Chia Sẻ Top những cách kết bài chống cháy khi bí ý tưởng kết bài

Chia Sẻ Top những cách kết bài chống cháy khi bí ý tưởng kết bài

Mình xin được chia sẻ một phần kiến thức mới khác. Một trong số những kết bài dưới đây đã được mình sử dụng nhiều lần và mang đến hiệu quả cao. Vì vậy mình mong càng nhiều người được tiếp cận nhiều hơn với kho tài liệu hay như vậy.
1. Nằm lòng câu: “Văn học là nhân học”.
M- Gooki viết một câu rất nổi tiếng: “Văn học là nhân học”. Dòng chảy văn học cuộn xiết qua bao ghềnh thác, uốn mình hiền hòa qua từng dấu mốc thời gian, nhưng dù dòng chảy ấy có bắt nguồn từ đâu, thì hạ nguồn của nó vẫn là đại dương cuộc sống con người, bồi đắp cho cuộc đời của nhân loại thêm ngày một tươi sáng, giàu sức sống hơn. Đó cũng là lí do vì sao mà qua những trang văn giàu xúc cảm của mình, (Tô Hoài) đã thêm một lần tái hiện lại (nếp sống khổ đau, cùng quẫn mà dào dạt niềm tin của những con người trên miền núi cao Tây Bắc). Truyện ngắn (Vợ chồng A Phủ) nói riêng và tất cả những tác phẩm văn chương đích thực nói chung vẫn mãi sẽ là những tiếng ru thật đẹp, cất lên lời ru giấc ngủ bình yên và hạnh phúc của con người hôm qua, hôm nay và cả mai sau. Có thể nói, cùng với nhiều nhà văn khác, (Tô Hoài đã tạo nên “một mùa gặt ngoạn mục nhất của văn học Việt Nam thế kỉ XX”.)
2. Hiểu ý nghĩa câu nói của Lỗ Tấn: “Muốn sáng tác một tác phẩm vĩ đại cho nền văn học tương lai, cố nhiên rất tốt. Nhưng sáng tác cho hiện tại, cũng là sáng tác cho tương lai vì không có hiện tại thì làm gì có tương lai”.
Chẳng hiểu vì đâu mà mỗi lần khép lại những trang văn trong (vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”,) lòng tôi thao thức khôn nguôi vì câu nói của Lỗ Tấn- người được mệnh danh là kẻ viết văn như đang dùng chiếc dao giải phẫu, bài trừ tất cả những u nhọt của xã hội Trung Hoa năm xưa: “Muốn sáng tác một tác phẩm vĩ đại cho nền văn học tương lai, cố nhiên rất tốt. Nhưng sáng tác cho hiện tại, cũng là sáng tác cho tương lai vì không có hiện tại thì làm gì có tương lai”. (Lưu Quang Vũ qua những đối thoại vừa gây cấn, vừa thanh thoát, đầy chất thơ giữa hồn và xác đã thêm một lần giãi bày những trăn trở của ông về cuộc sống của con người trong xã hội không chỉ ngày trước và cả mai sau. Một cuộc sống không phải là chính mình, một sự bất chấp tất cả “để được sống” liệu có đáng. Cuộc sống rất đáng quý nhưng không thể để sống thế nào cũng được.) Ngày trước là như thế, ngày sau càng như thế. Đó là lí do vì sao mà (Lưu Quang Vũ) và những vở kịch của mình sẽ ở lại mãi với đời…
3. Trăn trở về câu nói: “Mọi tác phẩm đều đấu tranh để đạt đến sự vĩ đại”.
Tôi nhớ ai đó đã từng nói rằng: “Mọi tác phẩm đều đấu tranh để đạt đến sự vĩ đại”. Dường như để trở nên vĩ đại là khát khao muôn đời của bao thế hệ văn nghệ sĩ nhưng tôi biết, có chân dung một nhà văn chẳng màng đến việc đấu tranh cho sự vĩ đại. Bởi lẽ, chính ông mà các tác phẩm của mình mà tiêu biểu là (“Chiếc thuyền ngoài xa”) đang nỗ lực từng ngày để (đấu tranh cho quyền sống của từng con người trong những tháng ngày hậu chiến.) Sự vĩ đại đôi khi thật bé nhỏ trước những khát khao nhân tính đời thường đầy giản dị nhưng cũng đầy truân chuyên của nhà văn. (“Chiếc thuyền ngoài xa”) có lẽ không phải là tác phẩm đẹp nhất, nhiều chất thơ nhất nhưng nó sẽ là những trang viết vĩ đại nhất trong lòng những con người (cùng khổ, những kẻ đang bị tước đi nhân quyền trong những năm tháng xưa cũ…)
Phần trong ngoặc đơn sẽ là phần bạn có thể thay thế bằng các cụm từ, câu khác cho phù hợp.
Đây là bài viết được biên soạn bởi Luyện kĩ năng viết văn - Học văn anh Tài. Nếu các bạn muốn tìm được những tài liệu văn hay hơn nữa thì hãy ghé qua page nhé. Tại page những bài viết và kiến thức hay về văn học đáng để chúng ta học tập.

1666358997558.png
 
Từ khóa
kết bài nlvh
  • Like
Reactions: Văn Học
630
1
1

Văn Học

Viết cùng VHT
19/8/19
105
29
17,984
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
859,755
Nội dung và tiêu đề chưa thực sự ăn nhập với nhau lắm. Vì mình nghĩ, khi đã bí rồi, đã "lúng túng" trong phòng thi rồi chúng ta sẽ khó mà nhớ được nhiều và phức tạp thế này.

Kiểu học cho thuộc thế này không phải kĩ năng tốt khi hành văn.
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top