Nhà Tình người giữa biển đời bao la

Nhà Tình người giữa biển đời bao la

“Mẹ ơi, con muốn đi nhà băng!”Và đó cũng là lần đầu tiên tôi biết đến một nơi giá lạnh đến vậy,tôi còn nghĩ trên thế gian này vốn không thể có nơi lạnh hơn.Suy nghĩ ấy quả thật quá ngây thơ… Lớn lên, khi đã bước ra khỏi vòng tay của mẹ, tôi mới hiểu lí do tại sao năm ấy, mẹ không thấy bất ngờ trước cái lạnh của băng giá.Cái lạnh ấy có thấm tháp vào đâu so với muôn ngàn cái giá lạnh buốt sương mà mẹ phải gánh chịu suốt mấy chục năm trời, tất cả cũng vì có thể nuôi tôi lớn khôn và trưởng thành. Cứ ngỡ cái lạnh ấy đã đủ khiến người ta vật vã rồi, thế nhưng bạn chỉ có thể khẳng định điều đó khi bạn chưa thấy rõ cái gọi là “lòng người” thôi!

Xã hội đang ngày càng phát triển hay ngày càng suy tàn? Câu hỏi ấy luôn khiến tôi đau đáu, trăn trở mỗi khi nghĩ đến. Một xã hội phát triển là xã hội sẵn sàng dẫm đạp lên nhau để mà sống, một xã hội sẵn sàng làm ngơ trước mạng sống của người khác chỉ để đổi lại an toàn cho bản thân, một xã hội với những yêu thương tắt lịm,..?Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn clip về hình ảnh một chàng trai bị chà đạp đến tàn nhẫn, bị tước đi mạng sống nơi xứ người xa xôi… Có thể không đau xót, nghẹn lòng khi xem đoạn clip đó sao? Một mạng người bị coi là trò đùa, là cọng rác, ngọn cỏ hay sao mà lại vô vàn con người nơi đó nhẫn tâm làm ngơ đến thế?Một sinh mệnh không đáng để mọi người lưu tâm đến sao? Tôi thật sự không hiểu, họ đã làm gì lúc đó mà không cố gắng níu giữ một mạng người cơ chứ?Chẳng lẽ trong vô vàn con người nơi đấy, một trái tim thôi cũng không tồn tại? Đến loài vật còn biết yêu thương, cớ sao lại có những con người đến chút tình người cũng không có? Người làm ra những hành động tàn nhẫn ấy, tước đoạt mạng sống của người khác một cách vô nhân tính vốn đã không còn là con người, thế nhưng những con người vô tâm đứng cầm chiếc điện thoại quay lại cảnh tượng ấy thì tôi thật không biết họ có thật sự đang sống không? Không có trái tim nhưng vẫn có thể tồn tại trên dòng đời này sao? Hơn nữa họ lại còn là nhưng con người đồng hương, tưởng như họ có thể nương tựa nhau nơi xứ người, thế nhưng sao họ lại có thể buông lời đay nghiến, những lời nói tàn nhẫn như thế với người cùng chảy chung dòng máu Lạc hồng?Chính những lời nói ấy mới là hung khí giết người tàn bạo nhất. Tất cả những con người có mặt ngày hôm đó, tất cả họ đều là những kẻ giết người, những kẻ một chút máu nơi tim cũng không còn. Và cứ thế, dưới chân cầu namba ấy, một sinh mệnh mãi mãi ra đi, rời bỏ cõi đời. Nhưng ở nơi quê nhà kia, có những trái tim vẫn đang sống cơ mà!Những trái tim ấy giờ đây chắc đã vỡ nát, tan thành trăm mảnh vụn-trái tim của người mẹ, của tình mẫu tử thiêng liêng. Lấy ngôn từ nào để diễn tả hết nỗi đau đớn của một người mẹ mất con?Nỗi đau ấy đau hơn ngàn lần nỗi đau thể xác, đau hơn bất cứ nỗi đau nào trên trần thế. Mẹ đã nuôi con từ thuở tấm bé, yêu con bằng tất cả trái tim mình, lo cho con bằng tất cả mạng sống, mong con có ngày lớn khôn.Mẹ chấp nhận xa con vì tương lai của con, mẹ ngày nhớ đêm trông về hình bóng của đứa con bé bỏng. Thế nhưng rồi sẽ chẳng có cuộc kì ngộ nào xảy ra, sẽ chẳng còn phút giây mẹ ôm con trong vòng tay, sẽ chẳng còn những lời nói yêu thương ân tình mà gia đình ta có thể trao nhau. Con cố gắng từng ngày chỉ mong có thể thành công báo hiếu cho cha mẹ, thế nhưng giờ đây mọi nỗ lực đều tiêu tan, con đã mãi mãi rời bỏ thế giới này, mãi mãi không trở về với cha mẹ nữa rồi…Cha mẹ nuôi con chỉ mong con lớn khôn, trưởng thành có cuộc sống hạnh phúc, thế nhưng con chưa kịp có được cuộc sống hạnh phúc của riêng mình thì con đã mãi mãi dừng lại ở ngưỡng tuổi đôi mươi… Nước sông hôm ấy quả thật lạnh nhưng sánh sao bằng cái rét giá của lòng người?

“Mẹ cha già ngóng chờ con trở lại
Dù biết là đứa con đã đi mãi
Chẳng bao giờ quay lại được nữa đâu
Có chăng là giữa khuya vắng canh thâu
Đứa con thơ trở về trong giấc mộng
Nó mỉm cười rồi thì thầm xúc động
“Mẹ yêu à! Họ chẳng nỡ cứu con””
(Bài thơ cư dân mạng dành cho chàng trai tội nghiệp ấy)
Thật thương cho một kiếp người, mãi mãi chìm dưới lòng sông sâu. Thương cho những phận người phải chịu cảnh “kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh”…Còn vô vàn những số phận đau khổ, bất hạnh khác. Họ đã mãi mãi ra đi bởi sự lạnh nhạt, hững hờ của bao trái tim nguội lạnh. Nhiều khi chúng ta cũng phải tự hỏi: “còn hay chăng cái gọi là “tình người” giữa thế gian vội vã?

Nhưng cũng đừng vội vàng mà vứt bỏ hết niềm tin vào cuộc sống, cuộc sống thật ra không chỉ một màu xám xịt bởi những sự vô tâm bao trùm. Ở đâu đó trên từng con phố, trên các nẻo đường vẫn luôn có những sắc đỏ ấm nồng của tình yêu thương. Và thật tự hào sắc đỏ ấy lại chan chứa ở dân tộc tôi, dân tộc hai tiếng “Việt Nam”. Có thể ở đất nước tôi vẫn còn rất nhiều con người “lòng lang dạ thú”, những người sống không tình thương, không cảm thông và thấu hiểu. Có thể ở đây cũng nhiều người vô tình, dửng dưng, ngoảnh mặt làm ngơ trước số phận bất hạnh, hay những con người sống trong sự ái kỉ, hư vinh của mạng xã hội. Nhưng tôi vẫn có thể tự hào mà nói rằng mảnh đất hào hùng này đây vẫn luôn rực cháy lên những yêu thương, vẫn luôn ấm nồng tình người tha thiết. Từ bao đời nay, tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam tôi biết đau trước nỗi đau của người khác, biết thương cho những mảnh đời bất hạnh, họ sống vì cuộc đời, sống vì mọi người chứ không chỉ sống cho riêng cái cá nhân nhỏ bé.Và tình người nồng nàn ấy được thể hiện hơn bao giờ hết trong những thời khắc khốn khó. Trong khó khăn, những dòng chảy yêu thương lại chảy ngồn ngộn trong xúc cảm của mỗi người con đất Việt, điển hình là trong đại dịch Covid vừa rồi.

Đại dịch đã gây ra bao khó khăn, khổ sở cho mọi người, tất cả kiều bào trong và ngoài nước. Nhiều người thất nghiệp, kinh tế trì trệ, cuộc sống khốn khó, vất vả trăm bề, và còn muôn vàn đau khổ khác mà loài người phải hứng chịu do đại dịch gây ra. Nhưng cũng trong chính đại dịch, tình người lại sáng ngời lên rực rỡ, lan tỏa một sức mạnh phi thường để xua tan đi dịch bệnh.Việt Nam vẫn luôn rộng mở vòng tay chào đón những du học sinh, lao động nước ngoài quay trở về ngôi nhà lớn. Việt Nam ta luôn cố gắng bằng tất cả khả năng để không ai phải bị bỏ lại phía sau. Từng chuyến bay đón các du học sinh, lao động nước ngoài được cất cánh là từng hạnh phúc được bay cao, là từng hi vọng được ấp ủ. Quả thật dù đi đâu thật xa đi chăng nữa, nhà vẫn là nơi để về, Tổ quốc vẫn là nơi luôn rộng mở yêu thương ôm ấp từng đứa con mang dòng máu Lạc Hồng thiêng liêng. Việt Nam tôi là thế đấy, là nơi có các y ,bác sĩ ngày đêm làm việc để giành lại sự sống cho biết bao người dưới lưỡi hái tử thần.Là nơi có các tình nguyện viên sẵn sàng không màng đến hiểm nguy để đi vào tâm dịch, hỗ trợ đất nước vượt qua đại dịch gian nan này. Là nơi có các chú bộ đội đầy nhiệt huyết, sẵn sàng nằm ngủ ngoài bìa rừng để nhường chỗ cho khu cách ly. Là nơi có những tấm lòng nhân hậu, dùng tất cả gia tài của mình, bỏ bao công sức, mồ hôi để giúp đỡ cho những người khốn khó. Những câu chuyện tình người giữa đại dịch cứ thế được cất lên, lan tỏa bao niềm tin, bao hi vọng, giúp đất nước chúng ta đẩy lùi “giặc Covid” đầy nguy hiểm. Chính sự đoàn kết, đồng tâm hiệp lực của người dân Việt Nam mà đất nước ta đã nhiều lần khống chế được đại dịch, chiến thắng loại giặc ngoại xâm đầy hiểm ác này. Làm sao ta có thể quên được những giọt nước mắt đau thương của bao người con khi họ mãi mãi không được thấy cha mình, không được tiễn người thân ra đi trong giây phút cuối đời. Những hình ảnh ấy thật đau xót biết nhường nào, ai mà biết được những lần chia tay ra chiến tuyến chống giặc covid ấy lại ,là giây phút cuối cuối cùng gặp gỡ cơ chứ. Nhưng họ phải kiềm lòng mình lại. vì an nguy đất nước, vì an toàn của mọi người trong đại dịch mà phải gánh chịu những sự mất mát, đau thương. Những hi sinh ấy thật chẳng giản đơn, dù chẳng biết mặt hay tên, nhưng chúng tôi biết tấm lòng của họ, những con người vì Tổ quốc mà quên thân mình. Và làm sao ta có thể quên những nỗi nhớ triền miên, khắc khoải của các y, bác sĩ lẫn những người thân nơi quê nhà? Xa cách nhau, yêu thương chẳng thể trao, lòng họ quặn đau lắm chứ, nỗi nhớ ấy có bao giờ nguôi ngoai đâu? Nhiều nỗi nhớ đã phải hóa thành giọt lệ, hóa thành những nỗi ưu tư.Nhưng rồi cũng vì đất nước, vì nhân dân, vì mọi người, và vì chính gia đình, họ chỉ có thể xếp lại nỗi nhớ vào trong tim, cất đi những u hoài trong một góc của tâm hồn và tiếp tục chiến đấu.Tình người đất nước tôi là thế đấy, luôn đong đầy, và chan chứa. Nhưng không chỉ có thế, yêu thương nơi đây còn được ấp ủ trong từng ngỏ ngách thôn quê, trên từng con phố thành thị. Những yêu thương hết sức bình dị thôi nhưng thật tuyệt vời biết bao. Đó là những ổ bánh mì yêu thương giữa lòng phố Sài Gòn, là những xuất cơm từ thiện được nấu bằng tình yêu và sự sẻ chia của biết bao con người nhân hậu. Ở mỗi nơi bị phong tỏa, bao mạnh thường quân cũng mang đến những thực phẩm thiết yếu giúp đỡ bà con vượt qua hoạn nạn. Thế mới thấy, tình người ở mảnh đất này, qua ngàn năm vẫn luôn tồn tại như thế. Họ vẫn sống và họ vẫn yêu, yêu bằng tất cả tấm lòng đôn hậu, yêu bằng tất cả sự chân thành, mộc mạc, yêu như thể trái tim ấy sẽ chẳng thể sống nếu một ngày không biết yêu thương.Tôi yêu đất nước tôi xiết bao, yêu từng mảnh đời, yêu từng số phận, tôi yêu cả từng ngọn gió quê tôi, yêu cả con sông, yêu cả con đường, yêu từng tia nắng vàng nhuộm thắm lòng nhân ái, yêu tất cả những gì giản đơn nhất của quê tôi,của một dân tộc anh hùng…Tình yêu nồng nàn ấy đã trở thành hồn cốt, trở thành cốt lõi trong sâu thẳm tâm khảm mỗi người dân đất Việt.Tôi sẽ mãi yêu nước tôi bằng tình yêu biển lớn, bằng cả bầu trời vũ trụ bao la. Dù đi khắp năm châu, đi khắp chân trời bốn bể, trái tim người con này vẫn luôn khắc sâu hai chữ “Việt Nam”-ngôi nhà thân yêu của mỗi người con máu đỏ da vàng…
5501
 
Từ khóa
tản văn tình người
519
3
1

Sen Biển

Cộng tác viên
1/7/21
363
303
63,000
36
Xu
90
“Mẹ ơi, con muốn đi nhà băng!”Và đó cũng là lần đầu tiên tôi biết đến một nơi giá lạnh đến vậy,tôi còn nghĩ trên thế gian này vốn không thể có nơi lạnh hơn.Suy nghĩ ấy quả thật quá ngây thơ… Lớn lên, khi đã bước ra khỏi vòng tay của mẹ, tôi mới hiểu lí do tại sao năm ấy, mẹ không thấy bất ngờ trước cái lạnh của băng giá.Cái lạnh ấy có thấm tháp vào đâu so với muôn ngàn cái giá lạnh buốt sương mà mẹ phải gánh chịu suốt mấy chục năm trời, tất cả cũng vì có thể nuôi tôi lớn khôn và trưởng thành. Cứ ngỡ cái lạnh ấy đã đủ khiến người ta vật vã rồi, thế nhưng bạn chỉ có thể khẳng định điều đó khi bạn chưa thấy rõ cái gọi là “lòng người” thôi!

Xã hội đang ngày càng phát triển hay ngày càng suy tàn? Câu hỏi ấy luôn khiến tôi đau đáu, trăn trở mỗi khi nghĩ đến. Một xã hội phát triển là xã hội sẵn sàng dẫm đạp lên nhau để mà sống, một xã hội sẵn sàng làm ngơ trước mạng sống của người khác chỉ để đổi lại an toàn cho bản thân, một xã hội với những yêu thương tắt lịm,..?Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn clip về hình ảnh một chàng trai bị chà đạp đến tàn nhẫn, bị tước đi mạng sống nơi xứ người xa xôi… Có thể không đau xót, nghẹn lòng khi xem đoạn clip đó sao? Một mạng người bị coi là trò đùa, là cọng rác, ngọn cỏ hay sao mà lại vô vàn con người nơi đó nhẫn tâm làm ngơ đến thế?Một sinh mệnh không đáng để mọi người lưu tâm đến sao? Tôi thật sự không hiểu, họ đã làm gì lúc đó mà không cố gắng níu giữ một mạng người cơ chứ?Chẳng lẽ trong vô vàn con người nơi đấy, một trái tim thôi cũng không tồn tại? Đến loài vật còn biết yêu thương, cớ sao lại có những con người đến chút tình người cũng không có? Người làm ra những hành động tàn nhẫn ấy, tước đoạt mạng sống của người khác một cách vô nhân tính vốn đã không còn là con người, thế nhưng những con người vô tâm đứng cầm chiếc điện thoại quay lại cảnh tượng ấy thì tôi thật không biết họ có thật sự đang sống không? Không có trái tim nhưng vẫn có thể tồn tại trên dòng đời này sao? Hơn nữa họ lại còn là nhưng con người đồng hương, tưởng như họ có thể nương tựa nhau nơi xứ người, thế nhưng sao họ lại có thể buông lời đay nghiến, những lời nói tàn nhẫn như thế với người cùng chảy chung dòng máu Lạc hồng?Chính những lời nói ấy mới là hung khí giết người tàn bạo nhất. Tất cả những con người có mặt ngày hôm đó, tất cả họ đều là những kẻ giết người, những kẻ một chút máu nơi tim cũng không còn. Và cứ thế, dưới chân cầu namba ấy, một sinh mệnh mãi mãi ra đi, rời bỏ cõi đời. Nhưng ở nơi quê nhà kia, có những trái tim vẫn đang sống cơ mà!Những trái tim ấy giờ đây chắc đã vỡ nát, tan thành trăm mảnh vụn-trái tim của người mẹ, của tình mẫu tử thiêng liêng. Lấy ngôn từ nào để diễn tả hết nỗi đau đớn của một người mẹ mất con?Nỗi đau ấy đau hơn ngàn lần nỗi đau thể xác, đau hơn bất cứ nỗi đau nào trên trần thế. Mẹ đã nuôi con từ thuở tấm bé, yêu con bằng tất cả trái tim mình, lo cho con bằng tất cả mạng sống, mong con có ngày lớn khôn.Mẹ chấp nhận xa con vì tương lai của con, mẹ ngày nhớ đêm trông về hình bóng của đứa con bé bỏng. Thế nhưng rồi sẽ chẳng có cuộc kì ngộ nào xảy ra, sẽ chẳng còn phút giây mẹ ôm con trong vòng tay, sẽ chẳng còn những lời nói yêu thương ân tình mà gia đình ta có thể trao nhau. Con cố gắng từng ngày chỉ mong có thể thành công báo hiếu cho cha mẹ, thế nhưng giờ đây mọi nỗ lực đều tiêu tan, con đã mãi mãi rời bỏ thế giới này, mãi mãi không trở về với cha mẹ nữa rồi…Cha mẹ nuôi con chỉ mong con lớn khôn, trưởng thành có cuộc sống hạnh phúc, thế nhưng con chưa kịp có được cuộc sống hạnh phúc của riêng mình thì con đã mãi mãi dừng lại ở ngưỡng tuổi đôi mươi… Nước sông hôm ấy quả thật lạnh nhưng sánh sao bằng cái rét giá của lòng người?

“Mẹ cha già ngóng chờ con trở lại
Dù biết là đứa con đã đi mãi
Chẳng bao giờ quay lại được nữa đâu
Có chăng là giữa khuya vắng canh thâu
Đứa con thơ trở về trong giấc mộng
Nó mỉm cười rồi thì thầm xúc động
“Mẹ yêu à! Họ chẳng nỡ cứu con””
(Bài thơ cư dân mạng dành cho chàng trai tội nghiệp ấy)
Thật thương cho một kiếp người, mãi mãi chìm dưới lòng sông sâu. Thương cho những phận người phải chịu cảnh “kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh”…Còn vô vàn những số phận đau khổ, bất hạnh khác. Họ đã mãi mãi ra đi bởi sự lạnh nhạt, hững hờ của bao trái tim nguội lạnh. Nhiều khi chúng ta cũng phải tự hỏi: “còn hay chăng cái gọi là “tình người” giữa thế gian vội vã?

Nhưng cũng đừng vội vàng mà vứt bỏ hết niềm tin vào cuộc sống, cuộc sống thật ra không chỉ một màu xám xịt bởi những sự vô tâm bao trùm. Ở đâu đó trên từng con phố, trên các nẻo đường vẫn luôn có những sắc đỏ ấm nồng của tình yêu thương. Và thật tự hào sắc đỏ ấy lại chan chứa ở dân tộc tôi, dân tộc hai tiếng “Việt Nam”. Có thể ở đất nước tôi vẫn còn rất nhiều con người “lòng lang dạ thú”, những người sống không tình thương, không cảm thông và thấu hiểu. Có thể ở đây cũng nhiều người vô tình, dửng dưng, ngoảnh mặt làm ngơ trước số phận bất hạnh, hay những con người sống trong sự ái kỉ, hư vinh của mạng xã hội. Nhưng tôi vẫn có thể tự hào mà nói rằng mảnh đất hào hùng này đây vẫn luôn rực cháy lên những yêu thương, vẫn luôn ấm nồng tình người tha thiết. Từ bao đời nay, tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam tôi biết đau trước nỗi đau của người khác, biết thương cho những mảnh đời bất hạnh, họ sống vì cuộc đời, sống vì mọi người chứ không chỉ sống cho riêng cái cá nhân nhỏ bé.Và tình người nồng nàn ấy được thể hiện hơn bao giờ hết trong những thời khắc khốn khó. Trong khó khăn, những dòng chảy yêu thương lại chảy ngồn ngộn trong xúc cảm của mỗi người con đất Việt, điển hình là trong đại dịch Covid vừa rồi.

Đại dịch đã gây ra bao khó khăn, khổ sở cho mọi người, tất cả kiều bào trong và ngoài nước. Nhiều người thất nghiệp, kinh tế trì trệ, cuộc sống khốn khó, vất vả trăm bề, và còn muôn vàn đau khổ khác mà loài người phải hứng chịu do đại dịch gây ra. Nhưng cũng trong chính đại dịch, tình người lại sáng ngời lên rực rỡ, lan tỏa một sức mạnh phi thường để xua tan đi dịch bệnh.Việt Nam vẫn luôn rộng mở vòng tay chào đón những du học sinh, lao động nước ngoài quay trở về ngôi nhà lớn. Việt Nam ta luôn cố gắng bằng tất cả khả năng để không ai phải bị bỏ lại phía sau. Từng chuyến bay đón các du học sinh, lao động nước ngoài được cất cánh là từng hạnh phúc được bay cao, là từng hi vọng được ấp ủ. Quả thật dù đi đâu thật xa đi chăng nữa, nhà vẫn là nơi để về, Tổ quốc vẫn là nơi luôn rộng mở yêu thương ôm ấp từng đứa con mang dòng máu Lạc Hồng thiêng liêng. Việt Nam tôi là thế đấy, là nơi có các y ,bác sĩ ngày đêm làm việc để giành lại sự sống cho biết bao người dưới lưỡi hái tử thần.Là nơi có các tình nguyện viên sẵn sàng không màng đến hiểm nguy để đi vào tâm dịch, hỗ trợ đất nước vượt qua đại dịch gian nan này. Là nơi có các chú bộ đội đầy nhiệt huyết, sẵn sàng nằm ngủ ngoài bìa rừng để nhường chỗ cho khu cách ly. Là nơi có những tấm lòng nhân hậu, dùng tất cả gia tài của mình, bỏ bao công sức, mồ hôi để giúp đỡ cho những người khốn khó. Những câu chuyện tình người giữa đại dịch cứ thế được cất lên, lan tỏa bao niềm tin, bao hi vọng, giúp đất nước chúng ta đẩy lùi “giặc Covid” đầy nguy hiểm. Chính sự đoàn kết, đồng tâm hiệp lực của người dân Việt Nam mà đất nước ta đã nhiều lần khống chế được đại dịch, chiến thắng loại giặc ngoại xâm đầy hiểm ác này. Làm sao ta có thể quên được những giọt nước mắt đau thương của bao người con khi họ mãi mãi không được thấy cha mình, không được tiễn người thân ra đi trong giây phút cuối đời. Những hình ảnh ấy thật đau xót biết nhường nào, ai mà biết được những lần chia tay ra chiến tuyến chống giặc covid ấy lại ,là giây phút cuối cuối cùng gặp gỡ cơ chứ. Nhưng họ phải kiềm lòng mình lại. vì an nguy đất nước, vì an toàn của mọi người trong đại dịch mà phải gánh chịu những sự mất mát, đau thương. Những hi sinh ấy thật chẳng giản đơn, dù chẳng biết mặt hay tên, nhưng chúng tôi biết tấm lòng của họ, những con người vì Tổ quốc mà quên thân mình. Và làm sao ta có thể quên những nỗi nhớ triền miên, khắc khoải của các y, bác sĩ lẫn những người thân nơi quê nhà? Xa cách nhau, yêu thương chẳng thể trao, lòng họ quặn đau lắm chứ, nỗi nhớ ấy có bao giờ nguôi ngoai đâu? Nhiều nỗi nhớ đã phải hóa thành giọt lệ, hóa thành những nỗi ưu tư.Nhưng rồi cũng vì đất nước, vì nhân dân, vì mọi người, và vì chính gia đình, họ chỉ có thể xếp lại nỗi nhớ vào trong tim, cất đi những u hoài trong một góc của tâm hồn và tiếp tục chiến đấu.Tình người đất nước tôi là thế đấy, luôn đong đầy, và chan chứa. Nhưng không chỉ có thế, yêu thương nơi đây còn được ấp ủ trong từng ngỏ ngách thôn quê, trên từng con phố thành thị. Những yêu thương hết sức bình dị thôi nhưng thật tuyệt vời biết bao. Đó là những ổ bánh mì yêu thương giữa lòng phố Sài Gòn, là những xuất cơm từ thiện được nấu bằng tình yêu và sự sẻ chia của biết bao con người nhân hậu. Ở mỗi nơi bị phong tỏa, bao mạnh thường quân cũng mang đến những thực phẩm thiết yếu giúp đỡ bà con vượt qua hoạn nạn. Thế mới thấy, tình người ở mảnh đất này, qua ngàn năm vẫn luôn tồn tại như thế. Họ vẫn sống và họ vẫn yêu, yêu bằng tất cả tấm lòng đôn hậu, yêu bằng tất cả sự chân thành, mộc mạc, yêu như thể trái tim ấy sẽ chẳng thể sống nếu một ngày không biết yêu thương.Tôi yêu đất nước tôi xiết bao, yêu từng mảnh đời, yêu từng số phận, tôi yêu cả từng ngọn gió quê tôi, yêu cả con sông, yêu cả con đường, yêu từng tia nắng vàng nhuộm thắm lòng nhân ái, yêu tất cả những gì giản đơn nhất của quê tôi,của một dân tộc anh hùng…Tình yêu nồng nàn ấy đã trở thành hồn cốt, trở thành cốt lõi trong sâu thẳm tâm khảm mỗi người dân đất Việt.Tôi sẽ mãi yêu nước tôi bằng tình yêu biển lớn, bằng cả bầu trời vũ trụ bao la. Dù đi khắp năm châu, đi khắp chân trời bốn bể, trái tim người con này vẫn luôn khắc sâu hai chữ “Việt Nam”-ngôi nhà thân yêu của mỗi người con máu đỏ da vàng…
View attachment 5501
Ngọc TrâmBài viết của bạn làm cho người đọc trăn trở.
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top