Hướng dẫn Nhà văn chân chính là người suốt đời chỉ truyền bá một thứ tôn giáo: "Tình yêu thương con người"

Hướng dẫn Nhà văn chân chính là người suốt đời chỉ truyền bá một thứ tôn giáo: "Tình yêu thương con người"

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 20
Tình yêu thương, lòng bao dung giữa những người thân trong gia đình, họ hàng, bè bạn và những người xung quanh từ lâu đã là một đề tài lớn trong nền văn học Việt Nam. Bằng cả tấm lòng, Nguyễn Du đã dùng ngòi bút điêu luyện của mình tạo nên tác phẩm "Truyện Kiều" để lại tiếng vang đến tận bây giờ. Có ý kiến cho rằng: “Nhà văn chân chính là người suốt đời chỉ truyền bá một thứ tôn giáo: “Tình yêu thương con người”.
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Bằng những hiểu biết về thơ văn Nguyễn Du và trích đoạn "Trao duyên" trong Truyện Kiều, hãy làm sáng tỏ ý kiến


5263


Nhà văn chân chính là người suốt đời chỉ truyền bá một thứ tôn giáo: "Tình yêu thương con người"

a.Giải thích:
- Nhà văn chân chính là những nghệ sĩ mang lý tưởng tiến bộ của thời đại, đại diện cho lương tri của loài người, sẵn sàng đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ công lí, lẽ phải, giàu tình yêu thương nhân ái, sẵn sàng xả thân cho cuộc đời và cho nghệ thuật.
- Truyền bá một thứ tôn giáo: tình yêu thương con người là cách nói nhằm khẳng định lí tưởng của nhà văn chân chính (sáng tác văn chương vì cuộc đời, để làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn, có nhiều công bằng, yêu thương hơn), đồng thời khẳng định giá trị, chức năng to lớn của văn học trong việc giáo dục, bồi đắp, thanh lọc tâm hồn, hướng thiện, phục thiện cho con người.
=> Ý kiến bàn về sứ mệnh của người nghệ sỹ, giá trị và chức năng của văn học nghệ thuật.

b. Bàn luận:
- Ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn. Nhà văn chân chính lại lấy việc làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn làm mục đích sáng tác vì họ là những người rất giàu tình yêu thương đối với cuộc đời (họ là “người cho máu”, là “nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ”…)
- Nhà văn là người hiểu rõ khả năng, sức mạnh to lớn của văn chương. Họ đã dùng văn chương như một công cụ đắc lực để thực hiện lí tưởng nghệ thuật của mình.
- Nhà văn thực hiện chức năng giáo dục (truyền bá tình yêu thương con người) bằng cách qua nghệ thuật, họ ca ngợi và khẳng định những cái tốt đẹp của cuộc sống (những yêu thương, nhân ái, vị tha), lên án, tố cáo những cái xấu, cái ác…để bảo vệ con người khỏi những áp bức, bất công.
- Sáng tác của những nhà thơ, nhà văn nhân đạo vĩ đại: V.Huygô – Biển Đêm; Những người khốn khổ; Chiếc lá cuối cùng của Ô.Henri… Ở Việt Nam: Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ; Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều; Chinh Phụ Ngâm – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm… Đặc biệt là những sáng tác của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du… chính là những bài ca ca ngợi cuộc sống, ca ngợi cái đẹp, khát vọng, ước mơ và khát vọng sống của con người. Nó đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, cái tàn bạo, lên tiếng bênh vực con người, bảo vệ công bằng và lẽ phải.

c. Vận dụng vào tác gia Nguyễn Du và một trích đoạn trích:
- Nguyễn Du được đánh giá là nhà thơ nhân đạo vĩ đại bởi mối quan tâm sâu sắc, tình yêu thương bao la của ông đối với con người. Đối tượng được quan tâm, thương xót trong Truyện Kiều: là người phụ nữ tài hoa bạc mệnh, cũng là con người nói chung “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Trong thơ chữ Hán, Nguyễn Du vẫn bám sát cảm hứng đó (thương xót cho nàng Tiểu Thanh, người ca nữ đất Long Thành, Khuất Nguyên, Đỗ Phủ…) nhưng lòng thương xót đã mở ra với cả những thân phận bé nhỏ (người ăn mày, người hát rong…).
- Trong Văn chiêu hồn. Nguyễn Du mở rộng tình thương yêu tất cả “thập loại chúng sinh”. Thương nhất vẫn là người phụ nữ – những người phải đem tài sắc của mình ra mua vui cho thiên hạ (những người ca kỹ…).
- Trong đoạn trích Trao duyên, tình yêu thương ở đây được dành cho nàng Kiều. Tiếng khóc ở đây là tiếng khóc cho tình duyên của Kiều với Kim Trọng bị tan vỡ. Tình yêu thương đó được thể hiện ở việc Nguyễn Du đã miêu tả sâu sắc tấn bi kịch đau đớn trong lòng Kiều khi phải dứt ruột trao mối duyên đẹp đẽ của mình cho Thuý Vân…
- Bao trùm trong tâm tư của Kiều lúc này là hai trạng thái cảm xúc đau đớn (vì tình duyên tan vỡ) và lo lắng (lo Thuý Vân không nhận lời “chắp mối tơ thừa”). Tuy nhiên, hai nét tâm trạng đó có sự thay đổi trong suốt cuộc trao duyên.
- Trong 12 câu thơ đầu (khi Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân thay mình trả nghĩa chàng Kim): nỗi lo có phần át nỗi đau. 14 câu tiếp (Thuý Kiều trao kỉ vật, tức là chính thức trao duyên cho Thuý Vân): Nỗi đau trào lên vì cảm giác mất mát chưa lúc nào cụ thể, rõ rệt như lúc này…8 câu còn lại: nỗi đau lên đến tột đỉnh (lúc này Kiều dường như không còn ý thức được sự hiện diện của Vân trước mặt mình. Kiều nói với Vân mà như nói với chính mình, ngôn ngữ đối thoại đã trở thành độc thoại…).
- Có thể nói, thi hào Nguyễn Du đã viết về sự việc trao duyên của Kiều không phải với tư cách người ngoài cuộc mà với tư cách người trong cuộc, có cảm giác không phải Kiều trao duyên mà chính là Nguyễn Du đang phải trao duyên… Nguyễn Du như đứt từng khúc ruột cùng nỗi đau của Kiều, như rút Kiều ra từ trái tim mình…, đúng như Mộng Liên Đường chủ nhân nhận xét: “Nguyễn Du viết Kiều như có máu rỏ trên đầu ngòi bút, nước mắt thấm qua tờ giấy”.
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
nguyen du tình yêu thương trao duyên truyền bá truyen kieu
1K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top