Soạn văn Từ ghép

Soạn văn Từ ghép

Từ ghép có hai loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập

Từ ghép chính phụ có ý nghĩa phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

Chúng ta cùng nhau Soạn văn Từ ghép lớp 7


5633

Soạn văn Từ ghép lớp 7​


I. Soạn bài các loại từ ghép

Câu 1, trang 13, SGK

Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy?


(1) Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại [...].

(Lí Lan)

(2) Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy lại thu cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ [...].

(Thạch Lam)

Trả lời

+ Các tiếng chính: bà, thơm.

+ Các tiếng phụ: ngoại, phức.

+ Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau; tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.

Câu 2, trang 14, SGK

Các tiếng trong hai từ ghép: quần áo, trầm bổng có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?


- Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường.

- Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng [...].

Trả lời

Các tiếng trong hai từ ghép "quần áo", "trầm bổng" không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Hai tiếng bình đẳng với nhau, ghép lại tạo thành từ.

II. Soạn văn Nghĩa của từ ghép

Câu 1, trang 14, SGK

So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà, nghĩa của từ thơm phức với nghĩa từ thơm, em thấy có gì khác nhau.

Trả lời


So sánh nghĩa:

- Bà ngoại và bà:

+ Giống nhau: đều chỉ người phụ nữ lớn tuổi, đáng kính trọng.

+ Khác nhau:

Bà ngoại: chỉ người phụ nữ sinh ra mình

Bà: chỉ người phụ nữ sinh ra cha hoặc mẹ.

- Thơm phức và thơm

+ Giống nhau: cùng chỉ tính chất của sự vật, đặc trưng về mùi vị.

+ Khác nhau:

Thơm phức: chỉ mùi thơm đậm đặc, gây ấn tượng mạnh.

Thơm: chỉ mùi thơm nói chung.

Câu 2, trang 14 SGK

So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa mỗi tiếng trầm, bổng em thấy có gì khác nhau?

Trả lời


Nghĩa của từ quần áo khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng.

Ví dụ:

- Áo quần:

+ Do hai tiếng tạo thành

+ Tiếng áo và tiếng quần đều có nghĩa.

+ Cả hai tiếng đều dùng để chỉ vật dụng trang phục của con người.

=> Từ áo và từ quần nghĩa hẹp hơn so với từ áo quần.

- Trầm bổng:

+ Cả hai tiếng đều ngang hàng nhau.

+ Không có tiếng nào phụ.

+ Là âm thanh khi cao khi thấp rất êm tai.

- Xét riêng từng tiếng:

+ Trầm: âm thanh ở âm vực thấp

+ Bổng: âm thanh ở âm vực cao

=> Nghĩa hẹp hơn so với từ trầm bổng.
 
Từ khóa
soạn bài các loại từ ghép soạn văn nghĩa của từ ghép soạn văn từ ghép lớp 7
1K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top