Chia Sẻ Đề ôn tập môn tiếng Việt

Chia Sẻ Đề ôn tập môn tiếng Việt

Phụ huynh đang lo lắng, thời gian nghỉ hè nhiều các con ở nhà suốt ngày xem tivi hay ipap. Các bậc phụ huynh cũng tìm lớp học cho con, nhưng dịch bệnh các lớp học trực tiếp không có, cho con học online thì sợ lớp không chất lượng. Hiểu được tâm lý của các bậc phụ huynh, vanhoctre.com chia sẻ một số đề tiếng Việt dành cho các bạn học sinh lớp 5. Bố mẹ mỗi ngày in ra 1 đề và giao cho con làm trong ngày nhé !
4747


ĐỀ ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5

ĐỀ SỐ 1

Bài 1: Đặt câu với mỗi từ đồng nghĩa sau:

a) Ăn, xơi; b) Biếu, tặng. c) Chết, mất.

Bài 2: Điền từ đồng nghĩa thích hợp vào những câu sau.

- Các từ cần điền: cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô.

- Mặt hồ gợn sóng.

- Sóng biển xô vào bờ.

- Sóng lượn trên mặt sông.

Bài 3:Đặt câu với mỗi từ sau: cắp, ôm, bê, bưng, đeo, vác.


ĐỀ SỐ 2​

Bài 1:Tìm từ đồng nghĩa trong các câu sau:

a) Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ

Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi.

b) Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

c) Đây suối Lê-nin, kia núi Mác

Hai tay xây dựng một sơn hà.

d) Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió

Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông

Bài 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Bé bỏng, nhỏ con, bé con nhỏ nhắn.

a) Còn…..gì nữa mà nũng nịu.

b) …..lại đây chú bảo!

c) Thân hình……

d) Người …..nhưng rất khỏe.

Bài 3: Ghi tiếng thích hợp có chứa âm: g/gh; ng/ngh vào đoạn văn sau:

Gió bấc thật đáng …ét

Cái thân …ầy khô đét

Chân tay dài …êu…ao

Chỉ …ây toàn chuyện dữ

Vặt trụi xoan trước ..õ

Rồi lại …é vào vườn

Xoay luống rau …iêng…ả

Gió bấc toàn …ịch ác

Nên ai cũng …ại chơi.



ĐỀ SỐ 3

Bài 1:Tìm các từ đồng nghĩa.

Chỉ màu vàng.

Chỉ màu hồng.

Chỉ màu tím.

Bài 2: Đặt câu với một số từ ở bài tập 1.

Bài 3: Đặt câu với từ: xe lửa, tàu hoả, máy bay, tàu bay.

Xe lửa 8 giờ sáng vào Vinh rồi.
 
Từ khóa
lớp 5 ôn tập đề tiếng việt
2K
2
5

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
4767


ĐỀ 16

Bài 1: Viết dàn ý chi tiết tả một người thân của em.

Bài 2: Gạch chân quan hệ từ trong đoạn văn sau:

Mấy hôm trước, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc...ở các bãi sông bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày chúng cãi cọ nhau om sòm, có khi chỉ vì tranh nhau một con tép mà có những anh cò vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được con nào.

Bài 3: Chuyển câu đơn sau thành câu ghép có sử dụng quan hệ từ.

a) Mưa đã ngớt. Trời tạnh dần.

b) Thuý Kiều là chị. Em là Thuý Vân.

c) Nam học giỏi toàn. Nam chăm chỉ giúp mẹ việc nhà.

Bài 4: Viết một đoạn văn ngắn tả ngoại hình người bạn thân của em, trong đó có sử dụng quan hệ từ:



ĐỀ 17

Bài 1: Chọn câu trả lời đúng nhất:

a) Là sự phân chia từ thành các loại nhỏ.

b) Là các loại từ trong tiếng Việt.

c) Là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát( như DT, ĐT, TT).

Bài 2: Tìm DT, ĐT, TT trong đoạn văn sau:

Nắng rạng trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây, Những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cói…nở nụ cười tươi đỏ.

Bài 3: Đặt câu với các từ đã cho:

a) Ngói

b) Làng

c) Mau.



ĐỀ 18



Bài tập 1:
Nối nghĩa các cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B sao cho tương ứng.


A B
Khu bảo tồn thiên nhiênKhu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp.

Khu dân cư
Khu vực trong đó các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài
Khu sản xuấtKhu vực dành cho nhân dân ăn ở, sinh hoạt.


Bài tập 2:
H: Hãy viết một đoạn văn có nội dung nói về việc bảo vệ môi trường ở địa phương em đang sinh sống.
Ví dụ: Để thực hiện việc bảo vệ môi trường đúng với khẩu hiệu “Sạch làng tốt ruộng”. Vừa qua thôn em có tổ chức vệ sinh đường làng ngõ xóm. Từ sáng sớm tất cả mọi người trong làng đã có mặt đông đủ. Mọi người cùng nhau dọn vệ sinh đường làng. Người quét, người khơi thông cống rãnh, người hót rác. Mỗi người một việc, chẳng mấy chốc đường làng đã sạch sẽ. Ai nấy đều phấn khởi, vui mừng vì thấy đường làng sạch sẽ. Đó là góp phần làm cho quê hương thêm sạch, đẹp. Cũng chính là một biện pháp bảo vệ môi trường trong lành hơn.



















ĐỀ 19

Bài 1: Tìm từ:

a) Từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc?

b) Từ trái nghĩa với từ hạnh phúc?

c) Đặt câu với từ hạnh phúc.

Bài 2
: Theo em, trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào là quan trọng nhất để tạo một gia đình hạnh phúc.

a) Giàu có.

b) Con cái học giỏi.

c) Mọi người sống hoà thuận.

d) Bố mẹ có chức vụ cao.

Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về chủ đề hạnh phúc.



ĐỀ 20

Bài tập 1 : Viết một đoạn văn tả các hoạt động của mẹ (hoặc chị) khi nấu cơm chiều ở gia đình.

Bài tập 2 : Tả hoạt động của một em bé mà em đã quan sát được bằng một đoạn văn.
 

Tiến 2021

Thành Viên
27/5/21
94
41
18,000
32
Xu
0

Bài 1: Viết dàn ý chi tiết tả một người thân của em.

Bài 2: Gạch chân quan hệ từ trong đoạn văn sau:

Mấy hôm trước, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc...ở các bãi sông bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày chúng cãi cọ nhau om sòm, có khi chỉ vì tranh nhau một con tép mà có những anh cò vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được con nào.

Bài 3: Chuyển câu đơn sau thành câu ghép có sử dụng quan hệ từ.

a) Mưa đã ngớt. Trời tạnh dần.

b) Thuý Kiều là chị. Em là Thuý Vân.

c) Nam học giỏi toàn. Nam chăm chỉ giúp mẹ việc nhà.

Bài 4: Viết một đoạn văn ngắn tả ngoại hình người bạn thân của em, trong đó có sử dụng quan hệ từ:



ĐỀ 17

Bài 1: Chọn câu trả lời đúng nhất:

a) Là sự phân chia từ thành các loại nhỏ.

b) Là các loại từ trong tiếng Việt.

c) Là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát( như DT, ĐT, TT).

Bài 2: Tìm DT, ĐT, TT trong đoạn văn sau:

Nắng rạng trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây, Những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cói…nở nụ cười tươi đỏ.

Bài 3: Đặt câu với các từ đã cho:

a) Ngói

b) Làng

c) Mau.



ĐỀ 18



Bài tập 1:
Nối nghĩa các cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B sao cho tương ứng.


AB
Khu bảo tồn thiên nhiênKhu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp.

Khu dân cư
Khu vực trong đó các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài
Khu sản xuấtKhu vực dành cho nhân dân ăn ở, sinh hoạt.


Bài tập 2:
H: Hãy viết một đoạn văn có nội dung nói về việc bảo vệ môi trường ở địa phương em đang sinh sống.
Ví dụ: Để thực hiện việc bảo vệ môi trường đúng với khẩu hiệu “Sạch làng tốt ruộng”. Vừa qua thôn em có tổ chức vệ sinh đường làng ngõ xóm. Từ sáng sớm tất cả mọi người trong làng đã có mặt đông đủ. Mọi người cùng nhau dọn vệ sinh đường làng. Người quét, người khơi thông cống rãnh, người hót rác. Mỗi người một việc, chẳng mấy chốc đường làng đã sạch sẽ. Ai nấy đều phấn khởi, vui mừng vì thấy đường làng sạch sẽ. Đó là góp phần làm cho quê hương thêm sạch, đẹp. Cũng chính là một biện pháp bảo vệ môi trường trong lành hơn.


















ĐỀ 19

Bài 1: Tìm từ:

a) Từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc?

b) Từ trái nghĩa với từ hạnh phúc?

c) Đặt câu với từ hạnh phúc.

Bài 2
: Theo em, trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào là quan trọng nhất để tạo một gia đình hạnh phúc.

a) Giàu có.

b) Con cái học giỏi.

c) Mọi người sống hoà thuận.

d) Bố mẹ có chức vụ cao.

Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về chủ đề hạnh phúc.



ĐỀ 20

Bài tập 1 : Viết một đoạn văn tả các hoạt động của mẹ (hoặc chị) khi nấu cơm chiều ở gia đình.

Bài tập 2 : Tả hoạt động của một em bé mà em đã quan sát được bằng một đoạn văn.
Trần Ngọc 2021Rất bổ ích cho cả học sinh và phụ huynh, cả giáo viên cũng nên tham khảo để làm thành phiếu bài tập.
 

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411

4766


ĐỀ 11

Bài 1: Chọn từ thích hợp: dải lụa, thảm lúa, kì vĩ, thấp thoáng, trắng xoá, trùng điệp điền vào chỗ chấm :

Từ đèo ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một khung cảnh thiên nhiên…. ; phía tây là dãy Trường Sơn….., phía đông nhìn ra biển cả, Ở giữa là một vùng đồng bằng bát ngát biếc xanh màu diệp lục. Sông Gianh, sông Nhật Lệ, những con sông như …vắt ngang giữa…vàng rồi đổ ra biển cả. Biển thì suốt ngày tung bọt ….kì cọ cho hàng trăm mỏm đá nhấp nhô…dưới rừng dương.

Bài 2 : Đặt các câu với các từ ở bài 1

+ Kì vĩ

+ Trùng điệp

+ Dải lụa

+ Thảm lúa

+ Trắng xoá.

+ Thấp thoáng.

Bài 3 : (HSKG) : Đặt 4 câu với nghĩa chuyển của từ ăn ?



ĐỀ 12

Bài 1: Tìm các thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong đó có những từ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên?

Bài 2: Tìm các từ miêu tả klhông gian

a) Tả chiều rộng:

b) Tả chiều dài (xa):

c) Tả chiều cao:

d) Tả chiều sâu:

Bài 3 : Đặt câu với mỗi loại từ chọn tìm được ở bài tập 2.

a) Từ chọn: bát ngát.

b) Từ chọn: dài dằng dặc.

c) Từ chọn: vời vợi

d) Từ chọn: hun hút

Bài 4: Tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các câu sau :

a) Mừng thầm trong bụng

b) Thắt lưng buộc bụng

c) Đau bụng

d) Đói bụng.

đ) Bụng mang dạ chửa.

g) Mở cờ trong bụng.

h) Có gì nói ngay không để bụng.

i) Ăn no chắc bụng.

k) Sống để bụng, chết mang theo.



ĐỀ 13

Bài 1: Tìm đại từ chỉ ngôi trong đoạn văn sau và cho biết cách dùng đại từ xưng hô trong đoạn văn đối thoại đó cho em biết thái độ của Rùa và Thỏ đối với nhau ra sao?

“Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ trông thấy mỉa mai bảo Rùa rằng:

- Đồ chậm như sên! Mày mà cũng đòi tập chạy à?

Rùa đáp:

- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?

Thỏ vểnh tai lên tự đắc :

- Được, được! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày một nửa đường đó!”

Bài 2: Hãy tìm những đại từ và đại từ xưng hô để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau sao cho đúng:

a) Chợt con gà trống ở phía nhà bếp nổi gáy,…. biết đó là con gà của nhà anh Bốn Linh. Tiếng dõng dạc nhất xóm,… nhón chân bước từng bước oai vệ, ưỡn ngực ra đằng trước. Bị chó vện đuổi, … bỏ chạy.”

b) “Một chú khỉ con cứ nhảy qua, nhảy lại lia lịa, chờn vờn trèo lên đống bí ngô. Thấy đi qua, nhe răng khẹc khẹc, ngó rồi quay lại nhìn người chủ, dường như muốn bảo hỏi dùm tại sao lại không thả mối dây xích cổ ra để được tự do đi chơi như ….”





ĐỀ 14

Bài 1: Dùng đại từ xưng hô để thay thế cho danh từ bị lặp lại trong đoạn văn dưới đây:

Hoai Văn Hầu Trần Quốc Toản nằm mơ chính tay mình bắt sống được Sài Thung, tên xứ hống hách của nhà Nguyễn. Hoài Văn bắt được Sài Thung mà từ quan gia đến triều đình đều không ai biết, Hoài Văn trói Sài Thung lại, đập roi ngựa lên đầu Sài Thung và quát lớn:

- Sài Thung có dám đánh người nước Nam nữa không? Đừng có khinh người nước Nam nhỏ bé!

Bài 2: Tìm các danh từ trong đoạn văn sau:

Mới ngày nào em còn là học sinh lớp 1bỡ ngỡ, rụt rè khóc thút thít theo mẹ đến trường. Thế mà hôm nay, giờ phút chia tay mái trường thân yêu đã đến. Năm năm qua, mỗi góc sân, hàng cây, chỗ ngồi, ô cửa sổ đều gắn bó với em biết bao kỉ niệm.

Bài 3: Đặt 3 câu trong các danh từ vừa tìm được?



ĐỀ 15

Bài 1: Tìm các quan hệ từ trong các câu sau:

a) Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan toả nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn xoè lá lấn chiếm không gian.

b) Bạn Hoa học tập rất chăm chỉ nhưng kết quả vẫn chưa cao.

c) Em nói mãi mà bạn Lan vẫn không nghe theo.

d) Bạn Hải mà lười học thì thế nào cũng nhận điểm kém.

e) Câu chuyện của bạn Hà rất hấp dẫn vì Hà kể bằng tất cả tâm hồn mình.

Bài 2: Điền thêm các quan hệ từ vào chỗ chấm trong các câu sau:

a) Trời bây giờ trong vắt thăm thẳm ... cao.

b) Một vầng trăng tròn to …đỏ hồng hiện lên… chân trời sau rặng tre đen của làng xa.

c) Trăng quầng …hạn, trăng tán …mưa.

d) Trời đang nắng, cỏ gà trắng… mưa.

e) Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng …cũng có những người yêu tôi tha thiết, …sao sức quyến rũ, nhớ thương cũng không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

Bài 3: Tìm từ đúng trong các cặp từ in nghiêng sau:

a) Tiếng suối chảy róc rách như/ ở lời hát của các cô sơn nữ.

b) Mỗi người một việc: Mai cắm hoa, Hà lau bàn nghế, và/ còn rửa ấm chén.

c) Tôi không buồn mà/ và còn thấy khoan khoái, dễ chịu.
 
  • Like
Reactions: Tiến 2021

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
4749


ĐỀ 7


Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa với từ :

Hoà bình


Bài 2: Đặt câu với mỗi từ tìm được ở bài tập 1.

Bài 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 - 7 câu miêu tả cảnh thanh bình của quê em.


ĐỀ 8



Bài 1: Tìm từ đồng âm trong mỗi câu câu sau và cho biết nghĩa của mỗi từ.

a. Bác(1) bác(2) trứng.

b. Tôi(1) tôi(2) vôi.

c. Bà ta đang la(1) con la(2).

d. Mẹ tôi trút giá(1) vào rổ rồi để lên giá(2) bếp.

e. Anh thanh niên hỏi giá(1) chiếc áo len treo trên giá(2).

Bài 2: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm: đỏ, lợi, mai, đánh.

a. Đỏ: b. Lợi:

c. Mai: d. Đánh:

Bài 3: Đố em biết câu sau có viết có đúng ngữ pháp không?

Con ngựa đá con ngựa đá.



ĐỀ 9

Bài 1: Các câu sau đã sử dụng từ đồng âm nào để chơi chữ? Hãy gạch chân.

a) Chín người ngồi ăn nồi cơm chín.

b) Đừng vội bác ý kiến của bác.

c) Mẹ em đỗ xe lại mua cho em một nắm xôi đỗ.

d) Bố tôi vừa mới tôi xong một xe vôi.

Bài 2: Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: đá, là, rải, đường, chiếu, cày, đặt câu với mỗi từ đó và giải thích.

a) Đá b) Đường c) Là d) Chiếu e)Cày



ĐỀ 10

Bài 1: Mỗi câu dưới đây có mấy cách hiểu? Hãy diễn đạt cho rõ nghĩa trong từng cách hiểu (Có thể thêm từ)

a) Mời các anh ngồi vào bàn.

b) Đem cá về kho.

Bài 2 : Từ đi trong các câu sau, câu nào mang nghĩa gốc, câu nào mang nghĩa chuyển ?

a) Ca nô đi nhanh hơn thuyền.

b) Anh đi ô tô, còn tôi đi xe đạp.

c) Bà cụ ốm nặng đã đi từ hôm qua.

d) Thằng bé đã đến tuổi đi học.

e) Nó chạy còn tôi đi.

g) Anh đi con mã, còn tôi đi con tốt.

h) Ghế thấp quá, không đi với bàn được.

Bài 3: Thay thế từ ăn trong các câu sau bằng từ thích hợp :

a) Tàu ăn hàng ở cảng.

b) Cậu làm thế dễ ăn đòn lắm.

c) Da bạn ăn phấn lắm.

d) Hồ dán không ăn giấy.

e) Hai màu này rất ăn nhau.

g) Rễ cây ăn qua chân tường.

h) Mảnh đất này ăn về xã bên.

k) Một đô la ăn mấy đồng Việt Nam?
 
  • Like
Reactions: Tiến 2021

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
4748


ĐỀ 4



Bài 1: Đặt câu với các từ:

a) Cần cù. b) Tháo vát.

Bài 2: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong những câu sau: (các từ cần điền: vẻ vang, quai, nghề, phần, làm)

a) Tay làm hàm nhai, tay… miệng trễ.

b) Có… thì mới có ăn,

c) Không dưng ai dễ mang… đến cho.

d) Lao động là….

g) Biết nhiều…, giỏi một….

Bài 3:
(HSKG)

Em hãy dùng một số từ ngữ đã học, viết một đoạn văn ngắn từ 3 – 5 câu nói về một vấn đề do em tự chọn.


Ví dụ: Trong xã hội ta có rất nhiều ngành nghề khác nhau. Bác sĩ là những người thầy thuốc, họ thường làm trong các bệnh viện, luôn chăm sóc người bệnh. Giáo viên lại là những thầy, cô giáo làm việc trong các nhà trường, dạy dỗ các em để trở thành những công dân có ích cho đất nước. Còn công nhân thường làm việc trong các nhà máy. Họ sản xuất ra những máy móc, dụng cụ phục vụ cho lao động…Tất cả họ đều có chung một mục đích là phục vụ cho đất nước.



ĐỀ 5

Bài 1: Tìm từ trái nghĩa trong đoạn văn sau.

a) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay,

Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm.

b) Đời ta gương vỡ lại lành

Cây khô cây lại đâm cành nở hoa.

c) Đắng cay nay mới ngọt bùi

Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau.

d) Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất

Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam.

Bài 2: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các câu tục ngữ sau.(gạch chân)

Lá lành đùm lá rách.

Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.

Chết đứng còn hơn sống quỳ.

Chết vinh còn hơn sống nhục.

Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.

Bài 3. Tìm từ trái nghĩa với các từ: hiền từ, cao, dũng cảm, dài, vui vẻ, nhỏ bé, bình tĩnh, ngăn nắp, chậm chạp, sáng sủa, chăm chỉ, khôn ngoan, mới mẻ, xa xôi, rộng rãi, ngoan ngoãn…

Bàii 4: Viết 1 đoạn văn tả cảnh 1 buổi sáng (trưa hoặc chiều) trên cánh đồng, trong vườn, làng xóm.



ĐỀ 6

Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:

a) Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta như gấm, như vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời, góc bể cũng vẫn luôn hướng về Tổ Quốc thân yêu với một niềm tự hào sâu sắc…

b) Không tự hào sao được! Những trang sử kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ oai hùng của dân tộc ta ròng rã trong suốt 30 năm gần đây còn ghi lại biết bao tấm gương chiến đấu dũng cảm, gan dạ của những con người Việt Nam anh dũng, tuyệt vời…

Bài 2: Đặt câu với mỗi từ sau:

a) Vui vẻ.

b) Phấn khởi.

c) Bao la.

d) Bát ngát.

g) Mênh mông.

Bài 3: Tìm từ trái nghĩa với các câu tục ngữ, thành ngữ sau:

a) Gạn đục, khơi trong

b) Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

c) Ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh.

d) Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.



 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Top