công khắc họa “mảnh trăng tan”. “Võ vàng” vốn là chỉ người ốm gầy, xanh xao. Nay đem gán cho “ánh sáng” như thể đặc tả cho sự hanh hao đến cùng cực vì ôm nỗi hoài ưu của con người đã tỏa lan rồi nhập vào thứ ánh sáng vàng ngọt. tất tần tật những từ ngữ của Thúy Vũ bật lên chất thơ da diết, trữ tình và sâu lắng.
Những năm tháng xa xưa trôi dạt rồi tấp vào bờ bãi kí ức từ lúc nào, mà khiến kẻ si tình nặng trĩu nhớ mong. Thơ của Thúy Vũ rất hay chỉ có điều chưa thực sự bộc tả tròn trịa được khí chất mùa hè ở trong tác phẩm. Dẫu vậy tôi vẫn cứ bị lung lay bởi niềm xúc cảm cũng như vốn chữ nghĩa sâu sắc ánh lên qua bài thơ. Sau cùng chỉ dành vài lời dưới đây, tôi muốn nhắn gửi sự yêu mến đến với bài viết lẫn người viết:
”Những nhà thơ ơi
Hãy cứ là những con chim vừa bay vừa hót
Thả xuống đời tiếng ca lảnh lót
Để cỏ giật mình nảy những mầm xuân.”
(Nguyễn Phan Quế Mai)
Sửa lần cuối: