Tuần thi thứ 3 cuộc thi viết chủ đề nhà đã kết thúc vào ngày 24/8/2021, sau một tuần thi, đã có 22 tác phẩm dự thi, 1 bài thơ cổ vũ. BGK đã có những nhận xét về các tác phẩm dự thi một cách toàn diện, khách quan.
1/Tha thứ - Nguyễn Công Đức
Phần đầu viết có vài lỗi sai chính tả/ đánh máy, viết rất đời và êm ả, không có chi tiết hấp dẫn (quét dọn xắp đặt gọn gàng, Anh ý tên là – lỗi này do trong câu thoại nhân vật nên chấp nhận được )
Nửa sau trở đi khi có sự xuất hiện nhân vật Thông, câu chuyện dần hé mở về nhiều điều giấu kín trong quá khứ khiến câu chuyện lôi cuốn, hấp dẫn hơn nhiều. Các mảnh đời không hoàn hảo được khéo léo đưa vào để cho thấy lí do tạo nên tính cách nhân vật (có thể nói là quá trình hình thành tính cách, quá trình chuyển biến tâm lí). Tuy nhiên, Công Đức đã không hề khéo léo khi cho nhân vật người bố tự tay nuôi dưỡng đứa con gái mà lòng lại toàn thù ghét đàn bà, thêm vào trong bài viết một đoạn dài để “kể xấu đàn bà”. Quả là sự vô lí khó hiểu khi mặc dù đó là suy nghĩ cá nhân của nhân vật và tác giả hoàn toàn được phép để làm rõ nội tâm nhân vật. Viết như thế vừa làm cho yếu tố “nhà” trở nên mất đi hương vị vừa tạo nên sự vô lí trong tính cách người con gái cũng như tình cảm người bố dành cho con gái mình. Giá như tác giả có thể mô tả sự đan xen giữa vừa yêu vừa hận thì mọi thứ sẽ hoàn toàn logic, hoàn hảo hơn rất nhiều.
Nhìn chung đây là một tác phẩm cuốn hút, xây dựng tuyến yêu hận tình thù phức tạp mà không rối rắm. Giá như phần đầu viết “ngọt” hơn chút nữa thì sẽ hoàn hảo cả bài. Tôi đánh giá lối viết của nửa sau cao hơn và đáng đọc hơn.
2/ Chỉ cần có trái tim yêu thì sẽ trở thành nhà – Kim Tuyến
Lỗi dẫn thơ nhưng không chú thích, dưới những lời thơ có đưa vào cho hay nhưng không phải do mình sáng tác cần chú thích bên dưới bài viết là câu thơ trích trong tác phẩm nào, của ai.
Bài viết đoạn đầu rất giống như bài cảm nghĩ văn học, vào đề chuẩn quy cách “học sinh viết văn”, đoạn sau lấy dẫn chứng qua việc thật là gia đình của cô giáo để có những suy nghĩ về nhà viết khá tốt. Kim Tuyến đứng dưới góc độ học sinh viết cực kì tốt, có dẫn chứng và vào đề tốt, song nếu bàn ở tác phẩm văn học thì chưa tới, tản văn xen lẫn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống mà cụ thể là: nêu suy nghĩ của em về “nhà”. Bạn có nền tảng viết khá tốt nhưng cần đọc và viết nhiều hơn để có thể phân định rõ ràng giữa các thể loại. Tôi đánh giá khá cao nền tảng của Kim Tuyến – mầm non tốt có thể phát triển trong tương lai.
3/ Nửa trái đất tình yêu – Mai Thị Hải Yến
Đây là một bài viết dài để nói lên những kỉ niệm, những cảm xúc hết sức chân thực của tác giả về “nhà”, từ ấn tượng qua những xúc động lan tỏa từ người khác: video cô gái, chia sẻ của Hoàng Hiên, rồi để tác giả nghĩ về kí ức với mẹ, với ba, sự tiếc nuối khi mất đi càng được làm rõ khi người viết chia sẻ về những kỉ niệm đẹp từng có. Tác giả viết khá đủ, nhất là phần kí ức về cha, gợi lên hình ảnh thương yêu gắn bó sâu sắc của tình cha con.
Do tác giả đã “tham” thêm phần cảm xúc về người khác, mà tôi nghĩ không cần thiết lắm, vì chia sẻ về kỉ niệm gia đình, tình cảm người viết bỏ ra đã rất đủ đầy, tác giả viết cũng chưa móc nối liên kết lại với những dẫn chứng được đưa ra. Tạm hiểu là nỗi đồng cảm của 2 nhân vật dẫn chứng để đoạn sau cho thấy tác giả được đặt vào tình thế tương tự. Tuy nhiên vẫn cần câu dắt ý cho khéo, nếu không bài viết sẽ trượt qua các tình tiết khiến ý chính về tình cảm gia đình bị xao nhãng, giống như bài viết này.
4/ Củ khoai tuổi thơ nuôi tôi lớn – Hảo Hảo
Tôi nghĩ chắc chắn bài viết này đánh trúng vào nhiều nỗi nhớ trong tuổi thơ mỗi người. Đặc biệt là những đứa con sinh ra từ làng. Tôi đọc phần củ khoai rãi trong nồi cám lợn đã thực sự xúc động lắm, xúc động vì những năm tháng nghèo khó mà chẳng ai kêu khổ, vẫn vui vẻ lạc quan, tranh nhau cả củ khoai rãi nhạt toẹt ấy. Bây giờ củ lang mật to bự, ngọt lịm, cũng chưa chắc đã them ăn. Xúc động bởi kí ức trong tôi được đánh thức. cám ơn tác giả đã cho chúng tôi được trở về ngày tháng xưa cũ qua chiếc xe tốc hành này.
Đây thực sự là bài viết hay, là cuốn tư liệu của thế hệ đi trước mà giờ “chỉ còn sót lại trong kí ức”
Dù bài viết có được giải hay không, thì tác giả cũng đã thắng ở việc gây xúc động, nghẹn ngào nơi bạn đọc.
Lỗi đánh máy: que xiêm thứ 3
5/ Gánh hàng rong của mẹ - Quách Thái Di
Bạn Thái Di có cách dùng từ láy rất hay, có tính gợi hình cao: vắt vẻo, thắng thớm, bươn bả, leo lét, ngoằn nghoèo, lả tả… được sử dụng khá nhiều, hợp lí khiến bài viết có sức gợi hình cao. Cả câu chuyện dường như rõ mồn một trong mắt bạn đọc, nhẹ nhàng và đẹp: cái đẹp của hoa bần sau nhà rụng trắng, cái đẹp của tình thân, cái đẹp từ gánh hàng rong cơ cực mà gắn bó ấy.
Bài tản văn này khá hay, đáng đọc.
Lỗi đánh máy/ chính tả: “miến đất trống” 2 lần, “bắt nồi sữa đậu nành lên bếp” phải là ”bắc nồi sữa”, “xà vào lòng mẹ” >> “Sà vào lòng”, “Công viên rộng mát giữa những dòng kênh đen ngập rác. Có một buổi chiều ngồi ngắm dòng kênh” >> Không sai gì chính tả nhưng về mặt nghĩa không được hay lắm
6/ Nhà là nơi có người mình yêu thương - Hải Liên
Đọc xong truyện ngắn này, tôi chỉ có thể thốt lên: đây đúng là truyện cổ tích thời hiện đại. Tác giả viết về chuyện Thảo sinh ra đã không có mẹ ở bên, bà nội nuôi dưỡng, hắt hủi, sống trong tủi hổ, đắng cay, hết lớp 9 tự lên thành phố làm giúp việc cho nhà giàu có. Và phép màu xảy ra, khi cô chủ Hằng biết được chuyện của Thảo, nói với cha mẹ cho Thảo được học, được sống trong đủ đầy, tới lớn đi lấy chồng, cũng là Hằng cùng với người yêu của Thảo là Tuấn tìm thấy mẹ giúp Thảo, đưa mẹ về gặp Thảo. Sau những đau khổ qua đi, Thảo đã được hạnh phúc, có nhà của riêng mình.
Mẹ Thảo đã đi mất từ lúc Thảo chưa tới 2 tuổi, nên chi tiết tác giả thấy người phụ nữ quen thuộc mà không nhớ ra không cần thiết. Người mẹ viết thư về cho Thảo, rồi bị bán sang Trung Quốc, một cách thần kì mà Tuấn có thể lần ra được dấu vết và đưa người mẹ trở lại. Ở đời, có thể do duyên phận mà người ta gặp nhiều người tốt, giúp đỡ cuộc đời của mình, có phép lạ xảy ra nhưng tôi vẫn không thích chuyện được phép màu rơi trúng.
Tác giả đã lướt tình tiết quá nhanh, phần đầu viết hay, đọc lên giống như đọc truyện của Nguyên Hồng – Những ngày thơ ấu, chân thực, đời lắm, nhưng từ phần gặp được Hằng thì diễn biến xảy ra nhanh, toàn những hạnh phúc tới, nếu ví tác phẩm là cổ tích thì nhân vật Hằng giống như cô tiên che chở cho nhân vật vậy. Hải Liên viết rất chắc tay, nhưng cốt truyện, tình tiết xây dựng tôi chưa thực sự thích lắm.
7/ Thương cánh chim trời - Minh Phong
Truyện ngắn viết về nhà cò, tác giả có lẽ đã quan sát khá kĩ lưỡng tập tính loài chim này, nên viết rất tốt, nhân hóa mà không bị sa vào chuyện con người, đọc lên vẫn biết là viết về giống loài ấy. Nhiều người viết truyện loài vật nhưng bị sa vào viết truyện người, vẫn là dáng hình, tên gọi loài vật nhưng không hề tự nhiên và tác giả Minh Phong đã xử lí tốt điều này.
Xen lẫn giữa những lời Cò ba dạy con là những điều mà chúng ta cũng thường gặp trong cuộc sống, tác giả đã xen tính giáo dục vào rất tự nhiên.
Đây là truyện ngắn hay, vừa dễ chịu với những đối thoại đáng yêu, vừa có tính giáo dục và cũng đủ làm người đọc có những khoảng lặng.
8/ Muốn có một mái nhà bình yên – T.Thảo
Rất tiếc cho bài viết này, khi Thảo xây dựng cốt truyện khá hay, đọc cuốn hút ở phần sau hơn là phần đầu, có mấy điểm đáng tiếc có thể nói ra như sau:
+ Viết về hoàn cảnh 1975, nhưng màu sắc xưa cũ đó không được tái hiện lại, Thảo viết quá hiện đại khiến bất cứ ai đọc cũng không thể mường tượng ra. Từ cách xưng hô, nói năng, và không có sự mô tả đặc trưng con người, cảnh vật thời kì đó, chỉ cho tới khi tác giả nói tới Tết 1975 thì tôi mới biết tác giả viết về thời kì đó, khá hoang mang, tôi cứ nghĩ đó là câu chuyện của giang hồ chợ Lớn gì đó.
+Chi, với lí tưởng trong lòng cao cả, ra tiền tuyến để lại đàn em thơ, sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc, nhưng phần đầu được viết khiến bạn đọc khó nhận ra rốt cuộc anh ta là phản diện hay tốt, bạn đọc cứ nghĩ có một âm mưu về thân phận nhưng cuối cùng lại là 1 người có lí tưởng, lật ngược không có điềm báo, hoặc không nói rõ chuyện đánh lộn ở phần đầu là vì sao.
Màu sắc của hoàn cảnh mà tác giả xây dựng chưa được hòa nhập vào tình huống khiến “chất bi tráng”, “hình tượng anh hùng” của tác phẩm bị giảm.
+Sử dụng từ ngữ vài chỗ không hợp lí: bát cháo khê bốc mùi khét lẹt, mùi hôi tanh nồng nặc, những từ có sức tả mạnh thế này, nếu không tạo được hoàn cảnh cho khớp với từ ngữ nêu ra khiến cho mọi việc bị làm quá lên, rất khó chịu.
-Điểm sáng của tác phẩm: Xây dựng nhân vật bé Hòa tốt, qua miếng cháo khê đã gợi ra được câu chuyện riêng của cô bé khá cảm động, hình tượng nhân vật này rất rõ ràng: thiện lương, giữ gìn sơ tâm trong sáng, đáng yêu, luôn giữ lí tưởng hướng về cái đẹp, cái tốt lành ở tương lai , không bị hiện thực đánh bại, có tính “lí tưởng hóa nhân vật” cao. Đoạn của Hòa nói về thân thế, nói tới việc dì bỏ rơi mình nhưng không oán trách, thầy đi theo tiếng gọi của Cách mạng, chi tiết bức thư phần cuối… rất cảm động.
Điểm sáng thứ 2: dám chọn đề tài về lí tưởng Cách mạng ở người trẻ, đây cũng là điểm tôi đánh giá cao, nhiều người không dám viết bởi nếu không có kho ngôn ngữ rộng, hiểu biết về giai đoạn lịch sử tốt thì viết sẽ không tới được. Bài này cũng thế, vốn ngôn từ và lịch sử giai đoạn chưa thực sự sâu sắc nên viết không khớp được giai đoạn, nhưng người trẻ dám thử thách là một điểm sáng đáng khen ngợi.
9/ Bậc thềm nhà - T.Thảo
Lỗi dùng từ nhiều: "Nơi chập chững bước chân đầu tiên trong vòng tay thương mến của bố mẹ, nơi áo nâu gầy chải tóc khi vài giọt bình minh rớt bên thềm, nơi trưởng thành, cũng là chốn tiễn đưa", câu này là ý bổ trợ cho bậc thềm nhà, tách câu này riêng ra không hợp lí. "nhọ nhem nhỏ thỉu" - văn nói ; "bậc thềm nhà ấy đã chôn dấu", "thềm nhà cũ đã thấm nhuần giọt mồ hôi của mẹ" - thấm nhuần dùng với tư tưởng, hiểu kĩ càng sâu sắc nên dùng trường hợp này không chuẩn xác; "giai điệu như đã thuộc làu từ đầu môi chót lưỡi" - cụm từ "chót lưỡi đầu môi"ý chỉ lời nói cửa miệng không đáng tin cậy, sử dụng trường hợp này cũng không hợp lí; "đĩa đậu rán ròn rụm", "Những món ấy tôi đã ăn cả nghìn lần vậy mà lòng chẳng thôi bối rối vì đâu tìm thức vị dân dã ấy ở một nơi nào khác">> câu này khá khó hiểu.
Bỏ qua những điều trên thì tác giả Thảo đã viết khá hay, tình cảm về những kỉ niệm bên gia đình và vật thể minh chứng cho cái nghèo mà vẫn tràn tình thương mến - chiếc bậc thềm cũ: "Không biết mẹ đã cho gia vị nào vào nhỉ? Có bí quyết gì chăng? Tôi đoán đó là chút ân cần và tình yêu thương của mẹ. Chỉ một chút thôi cũng đủ làm thương mến cả đời". Cách chọn vật thể gắn bó rất tốt, có ý nghĩa biểu tượng cao, viết đúng trọng tâm, cả về chiếc bậc thềm và những sự kiện, kỉ niệm gắn bó của gia đình quanh chiếc bậc thềm ấy. Chọn được biểu tượng gắn bó là điều mà không phải người viết nào cũng làm được, các tác giả chọn "vật gắn bó kỉ niệm" nhưng lại sa vào kể kỉ ức khác không liên quan tới nó, bỏ quên nó.
Chọn từ ngữ và sự việc để kể cũng rất khéo léo. Tản văn viết khá mượt và giàu tình cảm, song cần cải thiện độ chính xác trong dùng từ.
10/ Chúng ta đã ở nhà nhiều quá - The Zieu
“Có lẽ chúng ta đã ở nhà lâu quá, nhưng lạ là lại không muốn rời đi thêm” >> Câu cuối của bài viết cũng có lẽ là câu tổng kết ý cho toàn bộ bài viết này. Ngôi nhà thân thuộc, từng gắn bó với mỗi chúng ta, đôi khi chúng ta quên mất trong dòng đời, trong công việc, để rồi có khoảng thời gian nghỉ ngơi tình cờ lại phát hiện ra vẻ đẹp của nó, để rồi quyến luyến không muốn rời.
Tác giả từ chiếc ban công vẫn ngồi hằng ngày như chốn yêu thích, bỗng nhận ra nhiều điều lớn lao hơn từ xung quanh căn nhà và hàng xóm mà trước đó chưa lưu tâm nhiều. Ai cũng có một nơi thầm kín làm chỗ “trốn tạm” trong chính căn nhà của mình như phòng riêng, ban công, nhà tắm thậm chí là wc.
Bài viết khá ổn, là đôi dòng cảm xúc bất chợt từ một tối muộn ngồi ngắm trên ban công, nhiều người có lẽ sẽ thấy được sự đồng cảm bởi các thành viên trong gia đình cứ ngày càng xa nhau và gắn bó với chiếc điện thoại hơn. Nhưng nếu cần đi sâu vào các cảm xúc hơn chút thì sẽ thực sự gây đồng cảm hơn nhiều. Bài viết mới dùng ở mức đọc hay, nhưng để bạn đọc nhớ lại những ý sau bài thì hơi khó chọn ý nào cần nhớ. Nhiều triết lí hay nhưng lại không gắn với thực tế, không gắn với nhân vật trữ tình thành ra hơi khuôn sáo.
11/ Quê nội luôn mãi trong trái tim tôi - Phùng Văn Định
Bài tản văn nhưng đã xen lẫn những đặc điểm của thể loại truyện ngắn nhiều: có hệ thống nhân vật, tên đầy đủ thậm chí còn đặt biệt danh, có đối thoại, và có thể tóm tắt lại (do đã có cốt truyện, tuy nhiên cốt truyện mờ và chưa có kịch tính, tác giả đi sâu vào khai thác diễn biến tâm trạng nên có thể coi là dạng cốt truyện tâm lí rồi): Vào dịp giỗ 4 năm của bà, tác giả lại về quê cùng bố, sau khi thắp hương cho bà, ăn bữa giỗ, tác giả ra thăm vườn cây, ao cá nơi có những kỉ niệm tuổi thơ cùng bà đẹp đẽ bất chợt rơi nước mắt, sau đó lại cùng bố trở lại thành phố. Cốt truyện giản lược để tập trung vào khai thác tâm lí.
Cũng là vấn đề chọn nhầm thể loại nên tác phẩm đứng giữa hai bờ vực:
+Tản văn: bị xao nhãng trước các nhân vật phụ được kể tên nhưng không có vai trò gì trong tác phẩm, và bị bỏ mất điểm chính là tình cảm và làm rõ tình cảm.
VD: Tôi biết rằng, bố tôi thương bà tôi nhiều lắm. Thương đôi vai gầy gánh cuộc đời nuôi các con ăn học. Thương bà nhẫn nại nuôi con khi ông tôi mất sớm. Và thương cho nội tuổi già mà không được gần gũi chăm sóc phải đi làm ăn xa, mưu sinh, kiếm sống. >>> Đoạn viết này rất hay nhưng không được cụ thể, tác giả có thể viết thêm về người bà này đã có hành động ra sao, lời nói hiện lên trong kí ức thế nào, tái hiện lại cùng câu nói xót xa thương cảm sẽ khiến bạn đọc đồng cảm rất nhiều. Bởi người đọc không rõ bà đã hi sinh những điều gì để tác giả thương tiếc tới vậy (mức độ cụ thể cần cao hơn, bởi chueyẹn nuôi con ăn học, không được con cháu gần gũi chăm sóc ở người già… là chuyện mà thấy khá nhiều ở xã hội bây giờ, do vậy họ sẽ có mức độ đồng cảm nhẹ lướt mà không sâu đậm)
+Truyện: nếu viết thành truyện hẳn thì nên có những đối đáp, hội thoại và miêu tả biểu hiện nhân vật kĩ hơn: Đoạn nhân vật ra vườn rau có cô em Hiền hỏi: “Sao anh lại khóc” nếu được khai thác sẽ rất hay và đời thực, thêm vài ba câu đối đáp để thấy rõ sự nhớ bà, và trao đổi kỉ niệm với em Hiền (em cũng nhớ về bà thế nào) thì nhân vật người bà sẽ hiển hiện càng rõ nét và chân thực hơn, ngoài ra còn tăng tình cảm gắn kết giữa các nhân vật thay vì nghe em hỏi, nhân vật không trả lời, mải nghĩ những suy nghĩ riêng, bay hết từ miền kí ức này tới miền kí ức khác.
12/ Đôi dòng nhớ về ngày xưa cũ - Tố Diệp
Đầu tiên là nói về việc trình bày của bạn, không được tốt lắm. Sau dấu chấm câu nên viết hoa chữ cái đầu câu sau, viết hoa ở đầu dòng, cả bài của bạn chấm phẩy chính xác nhưng không viết hoa chữ nào; cả tiêu đề của bạn cũng để là “đôi dòng nhớ về ngày xưa cũ”, không đúng với quy tắc chính tả tiếng Việt.
Dùng từ ngữ và câu có nhiều lỗi: “bà bửa đôi quả na, sau cùng, vẫn là tôi ăn hết cả hai nữa”; “hồi ấy, bà hẵng khỏe”
Bài viết chia theo những kỉ niệm, vật thể gây nhớ là [na], [nhà cũ], [cái sân], viết chân thực, tự nhiên, cá nhân tôi thấy rất thích, toàn những chuyện “lông gà vỏ tỏi” không có gì lớn lao, nhưng cũng lại là thứ khiến chúng ta nhớ mãi, in sâu đậm trong kí ức.
Trừ phần trình bày, và một số lỗi dùng từ, về phần nội dung dù không có chuyện gì lớn nhưng tác liên kết các dữ liệu hài hòa để bạn đọc mường tượng ra khung cảnh tuổi thơ giản dị, chân thực mà hấp dẫn. Giọng văn không bi ai, viết một cách chậm rãi nhưng vẫn khiến người đọc cảm thấy hài hước với những nỗi sợ, trò chơi, thú vui của trẻ con. Đây là một bài rất thú vị.
13/ Trở về dòng sông tuổi thơ - Phạm Thị Thúy
Bài tản văn với đầy kí ức tuổi thơ êm đẹp. Tác giả đã chở một chuyến đò thời gian với những cuộc mò ốc, bắt cua, tắm gột trên dòng sông tuổi thơ ấy, chẳng bao giờ chúng ta có thể kể hết những chuyện tuổi thơ, từ cái chuyện cỏn con nhất cũng có thể nói cả câu chuyện dài.
Đây là một bài viết hay, để lại nhiều lưu luyến trong lòng bạn đọc, có lẽ nào càng nghèo khó người ta càng gắn bó, càng thương mến nhau hơn chăng?
14/ Cây gạo trong ký ức tuổi thơ - Phùng Văn Định
Tác giả Phùng Văn Định đã viết “có tình” hơn rất nhiều trong tác phẩm của mình. Cây hoa gạo, một biểu tượng mùa hoa đi vào ca dao Việt Nam: “Bao giờ cho tới tháng ba/Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn”, hẳn là loài cây gắn bó với người dân Việt Nam lắm. Tác giả đã nhắc tới loài hoa này với kí ức tuổi thơ và những câu chuyện “thêu dệt” của bà mà ngày bé ai cũng có, nỗi sợ với những cây cổ thụ, và tin rằng bên trong đó có một linh hồn lớn mạnh lắm. Tác giả cũng nêu ra những trò trẻ con ngày xưa bé. Tuy nhiên cách chọn thể loại của tác giả chưa phù hợp với những gì tác giả muốn diễn đạt. Phùng Văn Định muốn hướng tới thể hiện nỗi sợ trẻ con với “cây thần” và những trò vui, lẽ ra nên viết truyện ngắn để thể hiện hành động và đối thoại sẽ “vui” hơn rất nhiều. Liệt kê kiểu tản văn sẽ bị hạn chế, tản văn là thể loại dùng diễn tả cảm xúc, dòng diễn biến suy tư là chính, nhưng người viết lại tập trung khai thác trò chơi thơ ấu và kí ức về bà và cây gạo khiến cảm xúc nhân vật rất mờ, chỉ thể hiện qua những câu như “sợ thật chứ”, và lướt nhẹ qua tâm trạng, ko hề đi sâu, còn kỉ niệm dạng liệt kê, toàn những tư liệu hay nhưng do cách chọn thể loại không hợp lí nên cũng để phí.
Bài viết có tư liệu tốt, tác giả chọn thứ để viết rất hay, rất đáng quý đáng nhớ nhưng đọc lại chưa hấp dẫn, như tôi đã nói, do chọn thể loại diễn đạt không phù hợp.
15/ Những thành phố bị ốm - Bảo Yến
Phần đầu tản văn viết tốt nhất, sử dụng phép nhân hóa hợp lí khiến những thành phố to lớn bỗng hóa nhỏ bé, thân thương lạ.
Đoạn sau tác giả có hơi sa vào giáo điều, cần làm thế này cần làm thế kia nhưng chưa thực sâu sắc.
“Người ta luống cuống, người ta hoảng sợ, người ta đổ lỗi cho nhau. Tôi chợt nhớ tới cảnh ngày trước, khi bố tôi bệnh, tay chân run bần bật, mắt đỏ ngầu, da xanh nghét. Tôi thấy sự hoảng hốt của ông, sự hối hận của ông. Tôi thấy cả sự tức giận lúc ông bất lực đổ lỗi cho ai khác, cho bệnh viện, cho người thân”. ->> đoạn viết này hơi khó hiểu, dùng từ chưa hợp lí.
“Lặng thing nhìn Vinh, tôi quay sang nhìn Sài Gòn và Hà Nội, những thành phố mơ ước của tôi, giờ đây cũng oằn mình quằn quại trong đại dịch” >> sai chính tả, và miêu tả không sáng lắm dù câu chuyển này hay.
Bài tản văn lựa chọn đề tài và cách nhân hóa đối tượng khá hay, tôi đánh giá cao bài viết ở lứa tuổi còn trẻ, là học sinh, viết thế này đã khá tốt, và chắc chắn là bạn cũng học giỏi Văn lắm, nhưng ở cuộc thi thì câu chữ dùng còn hơi ngô nghê, luyện tập dùng từ nhiều, viết nhiều chắc chắn bạn sẽ là một cây viết tốt trong tương lai.
16/ Cà phê ông Sửu - chút vấn vương giữa lòng cố đô – Kì Phong
Bài kí của Kì Phong vô cùng chuyên nghiệp, xuất sắc. Phải có một sự quan sát kĩ lưỡng và kinh nghiệm viết sâu rộng mới có thể viết về xứ Huế, về văn hóa xứ Huế, văn hóa uống cà phê người Huế chuẩn xác, thú vị như vậy. Từ cái chung, đặc điểm hai bờ sông Hương, thú uống cà phê tác giả đi vào cái riêng là quán cà phê ông Sửu và thói quen, niềm nhớ của tác giả. Toàn bộ bài viết đều chỉn chu, viết về cái riêng hay chung đều hấp dẫn, có giá trị lưu giữ văn hóa cao.
Đây là một bài kí đáng đọc, cắt bất cứ đoạn văn nào để giới thiệu đều rất hay và giống như thước tài liệu lưu giữ nét văn hóa cố đô rõ nét, độc đáo bởi một tay nghệ.
17/ Nụ cười của những thiên thần – Kim Dương
Bài viết mới được 247 chữ, chưa đủ điều kiện về lượng chữ tối thiểu với một bài tản văn, kí hoặc truyện ngắn được quy định trong thể lệ cuộc thi. Do vậy, bài thi này không hợp lệ.
18/ Bài thơ“Tiễn Bà” của Linh Ann là một sáng tác rất xúc động dành cho người bà quá cố của bạn. Ở bài thơ tôi thấy toát lên hai thứ tình cảm thiêng liêng cao quý: tình nghĩa vợ chồng của ông bà và tình cảm của các con cháu đối với bà. Tuy nhiên có lẽ do sự gò bó về niêm luật của lục bát nên có đôi chỗ câu thơ của bạn chưa được thoát ý. Ở bài thơ của bạn có 2 tuyến nhân vật tiễn bà là chồng và con. Theo tôi nếu sửa câu:
Khóc thương một cõi long đong
Đời bà vất vả dốc lòng vì con?
Thành câu thơ này thì có vẻ hợp ý của bài hơn:
Khóc thương một kiếp long đong
Đời bà vất vả vì chồng vì con
Bạn cũng có thể khai thác sâu hơn về tình cảm vợ chồng hoặc nỗi đau của ông khi mất bà thì bài thơ sẽ xúc động hơn. Hoặc bạn không đưa hình ảnh của ông vào trong bài mà chỉ tập trung vào nỗi nhớ, xót xa của các con, cháu khi mất bà thì bài thơ sẽ không bị chơi vơi.
Ngoài ra tôi theo tôi nếu bài thơ được chia thành các khổ mỗi khổ 4 câu thì nhìn sẽ thoáng và đẹp hơn bạn ạ.
19/ Bài thơ "Chia tay rồi em còn vấn vương không” của tác giả Hoa Phù Sa là một bài thơ xúc động. Tuy nhiên có thể do còn quá trẻ để viết về chủ để gia đình, tình cảm vợ chồng, con cái nên có những chỗ bạn xử lý tình huống chưa thật sự hài hòa trong câu chứ. Cảm ơn bạn đã gửi bài cổ động cuộc thi và có những đóng góp rất tích cực để giúp văn học trẻ ngày càng phát triển, hy vọng bạn sẽ luôn đồng hành cùng VHT trong thời gian tới. Trân quý!
20/ Bài thơ "Chạm” của tác giả Cỏ Phong Sương là một bài thơ có ý thơ rất hay lại được viết với thể thơ tự do hiện đại, lời thơ dịu dàng khúc chiết. Có thể nói”chạm” đã chạm được vào cảm xúc của người đọc. Cảm ơn và chúc mừng Cỏ Phong Sương với một sáng tác hay.
21/ Bài thơ "Tuổi thơ ơi đến lúc phải xa rồi” của Đỗ Thị Thu Huyền có niêm luật tốt , ý thơ hay, bố cục rõ ràng, lời thơ mộc mạc, chân phương. Cách nhân hóa quãng thời gian tuổi thơ thành một nhân vật "mày" để nhìn nhận với chủ thể ở hiện tại "tao" rất mới lạ, gần gũi, đọc lên cảm thấy vui vẻ. Có thể nói Thu Huyền đã "đánh thức ký ức” của độc giả, đưa họ trở về với tuổi thơ bằng một sáng tác hay. Chúc mừng Thu Huyền.
22/ Bài thơ "những nỗi niềm con chưa kịp giấu đi” của tác giả Nguyên (Nguyễn Ngọc Hằng) đã lấy được nước mắt của độc giả bằng những dòng thơ thiết tha tâm tình mà bạn gửi tới người bố đã khuất. Tôi đặc biệt tâm đắc câu đề từ của bài thơ "những người không có ai chờ đợi sau cánh cửa căn nhà ấm thì không cần phải trở về nhà đúng giờ”. Ngay những dòng đầu tiên này Nguyên đã cuốn hút người đọc. Có lẽ những ai có hoàn cảnh mất bố giống bạn sẽ cảm thấy như Nguyên đang viết hộ nỗi lòng họ:
"Sáng dụi mắt nhìn dòng người trên phố
Trăm ngàn người chẳng có bố của con”
Những câu thơ sao mà xót, mà đau quá chừng. Xin gửi tới tác giả một cái ôm thật chặt cảm thông và chia sẻ. Mong bạn luôn mạnh mẽ.
23. Bài "Về nhà rồi đấy à" - Lily
Chưa đủ số lượng từ cần thiết tối thiểu theo thể lệ (587 từ/750 từ), và chỉ đăng riêng trên group, không đăng trên forum đúng quy định
NHẬN XÉT CHUNG: Các bài viết dự thi tuần 3 có chất lượng tốt, đồng đều, nếu gửi nhuận bút đều đáng để nhận đăng. Tuy nhiên, ở cuộc thi, cần phải chọn ra những tác phẩm hay nhất để trao giải. Tác phẩm đầu tiên cần đọc hay, không sai lỗi chính tả, dùng câu chữ, đánh máy, chúng tôi chọn thêm những tiêu chí về giá trị văn hóa, xã hội, bài học giáo dục mà tác phẩm đưa ra, độ tiếp nhận với độc giả. Giống như bài thơ "Chạm", "Những nỗi niềm con chưa kịp giấu đi" của hai tác giả Cỏ Phong Sương và Nguyên đều rất hay, không phân cao thấp, thì chúng tôi dùng tiêu chí tác phẩm nào dễ tiếp cận bạn đọc hơn để chọn. Cám ơn tất cả các tác giả đã gửi bài dự thi, cám ơn các độc giả đã luôn cổ vũ cuộc thi để Ban tổ chức và các tác giả có động lực hơn.
admin
Thy Việt
Xem thêm: Nhận xét về các bài dự thi tuần 2
1/Tha thứ - Nguyễn Công Đức
Phần đầu viết có vài lỗi sai chính tả/ đánh máy, viết rất đời và êm ả, không có chi tiết hấp dẫn (quét dọn xắp đặt gọn gàng, Anh ý tên là – lỗi này do trong câu thoại nhân vật nên chấp nhận được )
Nửa sau trở đi khi có sự xuất hiện nhân vật Thông, câu chuyện dần hé mở về nhiều điều giấu kín trong quá khứ khiến câu chuyện lôi cuốn, hấp dẫn hơn nhiều. Các mảnh đời không hoàn hảo được khéo léo đưa vào để cho thấy lí do tạo nên tính cách nhân vật (có thể nói là quá trình hình thành tính cách, quá trình chuyển biến tâm lí). Tuy nhiên, Công Đức đã không hề khéo léo khi cho nhân vật người bố tự tay nuôi dưỡng đứa con gái mà lòng lại toàn thù ghét đàn bà, thêm vào trong bài viết một đoạn dài để “kể xấu đàn bà”. Quả là sự vô lí khó hiểu khi mặc dù đó là suy nghĩ cá nhân của nhân vật và tác giả hoàn toàn được phép để làm rõ nội tâm nhân vật. Viết như thế vừa làm cho yếu tố “nhà” trở nên mất đi hương vị vừa tạo nên sự vô lí trong tính cách người con gái cũng như tình cảm người bố dành cho con gái mình. Giá như tác giả có thể mô tả sự đan xen giữa vừa yêu vừa hận thì mọi thứ sẽ hoàn toàn logic, hoàn hảo hơn rất nhiều.
Nhìn chung đây là một tác phẩm cuốn hút, xây dựng tuyến yêu hận tình thù phức tạp mà không rối rắm. Giá như phần đầu viết “ngọt” hơn chút nữa thì sẽ hoàn hảo cả bài. Tôi đánh giá lối viết của nửa sau cao hơn và đáng đọc hơn.
2/ Chỉ cần có trái tim yêu thì sẽ trở thành nhà – Kim Tuyến
Lỗi dẫn thơ nhưng không chú thích, dưới những lời thơ có đưa vào cho hay nhưng không phải do mình sáng tác cần chú thích bên dưới bài viết là câu thơ trích trong tác phẩm nào, của ai.
Bài viết đoạn đầu rất giống như bài cảm nghĩ văn học, vào đề chuẩn quy cách “học sinh viết văn”, đoạn sau lấy dẫn chứng qua việc thật là gia đình của cô giáo để có những suy nghĩ về nhà viết khá tốt. Kim Tuyến đứng dưới góc độ học sinh viết cực kì tốt, có dẫn chứng và vào đề tốt, song nếu bàn ở tác phẩm văn học thì chưa tới, tản văn xen lẫn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống mà cụ thể là: nêu suy nghĩ của em về “nhà”. Bạn có nền tảng viết khá tốt nhưng cần đọc và viết nhiều hơn để có thể phân định rõ ràng giữa các thể loại. Tôi đánh giá khá cao nền tảng của Kim Tuyến – mầm non tốt có thể phát triển trong tương lai.
3/ Nửa trái đất tình yêu – Mai Thị Hải Yến
Đây là một bài viết dài để nói lên những kỉ niệm, những cảm xúc hết sức chân thực của tác giả về “nhà”, từ ấn tượng qua những xúc động lan tỏa từ người khác: video cô gái, chia sẻ của Hoàng Hiên, rồi để tác giả nghĩ về kí ức với mẹ, với ba, sự tiếc nuối khi mất đi càng được làm rõ khi người viết chia sẻ về những kỉ niệm đẹp từng có. Tác giả viết khá đủ, nhất là phần kí ức về cha, gợi lên hình ảnh thương yêu gắn bó sâu sắc của tình cha con.
Do tác giả đã “tham” thêm phần cảm xúc về người khác, mà tôi nghĩ không cần thiết lắm, vì chia sẻ về kỉ niệm gia đình, tình cảm người viết bỏ ra đã rất đủ đầy, tác giả viết cũng chưa móc nối liên kết lại với những dẫn chứng được đưa ra. Tạm hiểu là nỗi đồng cảm của 2 nhân vật dẫn chứng để đoạn sau cho thấy tác giả được đặt vào tình thế tương tự. Tuy nhiên vẫn cần câu dắt ý cho khéo, nếu không bài viết sẽ trượt qua các tình tiết khiến ý chính về tình cảm gia đình bị xao nhãng, giống như bài viết này.
4/ Củ khoai tuổi thơ nuôi tôi lớn – Hảo Hảo
Tôi nghĩ chắc chắn bài viết này đánh trúng vào nhiều nỗi nhớ trong tuổi thơ mỗi người. Đặc biệt là những đứa con sinh ra từ làng. Tôi đọc phần củ khoai rãi trong nồi cám lợn đã thực sự xúc động lắm, xúc động vì những năm tháng nghèo khó mà chẳng ai kêu khổ, vẫn vui vẻ lạc quan, tranh nhau cả củ khoai rãi nhạt toẹt ấy. Bây giờ củ lang mật to bự, ngọt lịm, cũng chưa chắc đã them ăn. Xúc động bởi kí ức trong tôi được đánh thức. cám ơn tác giả đã cho chúng tôi được trở về ngày tháng xưa cũ qua chiếc xe tốc hành này.
Đây thực sự là bài viết hay, là cuốn tư liệu của thế hệ đi trước mà giờ “chỉ còn sót lại trong kí ức”
Dù bài viết có được giải hay không, thì tác giả cũng đã thắng ở việc gây xúc động, nghẹn ngào nơi bạn đọc.
Lỗi đánh máy: que xiêm thứ 3
5/ Gánh hàng rong của mẹ - Quách Thái Di
Bạn Thái Di có cách dùng từ láy rất hay, có tính gợi hình cao: vắt vẻo, thắng thớm, bươn bả, leo lét, ngoằn nghoèo, lả tả… được sử dụng khá nhiều, hợp lí khiến bài viết có sức gợi hình cao. Cả câu chuyện dường như rõ mồn một trong mắt bạn đọc, nhẹ nhàng và đẹp: cái đẹp của hoa bần sau nhà rụng trắng, cái đẹp của tình thân, cái đẹp từ gánh hàng rong cơ cực mà gắn bó ấy.
Bài tản văn này khá hay, đáng đọc.
Lỗi đánh máy/ chính tả: “miến đất trống” 2 lần, “bắt nồi sữa đậu nành lên bếp” phải là ”bắc nồi sữa”, “xà vào lòng mẹ” >> “Sà vào lòng”, “Công viên rộng mát giữa những dòng kênh đen ngập rác. Có một buổi chiều ngồi ngắm dòng kênh” >> Không sai gì chính tả nhưng về mặt nghĩa không được hay lắm
6/ Nhà là nơi có người mình yêu thương - Hải Liên
Đọc xong truyện ngắn này, tôi chỉ có thể thốt lên: đây đúng là truyện cổ tích thời hiện đại. Tác giả viết về chuyện Thảo sinh ra đã không có mẹ ở bên, bà nội nuôi dưỡng, hắt hủi, sống trong tủi hổ, đắng cay, hết lớp 9 tự lên thành phố làm giúp việc cho nhà giàu có. Và phép màu xảy ra, khi cô chủ Hằng biết được chuyện của Thảo, nói với cha mẹ cho Thảo được học, được sống trong đủ đầy, tới lớn đi lấy chồng, cũng là Hằng cùng với người yêu của Thảo là Tuấn tìm thấy mẹ giúp Thảo, đưa mẹ về gặp Thảo. Sau những đau khổ qua đi, Thảo đã được hạnh phúc, có nhà của riêng mình.
Mẹ Thảo đã đi mất từ lúc Thảo chưa tới 2 tuổi, nên chi tiết tác giả thấy người phụ nữ quen thuộc mà không nhớ ra không cần thiết. Người mẹ viết thư về cho Thảo, rồi bị bán sang Trung Quốc, một cách thần kì mà Tuấn có thể lần ra được dấu vết và đưa người mẹ trở lại. Ở đời, có thể do duyên phận mà người ta gặp nhiều người tốt, giúp đỡ cuộc đời của mình, có phép lạ xảy ra nhưng tôi vẫn không thích chuyện được phép màu rơi trúng.
Tác giả đã lướt tình tiết quá nhanh, phần đầu viết hay, đọc lên giống như đọc truyện của Nguyên Hồng – Những ngày thơ ấu, chân thực, đời lắm, nhưng từ phần gặp được Hằng thì diễn biến xảy ra nhanh, toàn những hạnh phúc tới, nếu ví tác phẩm là cổ tích thì nhân vật Hằng giống như cô tiên che chở cho nhân vật vậy. Hải Liên viết rất chắc tay, nhưng cốt truyện, tình tiết xây dựng tôi chưa thực sự thích lắm.
7/ Thương cánh chim trời - Minh Phong
Truyện ngắn viết về nhà cò, tác giả có lẽ đã quan sát khá kĩ lưỡng tập tính loài chim này, nên viết rất tốt, nhân hóa mà không bị sa vào chuyện con người, đọc lên vẫn biết là viết về giống loài ấy. Nhiều người viết truyện loài vật nhưng bị sa vào viết truyện người, vẫn là dáng hình, tên gọi loài vật nhưng không hề tự nhiên và tác giả Minh Phong đã xử lí tốt điều này.
Xen lẫn giữa những lời Cò ba dạy con là những điều mà chúng ta cũng thường gặp trong cuộc sống, tác giả đã xen tính giáo dục vào rất tự nhiên.
Đây là truyện ngắn hay, vừa dễ chịu với những đối thoại đáng yêu, vừa có tính giáo dục và cũng đủ làm người đọc có những khoảng lặng.
8/ Muốn có một mái nhà bình yên – T.Thảo
Rất tiếc cho bài viết này, khi Thảo xây dựng cốt truyện khá hay, đọc cuốn hút ở phần sau hơn là phần đầu, có mấy điểm đáng tiếc có thể nói ra như sau:
+ Viết về hoàn cảnh 1975, nhưng màu sắc xưa cũ đó không được tái hiện lại, Thảo viết quá hiện đại khiến bất cứ ai đọc cũng không thể mường tượng ra. Từ cách xưng hô, nói năng, và không có sự mô tả đặc trưng con người, cảnh vật thời kì đó, chỉ cho tới khi tác giả nói tới Tết 1975 thì tôi mới biết tác giả viết về thời kì đó, khá hoang mang, tôi cứ nghĩ đó là câu chuyện của giang hồ chợ Lớn gì đó.
+Chi, với lí tưởng trong lòng cao cả, ra tiền tuyến để lại đàn em thơ, sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc, nhưng phần đầu được viết khiến bạn đọc khó nhận ra rốt cuộc anh ta là phản diện hay tốt, bạn đọc cứ nghĩ có một âm mưu về thân phận nhưng cuối cùng lại là 1 người có lí tưởng, lật ngược không có điềm báo, hoặc không nói rõ chuyện đánh lộn ở phần đầu là vì sao.
Màu sắc của hoàn cảnh mà tác giả xây dựng chưa được hòa nhập vào tình huống khiến “chất bi tráng”, “hình tượng anh hùng” của tác phẩm bị giảm.
+Sử dụng từ ngữ vài chỗ không hợp lí: bát cháo khê bốc mùi khét lẹt, mùi hôi tanh nồng nặc, những từ có sức tả mạnh thế này, nếu không tạo được hoàn cảnh cho khớp với từ ngữ nêu ra khiến cho mọi việc bị làm quá lên, rất khó chịu.
-Điểm sáng của tác phẩm: Xây dựng nhân vật bé Hòa tốt, qua miếng cháo khê đã gợi ra được câu chuyện riêng của cô bé khá cảm động, hình tượng nhân vật này rất rõ ràng: thiện lương, giữ gìn sơ tâm trong sáng, đáng yêu, luôn giữ lí tưởng hướng về cái đẹp, cái tốt lành ở tương lai , không bị hiện thực đánh bại, có tính “lí tưởng hóa nhân vật” cao. Đoạn của Hòa nói về thân thế, nói tới việc dì bỏ rơi mình nhưng không oán trách, thầy đi theo tiếng gọi của Cách mạng, chi tiết bức thư phần cuối… rất cảm động.
Điểm sáng thứ 2: dám chọn đề tài về lí tưởng Cách mạng ở người trẻ, đây cũng là điểm tôi đánh giá cao, nhiều người không dám viết bởi nếu không có kho ngôn ngữ rộng, hiểu biết về giai đoạn lịch sử tốt thì viết sẽ không tới được. Bài này cũng thế, vốn ngôn từ và lịch sử giai đoạn chưa thực sự sâu sắc nên viết không khớp được giai đoạn, nhưng người trẻ dám thử thách là một điểm sáng đáng khen ngợi.
9/ Bậc thềm nhà - T.Thảo
Lỗi dùng từ nhiều: "Nơi chập chững bước chân đầu tiên trong vòng tay thương mến của bố mẹ, nơi áo nâu gầy chải tóc khi vài giọt bình minh rớt bên thềm, nơi trưởng thành, cũng là chốn tiễn đưa", câu này là ý bổ trợ cho bậc thềm nhà, tách câu này riêng ra không hợp lí. "nhọ nhem nhỏ thỉu" - văn nói ; "bậc thềm nhà ấy đã chôn dấu", "thềm nhà cũ đã thấm nhuần giọt mồ hôi của mẹ" - thấm nhuần dùng với tư tưởng, hiểu kĩ càng sâu sắc nên dùng trường hợp này không chuẩn xác; "giai điệu như đã thuộc làu từ đầu môi chót lưỡi" - cụm từ "chót lưỡi đầu môi"ý chỉ lời nói cửa miệng không đáng tin cậy, sử dụng trường hợp này cũng không hợp lí; "đĩa đậu rán ròn rụm", "Những món ấy tôi đã ăn cả nghìn lần vậy mà lòng chẳng thôi bối rối vì đâu tìm thức vị dân dã ấy ở một nơi nào khác">> câu này khá khó hiểu.
Bỏ qua những điều trên thì tác giả Thảo đã viết khá hay, tình cảm về những kỉ niệm bên gia đình và vật thể minh chứng cho cái nghèo mà vẫn tràn tình thương mến - chiếc bậc thềm cũ: "Không biết mẹ đã cho gia vị nào vào nhỉ? Có bí quyết gì chăng? Tôi đoán đó là chút ân cần và tình yêu thương của mẹ. Chỉ một chút thôi cũng đủ làm thương mến cả đời". Cách chọn vật thể gắn bó rất tốt, có ý nghĩa biểu tượng cao, viết đúng trọng tâm, cả về chiếc bậc thềm và những sự kiện, kỉ niệm gắn bó của gia đình quanh chiếc bậc thềm ấy. Chọn được biểu tượng gắn bó là điều mà không phải người viết nào cũng làm được, các tác giả chọn "vật gắn bó kỉ niệm" nhưng lại sa vào kể kỉ ức khác không liên quan tới nó, bỏ quên nó.
Chọn từ ngữ và sự việc để kể cũng rất khéo léo. Tản văn viết khá mượt và giàu tình cảm, song cần cải thiện độ chính xác trong dùng từ.
10/ Chúng ta đã ở nhà nhiều quá - The Zieu
“Có lẽ chúng ta đã ở nhà lâu quá, nhưng lạ là lại không muốn rời đi thêm” >> Câu cuối của bài viết cũng có lẽ là câu tổng kết ý cho toàn bộ bài viết này. Ngôi nhà thân thuộc, từng gắn bó với mỗi chúng ta, đôi khi chúng ta quên mất trong dòng đời, trong công việc, để rồi có khoảng thời gian nghỉ ngơi tình cờ lại phát hiện ra vẻ đẹp của nó, để rồi quyến luyến không muốn rời.
Tác giả từ chiếc ban công vẫn ngồi hằng ngày như chốn yêu thích, bỗng nhận ra nhiều điều lớn lao hơn từ xung quanh căn nhà và hàng xóm mà trước đó chưa lưu tâm nhiều. Ai cũng có một nơi thầm kín làm chỗ “trốn tạm” trong chính căn nhà của mình như phòng riêng, ban công, nhà tắm thậm chí là wc.
Bài viết khá ổn, là đôi dòng cảm xúc bất chợt từ một tối muộn ngồi ngắm trên ban công, nhiều người có lẽ sẽ thấy được sự đồng cảm bởi các thành viên trong gia đình cứ ngày càng xa nhau và gắn bó với chiếc điện thoại hơn. Nhưng nếu cần đi sâu vào các cảm xúc hơn chút thì sẽ thực sự gây đồng cảm hơn nhiều. Bài viết mới dùng ở mức đọc hay, nhưng để bạn đọc nhớ lại những ý sau bài thì hơi khó chọn ý nào cần nhớ. Nhiều triết lí hay nhưng lại không gắn với thực tế, không gắn với nhân vật trữ tình thành ra hơi khuôn sáo.
11/ Quê nội luôn mãi trong trái tim tôi - Phùng Văn Định
Bài tản văn nhưng đã xen lẫn những đặc điểm của thể loại truyện ngắn nhiều: có hệ thống nhân vật, tên đầy đủ thậm chí còn đặt biệt danh, có đối thoại, và có thể tóm tắt lại (do đã có cốt truyện, tuy nhiên cốt truyện mờ và chưa có kịch tính, tác giả đi sâu vào khai thác diễn biến tâm trạng nên có thể coi là dạng cốt truyện tâm lí rồi): Vào dịp giỗ 4 năm của bà, tác giả lại về quê cùng bố, sau khi thắp hương cho bà, ăn bữa giỗ, tác giả ra thăm vườn cây, ao cá nơi có những kỉ niệm tuổi thơ cùng bà đẹp đẽ bất chợt rơi nước mắt, sau đó lại cùng bố trở lại thành phố. Cốt truyện giản lược để tập trung vào khai thác tâm lí.
Cũng là vấn đề chọn nhầm thể loại nên tác phẩm đứng giữa hai bờ vực:
+Tản văn: bị xao nhãng trước các nhân vật phụ được kể tên nhưng không có vai trò gì trong tác phẩm, và bị bỏ mất điểm chính là tình cảm và làm rõ tình cảm.
VD: Tôi biết rằng, bố tôi thương bà tôi nhiều lắm. Thương đôi vai gầy gánh cuộc đời nuôi các con ăn học. Thương bà nhẫn nại nuôi con khi ông tôi mất sớm. Và thương cho nội tuổi già mà không được gần gũi chăm sóc phải đi làm ăn xa, mưu sinh, kiếm sống. >>> Đoạn viết này rất hay nhưng không được cụ thể, tác giả có thể viết thêm về người bà này đã có hành động ra sao, lời nói hiện lên trong kí ức thế nào, tái hiện lại cùng câu nói xót xa thương cảm sẽ khiến bạn đọc đồng cảm rất nhiều. Bởi người đọc không rõ bà đã hi sinh những điều gì để tác giả thương tiếc tới vậy (mức độ cụ thể cần cao hơn, bởi chueyẹn nuôi con ăn học, không được con cháu gần gũi chăm sóc ở người già… là chuyện mà thấy khá nhiều ở xã hội bây giờ, do vậy họ sẽ có mức độ đồng cảm nhẹ lướt mà không sâu đậm)
+Truyện: nếu viết thành truyện hẳn thì nên có những đối đáp, hội thoại và miêu tả biểu hiện nhân vật kĩ hơn: Đoạn nhân vật ra vườn rau có cô em Hiền hỏi: “Sao anh lại khóc” nếu được khai thác sẽ rất hay và đời thực, thêm vài ba câu đối đáp để thấy rõ sự nhớ bà, và trao đổi kỉ niệm với em Hiền (em cũng nhớ về bà thế nào) thì nhân vật người bà sẽ hiển hiện càng rõ nét và chân thực hơn, ngoài ra còn tăng tình cảm gắn kết giữa các nhân vật thay vì nghe em hỏi, nhân vật không trả lời, mải nghĩ những suy nghĩ riêng, bay hết từ miền kí ức này tới miền kí ức khác.
12/ Đôi dòng nhớ về ngày xưa cũ - Tố Diệp
Đầu tiên là nói về việc trình bày của bạn, không được tốt lắm. Sau dấu chấm câu nên viết hoa chữ cái đầu câu sau, viết hoa ở đầu dòng, cả bài của bạn chấm phẩy chính xác nhưng không viết hoa chữ nào; cả tiêu đề của bạn cũng để là “đôi dòng nhớ về ngày xưa cũ”, không đúng với quy tắc chính tả tiếng Việt.
Dùng từ ngữ và câu có nhiều lỗi: “bà bửa đôi quả na, sau cùng, vẫn là tôi ăn hết cả hai nữa”; “hồi ấy, bà hẵng khỏe”
Bài viết chia theo những kỉ niệm, vật thể gây nhớ là [na], [nhà cũ], [cái sân], viết chân thực, tự nhiên, cá nhân tôi thấy rất thích, toàn những chuyện “lông gà vỏ tỏi” không có gì lớn lao, nhưng cũng lại là thứ khiến chúng ta nhớ mãi, in sâu đậm trong kí ức.
Trừ phần trình bày, và một số lỗi dùng từ, về phần nội dung dù không có chuyện gì lớn nhưng tác liên kết các dữ liệu hài hòa để bạn đọc mường tượng ra khung cảnh tuổi thơ giản dị, chân thực mà hấp dẫn. Giọng văn không bi ai, viết một cách chậm rãi nhưng vẫn khiến người đọc cảm thấy hài hước với những nỗi sợ, trò chơi, thú vui của trẻ con. Đây là một bài rất thú vị.
13/ Trở về dòng sông tuổi thơ - Phạm Thị Thúy
Bài tản văn với đầy kí ức tuổi thơ êm đẹp. Tác giả đã chở một chuyến đò thời gian với những cuộc mò ốc, bắt cua, tắm gột trên dòng sông tuổi thơ ấy, chẳng bao giờ chúng ta có thể kể hết những chuyện tuổi thơ, từ cái chuyện cỏn con nhất cũng có thể nói cả câu chuyện dài.
Đây là một bài viết hay, để lại nhiều lưu luyến trong lòng bạn đọc, có lẽ nào càng nghèo khó người ta càng gắn bó, càng thương mến nhau hơn chăng?
14/ Cây gạo trong ký ức tuổi thơ - Phùng Văn Định
Tác giả Phùng Văn Định đã viết “có tình” hơn rất nhiều trong tác phẩm của mình. Cây hoa gạo, một biểu tượng mùa hoa đi vào ca dao Việt Nam: “Bao giờ cho tới tháng ba/Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn”, hẳn là loài cây gắn bó với người dân Việt Nam lắm. Tác giả đã nhắc tới loài hoa này với kí ức tuổi thơ và những câu chuyện “thêu dệt” của bà mà ngày bé ai cũng có, nỗi sợ với những cây cổ thụ, và tin rằng bên trong đó có một linh hồn lớn mạnh lắm. Tác giả cũng nêu ra những trò trẻ con ngày xưa bé. Tuy nhiên cách chọn thể loại của tác giả chưa phù hợp với những gì tác giả muốn diễn đạt. Phùng Văn Định muốn hướng tới thể hiện nỗi sợ trẻ con với “cây thần” và những trò vui, lẽ ra nên viết truyện ngắn để thể hiện hành động và đối thoại sẽ “vui” hơn rất nhiều. Liệt kê kiểu tản văn sẽ bị hạn chế, tản văn là thể loại dùng diễn tả cảm xúc, dòng diễn biến suy tư là chính, nhưng người viết lại tập trung khai thác trò chơi thơ ấu và kí ức về bà và cây gạo khiến cảm xúc nhân vật rất mờ, chỉ thể hiện qua những câu như “sợ thật chứ”, và lướt nhẹ qua tâm trạng, ko hề đi sâu, còn kỉ niệm dạng liệt kê, toàn những tư liệu hay nhưng do cách chọn thể loại không hợp lí nên cũng để phí.
Bài viết có tư liệu tốt, tác giả chọn thứ để viết rất hay, rất đáng quý đáng nhớ nhưng đọc lại chưa hấp dẫn, như tôi đã nói, do chọn thể loại diễn đạt không phù hợp.
15/ Những thành phố bị ốm - Bảo Yến
Phần đầu tản văn viết tốt nhất, sử dụng phép nhân hóa hợp lí khiến những thành phố to lớn bỗng hóa nhỏ bé, thân thương lạ.
Đoạn sau tác giả có hơi sa vào giáo điều, cần làm thế này cần làm thế kia nhưng chưa thực sâu sắc.
“Người ta luống cuống, người ta hoảng sợ, người ta đổ lỗi cho nhau. Tôi chợt nhớ tới cảnh ngày trước, khi bố tôi bệnh, tay chân run bần bật, mắt đỏ ngầu, da xanh nghét. Tôi thấy sự hoảng hốt của ông, sự hối hận của ông. Tôi thấy cả sự tức giận lúc ông bất lực đổ lỗi cho ai khác, cho bệnh viện, cho người thân”. ->> đoạn viết này hơi khó hiểu, dùng từ chưa hợp lí.
“Lặng thing nhìn Vinh, tôi quay sang nhìn Sài Gòn và Hà Nội, những thành phố mơ ước của tôi, giờ đây cũng oằn mình quằn quại trong đại dịch” >> sai chính tả, và miêu tả không sáng lắm dù câu chuyển này hay.
Bài tản văn lựa chọn đề tài và cách nhân hóa đối tượng khá hay, tôi đánh giá cao bài viết ở lứa tuổi còn trẻ, là học sinh, viết thế này đã khá tốt, và chắc chắn là bạn cũng học giỏi Văn lắm, nhưng ở cuộc thi thì câu chữ dùng còn hơi ngô nghê, luyện tập dùng từ nhiều, viết nhiều chắc chắn bạn sẽ là một cây viết tốt trong tương lai.
16/ Cà phê ông Sửu - chút vấn vương giữa lòng cố đô – Kì Phong
Bài kí của Kì Phong vô cùng chuyên nghiệp, xuất sắc. Phải có một sự quan sát kĩ lưỡng và kinh nghiệm viết sâu rộng mới có thể viết về xứ Huế, về văn hóa xứ Huế, văn hóa uống cà phê người Huế chuẩn xác, thú vị như vậy. Từ cái chung, đặc điểm hai bờ sông Hương, thú uống cà phê tác giả đi vào cái riêng là quán cà phê ông Sửu và thói quen, niềm nhớ của tác giả. Toàn bộ bài viết đều chỉn chu, viết về cái riêng hay chung đều hấp dẫn, có giá trị lưu giữ văn hóa cao.
Đây là một bài kí đáng đọc, cắt bất cứ đoạn văn nào để giới thiệu đều rất hay và giống như thước tài liệu lưu giữ nét văn hóa cố đô rõ nét, độc đáo bởi một tay nghệ.
17/ Nụ cười của những thiên thần – Kim Dương
Bài viết mới được 247 chữ, chưa đủ điều kiện về lượng chữ tối thiểu với một bài tản văn, kí hoặc truyện ngắn được quy định trong thể lệ cuộc thi. Do vậy, bài thi này không hợp lệ.
18/ Bài thơ“Tiễn Bà” của Linh Ann là một sáng tác rất xúc động dành cho người bà quá cố của bạn. Ở bài thơ tôi thấy toát lên hai thứ tình cảm thiêng liêng cao quý: tình nghĩa vợ chồng của ông bà và tình cảm của các con cháu đối với bà. Tuy nhiên có lẽ do sự gò bó về niêm luật của lục bát nên có đôi chỗ câu thơ của bạn chưa được thoát ý. Ở bài thơ của bạn có 2 tuyến nhân vật tiễn bà là chồng và con. Theo tôi nếu sửa câu:
Khóc thương một cõi long đong
Đời bà vất vả dốc lòng vì con?
Thành câu thơ này thì có vẻ hợp ý của bài hơn:
Khóc thương một kiếp long đong
Đời bà vất vả vì chồng vì con
Bạn cũng có thể khai thác sâu hơn về tình cảm vợ chồng hoặc nỗi đau của ông khi mất bà thì bài thơ sẽ xúc động hơn. Hoặc bạn không đưa hình ảnh của ông vào trong bài mà chỉ tập trung vào nỗi nhớ, xót xa của các con, cháu khi mất bà thì bài thơ sẽ không bị chơi vơi.
Ngoài ra tôi theo tôi nếu bài thơ được chia thành các khổ mỗi khổ 4 câu thì nhìn sẽ thoáng và đẹp hơn bạn ạ.
19/ Bài thơ "Chia tay rồi em còn vấn vương không” của tác giả Hoa Phù Sa là một bài thơ xúc động. Tuy nhiên có thể do còn quá trẻ để viết về chủ để gia đình, tình cảm vợ chồng, con cái nên có những chỗ bạn xử lý tình huống chưa thật sự hài hòa trong câu chứ. Cảm ơn bạn đã gửi bài cổ động cuộc thi và có những đóng góp rất tích cực để giúp văn học trẻ ngày càng phát triển, hy vọng bạn sẽ luôn đồng hành cùng VHT trong thời gian tới. Trân quý!
20/ Bài thơ "Chạm” của tác giả Cỏ Phong Sương là một bài thơ có ý thơ rất hay lại được viết với thể thơ tự do hiện đại, lời thơ dịu dàng khúc chiết. Có thể nói”chạm” đã chạm được vào cảm xúc của người đọc. Cảm ơn và chúc mừng Cỏ Phong Sương với một sáng tác hay.
21/ Bài thơ "Tuổi thơ ơi đến lúc phải xa rồi” của Đỗ Thị Thu Huyền có niêm luật tốt , ý thơ hay, bố cục rõ ràng, lời thơ mộc mạc, chân phương. Cách nhân hóa quãng thời gian tuổi thơ thành một nhân vật "mày" để nhìn nhận với chủ thể ở hiện tại "tao" rất mới lạ, gần gũi, đọc lên cảm thấy vui vẻ. Có thể nói Thu Huyền đã "đánh thức ký ức” của độc giả, đưa họ trở về với tuổi thơ bằng một sáng tác hay. Chúc mừng Thu Huyền.
22/ Bài thơ "những nỗi niềm con chưa kịp giấu đi” của tác giả Nguyên (Nguyễn Ngọc Hằng) đã lấy được nước mắt của độc giả bằng những dòng thơ thiết tha tâm tình mà bạn gửi tới người bố đã khuất. Tôi đặc biệt tâm đắc câu đề từ của bài thơ "những người không có ai chờ đợi sau cánh cửa căn nhà ấm thì không cần phải trở về nhà đúng giờ”. Ngay những dòng đầu tiên này Nguyên đã cuốn hút người đọc. Có lẽ những ai có hoàn cảnh mất bố giống bạn sẽ cảm thấy như Nguyên đang viết hộ nỗi lòng họ:
"Sáng dụi mắt nhìn dòng người trên phố
Trăm ngàn người chẳng có bố của con”
Những câu thơ sao mà xót, mà đau quá chừng. Xin gửi tới tác giả một cái ôm thật chặt cảm thông và chia sẻ. Mong bạn luôn mạnh mẽ.
23. Bài "Về nhà rồi đấy à" - Lily
Chưa đủ số lượng từ cần thiết tối thiểu theo thể lệ (587 từ/750 từ), và chỉ đăng riêng trên group, không đăng trên forum đúng quy định
NHẬN XÉT CHUNG: Các bài viết dự thi tuần 3 có chất lượng tốt, đồng đều, nếu gửi nhuận bút đều đáng để nhận đăng. Tuy nhiên, ở cuộc thi, cần phải chọn ra những tác phẩm hay nhất để trao giải. Tác phẩm đầu tiên cần đọc hay, không sai lỗi chính tả, dùng câu chữ, đánh máy, chúng tôi chọn thêm những tiêu chí về giá trị văn hóa, xã hội, bài học giáo dục mà tác phẩm đưa ra, độ tiếp nhận với độc giả. Giống như bài thơ "Chạm", "Những nỗi niềm con chưa kịp giấu đi" của hai tác giả Cỏ Phong Sương và Nguyên đều rất hay, không phân cao thấp, thì chúng tôi dùng tiêu chí tác phẩm nào dễ tiếp cận bạn đọc hơn để chọn. Cám ơn tất cả các tác giả đã gửi bài dự thi, cám ơn các độc giả đã luôn cổ vũ cuộc thi để Ban tổ chức và các tác giả có động lực hơn.
admin
Thy Việt
Xem thêm: Nhận xét về các bài dự thi tuần 2
Sửa lần cuối: