Kiến thức cơ bản về phương châm hội thoại

Kiến thức cơ bản về phương châm hội thoại

Có phải bạn đang muốn tìm hiểu thêm các thông tin Kiến thức cơ bản về phương châm hội thoại hay không?
Trong phạm vi bài viết này, Vui Học Văn làm rõ khái niệm cũng như việc phân loại các phương châm hội thoại để các bạn tham khảo nhé!

kien-thuc-co-ban-ve-phuong-cham-hoi-thoai-jpg.6255
6320

Kiến thức cơ bản về phương châm hội thoại

Khái niệm ngắn gọn về Phương châm hội thoại

Phương châm hội thoại là các quy định, nguyên tắc bắt buộc mà mỗi người khi tham gia vào bất kỳ cuộc hội thoại nào cũng cần tuân thủ để cuộc giao tiếp được thuận lợi, thành công.

Phân loại Phương châm hội thoại

  1. Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung. Nội dung lời nói phải đúng như yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. Tình trạng thêm thắt nội dung hay tự ý lược bỏ những điểm quan trọng sẽ làm ảnh hưởng đến việc đối phương tiếp nhận chính xác thông tin mà chúng ta muốn truyền đạt. Tuân thủ phương châm về lượng là một trong những cách thức đầu tiên để chúng ta đạt được sự hiệu quả trong giao tiếp.
  2. Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. Thông thường, chúng ta thường hay có thói quen nói những điều mà bản thân không có bằng chứng xác thực. Nếu duy trì cách thức giao tiếp như vậy, vô tình chúng ta sẽ tiếp nhận những hậu quả không mong muốn hay dễ gây hoang mang với người nghe vì những thông tin không chính xác mà chúng ta truyền đạt.
  3. Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, chúng ta cần phải nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. Trường hợp những người đối thoại hiểu lầm ý của nhau vì người nói một đằng, kẻ nói một nẻo luôn là sự cản trở không hề nhỏ đến việc tiếp nhận thông tin. Chính vì vậy, nếu chúng ta chú ý vào đề tài giao tiếp, không nói lạc đề thì hiệu quả của việc giao tiếp sẽ cao hơn.
  4. Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, chúng ta cần chú ý phải nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ. Một trong những điểm trừ của cuộc giao tiếp nằm ở việc chúng ta nói quá dài dòng, lê thê. Việc diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng sẽ giúp đối phương dễ dàng tiếp nhận thông tin mà chúng ta muốn truyền đạt. Đồng thời, đây cũng là yếu tố để đối phương không hiểu nội dung một cách mơ hồ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xử lý thông tin.
  5. Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, chúng ta cần phải giao tiếp tế nhị và tôn trọng người khác. Trong mỗi cuộc hội thoại, yếu tố tinh tế luôn được chú trọng hàng đầu. Nếu chúng ta nói chuyện một cách thô thiển, không có sự để ý đến vai vế, hoàn cảnh giao tiếp,… thì chính bản thân chúng ta sẽ dễ tạo sự khó chịu cho người đối diện. Đó cũng là lý do vì sao chúng ta cần tế nhị, tôn trọng người khác trên cơ sở của sự lắng nghe, thấu hiểu để phản hồi một cách có hiệu quả nhất.
Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian để đọc bài viết này của chúng tôi. Các bạn muốn tìm hiểu thêm các bài viết khác có liên quan thì có thể tham khảo:

Các phương châm hội thoại;

Bài tập về các phương châm hội thoại;

Soạn bài Các phương châm hội thoại ngắn nhất.
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
kiến thức cơ bản về phương châm hội thoại phương châm cách thức phương châm hội thoại phương châm lịch sự phương châm quan hệ phương châm về chất phương châm về lượng
607
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top