Cảm nhận về nhân vật Thị trong tác phẩm Vợ Nhật của nhà văn Kim Lân

Cảm nhận về nhân vật Thị trong tác phẩm Vợ Nhật của nhà văn Kim Lân

Mở bài:
Khi nói về những tác phẩm của Kim Lân, trong đó có “Vợ Nhặt”, nhà văn Nguyễn Khải từng bộc bạch “Đó không phải là người viết mà là thần viết. Thần mượn tay người để viết nên những trang bất hủ.”. Và “Vợ Nhặt”, quả là xứng với lời khen đó. Truyện ngắn viết về cái đói, cái nghèo, về con người giữa bờ vuực sống chết nhưng ngòi bút lại hướng về sự sống, hướng về những khát vọng sống cháy bỏng. Thật là tài tình làm sao! Và…đã phần nào thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo mà Kim Lân ngầm gửi gắm trong tác phẩm.
Tác giả:
Nhà văn Kim Lân – một trong những gương mặt nổi bật nhất của văn học hiện thực Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp với những truyện ngắn viết về nông thôn và người nông dân Đồng bằng Bắc Bộ. Văn ông đi vào lòng người nhờ lối viết nhẹ nhàng, giàu tính tự sự, bởi chất “quê” dân dã, gần gũi với nhân dân dân lao động. Văn Kim Lân mộc mạc, dân dã, giản dị đến mức nhà văn cùng thời Nguyên Hồng đã phải thốt lên “Kim Lân là nhà văn đã đi về với đất và người, với cái thuần hậu nguyên thuỷ của cuộc sống nông thôn ngày trước.”
Tác phẩm:
Tác phẩm được rút từ tập “ Con chó xấu xí “ (1962), là tiền thân của tiểu thuyết “ Xóm ngụ cư “ được viết ngay sau cách mạng 1945-1946. Kim Lân đã ấp ủ ý định viết về đề tài với người ngụ cư trước Cách mạng, thậm chí ông còn dự định viết một cuốn tiểu thuyết ghi lại một cách tỉ mỉ nhất, phong phú nhất, sâu sắc nhất về đề tài này. Nhưng đáng tiếc, Kim Lân đã không thể hoàn thành được điều đó. Tuy vậy, ông vẫn luôn trăn trở, và rồi hơn 10 năm sau, ông đã thực hiện được ý đồ sáng tạo của mình bằng truyện ngắn “Vợ nhặt”. Hành trình “thai nghén” ra tác phẩm này là một hành trình dài lâu, tựa như con trai làm ngọc. Và “Vợ nhặt” ra đời – trở thành một viên ngọc sáng trong đời văn Kim Lân.
Tóm tắt tác phẩm, giới thiệu nhân vật:
"Vợ nhặt" là một tác phẩm lạ lắm, lạ từ cái tên đến nhân vật, và lạ nhất là người "vợ nhặt". Xuất hiện một cách không đầu không cuối, đột ngột đến mức chẳng có tên, người ta gọi người đàn bà đó là "thị". Người ta chẳng biết thị là ai, thị đến từ đâu, có lẽ những gì người ta biết về thị chỉ là thị nghèo, thị rất nghèo và thị "vớ" được anh cu Tràng một cách rất tình cờ. Thế nhưng, từ những bi hài đó, từ cái sự "vớ" phải nhau đó, ta bỗng bắt gặp một thị rất khác, ngời sáng lên những phẩm chất tốt đẹp dưới ngòi bút Kim Lân.
̣̂ Đ̂̉: ̣ ̀ ̣ ̂ ̉ ̣ Đ́, ̣ ̣ Đ́ ̉ ̣ ̀ ̀, ̛̀ ̣ ̀ Đ̂́ ̂ ̂̉
Nhắc đến người vợ nhặt trong tác phẩm, ta như nhắc đến một người đàn bà với con số không tròn trĩnh, không tên, không tuổi, không tài sản, không nhà cửa, không quê quán, không xinh đẹp, tất cả đều chỉ dừng lại ở con số không. Ngay từ lần đầu gặp Tràng – một người đàn ông xa lạ, chỉ với một vài câu hò đùa cợt, thị đã “cong cớn” mà gọi Tràng là “nhà tôi ơi”, “lon ton chạy lại đẩy xe cho Tràng”, “liếc mắt” rồi “cười tít”. Dưới ngòi bút Kim Lân, thị hiện lên với chân dung của một người đàn bà gầy gò và nghèo khổ, hiện lên như một nạn nhân của cái đói, cái nghèo, bị cái đói, cái nghèo cướp mất đi nhân phẩm và giá trị con người, trở thành người đàn bà vì miếng ăn mà bất chấp.
Trái với Tràng, Kim Lân rất kiệm lời khi nói đến nhân vật thị, thế nhưng, chỉ với một vài dòng văn “thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.” cùng một vài lời đối thoại ở lần gặp thứ hai, người đọc đã phần nào có những hình dung rõ nét về nhân vật thị. Đó là một người đàn bà trơ trẽn, trâng tráo, chỏng lỏn và vòi ăn một cách trắng trợn.
Ở đây Kim Lân đã vô cùng thành công khi sử dụng một loạt từ láy như “sầm sập”, “sưng sỉa”, “cong cớn”, “đon đả” cùng với một loạt hành động liên tiếp “sà xuống”, “cắm đầu ăn một chặp”, “ăn xong cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng” để khắc hoạ hình ảnh một người phụ nữ hết mực vô duyên, thiếu ý tứ, ăn nói có phần chao chát, chỏng lỏn, một người phụ nữ bán rẻ phẩm giá và tự trọng vì miếng ăn, một người phụ nữ bất chấp chỉ cốt được no bụng, một người phụ nữ sấn sổ, lăn xả vào đồ ăn như một con ma đói. Và dường như, đó không chỉ là hình ảnh của một mình người vợ nhặt, mà còn là hiện thân của nhiều con người cùng khổ trong nạn đói năm 1945, là hình ảnh của những huỷ hoại, tàn phá đến tận cùng con người của cái đói, cái khổ, của chế độ cai trị thực dân.
̣̂ Đ̂̉: ́ ̀ ̂́ ̃ ̣̂
Cái đói, cái nghèo không chỉ phá huỷ ngoại hình, giết chết sĩ diện mà nó còn khiến thân phận con người trở nên rẻ rúng và hèn mọn nhưng nó chẳng thể giết chết lòng ham sống, khát khao được sống trong con người ta. Vẫn chỉ là từ một vài lời bông đùa “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.” mà thị theo Tràng về thật. Và thị đã trở thành “vợ nhặt” như thế đó. Quan hệ vợ chồng, hôn nhân vốn là một mối quan hệ nghiêm túc, trải qua một quá trình dài và nhiều trình tự, lễ nghi. Lấy chồng, lấy vợ là chuyện cả đời của một người, cần phải nghiêm túc mà trang trọng. Ấy thế mà ở đây, thị chỉ là một người vợ được “nhặt về”, như một món đồ rơi vãi ngoài đường, không một chút trang trọng, lễ nghi mà chỉ cần bốn bát bánh đúc làm sính lễ là đủ. Là liều lĩnh, là nhẹ dạ, hay thực chất, điều thị cần chỉ là được ăn no. Có lẽ, với thị, lúc này chỉ cần không chết đói đã là may mắn lắm rồi, còn phẩm giá, còn sĩ diện, nào có ăn được đâu. Thế mới hiểu, cái đói đã tàn phá, và giết chết tâm hồn con người ta như thế nào.
Thị gặp Tràng tựa như kẻ chết đuối vớ được cọc, nhưng cái cọc ấy, cũng chẳng biết có thể cứu được thị hay còn làm thị thêm nặng gánh. Cách mà thị gặp được Tràng, Tràng nhặt thị về, nghe thì hài hước, nhưng thực ra, hài hước thì ít mà xót xa thì nhiều. hạnh phúc của con người sao mà chắp vá, mong manh lại có phần tạm bợ, rẻ rúng đến vậy. Và dường như, đằng sau hình ảnh nhặt được vợ của anh cu Tràng, là những giọt nước mắt của người nghệ sĩ Kim Lân khóc thương cho số phận của những con người cùng khổ, bị cái đói, cái nghèo chèn ép nhưng vẫn luôn khát khao hạnh phúc gia đình.
 
Từ khóa
kim lân ngòi bút nhà văn nguyễn khải tác phẩm vợt nhặt
  • Like
Reactions: Vanhoctre
979
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top