Soạn văn So sánh ngôn ngữ chung với lời nói cá nhân

Soạn văn So sánh ngôn ngữ chung với lời nói cá nhân

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 33 đến từ Nam Định
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân là mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau, song giữa chúng lại có những giới hạn. Chúng ta cùng xem bài để hiểu hơn về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân trong phần học sgk Ngữ văn 11:

I. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

Giữa ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội và lời nói cá nhân có mối quan hệ 2 chiều:

+ Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội lời nói của cá nhân khác. Muốn tạo ra lời nói cũng như khi nghe, khi đọc, mỗi cá nhân phải huy động các yếu tố ngôn ngữ chung và vận dụng các quy tắc hoặc các phương thức chung.
+ Lời nói cá nhân là thực tế sinh động,hiện thực hóa các yếu tố chung, những quy tắc và phương thức chung của ngôn ngữ.

→ Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để sản sinh và lĩnh hội lời nói cá nhân. Ngược lại lời nói cá nhân vừa có phần biểu hiện của ngôn ngữ chung ,vừa có những nét riêng biệt. Hơn nữa cá nhân có thể sáng tạo, góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung.

Ví dụ:
Trong hai câu thơ dưới đây, từ “mặt trời” đã được tác giả sử dụng với nghĩa như thế nào?

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”


(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Trả lời:
– Hình ảnh “mặt trời” thứ nhất là hình ảnh thực mang nghĩa gốc, mặt trời của tự nhiên, vĩnh hằng đem ánh sáng cho trái đất.
– Từ “mặt trời” thứ hai được dùng với nghĩa chuyển bằng phương thức ẩn dụ mang ý nghĩa sau:
+ Ca ngợi vĩ đại, công lao to lớn của Bác Hồ với dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam.
+ Khẳng định sự bất tử của Bác
+ Hình ảnh mặt trời tượng trưng cho sự nhiệt huyết cách mạng, lòng yêu nước sâu sắc của Bác.
+ Thể hiện sự kính trọng, biết ơn vô hạn của toàn dân đối với Bác.
⇒ Lời nói cá nhân của tác giả.

II. So sánh, phân biệt ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân:

Ngôn ngữ không mang tính cá nhân. Ngôn ngữ là tài sản chung còn lời nói là sản phẩm cá nhân.

Ngôn ngữ có tính xã hội là sản phẩm của một dân tộc nên có tính chất chung. Còn lời nói là sản phẩm riêng của mỗi cá nhân, có tính cụ thể được tạo ra trên cơ sở cái cái chung của ngôn ngữ. Vì thế, con người mới có thể giao tiếp với nhau được. Vì thế ngôn ngữ mang tính chất chung, phổ biến mà mọi người trong cộng đồng s dụng ngôn ngữ đó phải tuân theo.

Ngôn ngữ không của riêng ai. Ngôn ngữ là sản phẩm của cộng đồng, 1 xã hội. Nó là sự quy ước của cộng đồng. Vì thế, ngôn ngữ mang bản sắc và phong cách của từng cộng đồng, từng dân tộc.

Cá nhân có thể có phong cách ngôn ngữ riêng, sáng tạo riêng trên cơ sở tuân thủ những quy ước chung của xã hội. Cá nhân không thể tự mình thay đổi ngôn ngữ của xã hội. VD: phong cách thơ Tố Hữu, phong cách Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”...

Xem: Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)
Bài học Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
 
Từ khóa
quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân so sánh ngôn ngữ chung với lời nói cá nhân từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
477
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top