“Tức nước vỡ bờ” – Ngô Tất Tố

“Tức nước vỡ bờ” – Ngô Tất Tố

baivanhay
baivanhay
  • Thành viên BQT
  • Moderator
Trong rất nhiều tác phẩm viết về nông thôn và người nông dân của văn học hiện thực phê phán. “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố được đánh giá là một tác phẩm tiêu biểu. Nhân vật chị Dậu đã để lại những ấn tượng mạnh trong lòng người đọc qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Ngữ Văn 8) (được trích từ tác phẩm “Tắt đèn”). Để hiểu hơn về đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” – Ngô Tất Tố mời các bạn theo dõi bài viết này.

5970

Chị Dậu rứt ruột đem con Tí, đứa con gái đầu lòng bảy tuổi bán cho lão Nghị Quế (Nguồn ảnh: sưu tầm)

I. Tìm hiểu chung về tác giả Ngô Tất Tố

- Ngô Tất Tố (1893 – 1954)

- Quê ở làng Lộc Hà – Từ Sơn – Bắc Ninh (Nay thuộc Đông Anh – Hà Nội)

- Ông là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với rất nhiều bài báo mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông dân trước cách mạng.

- Sau Cách mạng, nhà văn tận tụy trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp.

- Ngô Tất Tố được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996)

II. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”

1. Hoàn cảnh sáng tác


Hoàn cảnh sáng tác của “Tức nước vỡ bờ”:

- “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố.

- Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích trong chương XVIII của tiểu thuyết, tên nhan đề do người biên soạn đặt.

2. Bố cục

Bố cục của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”:

Gồm 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “chồng chị ăn có ngon miệng hay không”. Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm.

- Phần 2. Còn lại. Cảnh người nhà lí trưởng đến bắt nộp sưu và sự phản kháng của chị Dậu.

3. Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”

Gia đình thuộc “nghèo nhất nhì trong hạng cùng đinh” nên chị Dậu phải chạy ngược chạy xuôi vay tiền để nộp suất sưu cho chồng. Anh Dậu bị ốm nhưng vẫn bị bọn lính đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp. Chị Dậu rứt ruột đem con Tí, đứa con gái đầu lòng bảy tuổi bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài để lấy tiền nộp sưu. Đêm hôm ấy người ta cõng anh Dậu về. Bà con hàng xóm đến cứu giúp, có bà lão đem một bát gạo đến cho chị nấu cháo. Cháo chín, chị Dậu mang đến cho chồng. Nhưng anh Dậu chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã đến đòi tiền suất sưu của người em chồng đã chết. Chị Dậu tìm cách van xin để khất sưu, nhưng không được. Chúng định đánh anh Dậu, chị Dậu vùng lên đáp trả lại.

4. Nội dung đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”

Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã vạch rõ bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đương thời đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng khốn khổ, bế tắc, khiến họ phải liều mạng cự lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

5. Nghệ thuật đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”

- Nghệ thuật tạo tình huống truyện có tính kịch

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: miêu tả nhân vật chân thật, sinh động về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí.

- Đoạn trích tiêu biểu cho ngòi bút hiện thực, ngôn ngữ kể chuyện vô cùng linh hoạt.

Trên bài viết trên, ta có thể khẳng định đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” – Ngô Tất Tố đã giúp người đọc cảm nhận được sự tàn bạo và bất nhân của xã hội. Qua đó, ta thấy cái tâm và cái tài của Ngô Tất Tố khi ông miêu tả bức chân dung lạc quan của chị Dậu.
 
Từ khóa
bố cục của đoạn trích tức nước vỡ bờ hoàn cảnh sáng tác tức nước vỡ bờ nghệ thuật đoạn trích tức nước vỡ bờ nội dung đoạn trích tức nước vỡ bờ tìm hiểu chung về tác giả ngô tất tố tóm tắt đoạn trích tức nước vỡ bờ tức nước vỡ bờ - ngô tất tố đoạn trích tức nước vỡ bờ
1K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top