Hỏi Đáp Thi thử THPTQG 2022 - Xin đừng cho tôi một nửa bao giờ

Hỏi Đáp Thi thử THPTQG 2022 - Xin đừng cho tôi một nửa bao giờ

Mọi người giúp em với ạ !!!
Đọc văn bản:
Xin đừng cho tôi một nửa bao giờ
Cho tôi cả bầu trời, cho tôi tròn mặt đất
Biển cả với sông ngòi núi cao cùng hẻm thấp
Ðừng cắt rời, che chắn, để cho tôi!


Cuộc đời ơi, tôi sống đâu cắt khúc?
Ðừng bắt tôi thu hẹp lại đời mình!
Tôi không muốn hưởng nửa phần hạnh phúc
Thì một nửa đau thương, đừng cứ phải để dành


Nếu chỉ có trên đời cái gì cần một nửa
Thì chỉ là chiếc gối của tình yêu
Khi tay em rụt rè khẽ ấp lên bên má
Mặt chiếc nhẫn long lanh như một ánh sao chiều.
(Xin đừng cho tôi một nửa bao giờ - Evghenhi Evtushenko, Bằng Việt dịch, giới thiệu và chú giải, NXB Văn học, 2005)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1:
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Những hình ảnh trong hai câu thơ: “Cho tôi cả bầu trời, cho tôi tròn mặt đất/Biển cả với sông ngòi núi cao cùng hẻm thấp” tượng trưng cho điều gì?
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ:
“Cuộc đời ơi, tôi sống đầu cắt khúc?
Đừng bắt tôi thu hẹp lại đời mình!”
Câu 4: Nội dung văn bản trên có ý nghĩa gì với anh/chị
 
Từ khóa
thi thử 2022 văn học 12
4K
3
4

Phong Cầm

Thạc sĩ lang thang ^^
17/5/21
890
911
363,000
33
Nam Định
forum.vanhoctre.com
Xu
7,469,529
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn 2022 trường THPT Cái Bè - Tiền Giang

Câu viết 200 chữ : Từ nội dung của văn bản ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn trình bày về cách để sống trọn vẹn cuộc đời mình

Dựa vào phần trên mình đã trình bày rất kĩ để viết. Đại ý là: Cuộc đời con người có lúc lên voi lúc xuống chó, lúc đau khổ lúc vui tươi,… tất cả tạo thành một bức tranh một màu sắc riêng cho mỗi người. Cái chúng ta cần là học cách hòa hợp với nó, giữ một tâm thái ổn định để đón nhận tất cả chứ không chối bỏ đi bất hạnh, nỗi buồn, thất bại. Thu hẹp cuộc đời bằng cách chối bỏ chúng cũng giống như cắt đi một phần đời người, đó là một điều không nên và không thể. Vậy nếu đã không thể thì hãy sống sao cho chan hòa, đan xen mọi thứ như chúng vốn có, đừng cố can thiệp để chuốc lấy khổ đau. Thứ duy nhất mà đời này cũng ta cần san sẻ chỉ là chiếc gối cùng người yêu thương. Tức là thứ duy nhất có thể chia ra đó là tình yêu, yêu mình và yêu người để kết hợp lại trong một đời người.
 

Phong Cầm

Thạc sĩ lang thang ^^
17/5/21
890
911
363,000
33
Nam Định
forum.vanhoctre.com
Xu
7,469,529

Gợi ý trả lời câu hỏi cho phần đọc hiểu:​

Xin đừng cho tôi một nửa bao giờ - Evghenhi Evtushenko, Bằng Việt dịch, giới thiệu và chú giải, NXB Văn học, 2005​


Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm


(Mấy bài thơ auto biểu cảm nha bạn, trừ một số loại có câu chuyện trong đó, thơ tự sự thì nó là tự sự)

Câu 2: Những hình ảnh trong hai câu thơ: “Cho tôi cả bầu trời, cho tôi tròn mặt đất/Biển cả với sông ngòi núi cao cùng hẻm thấp” tượng trưng cho điều gì?​


Có những sự vật sự việc sinh ra đã như vốn có của nó, sự sống trên mặt đất sẽ ra sao nếu không có bầu trời chiếu sáng? Và cũng chẳng ở đâu có một nửa bầu trời, một nửa mặt đất. Biển cả sẽ cằn khô nếu không có sông ngòi chảy ra, núi sẽ chẳng cao nếu không có hẻm thấp tôn vinh nó. Tất cả đều gắn liền với nhau, đi cùng nhau giống như một điều hiển nhiên, và nếu thiếu đi một phần thì nó sẽ chẳng còn là chính nó.

Tác giả dùng những thứ hiển nhiên để khẳng định sự toàn vẹn trong chính cuộc đời mỗi người, quyền sống tự do, cảm nhận đầy đủ thế giới này. Ai cũng có lúc vuông lúc tròn (lúc khỏe lúc yếu), lúc cao lúc thấp, lúc hạnh phúc khi buồn đau, lúc thịnh vượng khi gian nan. Những mảnh đối lập ấy tồn tại song song trong cuộc đời mỗi con người, gắn bó để làm nổi bật nhau lên.

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ:​


“Cuộc đời ơi, tôi sống đâu cắt khúc?​

Đừng bắt tôi thu hẹp lại đời mình!”​


Từ những câu thơ trên khi tác giả viết về sự hiển nhiên của tạo vật sinh ra để nói về con người có quyền sống hạnh phúc, phát triển đầy đủ thì tới câu thơ này, tiếp tục nói về đối tượng cụ thể - đời người. “Thu hẹp đời mình” là như thế nào? Khá khó để hiểu sự trừu tượng từ câu thơ. Tác giả đã biến thứ vô hình là đời người, kéo dài qua năm tháng sống không thể nắm bắt biến nó thành một thứ hữu hình, nhưng lại khẳng định “đâu để cắt khúc”, khẳng định rồi lại phủ định, biến nó thành thứ có thể cầm nắm được, nhìn thấy được nhưng lại phủ định rằng không thể cắt ra. Vừa vô lý nhưng lại hợp lý. Bởi, hữu hình nó cho mọi người dễ thấy, mọi người thấy gì không, đây là cuộc đời tôi đấy nhưng nó phải toàn vẹn, phải là do chính tôi cầm nắm trong tay, không phải là thứ để các bạn có thể cắt gọt, đục đẽo hay thu hẹp được. Nếu cuộc đời tôi trông giống như một củ cà rốt, vậy thì nó là một củ cà rốt của riêng tôi và tôi yêu nhất, một thứ duy nhất mà tôi tạo ra, nếu tách ra khỏi bản thể của tôi thì sẽ chẳng phải là tôi. Dù bạn muốn nó biến thành củ cải trắng nhưng nếu vậy cuộc đời đó đã chẳng phải là của tôi. Vậy thì tôi sống, tôi làm những điều tôi muốn, tôi ước mơ, tôi làm mọi việc để vươn tới ước mơ của riêng tôi, tôi thất bại, tôi thành công, mỗi một bước trong cuộc đời ấy đều là một chuỗi liền mạch gắn kết với nhau, Tôi không thể có thành công tuổi 30 mà chưa từng trải qua thất bại tuổi 20, tôi không thể tự mình xây dựng sự nghiệp tuổi 20 mà không trải qua tháng năm cố gắng học hành tuổi 17… Nếu bạn chỉ muốn nhìn thấy con người tôi khi sáng chói với thành công, vứt bỏ đi quá khứ, xóa bỏ những điểm đen tối để còn lại ánh sáng thì đó cũng không phải là cuộc đời. Nếu bạn chỉ muốn thấy những ngày tôi chán chường, khi tôi già yếu mà cắt đi những phần cuộc đời tôi yêu thương, cháy bỏng cũng là không thể. Tất cả mọi thứ đều liền mạch như sông đổ ra bể, có khoảng hẽm mới có núi cao. Cuộc đời là chuỗi những ngày cố gắng hoàn thiện, học tập tiến tới để ngày càng rộng lớn như bể, ngày càng cao như núi. Nếu không có cái này cũng chẳng có cái kia. Nếu không có đau thương thì ta không nhận ra hạnh phúc, nếu không có thất bại ta chẳng biết quý thành công….Do vậy, câu khẳng định “Đừng bắt tôi thu hẹp lại đời mình” như một chân lí hiển nhiên. Mỗi giây phút, mỗi tình cảm, mỗi thất bại, mỗi bước chân đều gắn liền với tôi và chẳng thể cắt bỏ, thu hẹp lại.

Câu 4: Nội dung văn bản trên có ý nghĩa gì với anh/chị​


Bài thơ trên đọc qua rất khó để hiểu để cảm, nhưng càng ngẫm nghĩ càng thấy nó sâu sắc vô cùng. Đầu tiên là sự tồn tại như một quy luật của thế giới: có sông mới có biển, có hẻm mới có núi, có đất mới có trời. Dù là một thứ cũng không thể tách rời. Tác giả dùng quy luật ấy để nói về chân lí hiển nhiên của cuộc đời mỗi con người. Ta sẽ thế nào nếu ta chỉ muốn mình ở đỉnh cao mà chưa từng ở hẻm núi, ta sẽ thế nào nếu ở một nơi rộng rãi, mênh mông như biển cả mà chưa từng ở một nơi chật hẹp như sông suối, ta sẽ thế nào nếu luôn lơ lửng như những đám mây? Những đỉnh cao, những thành công, những hạnh phúc, những uy quyền… chắc hẳn ai cũng nghĩ rằng điều đó thật thích, tất cả mọi người đều mơ ước về nó mà. Vậy thì chắc sẽ chỉ cần nó là đủ. Tôi dám cá rằng, nếu như điều ước đó thành sự thật bạn sẽ hối hận, bởi khi không có hẻm thấp ngọn núi cũng chỉ là đồng bằng, khi chỉ sống với yên bình chúng lại thật nhàm chán, khi chỉ ở biển lớn sự rộng rãi thật hiển nhiên, chẳng có nhịp đập nào mãnh liệt để chúng ta nhận ra vẻ đẹp, hạnh phúc và thành công nữa cả. Cuộc đời vốn đã ngắn, nếu nhờ những bất hạnh để ta hưởng những niềm vui trọn vẹn hơn, nếu nhờ những thất bại để ta biết thành công đáng giá nhường nào, nếu nghèo khó biết ta quý trọng hơn giá trị của tiền bạc, vậy thì

“Tôi không muốn hưởng nửa phần hạnh phúc”

Bởi hạnh phúc ấy chắc chắn không phải là hạnh phúc thật. Còn đâu những mảnh ghép màu xám cuộc đời để ta thực sự nhận ra đó là màu sáng nữa đúng không? Hãy dũng cảm đối mặt với tất cả những gì đang xảy ra, đã và sẽ xảy ra vì đó là những mảnh ghép đầy màu sắc để ta biết trân trọng và yêu thương cuộc đời hơn. Đừng thu hẹp, đừng chỉ yêu những màu sáng của hạnh phúc và thành công, khi ghép lại chúng chỉ là một bức tranh đơn điệu, buồn tẻ mà thôi:

“Thì một nửa đau thương, đừng cứ phải để dành”

Trong cuộc đời này, những thứ xảy ra dù xót xa hay yên bình, dù xấu tệ hay tốt đẹp, thì đều là những sự sắp đặt hoàn hảo, không nên chối bỏ chúng. “Để dành” với “đau thương”, thông thường người ta nói để dành của cải, để dành sự tốt đẹp nhất nhưng ở đây lại là để dành đau thương? Chúng ta thấy kì cục là bởi chúng ta thường chối bỏ đau thương, thù ghét nó, chối bỏ nó mà không hiểu rằng đó cũng là điều tất yếu mà tất cả mọi người không thể không gặp, đan xen tốt xấu trong đời để thấy đời tươi đẹp còn hơn là chọn một nửa toàn hạnh phúc giả dối hoặc toàn đau thương tồi tệ. Hòa hợp bao giờ cũng là chân lí đúng không?

Và, bài thơ này hẳn là một bài thơ tình mặc dù những triết lí của nó tràn đầy khắp từ đầu tới cuối. Vậy đấy, cả thế giới, cả cuộc đời đều không thể chấp nhận một sự chia cắt nào cả, nhưng chỉ vì em/ vì anh mà chấp nhận sẻ đôi chiếc gối, nằm gọn lại một nửa chiếc giường. Đó là thứ duy nhất trên thế giới này nên được phép chia đôi.

Nếu chỉ có trên đời cái gì cần một nửa
Thì chỉ là chiếc gối của tình yêu
Khi tay em rụt rè khẽ ấp lên bên má
Mặt chiếc nhẫn long lanh như một ánh sao chiều.

Tình yêu càng trở nên vĩ đại và tinh tuyền hơn khi ta ngẫm ra những triết lí mà nhà thơ gửi gắm. Mọi thứ xảy ra như nó vốn có, ta học cách chấp nhận mọi thứ đến với mình bằng một tâm thức đón nhận, tình yêu tới, ta sẻ chia buồn vui với đối phương và cũng học cách chấp nhận mọi vui buồn, tột cùng hạnh phúc hay xót xa, đau khổ và chiếc nhẫn kết đôi sẽ là phần thưởng đẹp nhất.
 
  • Like
Reactions: Hongan89

Hongan89

Thành Viên
6/6/22
4
5
3,000
24
Xu
176

Gợi ý trả lời câu hỏi cho phần đọc hiểu:​

Xin đừng cho tôi một nửa bao giờ - Evghenhi Evtushenko, Bằng Việt dịch, giới thiệu và chú giải, NXB Văn học, 2005​


Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm


(Mấy bài thơ auto biểu cảm nha bạn, trừ một số loại có câu chuyện trong đó, thơ tự sự thì nó là tự sự)

Câu 2: Những hình ảnh trong hai câu thơ: “Cho tôi cả bầu trời, cho tôi tròn mặt đất/Biển cả với sông ngòi núi cao cùng hẻm thấp” tượng trưng cho điều gì?​


Có những sự vật sự việc sinh ra đã như vốn có của nó, sự sống trên mặt đất sẽ ra sao nếu không có bầu trời chiếu sáng? Và cũng chẳng ở đâu có một nửa bầu trời, một nửa mặt đất. Biển cả sẽ cằn khô nếu không có sông ngòi chảy ra, núi sẽ chẳng cao nếu không có hẻm thấp tôn vinh nó. Tất cả đều gắn liền với nhau, đi cùng nhau giống như một điều hiển nhiên, và nếu thiếu đi một phần thì nó sẽ chẳng còn là chính nó.

Tác giả dùng những thứ hiển nhiên để khẳng định sự toàn vẹn trong chính cuộc đời mỗi người, quyền sống tự do, cảm nhận đầy đủ thế giới này. Ai cũng có lúc vuông lúc tròn (lúc khỏe lúc yếu), lúc cao lúc thấp, lúc hạnh phúc khi buồn đau, lúc thịnh vượng khi gian nan. Những mảnh đối lập ấy tồn tại song song trong cuộc đời mỗi con người, gắn bó để làm nổi bật nhau lên.

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ:​


“Cuộc đời ơi, tôi sống đâu cắt khúc?​

Đừng bắt tôi thu hẹp lại đời mình!”​


Từ những câu thơ trên khi tác giả viết về sự hiển nhiên của tạo vật sinh ra để nói về con người có quyền sống hạnh phúc, phát triển đầy đủ thì tới câu thơ này, tiếp tục nói về đối tượng cụ thể - đời người. “Thu hẹp đời mình” là như thế nào? Khá khó để hiểu sự trừu tượng từ câu thơ. Tác giả đã biến thứ vô hình là đời người, kéo dài qua năm tháng sống không thể nắm bắt biến nó thành một thứ hữu hình, nhưng lại khẳng định “đâu để cắt khúc”, khẳng định rồi lại phủ định, biến nó thành thứ có thể cầm nắm được, nhìn thấy được nhưng lại phủ định rằng không thể cắt ra. Vừa vô lý nhưng lại hợp lý. Bởi, hữu hình nó cho mọi người dễ thấy, mọi người thấy gì không, đây là cuộc đời tôi đấy nhưng nó phải toàn vẹn, phải là do chính tôi cầm nắm trong tay, không phải là thứ để các bạn có thể cắt gọt, đục đẽo hay thu hẹp được. Nếu cuộc đời tôi trông giống như một củ cà rốt, vậy thì nó là một củ cà rốt của riêng tôi và tôi yêu nhất, một thứ duy nhất mà tôi tạo ra, nếu tách ra khỏi bản thể của tôi thì sẽ chẳng phải là tôi. Dù bạn muốn nó biến thành củ cải trắng nhưng nếu vậy cuộc đời đó đã chẳng phải là của tôi. Vậy thì tôi sống, tôi làm những điều tôi muốn, tôi ước mơ, tôi làm mọi việc để vươn tới ước mơ của riêng tôi, tôi thất bại, tôi thành công, mỗi một bước trong cuộc đời ấy đều là một chuỗi liền mạch gắn kết với nhau, Tôi không thể có thành công tuổi 30 mà chưa từng trải qua thất bại tuổi 20, tôi không thể tự mình xây dựng sự nghiệp tuổi 20 mà không trải qua tháng năm cố gắng học hành tuổi 17… Nếu bạn chỉ muốn nhìn thấy con người tôi khi sáng chói với thành công, vứt bỏ đi quá khứ, xóa bỏ những điểm đen tối để còn lại ánh sáng thì đó cũng không phải là cuộc đời. Nếu bạn chỉ muốn thấy những ngày tôi chán chường, khi tôi già yếu mà cắt đi những phần cuộc đời tôi yêu thương, cháy bỏng cũng là không thể. Tất cả mọi thứ đều liền mạch như sông đổ ra bể, có khoảng hẽm mới có núi cao. Cuộc đời là chuỗi những ngày cố gắng hoàn thiện, học tập tiến tới để ngày càng rộng lớn như bể, ngày càng cao như núi. Nếu không có cái này cũng chẳng có cái kia. Nếu không có đau thương thì ta không nhận ra hạnh phúc, nếu không có thất bại ta chẳng biết quý thành công….Do vậy, câu khẳng định “Đừng bắt tôi thu hẹp lại đời mình” như một chân lí hiển nhiên. Mỗi giây phút, mỗi tình cảm, mỗi thất bại, mỗi bước chân đều gắn liền với tôi và chẳng thể cắt bỏ, thu hẹp lại.

Câu 4: Nội dung văn bản trên có ý nghĩa gì với anh/chị​


Bài thơ trên đọc qua rất khó để hiểu để cảm, nhưng càng ngẫm nghĩ càng thấy nó sâu sắc vô cùng. Đầu tiên là sự tồn tại như một quy luật của thế giới: có sông mới có biển, có hẻm mới có núi, có đất mới có trời. Dù là một thứ cũng không thể tách rời. Tác giả dùng quy luật ấy để nói về chân lí hiển nhiên của cuộc đời mỗi con người. Ta sẽ thế nào nếu ta chỉ muốn mình ở đỉnh cao mà chưa từng ở hẻm núi, ta sẽ thế nào nếu ở một nơi rộng rãi, mênh mông như biển cả mà chưa từng ở một nơi chật hẹp như sông suối, ta sẽ thế nào nếu luôn lơ lửng như những đám mây? Những đỉnh cao, những thành công, những hạnh phúc, những uy quyền… chắc hẳn ai cũng nghĩ rằng điều đó thật thích, tất cả mọi người đều mơ ước về nó mà. Vậy thì chắc sẽ chỉ cần nó là đủ. Tôi dám cá rằng, nếu như điều ước đó thành sự thật bạn sẽ hối hận, bởi khi không có hẻm thấp ngọn núi cũng chỉ là đồng bằng, khi chỉ sống với yên bình chúng lại thật nhàm chán, khi chỉ ở biển lớn sự rộng rãi thật hiển nhiên, chẳng có nhịp đập nào mãnh liệt để chúng ta nhận ra vẻ đẹp, hạnh phúc và thành công nữa cả. Cuộc đời vốn đã ngắn, nếu nhờ những bất hạnh để ta hưởng những niềm vui trọn vẹn hơn, nếu nhờ những thất bại để ta biết thành công đáng giá nhường nào, nếu nghèo khó biết ta quý trọng hơn giá trị của tiền bạc, vậy thì

“Tôi không muốn hưởng nửa phần hạnh phúc”

Bởi hạnh phúc ấy chắc chắn không phải là hạnh phúc thật. Còn đâu những mảnh ghép màu xám cuộc đời để ta thực sự nhận ra đó là màu sáng nữa đúng không? Hãy dũng cảm đối mặt với tất cả những gì đang xảy ra, đã và sẽ xảy ra vì đó là những mảnh ghép đầy màu sắc để ta biết trân trọng và yêu thương cuộc đời hơn. Đừng thu hẹp, đừng chỉ yêu những màu sáng của hạnh phúc và thành công, khi ghép lại chúng chỉ là một bức tranh đơn điệu, buồn tẻ mà thôi:

“Thì một nửa đau thương, đừng cứ phải để dành”

Trong cuộc đời này, những thứ xảy ra dù xót xa hay yên bình, dù xấu tệ hay tốt đẹp, thì đều là những sự sắp đặt hoàn hảo, không nên chối bỏ chúng. “Để dành” với “đau thương”, thông thường người ta nói để dành của cải, để dành sự tốt đẹp nhất nhưng ở đây lại là để dành đau thương? Chúng ta thấy kì cục là bởi chúng ta thường chối bỏ đau thương, thù ghét nó, chối bỏ nó mà không hiểu rằng đó cũng là điều tất yếu mà tất cả mọi người không thể không gặp, đan xen tốt xấu trong đời để thấy đời tươi đẹp còn hơn là chọn một nửa toàn hạnh phúc giả dối hoặc toàn đau thương tồi tệ. Hòa hợp bao giờ cũng là chân lí đúng không?

Và, bài thơ này hẳn là một bài thơ tình mặc dù những triết lí của nó tràn đầy khắp từ đầu tới cuối. Vậy đấy, cả thế giới, cả cuộc đời đều không thể chấp nhận một sự chia cắt nào cả, nhưng chỉ vì em/ vì anh mà chấp nhận sẻ đôi chiếc gối, nằm gọn lại một nửa chiếc giường. Đó là thứ duy nhất trên thế giới này nên được phép chia đôi.

Nếu chỉ có trên đời cái gì cần một nửa
Thì chỉ là chiếc gối của tình yêu
Khi tay em rụt rè khẽ ấp lên bên má
Mặt chiếc nhẫn long lanh như một ánh sao chiều.

Tình yêu càng trở nên vĩ đại và tinh tuyền hơn khi ta ngẫm ra những triết lí mà nhà thơ gửi gắm. Mọi thứ xảy ra như nó vốn có, ta học cách chấp nhận mọi thứ đến với mình bằng một tâm thức đón nhận, tình yêu tới, ta sẻ chia buồn vui với đối phương và cũng học cách chấp nhận mọi vui buồn, tột cùng hạnh phúc hay xót xa, đau khổ và chiếc nhẫn kết đôi sẽ là phần thưởng đẹp nhất.
Phong CầmBạn đang là học sinh, sinh biên hay là giáo viên vậy ?
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top