Hướng dẫn Phân tích " Sang thu" của Hữu Thỉnh

Hướng dẫn Phân tích " Sang thu" của Hữu Thỉnh

Văn bản: Sang thu
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi..
( Hữu Thỉnh)

4153
I.Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:


-Hữu Thỉnh bắt đầu làm thơ từ năm 1963 và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mỹ.

-Thơ Hữu Thỉnh nhẹ nhàng, tinh tế và sâu lắng, thấm đượm những suy tư, triết lý.

2. Tác phẩm:

-Vị trí: “Sang thu” là trong những bài thơ tiêu biểu, thành công viết về đề tài mùa thu của thơ ca Việt Nam

-Bài thơ được viết vào năm 1977, đây là một trong những mùa thu đầu tiên khi đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh. Với những người lính đã từng tham gia trận mạc như Hữu Thỉnh thì khoảnh khắc thu êm ả, thanh bình của quê hương, đất nước quả thật gợi cho tác giả nhiều suy nghĩ và cảm xúc.

II. Tìm hiểu chi tiết

1.Những bất ngờ, ngỡ ngàng của nhà thơ trước những tín hiệu báo thu


- Mỗi nhà thơ khi viết về mùa thu thường có một tín hiệu báo thu của riêng mình. Đó có thể là chiếc lá vàng rơi hay hoa cúc nở rộ. Có người lại cảm nhận thu về trong tiết trời trong xanh, cũng có khi chỉ là mùi hương cốm mới thoảng qua trong gió. Nhà thơ Hữu Thỉnh lại có tín hiệu báo thu rất riêng của mình. Giữa cái mênh mông của đất trời thu, tác giả lắng nghe thu về bằng hương ổi nồng nàn:

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se”

+Trước hết, có thể thấy, hương ổi là mùi hương rất đặc trưng của làng quê đồng bằng Bắc Bộ mỗi độ độ thu về. Mùa thu với xứ Bắc cũng là mùa ổi chín. Hơn nữa nhà thơ và cả một thế hệ như Hữu Thỉnh, hương thu ấy dễ gợi nhắc đến kỉ niệm của tuổi thơ. Có lần, Hữu Thỉnh đã chia sẻ: “Với tôi, mùi hương đó gợi nhớ đến tuổi ấu thơ, gợi nhớ đến buổi chiều vàng với một dòng sông thanh bình, một con đò lững lờ trôi, những đàn trâu, bò no cỏ giỡn đùa nhau và những đưá trẻ ẩn hiện trong vườn ổi chín bên sông”.

+Với những kỉ niệm đẹp ấy, Hữu Thỉnh đã có những cảm nhận rất tinh tế về hương ổi. Động từ “phả” cho thấy nhà thơ đã dùng những giác quan: khứu giác và xúc giác để cảm nhận hương thu ấy. Đó hẳn là một mùi hương rất nồng và rất đậm, đọng quyện và sánh trong gió se. Mùa thu đã gửi mùi hương vào trong gió, để gió đi đến đâu hương ổi tỏa lan đến đó, khiến cả một không gian vườn ngào ngạt, nồng nàn.
  • Sau hương ổi, nhà thơ tiếp tục cảm nhận thu về là sương thu:
“ Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”

+ Từ láy “ chùng chình” được tác giả sử dụng để cảm nhận sương thu mang đầy giá trị tạo hình. Nó gợi lên những màn sương mỏng nhẹ đang trôi qua rất chậm nơi ngõ xóm.Dường như, làn sương cố trôi đi chậm lại, hẳn vì còn bịn rịn và quyến luyến mùa hạ. Với hình ảnh này, mùa thu đã hiện về thật yên ả, thật êm nhẹ và bâng khuâng, thơ mộng, huyền ảo.
  • Trước những tín hiệu báo mùa, trong tâm hồn nhà thơ rộn ràng những cảm xúc rất lạ. Tâm thế đón thu của tác giả được thể hiện rất rõ trong hai từ: “bỗng” và “hình như”. Nếu từ “bỗng” ở câu đầu thể hiện một cảm giác bất ngờ, ngạc nhiên đến giật mình thì từ “hình như” ở câu cuối lại bộc lộ một thái độ ngờ ngợ, chưa dám tin. Có thể thấy, ngỡ ngàng ngạc nhiên của mùa thu đến một cách bất chợt, tín hiệu thu hiện hữu một cách rất tinh tế mà không phải ai, không phải lúc nào cũng có thể nhận rõ.
  • Bằng những cảm nhận tinh tế, với sự kết hợp tương giao của nhiều giác quan qua hình ảnh, ngôn từ chân thật và đầy sức gợi cảm, bốn câu thơ mở đầu bài thơ đã diễn tả được những bất giác, ngỡ ngàng của tác giả trẻ những tín hiệu báo thu. Qua đó, người đọc có thể hình dung mùa thu đã xuất hiện nơi góc vườn ngõ nhỏ, thật êm ả và yên bình, dịu nhẹ, thơ mộng.
  • Những biến chuyển của đất trời, tạo vật từ cuối hạ sang đầu thu và những suy tư về đất nước, con người trong thời khắc chuyển giao.
-Từ khổ một sang khổ hai, không gian thu đã có sự vận động biến chuyển đó là sự thay đổi từ góc vườn ngõ nhỏ, sang sông nước mây trời, từ gần ra xa, từ thấp lên cao. Sự thay đổi đó đã cho thấy mùa thu đang vận động mùa thu đang đi qua, xâm chiếm và lan tỏa khắp vũ trụ từ mặt đất cho đến bầu trời.
- Thu đã để lại dấu ấn,sự tác động của nó lên tạo vật ,thiên nhiên;
+ Trước hết là sự biến chuyển rất khác nhau của dòng sông và cánh chim :

“Sông được lúc dềnh dang
Chim bắt đầu vội vã”

Hai câu thơ là hai nhịp vận động trái chiều của tạo vật. Mùa thu về, ,sông dềnh dàng còn cánh chim lại vội vã .“Dềnh dàng ”Là từ láy giàu giá trị tạo hình, diễn tả một dòng sông đang trôi đi chậm rãi, thong thả .Không giống như con sông mùa hạ,cuộn xiết ,dữ dội. Khi thu về,sông đã trở nên hiền hòa,êm ả hơn.Ngược lại,cánh chim lại gấp gáp ,hối hả,vội vàng và khẩn trương bay về phương Nam để tránh rét. Trong cái êm ả,tỉnh lặng của mùa thu, nhà thơ vẫn lắng nghe được những động cựa, xôn xao của tạo vật . Hai nhịp vận động một dềnh dàng, một vội vã ; một nhanh , một chậm ;một tĩnh , một động đã hòa tấu với nhau để tạo nên bản giao hưởng mùa thu .
+Tiếp đến là những thay đổi rất tinh tế của đám mây mùa hạ khi thu về :

“ Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu ”

Đây có thể nói là hình ảnh tiêu biểu , điển hình cho tạo vật thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa .Bằng sự liên tưởng , tưởng tượng , đầy bất ngờ , kết hợp với biện pháp nghệ thuật nhân hóa “ Vắt nửa mình ” Hữu thỉnh đã sáng tạo nên một hình ảnh thơ độc đáo , đặc sắc . Cách nói “ Vắt nửa mình ” khiến người đọc hình dung và tưởng tượng đám mây như một nhịp cầu ,như một dải lụa nối liền hai bờ hạ- thu. Đó là một dải mây mềm mại và uyển chuyển ,tô điểm cho bức tranh thu , một vẻ đẹp đầy thơ mộng, thi vị và lãng mạn .Song không chỉ vậy , động thái “ Vắt nửa mình ” còn diễn tả được một trạng thái đầy dùng dằng , đầy phức tạp của thiên nhiên . Đám mây ấy, vừa háo hức,xốn xang bước vào thế giới thu ,vùa bịn rịn , quyến luyến chia tay mùa hạ .

- Với những hình ảnh trong sáng ,chân thực ,qua sự cảm nhận tinh tế của 1 tâm hồn nhạy cảm ,Hữu Thỉnh đã lắng nghe được những biến chuyển nhẹ nhàng và rõ rệt của dòng sông ,của cánh chim , của đám mây trong khoảnh khắc giao mùa .Qua đó một lần nữa ta có thể thấy bức tranh thiên nhiên mùa thu hiện lên thật yên bình và thơ mộng, yên ả và đầy lãng mạn.
- Cùng với những biến chuyển của tạo vật ,của sông nước mây trời trong thời khắc giao mùa, nhà thơ Hữu Thỉnh còn lắng nghe được những biến chuyển của đất nước , con người ở thời khắc giao thời :
+ Trước hết là những biến chuyển trong nhịp sống của đất nước ,của con người ở thời khắc chuyển giao từ chiến tranh sang hòa bình . Dềnh dàng và vội vã không chỉ là nhịp vận động của dòng sông và cánh chim mà còn là nhịp sống của đất nước lúc bấy giờ . Từ chiến tranh sang hòa bình,đất nước yên ả hơn nhưng cũng vội vàng và hối hả hơn với công cuộc xây dựng và phát triển . Không những thế, 2 từ “được lúc ” và “bắt đầu ” như 1 tín hiệu cho thấy tác giả đang suy tư về những đổi thay trong lối sống của thế hệ mình .Có những người vẫn từng hăng hái xông pha trận mạc trong chiến tranh ,giờ đây hòa bình đã cho phép mình được quyền chậm trễ , nghỉ ngơi, thong dong . Bên cạnh đó lại cũng có những người bắt đầu vội vã , gấp gáp hơn ,khẩn trương hơn , kịp thời hơn .
+ Không những thế ,ở khoảnh khắc đã đi qua những năm tháng tuổi trẻ, nhà thơ cũng đã dừng lại để bâng khuâng ,hoài niệm về những ước mơ ,khao khát của một thời thanh xuân :

“ Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu ”

Nhà thơ đã có hồn chia sẻ : “Đám mây mùa hạ là đám mây những màu sắc tượng trưng cho những ước mơ ,những khát khao của năm tháng tuổi trẻ .Có những ước mơ đã trở thành hiện thực , song có những ước mơ vẫn đang còn dang dở ,vẫn mãi không tròn vẹn” Khi con người ta bước qua tuổi thanh xuân cũng là lúc bâng khuâng hoài niệm và thậm chí phải bình thân chấp nhận . Có những ước mơ mãi chỉ là ước mơ .Mặt khác , khi viết những câu thơ này , Hữu Thỉnh đang hoài niệm , nhớ thay về những đồng đội của mình đã hi sinh nằm lại khi những ước mơ còn dang dở .

- Bằng những hình ảnh thơ cụ thể song cũng giầu sức gợi , mang ý nghĩa tượng trưng với ngôn ngữ thơ cô động , hàm xúc , đoạn thơ đã mang chứa trong đó những tầng ý nghĩa sâu xa ,trước thời khắc giao mùa , nhà thơ không chỉ cảm nhận những biến chuyển của tạo vật, đất trời mà còn lắng nghe và suy tư về đất nước, về con người khi chuyển từ chiến tranh sang hòa bình .

3.Những biến chuyển của các hiện tượng tự nhiên và những thay đổi của con người trong thời khắc chuyển giao .

Trước hết là những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến chuyển của các hiện tượng tự nhiên lúc thu sang .

“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ ”

+“ Nắng vẫn còn ” Nghĩa là chưa hết nhưng dịu nhẹ hơn ,bớt chói chang và gay gắt, không như nắng mùa hạ .
+ “Mưa đã vơi ” Nghĩa là thưa thớt hơn,bớt xối xả hơn .
+Sấm không còn khiến ta bất ngờ ,giật mình nữa .
Các trợ từ “ Vẫn còn ”…… “Đã vơi ”…… “bớt”….Cộng hưởng với nhau nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật được sự biến chuyển theo chiều hướng suy yếu dần ,giảm nhẹ dần của các hiện tượng tự nhiên .Quả thực , sang thu là khoảng ngưng kì diệu của đất trời . Đó là lúc tiết trời thu trở nên yên ả hơn ,yên bình hơn và dịu nhẹ hơn .
  • Song tiếp nối mạch suy tư và những cảm nhận tinh tế của nhà thơ, ở đoạn thơ này ,trước khoảng lặng của đất trời lúc thu sang, nhà thơ cũng đã lắng nghe được những đổi đổi thay trong lòng mình :
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi

Bằng sự nhân hóa ,tác giả đã sáng tạo nên một hình ảnh ẩn dụ hết sức ý nghĩa . “Hàng cây đứng tuổi ” Là hình ảnh để chỉ con người đã trải nghiệm ,đã trải đời ,đã vững vàng và trưởng thành trong cuộc sống . “ Sấm ” lúc này là hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn , thử thách ,những biến động thăng trầm của cuộc sống .Và điều sâu sắc mà Hữu Thỉnh đã nhận ra đó chính là : “Khi con người sang thu , khi đã đi qua những tủi nắng sầu mưa ,cũng là lúc con người bình thản và điềm tĩnh hơn , vững vàng và bản lĩnh hơn trước những biến động thăng trầm của cuộc đời .”Vậy là với Hữu Thỉnh , mùa thu không hẳn là mùa chia ly ,không hẳn là mùa phôi pha mất mát ,mùa thu còn là mùa của sự trưởng thành .

III.Tổng kết.

1 -Nội dung .
- “Sang thu ” là một bức tranh thiên nhiên êm ả, thanh bình, thi vị trong khoảnh khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu .
- Bài thơ cũng là lời thầm thì triết lí về sự biến chuyển của đất nước, con người trong thời khắc chuyển giao từ chiến tranh sang hòa bình .
2 .Nghệ thuật.
  • Ngôn ngữ thơ cô động ,hàm súc .
  • Hình ảnh thơ chân thực ,cụ thể ,giàu sức biểu cảm.
  • Thể thơ ngũ ngôn với việc sử dụng nghệ thuật đối khiến bài thơ mang vẻ đẹp đường thi.
 
Từ khóa
bài soạn hữu thỉnh phan tich sang thu
858
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top