Dự thi Lời của núi

Dự thi Lời của núi

Núi bây giờ đã là những ngày cuối hạ, vậy mà ngoài kia nắng vẫn chưa kịp tắt, mưa dùng dằng chẳng muốn bước chân qua. Tuy vậy, những dòng nước mát của biết bao con suối nhỏ nơi thượng nguồn đổ xuống cũng đủ để làm dịu mềm sự oi nồng của nắng hạ chói chang.

Giữa trưa mà vẫn nghe ra một chút gió thổi về từ suối, mang theo mùi rong rêu, cỏ dại và cả những làn sương mờ ảo. Trong hồ, những cánh sen quan âm đang vươn mình khoe sắc và tỏa ngát hương thơm với dáng vẻ thanh tao, tĩnh tại, chẳng dính bụi trần.

Mùa này, đường lên núi nhộn nhịp hơn, người về núi đông hơn. Núi cũng vì vậy mà bớt đi cái vẻ tịch mịch thường ngày, nơi có vài thảo am đã nhuốm màu trầm lặng của những vị ẩn sĩ già, bên triền non hoang vắng.

Dẫu vậy, núi rừng dù có đẹp và thơ mộng đến bao nhiêu thì cũng chỉ là miếng mồi ngon, là mảnh đất màu mỡ cho những kẻ còn vô minh thèm thuồng chiếm đoạt. Họ san đất, chặt phá rừng, buôn bán gỗ, làm villa miệt vườn, uốn lượn với những cung đường bê tông hóa để kinh doanh thương mại. Vậy mà lại nhân danh cao cả rằng mình là người góp phần làm cho nền kinh tế vùng phát triển hơn lên.

Dạo một vòng quanh núi vào những ngày cuối tuần, đâu đâu cũng thấy bụi, rác, vỏ lon và những túi ni lông nổi lềnh bềnh quanh đập. Thương những cội cây già bao nhiêu năm đứng sừng sững nơi rừng thiêng hoang vắng, nay bị ai đó đốn ngang thân lấy gỗ, xung quanh chỉ còn những cành lá bị dẫm nát, nằm tả tơi, úa tàn trong nắng gió. Mủ từ thân cây tứa ra như những giọt máu, chảy thành dòng loang lổ xuống đất mẹ, những mong được ôm vào lòng để xoa dịu nỗi đau, để được chữa lành. Đâu đó có tiếng kêu thất thanh, như tiếng cầu cứu trong kiệt cùng tuyệt vọng của những con thú lạc bầy, đang cố vùng vẫy ra khỏi chiếc bẫy của người thợ săn, làm vang động cả khu rừng. Bên trên là những con cánh cam, bọ dừa đập cánh bay rợp cả bầu trời, rồi vội vàng mất hút sau những tán lá phía xa xanh. Vài nhánh phong lan ẩn mình sau khe đá rêu mốc kiệt sức tựa vào nhau, thả xuống những bông hoa tím buốt trong một chiều hạ đỏ, man mác buồn hiu. Lũ chim muông cũng bỏ rừng mà đi, tìm những nơi an toàn ở, để hằng ngày không còn sống trong nơm nớp, lo âu. Chúng đi, bỏ lại mình tôi với mảnh hồn như cỏ mọc hoang, nghĩ về một khu rừng uyên nguyên vẫn còn đây, dẫu là trong tâm tưởng. Bỗng thấy thương mấy câu thơ của bác Phạm Tiến Duật vô cùng:

“Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng

Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay”


Bàn tay tôi nhỏ bé, mà sức người tàn phá thiên nhiên chỉ vì lòng tham và sự vô minh được đắp bồi qua nhiều thế hệ thì lại lớn từng ngày. Cả đời uống ngụm nước của suối, ăn cái măng, cái nấm của rừng. Vậy mà khi rừng bị đe dọa trong đổ vỡ hoang tàn, thì tôi lại chẳng biết làm gì ngoài một mớ hỗn độn, rối ren với những nỗi niềm ưu tư quặn thắt.

Nhớ lại mùa mưa năm ngoái, lũ tràn về dữ dội. Những đêm giông gió bời bời, từ nơi thượng nguồn, mưa bạc trắng trời, xoáy xuống, làm sạt lở xung quanh sườn núi, nơi mà đáng lẽ ra được bảo vệ bởi những tán rừng xanh. Lũ hung dữ, đổ ào ào những dòng nước đục ngầu, chảy xiết xuống lòng sông dập dềnh rêu rác và củi mục. Lũ cũng cuốn trôi biết bao nhiêu sinh mạng bé nhỏ chảy về xuôi, để lại những làng mạc ven sông xơ xác, tiêu điều. Trong lớp bùn sình lầy lội ấy, có cả xác của bạn sóc nhỏ vẫn cùng tôi tinh nghịch mỗi buổi chiều. Bao nỗi mất mát đó cứa vào tâm can tôi quặn thắt, và tôi thấy mình nhòe đi trong nước mắt mặn chát, xót xa.

Lũ đến rồi tan, ánh nắng đẹp đẽ kia rồi sẽ nhấn chìm cơn giông bão, để rừng xanh lại trở về với quỹ đạo bình thường vốn dĩ. Nhưng có ai hay, nơi đây một người vừa mất bạn, và chú sóc cô đơn còn lại, ngồi ôm trái thông già gặm nhấm, lâu lâu kêu lên tiếng gọi sầu bi, khi hay tin mình mới mất một gia đình. Còn đâu nữa những mùa hoa rộn ràng bao sắc lá, những tiếng chim muông nhảy nhót, líu lo, nhộn nhịp cả khu rừng. Bầy sẻ nâu cũng thôi về nơi chái am để nhặt nhạnh những trái ổi đào chín mọng. Nước vẫn róc rách chảy đêm ngày bên phiến đá mướt mượt rêu xanh, dây mướp đắng rừng vẫn đâm những chồi non phủ kín sườn đồi lởm chởm đầy sỏi đá, và những tán rừng xa xăm vẫn rì rào kể câu chuyện của riêng mình, chỉ có tâm hồn tôi là không còn rực nắng.

Cơn mưa chiều vội vã ngang qua sau khi kết thúc cuộc hành trình lãng du nơi phương trời xám xịt và bạt ngàn mây gió. Những đám lá khô khốc tưởng chừng như sắp vỡ vụn dưới đôi chân trần cũng nhờ vậy mà mềm dịu, nằm im lìm bên đất mẹ trước khi kịp thoát cõi trầm luân.

Tôi đưa tay nhặt những hạt khô vương đầy trên nền đất, mang về ươm mầm, đặng kịp trồng trong mùa tới. Và tôi biết rằng, đâu đó ngoài kia, vẫn có những người bạn của tôi đang âm thầm chữa lành và bảo vệ rừng xanh vô điều kiện. Họ là những kiến trúc sư, những doanh nhân thành đạt rời phố về rừng, an nhàn bên Bản Bon trong thung lũng B’lao với lối sống thuận tự nhiên, hiền hòa cùng đất mẹ. Chẳng có bất kì phân bón hóa học, thuốc diệt trừ sâu hay các loại hóa chất nào trong thung lũng. Tất cả những gì họ dùng là những sản phẩm có được từ việc tự chế bằng những thảo dược hữu cơ có tại vườn. Họ dành ra 30% số đất của mình trồng cây và gìn giữ rừng cho trái đất thêm xanh. Họ thành lập làng chay Đồng Đò cho những cư dân mong muốn một đời sống “ăn hiền ở lành” theo đúng nghĩa. Hay họ mượn một khoảng trống của rừng để một đời thiền tập huân tu, chưa bao giờ chặt một cây xanh nào chỉ để dựng cho mình một nơi ở khang trang, tươm tất. Họ thơm thảo với đời, với người và với mọi vật xung quanh.

“Hương các loài hoa thơm,

Không bay ngược chiều gió.

Nhưng hương người đức hạnh,

Ngược gió khắp tung bay”

Hi vọng rằng với sự hi sinh thầm lặng của biết bao nhiêu người như vậy, rừng sẽ được hồi sinh.

Núi của những tháng năm tha thiết được chữa lành.

Bản bon.jpg
Ảnh: Bản Bon - B'lao


 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
chặt cây núi rừng tàn phá rừng
2K
16
13

Trần Hàn

Thành Viên
7/8/21
67
101
33,000
26
Xu
10,564
Tản của Cỏ như một liều thuốc tinh thần đối với bạn đọc ở Văn học trẻ vậy, trong đó có Hàn. Đến với tản của Cỏ, ai trong chúng ta cũng như được chữa lành, cảm giác thoải mái, bình yên lắm.
 

Lãnh Nguyệt Hàn

Phong Cầm
29/7/21
49
88
18,000
Xu
55,685
Tản của Cỏ như một liều thuốc tinh thần đối với bạn đọc ở Văn học trẻ vậy, trong đó có Hàn. Đến với tản của Cỏ, ai trong chúng ta cũng như được chữa lành, cảm giác thoải mái, bình yên lắm.
Trần HànSao em lắm chữ thế. Anh nghĩ mãi mới lấy được cái đoạn để cmt. Chịu em
 
  • Haha
Reactions: Trần Hàn

Lãnh Nguyệt Hàn

Phong Cầm
29/7/21
49
88
18,000
Xu
55,685
“Hương các loài hoa thơm,

Không bay ngược chiều gió.

Nhưng hương người đức hạnh,

Ngược gió khắp tung bay”

Hi vọng rằng với sự hi sinh thầm lặng của biết bao nhiêu người như vậy, rừng sẽ được hồi sinh.
 

Tài Khôn

Thành Viên
29/7/21
16
20
3,000
26
Xu
0
Đề tài môi trường khá là khó khi chọn thể loại tản văn viết. Nhưng Cỏ Phong Sương đã viết rất mềm mại, uyển chuyển. Chúc mừng sự trở lại của Cỏ với một tản văn vô cùng sâu sắc và đúng thời điểm. Khi vấn để môi trường đang là điểm đáng báo động của toàn cầu.
 

Vanhoctre

Văn Học Trẻ
Thành viên BQT
19/8/19
803
679
362,999
Việt Nam
vanhoctre.com
Xu
1,330,599
View previous replies…

Cỏ Phong Sương

Thành Viên Mới
24/6/21
38
106
33,000
23
Xu
60,134
Gồi gồi. Đã nói đừng dự thi gồi mà @Cỏ Phong Sương ơi =))
VanhoctreHihi. Mong ad luôn có những cảm xúc trọn vẹn nhất khi đọc viết của Cỏ. Cảm ơn ad đã đón nhận ạ. Mong rằng sự trở lại này của Cỏ không làm ad thất vọng.
Trân quý rất nhiều
 

Dương Minh Ánh Mai

Thành Viên
6/7/22
31
44
18,000
19
Xu
1,608
Lâu lắm rồi mới thấy CPS xuất hiện
 
  • Love
Reactions: Cỏ Phong Sương

BBT đề xuất

Đang có mặt

Top