Baivanhay Vẻ đẹp can trường, dũng cảm của ông lái đò trong Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân

Baivanhay Vẻ đẹp can trường, dũng cảm của ông lái đò trong Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân

Hình tượng ông lái đò được Nguyễn Tuân xây dựng trên hai vai trò, vừa là người chiến sĩ anh hùng, quả cảm, vừa là người nghệ sĩ tài ba đã viết nên một bản hùng ca tuyệt đẹp về cuộc sống lao động, về nghệ thuật chèo lái trên con sông Đà rộng lớn.

4685


Đề bài: Phân tích hình tượng ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân để làm nổi bật lên vẻ đẹp can trường, dũng cảm.

Bài làm

Tây Bắc đã trở thành vùng đất hứa của thi ca nghệ thuật những năm 58-60 khi miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà văn nhà thơ đến nơi đây để tìm cho mình những nguồn cảm hứng mới. Như ta từng biết đến Tô Hoài với tập “truyện Tây Bắc” mà nổi bật là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” còn Nguyễn Tuân lại thăng hoa trên mảnh đất này với tập “Tùy bút Sông Đà” với linh hồn là bài kí “Người lái đò Sông Đà”. Tùy bút cho người đọc thấy được sự hùng vĩ của thiên nhiên, khung cảnh tuyệt vời của tổ quốc vùng Tây Bắc. Và giữa thiên nhiên bao la rộng lớn của núi rừng ấy, nối bật lên là hình ảnh người lái đò sông Đà can trường, dũng cảm, độc hành đưa con đò mưu sinh chiến đấu với con sông Đà.

Nguyễn Tuân là nhà trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Lòng yêu nước của nhà văn thường không được thể hiện một cách trực tiếp mà ẩn sau những bức tranh thiên nhiên, những giá trị văn hóa cổ truyền. Nguyễn Tuân còn là người có cá tính mạnh mẽ và phóng khoáng. Ông không thích những gì bằng phẳng, nhợt nhạt cũng như không ưa mọi khuôn phép gò bó. Trái lại, nhà văn luôn có hứng thú với những biểu hiện mạnh mẽ, phi thường của tạo vật và con người. Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân thâu tóm được trong một chữ "ngông". Sau Cách mạng, ông không đối lập giữa quá khứ hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân vừa đỉnh đạc cổ kính vừa trẻ trung hiện đại. Người lái đò sông Đà được trích trong tùy bút Sông Đà, sáng tác trong một chuyến đi thực tế lên Tây Bắc cũng là cảm hứng chủ đạo của cả tập tùy bút là tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc và nhất là chất vàng mười -chất vàng đã qua thử lửa ở tâm hồn những con người lao động, chiến đấu trên vùng núi sông hùng vĩ và thơ mộng ấy.

Người lái đò có ngoại hình khá đặc biệt "thân hình cao to, gọn quánh như chất sừng chất mun, tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy một cuống lái trong tưởng tượng, giọng nói ào ào như thác lũ sông Đà, nhãn giới vòi vọi như nhìn về một bến xa nào đó…”. Ông lái đò hiện lên là một người giàu trải nghiệm, ông hiểu sông Đà như hiểu chính mình, nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào tất cả những luồng nước của những con thác hiểm trở. Hai vẻ đẹp nổi bật của người lái đò chính là vẻ đẹp của một người nghệ sĩ tài hoa hăng say trong lao động, là bậc thầy trong nghệ thuật chèo đò ngày ngày viết nên những bản trường ca bất tận về công cuộc lao động không ngừng nghỉ. Song còn được coi là một chiến binh dũng cảm trên chiến trường sông nước, ngày ngày chiến đấu giành giật miếng cơm manh áo. Dù công việc vất vả và nguy hiểm như thế nhưng ông vẫn luôn hăng say, vẫn đam mê công việc lao động, đam mê mạo hiểm, thích được thử cảm giác mạnh. Bên cạnh đó, ông còn là người rất dũng cảm, có tâm hồn tươi trẻ, sôi động, bản tính hiếu chiến, đam mê khám phá, chinh phục gian nan thử thách, chẳng bao giờ lùi bước.

Bằng tài hoa uyên bác vốn có của mình, Nguyễn Tuân đưa nhân vật của mình vào hoàn cảnh khốc liệt mà ở đó lòng dũng cảm, mưu trí, gan dạ, nhanh nhẹn và cả sự quyết đoán được bộc lộ. Nhà văn gọi đây là cuộc chiến đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường sông Đà, trên một quãng thuỷ chiến ở mặt trận sông Đà. Đó chính là cuộc vượt thác đầy nguy hiểm chết người, diễn ra nhiều hồi, nhiều đợt như một trận đánh mà đối phương đã hiện ra diện mạo và tâm địa của kẻ thù số một. Ở trùng vi thạch trận thứ nhất, sông Đà bày ra "năm cửa trận", có "bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa tập sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông". Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đã trông như là sơ hở, thực chất chúng đóng vai trò dụ chiếc thuyền vào tuyến giữa. Vừa vào trận địa, chúng tấn công chiếc thuyền tới tấp "mặt nước hò vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình...", "Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt". Nén chịu nỗi đau thể xác, người lái đò vẫn bình tĩnh, tỉnh táo chỉ huy cái thuyền sáu bơi chèo lần lượt vượt qua trùng vi thạch trận, chiến thắng thác dữ bằng những động tác điêu luyện, táo bạo và hết sức chuẩn xác "Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá". Để làm nổi bật hình tượng và vẻ đẹp của người lái đò, nhà văn đã sáng tạo một đoạn văn đầy không khí trận mạc, đã tưởng tượng ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa người lái đò với "bầy thủy quái sông Đà" nham hiểm và xảo quyệt.

Vượt qua trùng vây thứ nhất, ông lái đò phải đương đầu với trùng vây thứ hai "Tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá đánh khuýp quật vu hồi chiếc thuyền". Tại trận chiến đánh giáp lá cà này, chúng quyết sinh quyết tử với ông lái đò. Khi chiếc thuyền đã vượt qua, bọn sóng nước cửa tử "vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng". Đúng là bọn đá sóng nước hiểm độc! Như vậy người lái đò đã vượt qua thác dữ đã có một chiến thắng thật ngoạn mục. Có được chiến thắng đó là nhờ sự dũng cảm, ý chí quyết tâm vượt qua những thử thách khốc liệt của cuộc sống và thứ hai là chiến thắng của tài trí con người, của sự hiểu biết và kinh nghiệm của những người đã nhiều năm gắn bó với nghề sông nước.

Đến trùng vi thứ ba ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Tại đây những boong-ke chìm vào pháo đài đá nổi ở đầu chân thác phải đánh tan cái thuyền. Làm ta liên tưởng đến một trận bóng quyết liệt. Chiếc thuyền như một cầu thủ phải "phóng thẳng, chọc thủng cửa giữa, vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, và như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên được vừa tự động lái được lượn được", tiến về phía khung thành và cuối cùng đã hết thác. Trận bóng đã thắng lợi về phe người lái đò tài ba với "tay lái ra hoa". Từ cuộc chiến đấu ác liệt với thác dữ sông Đà, từ sự bình dị của những người lái đò sau chiến thắng, có thể thấy Nguyễn Tuân đã khẳng định ngợi ca về vẽ đẹp của những người lao động bình thường, âm thầm giản dị nhưng đã và đang làm nên những kỳ tích lớn lao trong cuộc chiến với thiên nhiên hung dữ.

Hình ảnh người lao động anh hùng, hằng ngày chiến đấu vật lộn với thiên nhiên trong nguy hiểm trùng trùng đã làm nổi bật lên vẻ đẹp và sức mạnh của con người trước thiên nhiên hùng vĩ và kiêu ngạo. Đây là một cuộc chiến không cân sức, nhưng bằng sự thông minh, gan dạ, kiên cường bất khuất, con người lao động đã chế ngự, vượt lên trên cái sự khiêu khích, hằn học của thiên nhiên. Hình tượng ông lái đò được tác giả xây dựng trên hai vai trò, vừa là người chiến sĩ anh hùng, quả cảm, vừa là người nghệ sĩ tài ba đã viết nên một bản hùng ca tuyệt đẹp về cuộc sống lao động, về nghệ thuật chèo lái trên con sông Đà rộng lớn. Nguyễn Tuân có một quan điểm nghệ thuật đầy mới mẻ, ông cho rằng nghệ thuật không phải chỉ là những người nghệ sĩ với những hình tượng thơ mộng, mơ hồ cao xa như mây-trăng, gió-núi, mà người làm nghệ thuật còn là những người lao động, vốn đã nhuần nhuyễn, đạt đỉnh cao điêu luyện trong chính nghề nghiệp của mình thì cũng là người làm nghệ thuật chân chính, thứ nghệ thuật ấy chính là nghệ thuật trong lao động.

Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp thể hiện những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, một nhà văn tài hoa uyên bác luôn sát cánh, khám phá, diễn tả thế giới ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ, miêu tả con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Tác phẩm không chỉ ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ thơ mộng của thiên nhiên Tây bắc mà còn ca ngợi vẻ đẹp bình dị, anh hùng mà tài hoa của người dân lao động nơi đây. Qua đó, nhà văn Nguyễn Tuân bộc lộ tình yêu đất nước, niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sông Việt.
 
Từ khóa
hình tượng người lái đò ngữ văn 12 người lái đò sông đà nguyen tuan vẻ đẹp can trường
  • Like
Reactions: Tiến 2021
1K
1
1

Tiến 2021

Thành Viên
27/5/21
94
41
18,000
32
Xu
0
Hình tượng ông lái đò được Nguyễn Tuân xây dựng trên hai vai trò, vừa là người chiến sĩ anh hùng, quả cảm, vừa là người nghệ sĩ tài ba đã viết nên một bản hùng ca tuyệt đẹp về cuộc sống lao động, về nghệ thuật chèo lái trên con sông Đà rộng lớn.



Đề bài: Phân tích hình tượng ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân để làm nổi bật lên vẻ đẹp can trường, dũng cảm.

Bài làm

Tây Bắc đã trở thành vùng đất hứa của thi ca nghệ thuật những năm 58-60 khi miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà văn nhà thơ đến nơi đây để tìm cho mình những nguồn cảm hứng mới. Như ta từng biết đến Tô Hoài với tập “truyện Tây Bắc” mà nổi bật là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” còn Nguyễn Tuân lại thăng hoa trên mảnh đất này với tập “Tùy bút Sông Đà” với linh hồn là bài kí “Người lái đò Sông Đà”. Tùy bút cho người đọc thấy được sự hùng vĩ của thiên nhiên, khung cảnh tuyệt vời của tổ quốc vùng Tây Bắc. Và giữa thiên nhiên bao la rộng lớn của núi rừng ấy, nối bật lên là hình ảnh người lái đò sông Đà can trường, dũng cảm, độc hành đưa con đò mưu sinh chiến đấu với con sông Đà.

Nguyễn Tuân là nhà trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Lòng yêu nước của nhà văn thường không được thể hiện một cách trực tiếp mà ẩn sau những bức tranh thiên nhiên, những giá trị văn hóa cổ truyền. Nguyễn Tuân còn là người có cá tính mạnh mẽ và phóng khoáng. Ông không thích những gì bằng phẳng, nhợt nhạt cũng như không ưa mọi khuôn phép gò bó. Trái lại, nhà văn luôn có hứng thú với những biểu hiện mạnh mẽ, phi thường của tạo vật và con người. Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân thâu tóm được trong một chữ "ngông". Sau Cách mạng, ông không đối lập giữa quá khứ hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân vừa đỉnh đạc cổ kính vừa trẻ trung hiện đại. Người lái đò sông Đà được trích trong tùy bút Sông Đà, sáng tác trong một chuyến đi thực tế lên Tây Bắc cũng là cảm hứng chủ đạo của cả tập tùy bút là tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc và nhất là chất vàng mười -chất vàng đã qua thử lửa ở tâm hồn những con người lao động, chiến đấu trên vùng núi sông hùng vĩ và thơ mộng ấy.

Người lái đò có ngoại hình khá đặc biệt "thân hình cao to, gọn quánh như chất sừng chất mun, tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy một cuống lái trong tưởng tượng, giọng nói ào ào như thác lũ sông Đà, nhãn giới vòi vọi như nhìn về một bến xa nào đó…”. Ông lái đò hiện lên là một người giàu trải nghiệm, ông hiểu sông Đà như hiểu chính mình, nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào tất cả những luồng nước của những con thác hiểm trở. Hai vẻ đẹp nổi bật của người lái đò chính là vẻ đẹp của một người nghệ sĩ tài hoa hăng say trong lao động, là bậc thầy trong nghệ thuật chèo đò ngày ngày viết nên những bản trường ca bất tận về công cuộc lao động không ngừng nghỉ. Song còn được coi là một chiến binh dũng cảm trên chiến trường sông nước, ngày ngày chiến đấu giành giật miếng cơm manh áo. Dù công việc vất vả và nguy hiểm như thế nhưng ông vẫn luôn hăng say, vẫn đam mê công việc lao động, đam mê mạo hiểm, thích được thử cảm giác mạnh. Bên cạnh đó, ông còn là người rất dũng cảm, có tâm hồn tươi trẻ, sôi động, bản tính hiếu chiến, đam mê khám phá, chinh phục gian nan thử thách, chẳng bao giờ lùi bước.

Bằng tài hoa uyên bác vốn có của mình, Nguyễn Tuân đưa nhân vật của mình vào hoàn cảnh khốc liệt mà ở đó lòng dũng cảm, mưu trí, gan dạ, nhanh nhẹn và cả sự quyết đoán được bộc lộ. Nhà văn gọi đây là cuộc chiến đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường sông Đà, trên một quãng thuỷ chiến ở mặt trận sông Đà. Đó chính là cuộc vượt thác đầy nguy hiểm chết người, diễn ra nhiều hồi, nhiều đợt như một trận đánh mà đối phương đã hiện ra diện mạo và tâm địa của kẻ thù số một. Ở trùng vi thạch trận thứ nhất, sông Đà bày ra "năm cửa trận", có "bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa tập sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông". Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đã trông như là sơ hở, thực chất chúng đóng vai trò dụ chiếc thuyền vào tuyến giữa. Vừa vào trận địa, chúng tấn công chiếc thuyền tới tấp "mặt nước hò vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình...", "Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt". Nén chịu nỗi đau thể xác, người lái đò vẫn bình tĩnh, tỉnh táo chỉ huy cái thuyền sáu bơi chèo lần lượt vượt qua trùng vi thạch trận, chiến thắng thác dữ bằng những động tác điêu luyện, táo bạo và hết sức chuẩn xác "Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá". Để làm nổi bật hình tượng và vẻ đẹp của người lái đò, nhà văn đã sáng tạo một đoạn văn đầy không khí trận mạc, đã tưởng tượng ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa người lái đò với "bầy thủy quái sông Đà" nham hiểm và xảo quyệt.

Vượt qua trùng vây thứ nhất, ông lái đò phải đương đầu với trùng vây thứ hai "Tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá đánh khuýp quật vu hồi chiếc thuyền". Tại trận chiến đánh giáp lá cà này, chúng quyết sinh quyết tử với ông lái đò. Khi chiếc thuyền đã vượt qua, bọn sóng nước cửa tử "vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng". Đúng là bọn đá sóng nước hiểm độc! Như vậy người lái đò đã vượt qua thác dữ đã có một chiến thắng thật ngoạn mục. Có được chiến thắng đó là nhờ sự dũng cảm, ý chí quyết tâm vượt qua những thử thách khốc liệt của cuộc sống và thứ hai là chiến thắng của tài trí con người, của sự hiểu biết và kinh nghiệm của những người đã nhiều năm gắn bó với nghề sông nước.

Đến trùng vi thứ ba ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Tại đây những boong-ke chìm vào pháo đài đá nổi ở đầu chân thác phải đánh tan cái thuyền. Làm ta liên tưởng đến một trận bóng quyết liệt. Chiếc thuyền như một cầu thủ phải "phóng thẳng, chọc thủng cửa giữa, vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, và như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên được vừa tự động lái được lượn được", tiến về phía khung thành và cuối cùng đã hết thác. Trận bóng đã thắng lợi về phe người lái đò tài ba với "tay lái ra hoa". Từ cuộc chiến đấu ác liệt với thác dữ sông Đà, từ sự bình dị của những người lái đò sau chiến thắng, có thể thấy Nguyễn Tuân đã khẳng định ngợi ca về vẽ đẹp của những người lao động bình thường, âm thầm giản dị nhưng đã và đang làm nên những kỳ tích lớn lao trong cuộc chiến với thiên nhiên hung dữ.

Hình ảnh người lao động anh hùng, hằng ngày chiến đấu vật lộn với thiên nhiên trong nguy hiểm trùng trùng đã làm nổi bật lên vẻ đẹp và sức mạnh của con người trước thiên nhiên hùng vĩ và kiêu ngạo. Đây là một cuộc chiến không cân sức, nhưng bằng sự thông minh, gan dạ, kiên cường bất khuất, con người lao động đã chế ngự, vượt lên trên cái sự khiêu khích, hằn học của thiên nhiên. Hình tượng ông lái đò được tác giả xây dựng trên hai vai trò, vừa là người chiến sĩ anh hùng, quả cảm, vừa là người nghệ sĩ tài ba đã viết nên một bản hùng ca tuyệt đẹp về cuộc sống lao động, về nghệ thuật chèo lái trên con sông Đà rộng lớn. Nguyễn Tuân có một quan điểm nghệ thuật đầy mới mẻ, ông cho rằng nghệ thuật không phải chỉ là những người nghệ sĩ với những hình tượng thơ mộng, mơ hồ cao xa như mây-trăng, gió-núi, mà người làm nghệ thuật còn là những người lao động, vốn đã nhuần nhuyễn, đạt đỉnh cao điêu luyện trong chính nghề nghiệp của mình thì cũng là người làm nghệ thuật chân chính, thứ nghệ thuật ấy chính là nghệ thuật trong lao động.

Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp thể hiện những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, một nhà văn tài hoa uyên bác luôn sát cánh, khám phá, diễn tả thế giới ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ, miêu tả con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Tác phẩm không chỉ ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ thơ mộng của thiên nhiên Tây bắc mà còn ca ngợi vẻ đẹp bình dị, anh hùng mà tài hoa của người dân lao động nơi đây. Qua đó, nhà văn Nguyễn Tuân bộc lộ tình yêu đất nước, niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sông Việt.
Trần Ngọc 2021Hồi đi học, mình không thích vào đề này bởi vì đề khó và chắc là chưa cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top