Soạn văn Tự tình 2 ngắn nhất

Soạn văn Tự tình 2 ngắn nhất

Soạn văn Tự tình 2, tác phẩm này nằm trong chương trình Ngữ Văn 11. Phần soạn văn Tự tình 2 ngắn nhất giúp các bạn học sinh sẽ tự chủ được khi tiếp cận tác phầm. Nó rất hữu ích khi học sinh soạn bài ở nhà (tài liệu tham khảo).

Soạn văn Tự tình 2 ngắn nhất: Tác phẩm cho ta thấy tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khát khao được hạnh phúc.

5480

Soạn văn Tự tình 2​


Bài 1 trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Bốn câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào? (Chú ý không gian, thời gian, giá trị biểu cảm của các từ ngữ: văng vẳng, dồn, trơ, cái hồng nhan, say lại tỉnh, mối tương quan giữa hình tượng trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn với thân phận nữ sĩ.)

Trả lời:


– Thời gian: Đêm khuya.

– Không gian: trống trải, mênh mông rợn ngợp.

– Lòng người: trơ trọi, từ “trơ” đi liền với “cái hồng nhan” cùng biện pháp đảo ngữ gợi cảm giác xót xa, bẽ bàng.

– Hình ảnh tương phản: Cái hồng nhan (nhỏ bé- hữu hạn) đối lập với nước non (to lớn – vô hạn)

→ Tô đậm tâm trạng cô đơn, lẻ loi.

– Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, càng buồn, càng cảm nhận được nỗi đau của thân phận.

– Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” là hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn. Đó là sự tương đồng với người phụ nữ.

=> Ngoại cảnh cũng chính là tâm cảnh: Trăng = Người (Trăng sắp tàn mà vẫn chưa tròn – Tuổi cuân trôi qua mà hạnh phúc không trọn vẹn).


Bài 2 trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Hình tượng thiên nhiên trong câu 5 và 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào?

Trả lời:


“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.

Đâm tọac chân mấy, đá mấy hòn.”


- Thiên nhiên như nổi loạn, không chấp nhận đứng yên.

- Hình ảnh thiên nhiên tượng trưng cho niềm phẫn uất và sự phản kháng quyết liệt của Hồ Xuân Hương. Nữ sĩ mạnh mẽ tìm mọi cách để vượt lên trên số phận.



Bài 3 trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Hai câu thơ kết nói lên tâm sự gì của tác giả?

Trả lời:


Hai câu kết là tâm trạng chán chường, buồn tủi của nhân vật trữ tình:

– Cụm từ “xuân đi xuân lại lại”: Xuân của tự nhiên qua đi rồi sẽ trở lại nhưng tuổi xuân của người thì không. Từ “lại” thứ nhất là thêm một lần nữa, còn từ “lại” thứ hai mang nghĩa trở lại. Mùa xuân trở lại nhưng tuổi xuân lại qua đi.

– Nghệ thuật tăng tiến “mảnh tình – san sẻ – tí – con con” nhấn mạnh sự nhỏ bé dần, sự ít ỏi, sự sẻ chia trong hạnh phúc cuộc đời của Hồ Xuân Hương làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn: mảnh tình vốn đã ít, đã bé, đã không trọn vẹn lại còn phải “san sẻ” thành ra chẳng còn gì (tí con con) nên càng xót xa, tội nghiệp.

Bài 4 trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Bài thơ Tự tình 2 vừa nói lên bi kịch vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh (chị) hãy phân tích điều đó.

Trả lời:


– Bài thơ vừa nói lên bi kịch, của tuổi xuân, của duyên phận. Trong quang thời gian đẹp nhất của người con gái lại phải mang thân phận vợ lẽ, chăn đơn gối chiếc. Phải sống trong cảnh chồng chung, phải san sẻ tình cảm của mình cho người khác.

– Hồ Xuân Hương vẫn luôn khát khao hạnh phúc, gồng mình lên để chống lại sự nghiệt ngã của số phận.

Soạn văn Tự tình 2 ngắn nhất: Bài viết trên đã tập trung soạn và trả lời tất cá các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ Văn 11. Hi vong, bài soạn này sẽ giúp ích được cho các bạn học sinh khi tiếp cận với tác phẩm này.
 
Từ khóa
ho xuan huong soạn văn tự tình 2 soạn văn tự tình 2 ngắn nhất tự tình 2
1K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top