Phân tích nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong "Tuyên ngôn độc lập"

Phân tích nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong "Tuyên ngôn độc lập"

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 19
Hồ Chí Minh xem văn học là vũ khí chiến đấu. Khi cầm bút, Người luôn xác định rất rõ ràng mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm. Phong cách sáng tác trong văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ lí lẽ đanh thép. Bản "Tuyên ngôn độc lập" chính là văn kiện sáng giá, thể văn phong, nghệ thuật lập luận của một ngòi bút chính luận bậc thầy.
Cùng mình đi phân tích nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong bản "Tuyên ngôn độc lập" nhé!


5839


Phân tích nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong "Tuyên ngôn độc lập"

I. Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh và bản Tuyên ngôn độc lập:
Hồ Chí minh – vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già kính yêu của dân tộc. Cuộc đời của Người là cuộc đời của một trí tuệ lớn, nhân cách lớn. Người còn được biết đến là một nhà văn, một nhà thơ. Những sáng tác của Người để lại có thể xem là những di sản quý giá cho kho tàng văn học dân tộc.

Hồ Chí Minh xem văn học là vũ khí chiến đấu. Khi cầm bút, Người luôn xác định rất rõ ràng mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm. Phong cách sáng tác trong văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ lí lẽ đanh thép. Những áng văn chính luận tiêu biểu của Hồ Chí Minh cho thấy tác giả viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo… mà còn bằng cả tấm lòng yêu nước nồng nàn.

Bản "Tuyên ngôn Độc lập" chính là văn kiện sáng giá, thể văn phong, nghệ thuật lập luận của một ngòi bút chính luận bậc thầy.

Trong hoàn cảnh đất nước đang ở trong tình thế vô cùng cấp bách: khi nền độc lập mới giành được bị đe dọa bởi các thế lực phản động quốc tế, đặc biệt là thực dân Pháp muốn quay lại hòng cướp nước ta một lần nữa, Tuyên ngôn Độc lập đã ra đời trong tình thế ngặt nghèo như thế. Đối tượng hướng tới của bản Tuyên ngôn là quốc dân đồng bào và toàn thế giới. Những lực lượng thù địch và cơ hội quốc tế đang mang dã tâm một lần nữa nô dịch đất nước ta, đặc biệt là bọn thực dân.

II. Phân tích nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn độc lập.
1. Lập luận kế thừa, sáng tạo trong cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn:
+ Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mỹ. Hai lời trích dẫn nhấn mạnh vấn đề nhân quyền, vấn đề quyền cá nhân – đó là những chân lý lớn của nhân loại, không ai có thể bác bỏ được.

+ Hơn nữa đây là lời tuyên ngôn của chính hai nước lớn cho nên lời trích có hiệu quả cao: chặn đứng âm mưu tái chiếm nước ta của đối phương bằng cách dùng “gậy ông đập lưng ông”, bọn Thực dân và Đế quốc không thể vi phạm, không thể phản bội lời thề của tổ tiên thuật lập họ, đồng thời cũng khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc khi đặt luận trong ba cuộc Cách mạng, ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau.

+ Từ việc trích tuyên ngôn của nước Mĩ, Bác đã dùng phương pháp Độc lập suy luận trực tiếp “suy rộng ra” để khẳng định dân tộc Việt Nam có quyền hưởng tự do, bình đẳng như tất cả mọi dân tộc khác. Sau lời khẳng định đó, Người trích dẫn thêm bản tuyên ngôn của Pháp đề nhấn mạnh, khẳng định dân tộc Việt Nam có đủ tư cách hưởng độc lập, tự do, bình đẳng. Từ những luận cứ như thế sẽ dẫn đến kết luận tất yếu “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

+ Đoạn mở đầu lập luận chặt chẽ, thể hiện tính chất khéo léo, kiên quyết và đầy sáng tạo.

2. Lập luận chứng minh, bác bỏ trong cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn:
+ Để bác bỏ luận điệu Pháp có công khai hóa nước Việt Nam, Bác dùng những dẫn chứng trên hai phương diện: chính trị và kinh tế Pháp rêu rao “khai hóa tự do” cho Việt Nam nhưng “lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”. Pháp rêu rao “khai hóa bình đẳng” cho Việt Nam nhưng “lập ra ba chế độ khác nhau ở Bắc, Trung, Nam để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết”. Pháp rêu rao “khai hóa bác ái” cho Việt Nam nhưng “chúng thi hành những luật pháp dã man”.

+ Để bác bỏ luận điệu Pháp có công bảo hộ, Tuyên ngôn dùng sự thật lịch sử để thuyết phục: “Năm 1940, Nhật đến Đông Dương, thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật”. Năm 1945, Nhật hất cẳng Pháp “Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng”. Khẳng định “Trong 5 năm Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật”.

+ Để bác bỏ luận điệu Pháp ủng hộ đồng minh, Bác đưa ra sự so sánh bằng sự thật lịch sử: “Pháp hai lần bán nước ta cho Nhật. Việt Minh. kêu gọi Pháp liên minh chống Nhật thì Pháp lại “thằng tay khủng bố Việt Minh”.

+ Những lập luận chứng minh về lập trường chính nghĩa của nhân dân ta: Nhân dân ta đã đứng về phe Đồng Minh chống Phát xít. Nhân dân ta đã làm nên cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tiên phong chống Nhật, giành lấy đất nước từ tay Nhật, để lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “Pháp chạy. Nhật hàng. Vua Bảo Đại thoải vị”. Quyền độc lập của dân tộc Việt Nam phù hợp với nguyên tắc dân chủ, bình đắng của Đồng Minh ở hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn.

– Đoạn này, với sự lập luận chặt chẽ, logic theo quan hệ nhân quả, dẫn chứng xác thực và đầy sức thuyết phục để làm nổi bật cở sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn.

3. Kế thừa từ các lập luận về cơ sở pháp lý và thực tế, Hồ Chí Minh đã đưa ra lời tuyên bố:
+ Khẳng định “Nước Việt Nam có quyền” và “Sự thật đã trở thành một nước độc lập”. Đây là lời khẳng định và là lời tuyên bố công khai.+ Bày tỏ quyết tâm “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”, thể hiện quyết tâm, kêu gọi đồng bào cả nước chung sức giữ gìn độc lập, tự do vừa giành được.

– Văn phong của bạn Tuyên ngôn đanh thép, sắc sảo mà vô cùng trong sáng, giản dị, súc tích, giàu nghệ thuật.

– Từ ngữ sử dụng chính xác, giản dị, dễ hiểu, gần gũi. Lời văn trong sáng nhưng không làm mất đi tính hiện đại. Đó là trường hợp không ngại sử dụng những câu đài có cấu trúc phức tạp, các loại câu khẳng định liên tiếp (khẳng định, phủ định đối tượng bằng câu khẳng định, phủ định của phủ định), các câu liệt kê, câu song hành… phối hợp với sự liên kết cấu, đoạn chặt chẽ, mang giai điệu phù hợp, đầy hình ảnh và phép tu từ. Tất cả lại thật gãy gọn, khúc chiết.

III. So sánh với “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi.
– Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ra đời vào cuối năm 1427 đầu năm 1428, sau khi nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng lẫy lừng đại cáo trước quân Minh. Đó là bản tổng kết đầy hào hùng về quá trình gian nan của nghĩa quân Lam Sơn từ buổi đầu đến ngày giành thắng lợi.

1. Điểm tương đồng giữa Tuyên ngôn Độc lập và Bình Ngô đại cáo:
+ Hai tác phẩm đều có chung ý nghĩa tuyên bố rộng rãi cho toàn thể nhân dân được biết về nền độc lập tự do của dân tộc.

+ Hai bản tuyên ngôn đều xuất phát từ tư tưởng nhân đạo của dân tộc, đó là tư tưởng an dân, là quyền tự do, bình đẳng, đều có nội dung tối cáo tội ác “trời không dụng đất không tha” của giặc, lược thuật tóm tắt quá trình chiến đấu của nhân dân vì độc lập tự do. Và đồng thời, hai bản tuyên ngôn đều có lời tuyên bố hòa bình, và ý chí quyết tâm giữ gìn nền tự do độc lập đó.

2. Điểm riêng của Bình Ngô đại cáo:
+ Về đối tượng hướng tới: ngoài dân chúng, Bình Ngô đại cáo đã khẳng định quyền độc lập của nước Nam với đất nước phương Bắc.

+ Về cách mở đầu: Bình Ngô đại cáo mở đầu bằng một chân lý lịch sử.

+ Cơ sở pháp lý: Bình Ngô đại cáo dựa trên đạo lý nhân nghĩa: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Quân Lam Sơn do Lê Lợi dấy nghĩa trước để yên dân,lấy đạo lý, lấy nhân nghĩa mà đứng lên trừ bạo tàn.Đó là gốc cội để quân nghĩa quân dấy nghĩa mà trừ bạo tàn.

IV. Đánh giá, nhận xét:
– Có thể nói, cả hai tác phẩm đều thuộc thể văn chính luận có bố cục, chặt chẽ (3 phần) lập luận sắc sảo, lý lẽ hùng hồn, mang tính luận chiên cao; dân chứng rõ ràng cụ thể, chính xác, tình cảm thiết tha..

– Không chỉ đơn giản là bản tổng kết quá trình đấu tranh, nêu cao chân lý, tuyên bố quyền độc lập, hai bản Tuyên ngôn còn gây được xúc động mạnh mẽ, chính bởi sức mạnh trong từng lời văn: đó là sức mạnh của cách dùng từ, cách triển khai luận điểm, luận cứ, cách sử dụng các lập luận khéo léo mà đanh thép, dõng dạc mà thuyết phục.

– Qua đó, ta càng khâm phục những ngòi bút đã làm nên những ảng thiên cổ hùng văn, đó chính là những ngòi bút chính luận mẫu mực, bậc thấy.
 
Từ khóa
ho chi minh nghệ thuật lập luận tuyên ngôn độc lập
520
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top