Đề cương Chị em Thúy Kiều

Đề cương Chị em Thúy Kiều

Nếu như Thanh Tâm Tài Nhân kể về hai chị em Thúy Kiều bằng văn xuôi thì Nguyễn Du miêu tả họ bẳng thơ lục bát.
Thanh Tâm Tài Nhân chủ yếu là kể về hai chị em Thúy Kiều; còn Nguyễn Du thì thiên về gợi tả sắc đẹp Thúy Vân, tài sắc Thúy Kiều...
Sự khác biệt này đã giải thích vì sao cùng một cốt truyện Kim Vân Kiều truyện chỉ là cuốn sách bình thường, vô danh còn Thúy Kiều được coi là một kiệt tác, Thanh Tâm Tài Nhân là tác giả không có danh tiếng, ít người biết đến trong khi Nguyễn Du là một tác giả lớn, một đại thi hào.

4797


KIẾN THỨC CƠ BẢN

* Vị trí đoạn trích:

Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”: nằm ở phần mở đầu của phần thứ nhất: gặp gỡ và đính ước. Khi giới thiệu gia đình Thuý Kiều, tác giả tập trung miêu tả tài sắc hai chị em thuý vân, Thuý Kiều.

* Kết cấu đoạn trích: 4 phần

+ Bốn câu đầu: giới thiệu khái quát hai chị em Thuý Kiều.

+ Bốn câu tiếp: gợi tả vẻ đẹp Thuý Vân.

+ Mười hai câu còn lại: gợi tả vẻ đẹp thuý Kiều.

+ Bốn câu cuối: nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em.


Nội dung
1.Bốn câu thơ đầu: giới thiệu khái quát hai chị em Thuý Kiều

- Giới thiệu chung về hai chị em trong gia đình, lời giới thiệu cổ điển, trang trọng rằng họ là “tố nga”, đẹp và trong sáng:

Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.

- Tiếp đến, tác giả miêu tả chung vẻ đẹp của hai chị em trong một nhận xét mang tính chất lí tưởng hóa, tuyệt đối hóa ( đẹp một cách hoàn thiện):

Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười

“Mai cốt cách”:là cốt cách của mai: hình mảnh mai, sắc rực rỡ, hương quý phái.

“ tuyết tinh thần”: là có tinh thần của tuyết: trắng trong, tinh khiết, thanh sạch

Bút pháp ước lệ, hình ảnh AD, 2 vế đối nhau, âm điệu nhịp nhàng => Đó là vẻ đẹp hài hòa đến độ hoàn mĩ cả hình thức lẫn tâm hồn, cả dung nhan và đức hạnh.

- Hai chị em đều tuyệt đẹp “mười phân vẹn mười”, song mỗi người lại mang nét đẹp riêng khác nhau “mỗi người một vẻ”.

2. Bốn câu tiếp theo:Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân

- Câu thơ mở đầu:giới thiệu khái quát đặc điểm nhân vật. Hai từ “trang trọng” nói lên vẻ đẹp cao sang, quý phái của Vân.

-> Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu:

+ tính cách thì đoan trang, thùy mị

+ khuôn mặt đầy đặn, tươi sáng như trăng đêm rằm

+ lông mày sắc nét như mày ngài

+ miệng cười tươi thắm như hoa

+ giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà là những lời đoan trang, thùy mị.

+ Mái tóc của nàng đen mượt hơn mây, da trắng mịn màng hơn tuyết.

- Với bút pháp nghệ thuật ước lệ, vẻ đẹp của Vân được so sánh với những thứ cao đẹp nhất trên đời, trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc. Bằng thủ pháp liệt kêchân dung Thúy Vân được miêu tả toàn vẹn từ khuôn mặt, nét mày, làn da, mái tóc đến nụ cười, giọng nói, phong thái ứng xử nghiêm trang, đứng đắn. Mỗi chi tiết được miêu tả cụ thể hơn nhờ bổ ngữ, định ngữ, hình ảnh so sánh ẩndụ => T/g miêu tả Thúy Vân toàn vẹn, tinh tế từ khuôn mặt, nét mày, điệu cười giọng nói, mái tóc làn da.

* Dùng từ “xem” khéo léo giới thiệu trước một cách tế nhị thể hiện sự đánh giá chủ quan của người miêu tả, sắc đẹp của Thúy Vân là sắc đẹp tương đối

-> Vân đẹp hơn những gì mỹ lệ của thiên nhiên – một vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh. -> Kì diệu hơn Nguyễn Du vừa miêu tả nhan sắc đã cho thấy ngay số phận nhân vật: “Mây thua…; tuyết nhường...” tạo hóa “thua” và “nhường” người đẹp này dễ sống lắm con người này sinh ra là để được hưởng hạnh phúc. Dự báo về một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.

3. 12 câu : gợi tả vẻ đẹp thuý Kiều.


- Số lượng câu chứng tỏ Nguyễn Du dùng hết bút lực – lòng yêu mến vào nhân vật này. Lấy Vân làm nền để làm nổi bật Kiều, Vân xinh đẹp là thế nhưng Kiều còn đẹp hơn. Nếu Vân đẹp tươi thắm hiền dịu thì Thúy Kiều lại đẹp sắc sảo.

- Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi bật Thúy Kiều theo thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. Tả kĩ, tả đẹp để Vân trở thành tuyệt thế giai nhân, để rồi khẳng định Kiều còn hơn hẳn: “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Từ “càng”đứng trước hai từ láy liên tiếp “sắc sảo”, “mặn mà” làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn.

* Nhan sắc:
“Làn thu thủy nét xuân sơn”

- Bằng bút pháp ước lệ, phép ẩn dụ tác giả điểm xuyết một đôi nét dung nhan khiến T.Kiều hiện lên rạng rỡ:

+ “làn thu thủy”: đôi mắt long lanh, linh hoạt như làn nước mùa thu gơn sóng.

+ “ nét xuân sơn”: nét mày thanh thản tươi xanh mơn mởn đẹp như dáng núi mùa xuân tươi trẻ.

=> không miêu tả nhiều nhưng tất cả đều hoàn mĩ, tập trung tả nét chân dung tiêu biêủ của một con người, là “gương” soi là “cửa sổ tâm hồn”. Đôi mắt, không chỉ mang vẻ đẹp bên ngoài mà ẩn chứa thế giới tâm hồn bên trong.

- “Hoa ghen, liễu hờn” phép tu từ nhân hóa, từ ngữ chọn lọc thái độ của thiên nhiên với Kiều. Với vẻ đẹp của Vân thiên nhiên chẳng đố kị mà chịu thua, chịu nhường còn với vẻ đẹp của Kiều “ hoa ghen”, “ liễu hờn” đố kị.

*Tóm lại: Vẻ đẹp của Kiều gây ấn tượng mạnh –một trang tuyệt sắc.

- Tài năng: (chuyển): Không chỉ là giai nhân tuyệt thế mà Kiều còn có tài – rất đa tài .Sử dụng hơn 6 dòng thơ để giới thiệu tài năng của nàng

- Giới thiệu tố chất thông minh do trời phú, tài làm thơ, vẽ tranh, ca hát, đánh đàn đều đến mức điêu luyện:

+ Tài đánh đàn: thể hiện qua từ ngữ “ làu , ăn đứt” những từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của mình đối với nhân vật Thúy Kiều Kiều thông minh và rất mực tài hoa.

+ Soạn nhạc: Soạn khúc: “ bạc mệnh oán” Tâm hồn đa sầu, đa cảm, phong phú. khúc nhạc dự đoán cho số phận đau khổ, bất hạnh của Kiều sau này.

- So với đoạn tả Thúy Vân, chức năng dự báo còn phong phú hơn.

- Những câu thơ miêu tả nhan săc, tài năng dự đoán số phận thể hiện quan niệm “ thiên mệnh” của nho giáo, thuyết “tài mệnh tương đố” của Nguyễn Du
( Đầu tác phẩm N.Du viết: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”. Cuối t/p “ chữ tài đi với chữ tai một vần”).

=> Kiều đẹp quá, tài hoa quá, hoàn hảo quá nên không thể tránh khỏi sự “ hồng nhan bạc mệnh”.

- Nét tài hoa của N.Du bộc lộ rõ nét trong nghệ thuật tả người ở đoạn thơ.

- Bút pháp nghệ thuật có tính truyền thống của thơ văn cổ nhưng ông đã vượt lên được cái giới hạn đó. 16 câu tả vẻ đẹp cảu hai chị em Kiều gần như đầy đủ vẻ đẹp của người phụ nữ theo quan niệm xưa: công – dung – ngôn – hạnh. Tài ấy thể hiện cả ở tả tình, tâm hồn của nhân vật và dự báo số phận nhân vật.

4. Đức hạnh và phong thái của hai chị em Kiều

- Cuộc sống “êm đềm”, “ phong lưu” khuôn phép, đức hạnh mẫu mực.

- Tác dụng đoạn cuối: khép lại bức chân dung của hai nàng Kiều đồng thời khép lại toàn đoạn trích khiến nó thêm chặt chẽ với tác phẩm, với số phận từng nhân vật. Vân êm ái, Kiều bạc mệnh.

- Cách miêu tả - giới thiệu chính xác số phận từng nhân vật.

Cuối đoạn miêu tả vẫn trong sáng, đằm thắm như chở che bao bọc cho chị em Kiều – 2 bông hoa vẫn còn trong nhụy.


Nghệ thuật
+ Cách miêu tả khắc họa tính cách nhân vật của ND rất tinh tế (miêu tả hai vẻ đẹp khác nhau – thấy rõ sự khác biệt)

+ Dùng thủ pháp cổ điển m.tả ước lệ tượng trưng (mai..khuôn,trăng..ngọc thốt..tuyết..hoa cười.)

+ Sử dụng điển cố ... nhưng mức độ cho từng nhân vật khác nhau, các chi tiết khác nhau.

+ Sử dụng miêu tả khái quát cũng biến hóa, uyển chuyển tạo hứng thú với chân dung từng nhân vật.

+ Nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo, đặc biệt là những từ có giá trị gợi tả cao.

( Ngọc thốt – không là ngọc nói tả người con gái đoan trang giọng nói trong như ngọc
Nước tóc – không là màu mái tóc tả suối tóc óng mượt.

Nét xuân sơn – Không là dáng xuân sơn tả nét thanh tú xanh như sắc mùa xuân)

Liên hệ:

* Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương

* Ca dao: - Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng ngoài
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
 
Từ khóa
chi em kiến thức cơ bản ngữ văn 9 nguyen du
2K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top