Soạn văn Nghĩa của câu (tiếp theo), Ngữ văn 11 tập 2

Soạn văn Nghĩa của câu (tiếp theo), Ngữ văn 11 tập 2

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
Nghĩa tình thái là một lĩnh vực phức tạp, gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Cùng Triều Anh tham khảo bài soạn văn nghĩa tình thái (tiếp theo), sgk Ngữ văn 11 trang 18 để hiểu hơn về nghĩa tình thái.
nghĩa của câu.png

Ảnh: sưu tầm

III. NGHĨA TÌNH THÁI
1. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu. Được thể hiện ở những phương diện sau

- Khẳng định tính chân thực của sự việc.
Ví dụ: Bá Kiến quả có ý muốn dàn xếp cùng hắn thật.
- Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc với độ tin cậy thấp.
Ví dụ: Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ: Chúng mày ở nhà tao, thì những thứ của chúng mày cũng như của tao.
- Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc.
Ví dụ: Với lại, đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc là cùng.
- Đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra.
Ví dụ: Giá thử đêm qua không có thị thì hắn chết.
- Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc.
Ví dụ: Tao không thể là người lương thiện nữa.
2. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe
Có thể thể hiện thông qua các từ xưng hô, cảm thán, từ tình thái ở cuối câu…
- Tình cảm thân mật, gần gũi.
Ví dụ: Em thắp đèn lên chị Liên nhé?
- Thái độ bực tức, hách dịch.
Ví dụ: Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.
- Thái độ kính cẩn.
Ví dụ: Bẩm mới có hai ông ở Hải Phòng và ở Hà Nội về trình sổ sách.
* GHI NHỚ
Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của nói đối vói sự việc hoặc đối với người nghe. Nó có thể được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu.
LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1, sgk trang 20/Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái
a. Bài tập 1a/sgk trang 20

- Nghĩa sự việc: hiện tượng thời tiết (nắng) ở hai miền (Bắc/Nam) có sắc thái khác nhau.
- Nghĩa tình thái: phỏng đoán với độ tin cậy cao (chắc ).
b. Bài tập 1b/sgk trang 20
- Nghĩa sự việc: ảnh là của mợ Duthằng Dũng.
- Nghĩa tình thái: khẳng định sự việc ở mức độ cao (rõ ràng là).
c. Bài tập 1c/sgk trang 20
- Nghĩa sự việc: cái gông (to nặng) tương xứng với tội án tử tù.
- Nghĩa tình thái: khẳng định một cách mỉa mai (thật là).
d. Bài tập 1d/sgk trang 20
- Câu (1)
+ Nghĩa sự việc: Nói về nghề cướp giật của hắn.
+ Nghĩa tình thái: nhấn mạnh bằng từ chỉ.
- Câu (3)
+ Nghĩa sự việc: mạnh vì liều.
+ Nghĩa tình thái: đã đành.
2. Bài tập 2, sgk trang 20/Xác định những từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong các câu sau
a. Nói cho đáng tội (thừa nhận việc khen này là không nên làm với đứa bé).
b. Có thể (nêu khả năng).
c. Những (thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn = có lẽ).
d. Kia mà (nhắc nhở để trách móc).
3. Bài tập 3, sgk trang 20/Chọn từ ngữ tình
- Câu a: hình như (thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn).
- Câu b: dễ thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn = có lẽ ).
- Câu c: tận (đánh giá khoảng cách là xa).
4. Bài tập 4, sgk trang 20/Đặt câu với từ ngữ tình thái.
- Nó không đến cũng chưa biết chừng (cảnh báo dè dặt về sự việc ).
- Bây giờ chỉ 12 giờ là cùng. (phỏng đoán mức độ tối đa ).
- Anh là con rể cơ mà (nhắc nhở để nhớ tới một sự thật)​
 
Từ khóa
các từ ngữ tình thái trong câu nghĩa của câu nghĩa tình thái ngữ văn thái độ của người nói đối với người nghe triều anh
  • Like
Reactions: Lan Hương
845
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top