Ôn tập "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình"

Ôn tập "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình"

nauyeee
nauyeee
  • Thành Viên 20
Bài viết "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả Mác-két. Nó cho thấy ông là người có trí tuệ biết nhìn xa trông rộng, nhìn thấy trước được tương lai của nhân loại và ông cũng là người có trái tim nhân hậu, biết yêu thương người nghèo, luôn mong muốn có một cuộc sống hòa bình cho tất cả mọi người.

5881

( Ảnh: Sưu tầm )
Ôn tập "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình"

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

- G.G. Mác-két là nhà văn Cô- lôm- bi- a. Chuyên viết tiểu thuyết, truyện ngắn hiện thực huyền ảo.

2. Tác phẩm:

VB được viết khi tác giả tham dự cuộc họp lần II về vấn đề vũ trang và vũ khí hạt nhân (tháng 8/ 1986).

3. Luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản:

- Luận điểm:

+ Chiến tranh hạt nhân là hiểm họa đối với loài người. Đấu tranh là nhiệm vụ của toàn nhân loại.

- Luận cứ

+ Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân.

+ Cuộc chạy đua vũ trang ảnh hưởng đến xã hội, y tế, giáo dục

+ Chiến tranh hạt nhân đi ngược lý trí loài người và tự nhiên.

+ Nhiệm vụ đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

4. Thể loại, PTBĐ:

Văn bản nhật dụng- thuyết minh, nghị luận

II. Phân tích:

1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân:

- Hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân dược bố trí khắp hành tinh.

- Có thể tiêu diệt hành tinh và phá hủy mặt trời.

Là những chứng cứ xác thực giúp người đọc thấy được đây là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thế giới.

2. Cuộc chạy đua vũ trang ảnh hưởng đến cuộc sống con người.

- Kinh phí chạy đua vũ trang có thể giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo nhất trên thế giới:

+ Dự kiến cứu trợ về y tế
+ Giáo dục
+ Tiếp tế thực phẩm

=> Chỉ là một giấc mơ, không thể thực hiện được.

-> Lập luận đơn giản, cuộc chạy đua vũ trang đã và đang cướp đi điều kiện cải thiện cuộc sống con người.

3. Tác hại của chiến tranh hạt nhân:

- Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lý trí con người và lý trí tự nhiên.

- Nó không làm lợi cho con người mà hủy diệt sự sống con người và Trái Đất.

- Nó sẽ hủy diệt nền văn minh, đưa Trái Đất trở lại điểm xuất phát ban đầu.

4. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình:

- Tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng.

- Mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ về thảm họa hạt nhân để nhân loại hiểu.

III. Tổng kết:

1. Nghệ thuật:

- Có lập luận chặt chẽ, có chứng cứ cụ thể, xác thực.

-Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục.

2. Ý nghĩa:

Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của G. G. Mác- két đối với hòa bình nhân loại.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 21 SGK Ngữ văn 9 tập 1):

Cảm nghĩ sau khi đọc văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn G.G. Mác-két.

Bài viết Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn Mác-két đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với chính chúng ta về chiến tranh hạt nhân - điều đang đe dọa trầm trọng đến mạng sống và sự phát triển của toàn nhân loại. Chiến tranh hạt nhân không những ghê gớm như một loại bệnh dịch, có thể quét sạch sự sống trên hành tinh này mà nó còn có thể khiến cho cuộc sống của chúng ta trở về thời kì đồ đá, tiêu diệt hết toàn bộ nền văn minh trong hàng bao nhiêu triệu năm. Bởi vì sự tốn kém của việc chạy đua vũ trang hạt nhân mà chính chúng ta bị tước đi cơ hội phát triển những điều kiện sống tốt đẹp của mình. Số tiền dành cho cuộc chạy đua vũ trang ấy nếu dùng vào các lĩnh vực khác như y tế, thực phẩm, giáo dục thì đã có hơn 500 triệu trẻ em nghèo khổ được sống cuộc sống tốt đẹp hơn, hơn 1 tỉ người và 14 triệu trẻ em khác được bảo vệ tính mạng khỏi bệnh tật,... Bài viết này đã nêu ra những lập luận sắc bén, khiến chúng ta không thể làm ngơ trước mối đe dọa lớn đang đè nặng lên tương lai của loài người, chúng ta phải hành động để bảo vệ một thế giới hòa bình, tốt đẹp không có chiến tranh hạt nhân.
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là văn bản viết theo phương thức nào?

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. thuyết minh

D. Miêu tả

Key: B
Câu 2: Chi tiết nào nói về chiến tranh hạt nhân phi lí và tốn kém

A. Dẫn ví dụ về y tế

B. Dẫn ví dụ về tiếp tế thực phẩm

C. Dẫn ví dụ về giáo dục

D. Tất cả các đáp án trên

Key: D
Câu 3: Tại sao văn bản lại được đặt tên “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” ?

A. Vì chủ đích của người viết

B. Không phải chỉ là mối đe dọa hạt nhân, mà muốn nhấn mạnh vào nhiệm vụ đấu tranh

C. Nhan đề thể hiện luận điểm cơ bản của bài văn, đồng thời như một khẩu hiệu, kêu gọi

D. Cả 3 phương án trên

Key: C
Câu 4: Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của Mác- két được coi là một văn bản nhật dụng vì?

A. Vì văn bản thể hiện những suy nghĩ, trăn trở về đời sống của tác giả

B. Vì lời văn bản giàu màu sắc biểu cảm

C. Vì nó bàn về một vấn đề lớn lao luôn được đặt ra ở mọi thời

D. Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì, hấp dẫn

Key: C
Câu 5: Cách lập luận nào của tác giả Mác-két khiến người đọc hiểu rõ nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân?

A. Xác định thời gian cụ thể

B. Đưa ra số liệu đầu đạn hạt nhân

C. Đưa những tính toán lí thuyết

D. Cả A, B, C đều đúng

Key: D
Câu 6: Nhận định chính xác nhất về nét đặc sắc nghệ thuật viết văn của Mắc két thể hiện trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

A. Xác định hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng

B. Sử dụng phối hợp các phép lập luận khác nhau

C. Có nhiều chứng cứ sinh động, cụ thể, giàu sức thuyết phục

D. Kết hợp các nhận định trên

Key: D
Câu 7: Ngoài ra còn có các yếu tố nào, đặc sắc về mặt nghệ thuật nào giúp tăng thêm sức thuyết phục cho bài viết?

A. Sự hiểu biết sâu sắc của tác giả về vấn đề được đem ra bàn bạc

B. Giọng văn truyền cảm, thể hiện lòng nhiệt tình của người viết

C. Cách đặt vấn đề thông minh, sắc sảo

D. Cả A, B, C đều đúng

Key D

Tổng hợp
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
ôn tập "đấu tranh cho một thế giới hòa bình"
550
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top