Mạng xã hội Văn học trẻ

Nghị luận xã hội là gì? Nghị luận xã hội là một phương pháp nghị luận bàn về các vấn đề thuộc các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức, chân lý đời sống,... Đây là thể loại văn học được sử dụng nhằm làm sáng tỏ, mở rộng vấn đề.

Nghị luận xã hội bao gồm tất cả những vấn đề về lối sống, đạo lý, tư tưởng, những hiện tượng tốt xấu, đúng sai trong xã hội. Từ đó có thể đưa ra cái nhìn chân thực của bạn về vấn đề đó và ứng dụng vào đời sống ra sao.

Thể loại văn nghị luận được người viết, viết ra nhằm mục đích nêu ra cho người đọc và người nghe hiểu rõ về tư tưởng của bạn đối với một vấn đề, hiện tượng nào đó trong văn học hoặc đời sống. Người viết đưa ra được những minh chứng và giải thích rõ vấn đề đó.

I. Các dạng bài NLXH

- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

- Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống

- ...

II. Yêu cầu chung về hình thức và lập luận

1. Về hình thức:


- Viết trong vòng 15-20’, hơn 2/3 trang giấy

- Tuyệt đối không xuống hàng

- Đoạn văn phải có tính trọn vẹn nội dung, hoàn chỉnh về hình thức.

2. Yêu cầu về lập luận:


- Chọn hình thức kết cấu của đoạn văn: Diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp.

- Chọn các thao tác lập luận phù hợp

- Chọn giới hạn nội dung, phạm vi tư liệu, dẫn chứng...

III. Hướng dẫn cách làm cụ thể:

1. Yêu cầu về xác định đề


- Đọc kĩ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng; ngăn vế nếu có...

- Xác định nội dung của vấn đề (Nghĩa đen/Nghĩa hàm ẩn)

2. Cách làm cụ thể

Nghị luận về sự vô cảm

Lối sống yêu thương, sẻ chia

a. Các câu dẫn/Cách đặt vấn đề cho đoạn văn

* Dạng nghị luận về một hiện tượng trong đời sống

- Đi từ nguyên nhân xã hội như đời sống vật chất, đồng tiền, cuộc sống xã hội bộn bề...

- Đi từ nguyên nhân xã hội như sự phát triển của công nghệ thông tin, ngành công nghiệp giải trí...

* Dạng nghị luận về một tư tưởng đạo lí

- Lối sống đẹp, sống hết mình, sống yêu thương

+ “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng/Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”của cố nhạc sĩ TSC....

+ “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”

+ “Nếu là con chim, là chiếc lá/Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh/Lẽ nào vay mà không trả/Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. (“Một khúc ca xuân”-Tố Hữu)

+ “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình”. (“Thép đã tôi thế đấy”-N.ostrovski)

- Về phẩm chất của con người

Sinh ra và hiện hữu trong cõi trần gian thì không ai là hoàn hảo cả. “Nhân vô thập toàn” nhưng không có nghĩa là chúng ta bằng lòng, an phận với kiếp nhân sinh mà ngược lại…

- Về sự cố gắng, nỗ lực của con người

+ “Sinh ra trong đói nghèo không phải là lỗi của chúng ta, chung sống với đói nghèo đó là lỗi của chúng ta”. (Bill Gates)

+ “SỰ SỐNG NẢY SINH TỪ TRONG CÁI CHẾT, HẠNH PHÚC HIỆN HÌNH TỪ TRONG NHỮNG HY SINH, GIAN KHỔ, Ở ĐỜI NÀY KHÔNG CÓ CON ĐƯỜNG CÙNG, CHỈ CÓ NHỮNG RANH GIỚI, ĐIỀU CỐT YẾU LÀ PHẢI CÓ SỨC MẠNH ĐỂ BƯỚC QUA NHỮNG RANH GIỚI ẤY...” (“MÙA LẠC”-NGUYỄN KHẢI)

+ “CHÚNG TA KHÔNG CÓ QUYỀN CHỌN CHO MÌNH NƠI SINH RA NHƯNG CÓ THỂ CHỌN CHO MÌNH CÁCH ĐỂ SỐNG”

- VỀ NGƯỜI MẸ: BERSOT NÓI: “TRONG VŨ TRỤ CÓ LẮM KỲ QUAN, NHƯNG KỲ QUAN ĐẸP NHẤT LÀ TRÁI TIM CỦA NGƯỜI MẸ”.

- VỀ BIỂN ĐẢO: “NẾU TỔ QUỐC ĐANG BÃO GIÔNG TỪ BIỂN/CÓ MỘT PHẦN MÁU THỊT Ở HOÀNG SA/NGÀN NĂM TRƯỚC CON THEO CHA XUỐNG BIỂN/MẸ LÊN RỪNG THƯƠNG NHỚ MÃI TRƯỜNG SA”. (“TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN”-NGUYỄN VIỆT CHIẾN).

- VỀ QUÊ HƯƠNG, LÒNG YÊU NƯỚC:“QUÊ HƯƠNG LÀ GÌ HỞ MẸ/MÀ CÔ GIÁO DẠY PHẢI YÊU/QUÊ HƯƠNG LÀ GÌ HỞ MẸ/AI ĐI XA CŨNG NHỚ NHIỀU”. (“QUÊ HƯƠNG”-ĐỖ TRUNG QUÂN)

IV. Cách làm cụ thể (Các bước):

1. Câu dẫn đặt vấn đề + Khẳng định vấn đề và đưa vấn đề cần nghị luận vào

2. Giải thích nghĩa vấn đề (Là gì?)

3. Biểu hiện của vấn đề (Như thế nào?) + Dẫn chứng.

4. Nêu nguyên nhân: Tốt (Nêu lợi ích)/Xấu (Nêu tác hại) (Vì sao?) + Dẫn chứng.

5. Bàn luận: Lật ngược vấn đề để bàn luận (Nêu dẫn chứng)

6. Đề xuất giải pháp (Phải làm gì?)

7. Liên hệ, mở rộng vấn đề.

8. Bài học nhận thức và hành động cho bản thân.



B. PHẦN BÀI TẬP.

1. Trong đoạn kết của bộ phim Fast and Furious 7 (Quá nhanh, quá nguy hiểm), sau khi cùng nhau trải qua hàng loạt khó khăn để bảo vệ gia đình của mình nhân vật Dom đã nói với người anh em của mình rằng: Cho dù cậu có ở đâu, cách hàng dặm xa hay là nửa vòng trái đất, cậu sẽ mãi ở trong tim chúng tôi và chúng tôi sẽ mãi là gia đình của cậu. Từ câu nói trên, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ về vai trò của tình cảm gia đình đối với đời sống mỗi con người.

2. Trong bộ phim “You’re the apple of my eye” (dịch: Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi), nhân vật chính Kha Đằng sau khi đã đi qua tuổi thanh xuân sôi nổi, nhiều thăng trầm, đã nhận ra rằng: Tuổi trẻ như một cơn mưa rào, cho dù bị cảm, vẫn muốn quay lại, để được ướt thêm một lần nữa. Từ câu nói trên, anh/chị có suy nghĩ gì về ý nghĩa của những thăng trầm trong những năm tháng tuổi trẻ? Hãy trình bày suy nghĩ ấy bằng một đoạn văn (khoảng 600 chữ).

3. Tại SEA Games 28, Ánh Viên đã đi vào lịch sử bơi lội Đông Nam Á và mang lại vinh quang cho thể thao nước nhà với thành tích ấn tượng: 8 huy chương vàng và phá vỡ 8 kỷ lục SEA games. Trả lời phỏng vấn báo chí, “kình ngư số một Việt Nam” đã nói: “Nếu tôi hài lòng với những gì đã đạt được, tôi là kẻ thất bại ngay từ bây giờ, chứ không phải chờ tới ngày mai. Tôi không nhớ đến chiến thắng, mỗi ngày đều nỗ lực như chưa giành được gì”.

(Theo seagames.vnexpress.net/ “Vì sao Ánh Viên khóc khi về đích?”).

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên.

4. Trong cuốn “Hạt giống tâm hồn” nhà văn Masrai sasdor có viết: “Trong mắt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần nhưng với bản thân, bạn không được phép trở nên mềm yếu, vì đấy là sự thất bại thảm hại nhất”. Câu nói trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

5. Lí giải về sự thành đạt, có người khẳng định: “Thành đạt là do có điều kiện, được học tập hơn người”, có người cho rằng: “Thành đạt là do tài năng thiên bẩm”, cũng có người nói: “Thành đạt là do may mắn gặp thời”. Theo anh/chị, mấu chốt của vấn đề thành đạt là ở đâu? Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) để trình bày suy nghĩ của mình trả lời cho câu hỏi đó.

6. Ngạn ngữ Nga có câu: “Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán đi để mua hoa hồng. Cả tâm hồn cũng cần phải được ăn uống”. Hãy trình bày suy nghĩ ấy bằng một đoạn văn (khoảng 200 chữ).

7. Một số thanh niên hiện nay vẫn cho rằng: “Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc”. Hãy dùng lập luận bác bỏ để phản bác tư tưởng đó.

8. CÂU CHUYỆN HAI BIỂN HỒ

NGƯỜI TA BẢO Ở BÊN PALESTINE CÓ HAI BIỂN HỒ. BIỂN HỒ THỨ NHẤT GỌI LÀ BIỂN CHẾT. ĐÚNG NHƯ TÊN GỌI, KHÔNG CÓ SỰ SỐNG NÀO BÊN TRONG CŨNG NHƯ XUNG QUANH BIỂN HỒ NÀY. NƯỚC TRONG HỒ KHÔNG CÓ MỘT LOÀI CÁ NÀO CÓ THỂ SỐNG NỔI MÀ NGƯỜI UỐNG PHẢI CŨNG BỊ BỆNH. AI AI CŨNG ĐỀU KHÔNG MUỐN SỐNG GẦN ĐÓ.

Biển hồ thứ hai là Galilee. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.

Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jondan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ nó cho riêng mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilee cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jondan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông rạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người.

9. Hiện nay rất nhiều bạn trẻ hiện nay sử dụng nhiều mạng xã hội trong đó có Facebook quá lạm dụng nên đã trực tiếp ảnh hưởng tới cuộc sống của họ, mặt tốt cũng nhiều nhưng mặt xấu không phải là ít. Anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200) từ trình bày suy nghĩ của mình hiện tượng trên.

10. Anh/chị hãy đoạn văn (khoảng 200 từ) bàn về hiện tượng hiện nay nhiều bạn trẻ tự tạo Scandal để được nổi tiếng. Bạn có đồng tình không?

11. Qua lời thơ trong bài “Chân quê” của Nguyễn Bính, anh/chị hiểu gì thêm việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của tuổi trẻ trong thời buổi kinh tế hội nhập. Trình bày suy nghĩ của mình trong đoạn văn (khoảng 200 từ).

“Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”

12. Trong bài diễn ca lịch sử Lịch sử nước ta, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc có mở đầu bằng hai câu thơ nổi tiếng:

Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.

Ở đoạn trích Đất Nước (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”), nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã viết:

Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

Là một thanh niên sống trong bối cảnh đất nước hiện nay, anh/chị có suy nghĩ gì về những lời nhắn nhủ trên?

13. Trình bày suy nghĩa của anh/chị về việc sử dụng Tiếng Việt (nói và viết) trong giới trẻ hiện nay.

14. Hiện nay ở những thành phố lớn hay các khu du lịch ta bắt gặp không ít hiện tượng 1 số người vì lười lao động mà ngụy trang thành kẻ ốm đau, bệnh tật, lợi dụng lòng trắc ẩn của khách bộ hành để mưu sinh. Hãy viết bài văn khoảng 600 từ để trình bày suy nghĩ của anh chị về hiện tượng trên.

15. Hãy viết bài văn ngắn về việc lựa chọn nghề của mình trong tương lai: chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực thực tế của mình; chọn nghề nghiệp đang ưa chuộng trong đời sống hay quyết theo đuổi nghề mình yêu thích?

16. Trong “Phép màu nhiệm của đời” (NXB Trẻ -2005) có câu chuyện rằng: Người hàng xóm của cậu bé 4 tuổi vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần và leo lăn ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chì ngồi như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc. Anh/chị suy nghĩ gì về cậu chuyện trên và liên hệ đời sống và bản thân.

C. PHẦN DẪN CHỨNG CHO BÀI LÀM

1. BILL GATES: SINH RA TRONG MỘT GIA ĐÌNH KHÁ GIẢ Ở HOA KÌ. TỪ NHỎ ĐÃ SAY MÊ TOÁN HỌC, TỪNG ĐẬU VÀO NGÀNH LUẬT CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HARVARD NHƯNG VỚI NIỀM SAY MÊ MÁY TÍNH ÔNG ĐÃ NGHỈ HỌC VÀ CÙNG MỘT NGƯỜI BẠN MỞ CÔNG TY MICROSOFT. VƯỢT QUA NHIỀU KHÓ KHĂN ÔNG ĐA TRỞ THÀNH NGƯỜI GIÀU NHẤT HÀNH TINH VÀ HIỆN NAY ÔNG ĐÃ DÀNH 95% TÀI SẢN CỦA MÌNH ĐỂ LÀM TỪ THIỆN. ĐÓ LÀ THÀNH CÔNG NHỜ SỰ TỰ HỌC VÀ NIỀM ĐAM MÊ CÔNG VIỆC. CÂU NÓI NỔI TIẾNG: “SINH RA TRONG ĐÓI NGHÈO KHÔNG PHẢI LÀ LỖI CỦA CHÚNG TA, CHUNG SỐNG VỚI ĐÓI NGHÈO ĐÓ LÀ LỖI CỦA CHÚNG TA”.

2. PICASO: THUỞ NIÊN THIẾU PICASO LÀ MỘT HỌA SĨ VÔ DANH, NGHÈO TÚNG Ở PARIS. ĐẾN LÚC CHỈ CÒN 15 ĐỒNG BẠC, ÔNG QUYẾT ĐỊNH “ĐÁNH CANH BẠC CUỐI CÙNG”. ÔNG THUÊ SINH VIÊN DẠO CÁC CỬA HÀNG TRANH VÀ HỎI “Ở ĐÂY CÓ BÁN TRANH CỦA PICASO KHÔNG?” CHƯA ĐẦY MỘT THÁNG TÊN TUỔI CỦA ÔNG ĐÃ NỔI TIẾNG KHẮP PARIS, TRANH CỦA ÔNG BÁN ĐƯỢC VÀ NỔI TIẾNG TỪ ĐÓ. ĐÓ LÀ NẾU KHÔNG TỰ TẠO CƠ HỘI CHO CHÍNH MÌNH THÌ CHẲNG BAO GIỜ TA CÓ CƠ HỘI CẢ.

3. FRANKLIN: HÀNG TRIỆU NĂM DÀI CON NGƯỜI SỐNG TRONG PHẤP PHỎNG LO SỢ BỞI SẤM SÉT KINH HOÀNG. FRANKLIN NHÀ BÁC HỌC MĨ ĐÃ DŨNG CẢM THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM LÀM CỘT THU LÔI. CÔNG VIỆC ĐÓ CÓ THỂ GÂY RA CÁI CHẾT CHO ÔNG BẤT KÌ LÚC NÀO. SAU NHIỀU NĂM ĐƯƠNG ĐẦU VỚI SẤM SÉT, NĂM 1752 FRANKLIN ĐÃ THÀNH CÔNG. ĐÓ LÀ SỨC MẠNH CỦA LÒNG DŨNG CẢM.

4. NEWTON: LÀ NHÀ TOÁN HỌC, VẬT LÍ HỌC, CƠ HỌC, THIÊN VĂN HỌC VĨ ĐẠI NGƯỜI ANH. SINH RA THIẾU THÁNG, LÀ MỘT ĐỨA TRẺ YẾU ỚT, THƯỜNG PHẢI TRÁNH NHƯNG TRÒ CHƠI HIẾU ĐỘNG CỦA BẠN BÈ. DO ĐÓ ÔNG ĐÃ TỰ TẠO RA NHỮNG TRÒ CHƠI CHO MÌNH VÀ TRỞ THÀNH NGƯỜI RẤT TÀI NĂNG. ĐÓ LÀ NHỮNG THIẾU THỐN CỦA BẢN THÂN KHÔNG THỂ THẮNG NỔI SỨC MẠNH CỦA NGHỊ LỰC.

5. V. PUTIN-TỔNG THỐNG NGA: ĐƯỢC TẠP CHÍ TIMES (MĨ) BÌNH CHỌN LÀ “NHÂN VẬT NỔI BẬT NHẤT CỦA NĂM 2007”, BẰNG SỰ LÃNH ĐẠO KHÔN NGOAN VÀ TÀI TÌNH CỦA MÌNH ÔNG ĐÃ ĐƯA NƯỚC NGA TRỞ THÀNH MỘT CƯỜNG QUỐC TRÊN THẾ GIỚI. UY TÍN CỦA PUTIN VÀ CẢ NƯỚC NGA ĐÃ ĐƯỢC KHÔNG CHỈ MĨ, CHÂU ÂU MÀ CẢ THẾ GIỚI PHẢI TÔN TRỌNG. ĐÓ LÀ UY TÍN, DANH DỰ LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG TẠO NÊN GIÁ TRỊ CON NGƯỜI.

6. O. HENRY: NHÀ VĂN TRỨ DANH CỦA NƯỚC MĨ. ÔNG CHƯA TỪNG HƯỞNG BẤT KÌ MỘT SỰ GIÁO DỤC NÀO, HAY BỊ BỆNH TẬT DÀY VÒ, THUỞ NHỎ ĐI CHĂN BÒ, CHĂN DÊ, LÀM THUÊ. TỪNG LÀM KẾ TOÁN NHƯNG BỊ TÌNH NGHI LÀ ĂN TRỘM TIỀN NÊN BỊ BẮT BỎ TÙ. SAU KHI RA TÙ ÔNG BẮT SAU VIẾT TRUYỆN NGẮN VÀ TRỞ NÊN NỔI TIẾNG, TÁC PHẨM CỦA ÔNG ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI NGHIÊN CỨU VÀ TRỞ THÀNH SÁCH BẮT BUỘC HỌC Ở ĐẠI HỌC. ĐÓ LÀ THÀNH CÔNG KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ CHƯA TỪNG THẤT BẠI.

7. LINCOLN: BỐ MẸ MÙ CHỮ, NÔNG DÂN NGHÈO, ÔNG PHẢI THƯỜNG XUYÊN NGHỈ HỌC. NĂM 21 TUỔI ĐÁNH XE BÒ VÀ BẮT ĐẦU TỰ LẬP. CUỘC ĐỜI ÔNG CHỈ ĐẾN TRƯỜNG 1 NĂM, ÔNG TỰ MUA SÁCH LUẬT VỀ HỌC VÀ TRỞ THÀNH LUẬT SƯ. ÔNG TỰ ỨNG CỬ VÀO NHÀ TRẮNG THẤT BẠI VÀ SAU ĐÓ MỚI THÀNH CÔNG.
8. WALT DISNEY: LÀ CON THỨ TƯ TRONG MỘT GIA ĐÌNH NÔNG DÂN NGHÈO, CHA NGHIỆN RƯỢU, BÀI BẠC. SÁU TUỔI ĐÃ PHẢI RA ĐỒNG LÀM VIỆC. MÊ VẼ NHƯNG VÌ KHÔNG CÓ TIỀN NÊN ÔNG DÙNG THAN ĐỂ VẼ LÊN GIẤY VỆ SINH. SAU NÀY, CÁI TÊN WALT DISNEY ĐÃ TRỞ NÊN NỔI TIẾNG THẾ GIỚI VỚI NHỮNG BỘ PHIM HOẠT HÌNH ĐỈNH CAO.

9. LÀ MỘT TRONG SỐ ÍT NGƯỜI VIỆT NAM NHIỄM HIV/AIDS DÁM CÔNG KHAI THÂN PHẬN-PHẠM THỊ HUỆ, QUÊ Ở HẢI PHÒNG ĐÃ ĐƯỢC TẠP CHÍ TIMES CỦA MĨ BẦU CHỌN LÀ “ANH HÙNG CHÂU Á”. BIẾT MÌNH VÀ CHỒNG BỊ NHIỄM BỆNH NHƯNG CHỊ ĐÃ CHIẾN THẮNG BẢN THÂN, ĐÓNG GÓP SỨC LỰC CÒN LẠI CHO CUỘC ĐỜI. THÁNG 2 NĂM 2005 CHỊ TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN LIÊN HỢP QUỐC. ĐÓ LÀ CHIẾN THẮNG BẢN THÂN LÀ CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI NHẤT.

10. CHU VĂN AN: NHÀ NHO, NHÀ HIỀN TRIẾT, NHÀ SƯ PHẠM MẪU MỰC CUỐI ĐỜI TRẦN, NỔI TIẾNG CƯƠNG TRỰC, KHÔNG CẦU DANH LỢI. RA LÀM QUAN VÀO THỜI VUA TRẦN DỤ TÔNG (ĐẦU THẾ KỈ XIV), CHÍNH SỰ SUY ĐỒI, NỊNH THẦN LŨNG ĐOẠN, ÔNG DÂNG SỚ XIN CHÉM 7 NỊNH THẦN (THẤT TRẢM SỚ) NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC CHẤP THUẬN. ÔNG TREO ẤN, TỪ QUAN VỀ QUÊ DẠY HỌC, SOẠN SÁCH. ÔNG KHÔNG VÌ HỌC TRÒ LÀM QUAN TO MÀ DỰA DẪM, LUÔN THẲNG THẮN PHÊ BÌNH NHỮNG HỌC TRÒ THIẾU LỄ ĐỘ. È TẤM GƯƠNG VỀ LỐI SỐNG TRUNG THỰC, BẤT CHẤP KHÓ KHĂN VẪN ĐẤU TRANH CHO LẼ PHẢI…

11. NGƯỜI NHẬT VÀ VẺ ĐẸP CỦA MỘT PHONG CÁCH VĂN HÓA: HỒI WORLD CUP NĂM 2002, TỔ CHỨC TẠI HÀN QUỐC VÀ NHẬT BẢN. RẤT NHIỀU FAN TỪ CHÂU ÂU SANG NHẬT XEM BÓNG ĐÁ. TRONG CÁC SÂN VẬN ĐỘNG, SAU KHI TRẬN ĐẤU KẾT THÚC, NGƯỜI XEM RA VỀ, NHƯNG NGƯỜI NHẬT NÁN LẠI NHẶT CÁC VỎ ĐỒ HỘP, CHAI, LỌ, RÁC VỨT RẢI RÁC TRONG SÂN VẬN ĐỘNG, ĐỂ MANG RA THÙNG RÁC BÊN NGOÀI. NHIỀU FAN TÂY THẤY XẤU HỔ, CŨNG QUAY LẠI, HỌC NGƯỜI NHẬT, NHẶT CÁC VỎ CHAI LỌ, ĐỒ HỘP, BAO GIẤY MÀ MÌNH VỨT LẠI, MANG RA THÙNG RÁC. Ý THỨC CÔNG CỘNG CỦA NGƯỜI NHẬT QUẢ LÀ ĐÁNG KHÂM PHỤC.

12. HUYỀN CHÍP (NGUYỄN THỊ KHÁNH HUYỀN): CÔ HỌC SINH LỚP CHUYÊN TOÁN-TRƯỜNG NĂNG KHIẾU ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI SAU KHI TỐT NGHIỆP THPT ĐÃ “XÁCH BA LÔ LÊN VÀ ĐI” (TÊN QUYỂN SÁCH TỰ TRUYỆN CỦA HUYỀN CHÍP). HUYỀN ĐÃ THỰC HIỆN HÀNH TRÌNH VÒNG QUANH THẾ GIỚI CHỈ VỚI CHIẾC BA LÔ TRÊN VAI, MẤY ĐÔ LA TRONG TÚI VỚI KHÁT VỌNG CỦA TUỔI ĐÔI MƯƠI LÀ ĐI ĐỂ SỐNG, ĐỂ CÓ CÁCH NHÌN ĐÚNG ĐẮN VỀ THỀ GIỚI VÀ BẢN THÂN TỪ SỰ DẤN THÂN VÀ TRẢI NGHIỆM.

13. NICK VUJICIC: DIỄN GIẢ NỔI TIẾNG SINH RA THIẾU HAI TAY, HAI CHÂN, NHƯNG ANH ĐÃ VƯỢT QUA TRỞ NGẠI BỆNH TẬT, TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH NĂM 21 TUỔI, TRỞ THÀNH NHÀ DIỄN THUYẾT NỔI TIẾNG VÀ TRUYỀN CẢM HỨNG TỚI 3 TRIỆU NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI. ANH NỔI TIẾNG VỚI PHƯƠNG CHÂM “CUỘC SỐNG KHÔNG GIỚI HẠN”.

14. Steve Jobs: CEO của Apple là một người có đam mê mạnh mẽ với công nghệ máy tính. Hơn chục năm gầy dựng sự nghiệp, ít ai ngờ chính Steve Jobs từng bị Apple sa thải. Đam mê không cho phép ông nản lòng, rời khỏi Apple, ông vẫn kiên trì xây dựng lại sự nghiệp, tạo ra nhiều công nghệ đột phá, mới mẻ. Những danh ngôn của Steve Jobs: “Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Đừng đánh mất niềm tin.” (Steve Jobs).

15. Hồi World Cup năm 2002, tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Rất nhiều người hâm mộ từ châu Âu sang Nhật xem bóng đá. Trong các sân vận động, sau khi trận đấu kết thúc, người xem ra về, nhưng người Nhật nán lại nhặt các vỏ đồ hộp, chai, lọ, rác vứt rải rác trong sân vận động, để mang ra thùng rác bên ngoài. Nhiều người hâm mộ Tây thấy xấu hổ, cũng quay lại, học người Nhật, nhặt các vỏ chai lọ, đồ hộp, bao giấy mà mình vứt lại, mang ra thùng rác. Ý thức công cộng của người Nhật quả là đáng khâm phục.

16. Mark Zuckerberg bỏ học năm 2 Đại học Havard để và tập trung vào phát triển “The Facebook”-mạng xã hội do anh tự mình phát triển tại khu kí túc xá cùng với 1 số người bạn. Hiện nay, hơn 2 tỷ người trên thế giới dùng Facebook. Công ty này kiếm được hàng tỷ USD mỗi quý nhờ hiển thị quảng cáo.

-------
HẾT

Học để thay đổi số phận chính mình
Thêm
343
0
1
Nghị luận xã hội là gì? Nghị luận xã hội là một phương pháp nghị luận bàn về các vấn đề thuộc các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức, chân lý đời sống,... Đây là thể loại văn học được sử dụng nhằm làm sáng tỏ, mở rộng vấn đề.

Nghị luận xã hội bao gồm tất cả những vấn đề về lối sống, đạo lý, tư tưởng, những hiện tượng tốt xấu, đúng sai trong xã hội. Từ đó có thể đưa ra cái nhìn chân thực của bạn về vấn đề đó và ứng dụng vào đời sống ra sao.

Thể loại văn nghị luận được người viết, viết ra nhằm mục đích nêu ra cho người đọc và người nghe hiểu rõ về tư tưởng của bạn đối với một vấn đề, hiện tượng nào đó trong văn học hoặc đời sống. Người viết đưa ra được những minh chứng và giải thích rõ vấn đề đó.

I. Các dạng bài NLXH

- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

- Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống

- ...

II. Yêu cầu chung về hình thức và lập luận

1. Về hình thức:


- Viết trong vòng 15-20’, hơn 2/3 trang giấy

- Tuyệt đối không xuống hàng

- Đoạn văn phải có tính trọn vẹn nội dung, hoàn chỉnh về hình thức.

2. Yêu cầu về lập luận:


- Chọn hình thức kết cấu của đoạn văn: Diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp.

- Chọn các thao tác lập luận phù hợp

- Chọn giới hạn nội dung, phạm vi tư liệu, dẫn chứng...

III. Hướng dẫn cách làm cụ thể:

1. Yêu cầu về xác định đề


- Đọc kĩ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng; ngăn vế nếu có...

- Xác định nội dung của vấn đề (Nghĩa đen/Nghĩa hàm ẩn)

2. Cách làm cụ thể

Nghị luận về sự vô cảm

Lối sống yêu thương, sẻ chia

a. Các câu dẫn/Cách đặt vấn đề cho đoạn văn

* Dạng nghị luận về một hiện tượng trong đời sống

- Đi từ nguyên nhân xã hội như đời sống vật chất, đồng tiền, cuộc sống xã hội bộn bề...

- Đi từ nguyên nhân xã hội như sự phát triển của công nghệ thông tin, ngành công nghiệp giải trí...

* Dạng nghị luận về một tư tưởng đạo lí

- Lối sống đẹp, sống hết mình, sống yêu thương

+ “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng/Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”của cố nhạc sĩ TSC....

+ “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”

+ “Nếu là con chim, là chiếc lá/Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh/Lẽ nào vay mà không trả/Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. (“Một khúc ca xuân”-Tố Hữu)

+ “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình”. (“Thép đã tôi thế đấy”-N.ostrovski)

- Về phẩm chất của con người

Sinh ra và hiện hữu trong cõi trần gian thì không ai là hoàn hảo cả. “Nhân vô thập toàn” nhưng không có nghĩa là chúng ta bằng lòng, an phận với kiếp nhân sinh mà ngược lại…

- Về sự cố gắng, nỗ lực của con người

+ “Sinh ra trong đói nghèo không phải là lỗi của chúng ta, chung sống với đói nghèo đó là lỗi của chúng ta”. (Bill Gates)

+ “SỰ SỐNG NẢY SINH TỪ TRONG CÁI CHẾT, HẠNH PHÚC HIỆN HÌNH TỪ TRONG NHỮNG HY SINH, GIAN KHỔ, Ở ĐỜI NÀY KHÔNG CÓ CON ĐƯỜNG CÙNG, CHỈ CÓ NHỮNG RANH GIỚI, ĐIỀU CỐT YẾU LÀ PHẢI CÓ SỨC MẠNH ĐỂ BƯỚC QUA NHỮNG RANH GIỚI ẤY...” (“MÙA LẠC”-NGUYỄN KHẢI)

+ “CHÚNG TA KHÔNG CÓ QUYỀN CHỌN CHO MÌNH NƠI SINH RA NHƯNG CÓ THỂ CHỌN CHO MÌNH CÁCH ĐỂ SỐNG”

- VỀ NGƯỜI MẸ: BERSOT NÓI: “TRONG VŨ TRỤ CÓ LẮM KỲ QUAN, NHƯNG KỲ QUAN ĐẸP NHẤT LÀ TRÁI TIM CỦA NGƯỜI MẸ”.

- VỀ BIỂN ĐẢO: “NẾU TỔ QUỐC ĐANG BÃO GIÔNG TỪ BIỂN/CÓ MỘT PHẦN MÁU THỊT Ở HOÀNG SA/NGÀN NĂM TRƯỚC CON THEO CHA XUỐNG BIỂN/MẸ LÊN RỪNG THƯƠNG NHỚ MÃI TRƯỜNG SA”. (“TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN”-NGUYỄN VIỆT CHIẾN).

- VỀ QUÊ HƯƠNG, LÒNG YÊU NƯỚC:“QUÊ HƯƠNG LÀ GÌ HỞ MẸ/MÀ CÔ GIÁO DẠY PHẢI YÊU/QUÊ HƯƠNG LÀ GÌ HỞ MẸ/AI ĐI XA CŨNG NHỚ NHIỀU”. (“QUÊ HƯƠNG”-ĐỖ TRUNG QUÂN)

IV. Cách làm cụ thể (Các bước):

1. Câu dẫn đặt vấn đề + Khẳng định vấn đề và đưa vấn đề cần nghị luận vào

2. Giải thích nghĩa vấn đề (Là gì?)

3. Biểu hiện của vấn đề (Như thế nào?) + Dẫn chứng.

4. Nêu nguyên nhân: Tốt (Nêu lợi ích)/Xấu (Nêu tác hại) (Vì sao?) + Dẫn chứng.

5. Bàn luận: Lật ngược vấn đề để bàn luận (Nêu dẫn chứng)

6. Đề xuất giải pháp (Phải làm gì?)

7. Liên hệ, mở rộng vấn đề.

8. Bài học nhận thức và hành động cho bản thân.



B. PHẦN BÀI TẬP.

1. Trong đoạn kết của bộ phim Fast and Furious 7 (Quá nhanh, quá nguy hiểm), sau khi cùng nhau trải qua hàng loạt khó khăn để bảo vệ gia đình của mình nhân vật Dom đã nói với người anh em của mình rằng: Cho dù cậu có ở đâu, cách hàng dặm xa hay là nửa vòng trái đất, cậu sẽ mãi ở trong tim chúng tôi và chúng tôi sẽ mãi là gia đình của cậu. Từ câu nói trên, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ về vai trò của tình cảm gia đình đối với đời sống mỗi con người.

2. Trong bộ phim “You’re the apple of my eye” (dịch: Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi), nhân vật chính Kha Đằng sau khi đã đi qua tuổi thanh xuân sôi nổi, nhiều thăng trầm, đã nhận ra rằng: Tuổi trẻ như một cơn mưa rào, cho dù bị cảm, vẫn muốn quay lại, để được ướt thêm một lần nữa. Từ câu nói trên, anh/chị có suy nghĩ gì về ý nghĩa của những thăng trầm trong những năm tháng tuổi trẻ? Hãy trình bày suy nghĩ ấy bằng một đoạn văn (khoảng 600 chữ).

3. Tại SEA Games 28, Ánh Viên đã đi vào lịch sử bơi lội Đông Nam Á và mang lại vinh quang cho thể thao nước nhà với thành tích ấn tượng: 8 huy chương vàng và phá vỡ 8 kỷ lục SEA games. Trả lời phỏng vấn báo chí, “kình ngư số một Việt Nam” đã nói: “Nếu tôi hài lòng với những gì đã đạt được, tôi là kẻ thất bại ngay từ bây giờ, chứ không phải chờ tới ngày mai. Tôi không nhớ đến chiến thắng, mỗi ngày đều nỗ lực như chưa giành được gì”.

(Theo seagames.vnexpress.net/ “Vì sao Ánh Viên khóc khi về đích?”).

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên.

4. Trong cuốn “Hạt giống tâm hồn” nhà văn Masrai sasdor có viết: “Trong mắt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần nhưng với bản thân, bạn không được phép trở nên mềm yếu, vì đấy là sự thất bại thảm hại nhất”. Câu nói trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

5. Lí giải về sự thành đạt, có người khẳng định: “Thành đạt là do có điều kiện, được học tập hơn người”, có người cho rằng: “Thành đạt là do tài năng thiên bẩm”, cũng có người nói: “Thành đạt là do may mắn gặp thời”. Theo anh/chị, mấu chốt của vấn đề thành đạt là ở đâu? Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) để trình bày suy nghĩ của mình trả lời cho câu hỏi đó.

6. Ngạn ngữ Nga có câu: “Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán đi để mua hoa hồng. Cả tâm hồn cũng cần phải được ăn uống”. Hãy trình bày suy nghĩ ấy bằng một đoạn văn (khoảng 200 chữ).

7. Một số thanh niên hiện nay vẫn cho rằng: “Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc”. Hãy dùng lập luận bác bỏ để phản bác tư tưởng đó.

8. CÂU CHUYỆN HAI BIỂN HỒ

NGƯỜI TA BẢO Ở BÊN PALESTINE CÓ HAI BIỂN HỒ. BIỂN HỒ THỨ NHẤT GỌI LÀ BIỂN CHẾT. ĐÚNG NHƯ TÊN GỌI, KHÔNG CÓ SỰ SỐNG NÀO BÊN TRONG CŨNG NHƯ XUNG QUANH BIỂN HỒ NÀY. NƯỚC TRONG HỒ KHÔNG CÓ MỘT LOÀI CÁ NÀO CÓ THỂ SỐNG NỔI MÀ NGƯỜI UỐNG PHẢI CŨNG BỊ BỆNH. AI AI CŨNG ĐỀU KHÔNG MUỐN SỐNG GẦN ĐÓ.

Biển hồ thứ hai là Galilee. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.

Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jondan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ nó cho riêng mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilee cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jondan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông rạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người.

9. Hiện nay rất nhiều bạn trẻ hiện nay sử dụng nhiều mạng xã hội trong đó có Facebook quá lạm dụng nên đã trực tiếp ảnh hưởng tới cuộc sống của họ, mặt tốt cũng nhiều nhưng mặt xấu không phải là ít. Anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200) từ trình bày suy nghĩ của mình hiện tượng trên.

10. Anh/chị hãy đoạn văn (khoảng 200 từ) bàn về hiện tượng hiện nay nhiều bạn trẻ tự tạo Scandal để được nổi tiếng. Bạn có đồng tình không?

11. Qua lời thơ trong bài “Chân quê” của Nguyễn Bính, anh/chị hiểu gì thêm việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của tuổi trẻ trong thời buổi kinh tế hội nhập. Trình bày suy nghĩ của mình trong đoạn văn (khoảng 200 từ).

“Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”

12. Trong bài diễn ca lịch sử Lịch sử nước ta, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc có mở đầu bằng hai câu thơ nổi tiếng:

Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.

Ở đoạn trích Đất Nước (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”), nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã viết:

Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

Là một thanh niên sống trong bối cảnh đất nước hiện nay, anh/chị có suy nghĩ gì về những lời nhắn nhủ trên?

13. Trình bày suy nghĩa của anh/chị về việc sử dụng Tiếng Việt (nói và viết) trong giới trẻ hiện nay.

14. Hiện nay ở những thành phố lớn hay các khu du lịch ta bắt gặp không ít hiện tượng 1 số người vì lười lao động mà ngụy trang thành kẻ ốm đau, bệnh tật, lợi dụng lòng trắc ẩn của khách bộ hành để mưu sinh. Hãy viết bài văn khoảng 600 từ để trình bày suy nghĩ của anh chị về hiện tượng trên.

15. Hãy viết bài văn ngắn về việc lựa chọn nghề của mình trong tương lai: chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực thực tế của mình; chọn nghề nghiệp đang ưa chuộng trong đời sống hay quyết theo đuổi nghề mình yêu thích?

16. Trong “Phép màu nhiệm của đời” (NXB Trẻ -2005) có câu chuyện rằng: Người hàng xóm của cậu bé 4 tuổi vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần và leo lăn ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chì ngồi như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc. Anh/chị suy nghĩ gì về cậu chuyện trên và liên hệ đời sống và bản thân.

C. PHẦN DẪN CHỨNG CHO BÀI LÀM

1. BILL GATES: SINH RA TRONG MỘT GIA ĐÌNH KHÁ GIẢ Ở HOA KÌ. TỪ NHỎ ĐÃ SAY MÊ TOÁN HỌC, TỪNG ĐẬU VÀO NGÀNH LUẬT CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HARVARD NHƯNG VỚI NIỀM SAY MÊ MÁY TÍNH ÔNG ĐÃ NGHỈ HỌC VÀ CÙNG MỘT NGƯỜI BẠN MỞ CÔNG TY MICROSOFT. VƯỢT QUA NHIỀU KHÓ KHĂN ÔNG ĐA TRỞ THÀNH NGƯỜI GIÀU NHẤT HÀNH TINH VÀ HIỆN NAY ÔNG ĐÃ DÀNH 95% TÀI SẢN CỦA MÌNH ĐỂ LÀM TỪ THIỆN. ĐÓ LÀ THÀNH CÔNG NHỜ SỰ TỰ HỌC VÀ NIỀM ĐAM MÊ CÔNG VIỆC. CÂU NÓI NỔI TIẾNG: “SINH RA TRONG ĐÓI NGHÈO KHÔNG PHẢI LÀ LỖI CỦA CHÚNG TA, CHUNG SỐNG VỚI ĐÓI NGHÈO ĐÓ LÀ LỖI CỦA CHÚNG TA”.

2. PICASO: THUỞ NIÊN THIẾU PICASO LÀ MỘT HỌA SĨ VÔ DANH, NGHÈO TÚNG Ở PARIS. ĐẾN LÚC CHỈ CÒN 15 ĐỒNG BẠC, ÔNG QUYẾT ĐỊNH “ĐÁNH CANH BẠC CUỐI CÙNG”. ÔNG THUÊ SINH VIÊN DẠO CÁC CỬA HÀNG TRANH VÀ HỎI “Ở ĐÂY CÓ BÁN TRANH CỦA PICASO KHÔNG?” CHƯA ĐẦY MỘT THÁNG TÊN TUỔI CỦA ÔNG ĐÃ NỔI TIẾNG KHẮP PARIS, TRANH CỦA ÔNG BÁN ĐƯỢC VÀ NỔI TIẾNG TỪ ĐÓ. ĐÓ LÀ NẾU KHÔNG TỰ TẠO CƠ HỘI CHO CHÍNH MÌNH THÌ CHẲNG BAO GIỜ TA CÓ CƠ HỘI CẢ.

3. FRANKLIN: HÀNG TRIỆU NĂM DÀI CON NGƯỜI SỐNG TRONG PHẤP PHỎNG LO SỢ BỞI SẤM SÉT KINH HOÀNG. FRANKLIN NHÀ BÁC HỌC MĨ ĐÃ DŨNG CẢM THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM LÀM CỘT THU LÔI. CÔNG VIỆC ĐÓ CÓ THỂ GÂY RA CÁI CHẾT CHO ÔNG BẤT KÌ LÚC NÀO. SAU NHIỀU NĂM ĐƯƠNG ĐẦU VỚI SẤM SÉT, NĂM 1752 FRANKLIN ĐÃ THÀNH CÔNG. ĐÓ LÀ SỨC MẠNH CỦA LÒNG DŨNG CẢM.

4. NEWTON: LÀ NHÀ TOÁN HỌC, VẬT LÍ HỌC, CƠ HỌC, THIÊN VĂN HỌC VĨ ĐẠI NGƯỜI ANH. SINH RA THIẾU THÁNG, LÀ MỘT ĐỨA TRẺ YẾU ỚT, THƯỜNG PHẢI TRÁNH NHƯNG TRÒ CHƠI HIẾU ĐỘNG CỦA BẠN BÈ. DO ĐÓ ÔNG ĐÃ TỰ TẠO RA NHỮNG TRÒ CHƠI CHO MÌNH VÀ TRỞ THÀNH NGƯỜI RẤT TÀI NĂNG. ĐÓ LÀ NHỮNG THIẾU THỐN CỦA BẢN THÂN KHÔNG THỂ THẮNG NỔI SỨC MẠNH CỦA NGHỊ LỰC.

5. V. PUTIN-TỔNG THỐNG NGA: ĐƯỢC TẠP CHÍ TIMES (MĨ) BÌNH CHỌN LÀ “NHÂN VẬT NỔI BẬT NHẤT CỦA NĂM 2007”, BẰNG SỰ LÃNH ĐẠO KHÔN NGOAN VÀ TÀI TÌNH CỦA MÌNH ÔNG ĐÃ ĐƯA NƯỚC NGA TRỞ THÀNH MỘT CƯỜNG QUỐC TRÊN THẾ GIỚI. UY TÍN CỦA PUTIN VÀ CẢ NƯỚC NGA ĐÃ ĐƯỢC KHÔNG CHỈ MĨ, CHÂU ÂU MÀ CẢ THẾ GIỚI PHẢI TÔN TRỌNG. ĐÓ LÀ UY TÍN, DANH DỰ LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG TẠO NÊN GIÁ TRỊ CON NGƯỜI.

6. O. HENRY: NHÀ VĂN TRỨ DANH CỦA NƯỚC MĨ. ÔNG CHƯA TỪNG HƯỞNG BẤT KÌ MỘT SỰ GIÁO DỤC NÀO, HAY BỊ BỆNH TẬT DÀY VÒ, THUỞ NHỎ ĐI CHĂN BÒ, CHĂN DÊ, LÀM THUÊ. TỪNG LÀM KẾ TOÁN NHƯNG BỊ TÌNH NGHI LÀ ĂN TRỘM TIỀN NÊN BỊ BẮT BỎ TÙ. SAU KHI RA TÙ ÔNG BẮT SAU VIẾT TRUYỆN NGẮN VÀ TRỞ NÊN NỔI TIẾNG, TÁC PHẨM CỦA ÔNG ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI NGHIÊN CỨU VÀ TRỞ THÀNH SÁCH BẮT BUỘC HỌC Ở ĐẠI HỌC. ĐÓ LÀ THÀNH CÔNG KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ CHƯA TỪNG THẤT BẠI.

7. LINCOLN: BỐ MẸ MÙ CHỮ, NÔNG DÂN NGHÈO, ÔNG PHẢI THƯỜNG XUYÊN NGHỈ HỌC. NĂM 21 TUỔI ĐÁNH XE BÒ VÀ BẮT ĐẦU TỰ LẬP. CUỘC ĐỜI ÔNG CHỈ ĐẾN TRƯỜNG 1 NĂM, ÔNG TỰ MUA SÁCH LUẬT VỀ HỌC VÀ TRỞ THÀNH LUẬT SƯ. ÔNG TỰ ỨNG CỬ VÀO NHÀ TRẮNG THẤT BẠI VÀ SAU ĐÓ MỚI THÀNH CÔNG.
8. WALT DISNEY: LÀ CON THỨ TƯ TRONG MỘT GIA ĐÌNH NÔNG DÂN NGHÈO, CHA NGHIỆN RƯỢU, BÀI BẠC. SÁU TUỔI ĐÃ PHẢI RA ĐỒNG LÀM VIỆC. MÊ VẼ NHƯNG VÌ KHÔNG CÓ TIỀN NÊN ÔNG DÙNG THAN ĐỂ VẼ LÊN GIẤY VỆ SINH. SAU NÀY, CÁI TÊN WALT DISNEY ĐÃ TRỞ NÊN NỔI TIẾNG THẾ GIỚI VỚI NHỮNG BỘ PHIM HOẠT HÌNH ĐỈNH CAO.

9. LÀ MỘT TRONG SỐ ÍT NGƯỜI VIỆT NAM NHIỄM HIV/AIDS DÁM CÔNG KHAI THÂN PHẬN-PHẠM THỊ HUỆ, QUÊ Ở HẢI PHÒNG ĐÃ ĐƯỢC TẠP CHÍ TIMES CỦA MĨ BẦU CHỌN LÀ “ANH HÙNG CHÂU Á”. BIẾT MÌNH VÀ CHỒNG BỊ NHIỄM BỆNH NHƯNG CHỊ ĐÃ CHIẾN THẮNG BẢN THÂN, ĐÓNG GÓP SỨC LỰC CÒN LẠI CHO CUỘC ĐỜI. THÁNG 2 NĂM 2005 CHỊ TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN LIÊN HỢP QUỐC. ĐÓ LÀ CHIẾN THẮNG BẢN THÂN LÀ CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI NHẤT.

10. CHU VĂN AN: NHÀ NHO, NHÀ HIỀN TRIẾT, NHÀ SƯ PHẠM MẪU MỰC CUỐI ĐỜI TRẦN, NỔI TIẾNG CƯƠNG TRỰC, KHÔNG CẦU DANH LỢI. RA LÀM QUAN VÀO THỜI VUA TRẦN DỤ TÔNG (ĐẦU THẾ KỈ XIV), CHÍNH SỰ SUY ĐỒI, NỊNH THẦN LŨNG ĐOẠN, ÔNG DÂNG SỚ XIN CHÉM 7 NỊNH THẦN (THẤT TRẢM SỚ) NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC CHẤP THUẬN. ÔNG TREO ẤN, TỪ QUAN VỀ QUÊ DẠY HỌC, SOẠN SÁCH. ÔNG KHÔNG VÌ HỌC TRÒ LÀM QUAN TO MÀ DỰA DẪM, LUÔN THẲNG THẮN PHÊ BÌNH NHỮNG HỌC TRÒ THIẾU LỄ ĐỘ. È TẤM GƯƠNG VỀ LỐI SỐNG TRUNG THỰC, BẤT CHẤP KHÓ KHĂN VẪN ĐẤU TRANH CHO LẼ PHẢI…

11. NGƯỜI NHẬT VÀ VẺ ĐẸP CỦA MỘT PHONG CÁCH VĂN HÓA: HỒI WORLD CUP NĂM 2002, TỔ CHỨC TẠI HÀN QUỐC VÀ NHẬT BẢN. RẤT NHIỀU FAN TỪ CHÂU ÂU SANG NHẬT XEM BÓNG ĐÁ. TRONG CÁC SÂN VẬN ĐỘNG, SAU KHI TRẬN ĐẤU KẾT THÚC, NGƯỜI XEM RA VỀ, NHƯNG NGƯỜI NHẬT NÁN LẠI NHẶT CÁC VỎ ĐỒ HỘP, CHAI, LỌ, RÁC VỨT RẢI RÁC TRONG SÂN VẬN ĐỘNG, ĐỂ MANG RA THÙNG RÁC BÊN NGOÀI. NHIỀU FAN TÂY THẤY XẤU HỔ, CŨNG QUAY LẠI, HỌC NGƯỜI NHẬT, NHẶT CÁC VỎ CHAI LỌ, ĐỒ HỘP, BAO GIẤY MÀ MÌNH VỨT LẠI, MANG RA THÙNG RÁC. Ý THỨC CÔNG CỘNG CỦA NGƯỜI NHẬT QUẢ LÀ ĐÁNG KHÂM PHỤC.

12. HUYỀN CHÍP (NGUYỄN THỊ KHÁNH HUYỀN): CÔ HỌC SINH LỚP CHUYÊN TOÁN-TRƯỜNG NĂNG KHIẾU ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI SAU KHI TỐT NGHIỆP THPT ĐÃ “XÁCH BA LÔ LÊN VÀ ĐI” (TÊN QUYỂN SÁCH TỰ TRUYỆN CỦA HUYỀN CHÍP). HUYỀN ĐÃ THỰC HIỆN HÀNH TRÌNH VÒNG QUANH THẾ GIỚI CHỈ VỚI CHIẾC BA LÔ TRÊN VAI, MẤY ĐÔ LA TRONG TÚI VỚI KHÁT VỌNG CỦA TUỔI ĐÔI MƯƠI LÀ ĐI ĐỂ SỐNG, ĐỂ CÓ CÁCH NHÌN ĐÚNG ĐẮN VỀ THỀ GIỚI VÀ BẢN THÂN TỪ SỰ DẤN THÂN VÀ TRẢI NGHIỆM.

13. NICK VUJICIC: DIỄN GIẢ NỔI TIẾNG SINH RA THIẾU HAI TAY, HAI CHÂN, NHƯNG ANH ĐÃ VƯỢT QUA TRỞ NGẠI BỆNH TẬT, TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH NĂM 21 TUỔI, TRỞ THÀNH NHÀ DIỄN THUYẾT NỔI TIẾNG VÀ TRUYỀN CẢM HỨNG TỚI 3 TRIỆU NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI. ANH NỔI TIẾNG VỚI PHƯƠNG CHÂM “CUỘC SỐNG KHÔNG GIỚI HẠN”.

14. Steve Jobs: CEO của Apple là một người có đam mê mạnh mẽ với công nghệ máy tính. Hơn chục năm gầy dựng sự nghiệp, ít ai ngờ chính Steve Jobs từng bị Apple sa thải. Đam mê không cho phép ông nản lòng, rời khỏi Apple, ông vẫn kiên trì xây dựng lại sự nghiệp, tạo ra nhiều công nghệ đột phá, mới mẻ. Những danh ngôn của Steve Jobs: “Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Đừng đánh mất niềm tin.” (Steve Jobs).

15. Hồi World Cup năm 2002, tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Rất nhiều người hâm mộ từ châu Âu sang Nhật xem bóng đá. Trong các sân vận động, sau khi trận đấu kết thúc, người xem ra về, nhưng người Nhật nán lại nhặt các vỏ đồ hộp, chai, lọ, rác vứt rải rác trong sân vận động, để mang ra thùng rác bên ngoài. Nhiều người hâm mộ Tây thấy xấu hổ, cũng quay lại, học người Nhật, nhặt các vỏ chai lọ, đồ hộp, bao giấy mà mình vứt lại, mang ra thùng rác. Ý thức công cộng của người Nhật quả là đáng khâm phục.

16. Mark Zuckerberg bỏ học năm 2 Đại học Havard để và tập trung vào phát triển “The Facebook”-mạng xã hội do anh tự mình phát triển tại khu kí túc xá cùng với 1 số người bạn. Hiện nay, hơn 2 tỷ người trên thế giới dùng Facebook. Công ty này kiếm được hàng tỷ USD mỗi quý nhờ hiển thị quảng cáo.

-------
HẾT

Học để thay đổi số phận chính mình
Thêm
343
0
1
Học kì 1 sắp hết và môn văn 10 sẽ thi hết kì. Và để đạt điểm cao, chúng ta cần tham khảo một số đề trước. Dưới đây chúng ta cùng chia sẻ một số đề mới và thảo luận nhé.



I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều. Mi-đát vốn tham lam nên nói ngay:
- Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng!
Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!
Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chắp tay cầu khẩn:
- Xin Thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống!
Thần Đi-ô-ni-dốt liền hiện ra và phán:
- Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà người sẽ rửa sạch được lòng tham.
Mi-đát làm theo lời dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây ông hằng mong ước. Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
(Điều ước của vua Mi-đát, trích Thần thoại Hi Lạp, Nhữ Thành dịch)

Lựa chọn đáp án đúng:

1. Nội dung chính của câu chuyện là ?

A. Mong muốn của vua Mi-đát và sự giúp đỡ của thần Đi-ô-ni-dốt
B. Những ước muốn của vua Mi-đát
C. Ước muốn tham lam của vua Mi-đát
C. Niềm hạnh phúc của vua Mi-đát

2. Đâu là lời người kể chuyện?

A. Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng!
B. Xin Thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống!
C. Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều.
D. Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà người sẽ rửa sạch được lòng tham.

3. Chi tiết nào giúp vua Mi-đát hiểu ra điều ước của mình là khủng khiếp?
A. Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng
B. Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng
C. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt
D. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn

4.. Nhân vật vua Mi-đát trong câu chuyện trên là người như thế nào?

A. Nhu nhược, bù nhìn
B. Tham lam, ngu ngốc
C. Khôn ngoan, tư lợi
D. Xảo trá, gian tham.

5. Bài học mà nhà vua Mi-đát hiểu ra là gì?

A. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam;
B. Không nên ước những điều ngu ngốc;
C. Trước khi ước điều gì cần phải suy nghĩ chín chắn
D. Không gì quý giá bằng miếng ăn.

6. Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?

A. Ngưỡng mộ sự màu nhiệm của điều ước;
B. Tôn vinh trí tuệ của thần Đi-ô-ni-dốt;
C. Trân trọng khát vọng giàu sang của con người;
D. Phê phán những ước muốn tham lam của con người.

7. Ý nào không nêu đúng lý do khiến chi tiết “Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng” là chi tiết tiêu biểu, không thể lược bỏ:

A. Tăng kịch tính cho câu chuyện
B. Làm nổi bật sự tham lam của vua Mi-đát
C. Giúp người đọc hiểu rõ hơn ý nghĩa của câu chuyện
D. Cho thấy ước muốn của vua Mi-đát là ngu ngốc và khủng khiếp

Trả lời các câu hỏi:

8. Chỉ ra và nêu tác dụng của chi tiết thần kì được sử dụng trong câu chuyện.

9. Thông điệp có ý nghĩa nhất anh(chị) rút ra được sau khi đọc xong câu chuyện.

10. Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm: “Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam” không? Vì sao?


II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Điều ước của vua Mi- đát

------ Hết ------
Thêm
426
0
0
“SUÔNG” SẺ


Truyện được kể theo ngôi thứ nhất với nhân vật người bố

Tôi đi vào công ty VinFast như mọi ngày. Ở phòng kế toán, có một nhân viên có trình độ Excel ở mức trung bình và cô ấy đang loay hoay với một số hàm. Cô ấy hỏi:

Anh ơi, anh có biết hàm VLOOKUP nghĩa là gì không?

Tôi mắng:

- Học Excel bao nhiêu năm rồi mà không biết hàm này dùng để làm gì à?

Cô nhân viên này mắng lại:

- Thế anh có biết Excel không?

Tôi cãi lại

Cô biết Excel mà cô cũng phải hỏi nữa. Tôi là tôi học Excel từ 10 năm nay rồi!

Rồi cô nhân viên này đưa tôi một bảng tính và yêu cầu sử dụng hàm COUNT để đếm ngày công, lương, thưởng của công ty. Nhưng, làm mãi vãn chưa xong. Cô nhân viên mắng:

- Thấy chưa, anh cứ thích nói suông làm gì. Anh bảo anh học Excel hơn 10 năm, nhưng làm một cái bảng tính với các hàm đơn giản như thế mà anh vẫn không làm được à?

Tự khắc, trong đầu tôi văng vẳng câu hát “Ôi con sông quê con sông quê”[1]. Tôi đã sai vì khai gian kinh nghiệm.

Về đến nhà, thấy con trai cần sửa kính cận bị gãy gọng. Cậu bé nhờ tôi đem ra cửa hàng kính để sửa, nhưng nghĩ rằng thằng bé đã lớn, tôi mắng:

- Lớn chừng này rồi mà mày còn không sửa được cái kính, sau này ra xã hội sống làm sao được?

Cậu bé cãi lại:

- Con có biết làm đâu?

Tôi gắt gỏng:

- MÀY LẤY CÁI TUA VÍT RA ĐÂY!

Rồi tôi hướng dẫn con sửa kính, nhưng cậu bé không biết sửa. Cậu bé khóc, tôi mắng:

- LỚN CHỪNG NÀY RỒI MÀ CÒN KHÓC. ĐÀN ÔNG CON TRAI PHẢI MẠNH MẼ LÊN!!

Bố tôi hớt hải chạy xuống mắng tôi:

- Mày có sửa được không mà mày ép con sửa như thế, trong khi cái ốc vít của kính rất nhỏ, trẻ con không nhìn thấy?

Tôi “combat” lại với bố:

- Để nó sửa cho nó biết sửa!

Bố tôi mắng cho tôi một trận:

- Không phải ai cũng làm thợ sửa kính chuyên nghiệp đâu! Để sản xuất ra một chiếc kính cần đến những máy móc hiện đại và những con ốc vít nhỏ kia thì những thợ sửa mới sửa được thôi. Mày giỏi thì mày sửa đi cho tao xem.

Tôi sửa kính nhưng nhìn mãi vẫn chưa thấy ốc vít đâu. Tôi cầm tua vít lên sửa và thế là “gãy lại hoàn gãy”!

Bố tôi bảo:

- Thấy chưa, mày không biết làm mà ép người khác không biết làm làm cho mình. Mày thấy xấu hổ chưa?

Đầu tôi lại văng vẳng câu hát “Ôi con sông quê con sông quê” lần nữa.

Hôm sau, sếp giao cho tôi một công việc: Báo cáo tài chính của công ty. Nhưng vừa giao việc thì tôi lại mắng sếp thêm một lần nữa:

- Anh giỏi thì anh làm đi! Có mấy cái báo cáo đơn giản như thế mà cũng không biết làm. Tôi phải đến chịu anh đấy, thế mà cũng đòi làm doanh nhân!

Vừa dứt lời khoảng 2 giây, tôi đã ăn một cú tát trời giáng của sếp và sếp mắng:

- Láo! Anh thích bị sa thải lắm đúng không?

Cả phòng làm việc quay sang chú ý đến tôi và sếp của tôi. Họ túm năm tụm ba xem khẩu chiến giờ tôi và sếp tôi.
Sếp tôi mắng:
- Tôi giao việc cho anh làm báo cáo tài chính mà anh còn cố tình không làm, lại bắt tôi làm, lại còn tự xưng giỏi hơn cả mọi loại sếp, giỏi hơn cả Phạm Nhật Vượng[2] nữa.

Tôi gân cổ lên cãi cho bằng được:

- Anh là doanh nhân mà không biết báo cáo tài chính à? Thế này thì xứng đáng làm nhân viên thường thôi!

Sau 20 phút cãi tay tôi với sếp, sếp tôi chốt hạ một câu khiến tôi phải ê mặt:

- Tôi không chấp nhận cái nhân viên thích nói suông như anh! Nhân viên gì mà hỗn láo với cả sếp đến thế!

Cuộc khẩu chiến kết thúc. Tôi lại “ôi con sông quê con sông quê” và bị giáng chức xuống nhan viên “quèn” do lúc cãi tay đôi với sếp thì tôi đang làm trưởng phòng.

Tôi đã nhận ra rằng: Trên đời này, nói suông chẳng giúp ích gì. Hãy trau dồi kiến thức chuyên môn để làm việc hiệu quả hơn, không phải cứ ép người khác làm mà ta không biết làm.

Kể từ đó, tôi quyết tâm thay đổi. Tôi cố gắng đăng ký rất nhiều khóa học để trau dồi. Nào Excel, nào kỹ năng giao tiếp,… Chẳng mấy chốc, tôi được sếp khen và khôi phục lại chức trưởng phòng. Tính cách của tôi thay đổi hẳn từ đây.

Về đến nhà, con gái tôi nhờ tôi may chân váy. Vì tôi đã được bố mẹ tôi dạy may vá, nên tôi sẵn sàng giúp đỡ. Sau 1 giờ làm việc, chân váy được may đẹp như khi sản xuất ở xưởng may. Con gái tôi cảm ơn tôi:

- Bố may đẹp hơn cả mẹ may vậy. Con cảm ơn bố nha!

Nhìn thấy con gái vui như vậy, tôi cảm thấy vui vì từ này tôi đã biết đối xử tử tế hơn, không còn tình trạng mình không có kỹ năng chuyên môn mà bắt người không có kỹ năng chuyên môn làm thay mình.

Từ đó, cả nhà tôi được hòa thuận yên vui, sếp của tôi cũng vui hơn và tôi được lương cao hơn.



[1] Câu hát trong bài hát Khúc hát sông quê của nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo
[2] Phạm Nhật Vượng (sinh năm 1968): Chủ tịch tập đoàn Vingroup, người giàu nhất Việt Nam
Thêm
288
0
1
Tác phẩm được trích trong tập Sống vốn đơn thuần của Phong Tử Khải, là chương 5 của cuốn sách, có tiêu đề là Sống mà học nghệ thuật.

I. Tác giả

- Phong Tử Khải (1898-1975) là họa sĩ, tác giả tản văn, dịch giả và nhà lý luận giáo dục âm nhạc nghệ thuật nổi tiếng của Trung Quốc
- Ông đã có hơn 160 tác phẩm ở thể loại trên

II. Tác phẩm văn bản Yêu và đồng cảm

1. Thể loại: Tản văn

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm được trích trong tập Sống vốn đơn thuần của Phong Tử Khải, là chương 5 của cuốn sách, có tiêu đề là Sống mà học nghệ thuật.
- Sống vốn đơn thuần là tập văn - họa khá đặc trưng cho phong cách viết, vẽ của tác giả

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

4. Tóm tắt văn bản Yêu và đồng cảm

Tác phẩm mở đầu bằng lời kể của tác giả về một chú bé xếp đồ giúp mình, về lòng đồng cảm của chú bé với tất cả đồ vật có trong phòng. Đoạn trích nói về tấm lòng đồng cảm không chỉ của đứa bé hay người họa sĩ mà còn cả sự đồng cảm của mọi nghề nghiệp nhưng lòng đồng cảm và cách nhìn mọi vật của họ không giống nhau. Người nghệ sĩ cũng giống như một đứa trẻ , luôn đồng cảm với mọi sự vật, kể cả những đồ vật từ cái bàn, cái ghế đến bông hoa, cây cỏ,... Từ đó cho thấy quan niệm của tác giả về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và tôn trọng, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em.

5. Bố cục văn bản Yêu và đồng cảm

- Phần 1: 2 đoạn đầu : những cảm nhận ban đầu và cách lý giải của tác giả về sự đồng cảm

- Phần 2: đoạn tiếp theo : cách thể hiện và ý nghĩa của lòng đồng cảm

- Phần 3: 2 đoạn tiếp: đối tượng của lòng đồng cảm và điểm tương đồng trong sự đồng cảm giữa trẻ em và người nghệ sĩ

- Phần 4: Còn lại : thông điệp gửi gắm của tác giả mong muốn mọi người hãy có lòng đồng cảm với vạn vật trong cuộc sống thường ngày

6. Giá trị nội dung văn bản Yêu và đồng cảm

Quan niệm của tác giả về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và tôn trọng, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em.

7. Giá trị nghệ thuật văn bản Yêu và đồng cảm

- Ngôn từ mộc mạc, gần gũi
- Đưa ra các ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic
- Văn phong tự nhiên
Thêm
373
0
2

Văn Học

Viết cùng VHT
19/8/19
105
29
17,984
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
859,755
Tìm hiểu chi tiết văn bản Yêu và đồng cảm

1. Góc nhìn của sự vật

Những nghề nghiệp khác nhau có một sự khác nhau khi nhìn nhận gốc cây:

- Nhà khoa học nhìn thấy tính chất và trạng thái của gốc...
 
Tác phẩm được trích trong tập Sống vốn đơn thuần của Phong Tử Khải, là chương 5 của cuốn sách, có tiêu đề là Sống mà học nghệ thuật.

I. Tác giả

- Phong Tử Khải (1898-1975) là họa sĩ, tác giả tản văn, dịch giả và nhà lý luận giáo dục âm nhạc nghệ thuật nổi tiếng của Trung Quốc
- Ông đã có hơn 160 tác phẩm ở thể loại trên

II. Tác phẩm văn bản Yêu và đồng cảm

1. Thể loại: Tản văn

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm được trích trong tập Sống vốn đơn thuần của Phong Tử Khải, là chương 5 của cuốn sách, có tiêu đề là Sống mà học nghệ thuật.
- Sống vốn đơn thuần là tập văn - họa khá đặc trưng cho phong cách viết, vẽ của tác giả

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

4. Tóm tắt văn bản Yêu và đồng cảm

Tác phẩm mở đầu bằng lời kể của tác giả về một chú bé xếp đồ giúp mình, về lòng đồng cảm của chú bé với tất cả đồ vật có trong phòng. Đoạn trích nói về tấm lòng đồng cảm không chỉ của đứa bé hay người họa sĩ mà còn cả sự đồng cảm của mọi nghề nghiệp nhưng lòng đồng cảm và cách nhìn mọi vật của họ không giống nhau. Người nghệ sĩ cũng giống như một đứa trẻ , luôn đồng cảm với mọi sự vật, kể cả những đồ vật từ cái bàn, cái ghế đến bông hoa, cây cỏ,... Từ đó cho thấy quan niệm của tác giả về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và tôn trọng, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em.

5. Bố cục văn bản Yêu và đồng cảm

- Phần 1: 2 đoạn đầu : những cảm nhận ban đầu và cách lý giải của tác giả về sự đồng cảm

- Phần 2: đoạn tiếp theo : cách thể hiện và ý nghĩa của lòng đồng cảm

- Phần 3: 2 đoạn tiếp: đối tượng của lòng đồng cảm và điểm tương đồng trong sự đồng cảm giữa trẻ em và người nghệ sĩ

- Phần 4: Còn lại : thông điệp gửi gắm của tác giả mong muốn mọi người hãy có lòng đồng cảm với vạn vật trong cuộc sống thường ngày

6. Giá trị nội dung văn bản Yêu và đồng cảm

Quan niệm của tác giả về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và tôn trọng, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em.

7. Giá trị nghệ thuật văn bản Yêu và đồng cảm

- Ngôn từ mộc mạc, gần gũi
- Đưa ra các ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic
- Văn phong tự nhiên
Thêm
373
0
2

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
150
15
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
956,534
Tóm tắt tác phẩm Yêu và đồng cảm của Phong Tử Khải:

– Tóm tắt:

Yêu và đồng cảm là đoạn trích thuộc tác phẩm Sống vốn đơn thuần của tác giả Phong Tử Khải. Đoạn trích mở đầu bằng câu chuyện của...
 
Bài "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" được trích trong bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) do Thân Nhân Trung soạn năm 1484 thời Hồng Đức. Bài kí này được khắc đá hiện còn ở Văn miếu (Hà Nội).
https://forum.vanhoctre.com
Thân Nhân Trung tự là Hậu Phủ quê ở Yên Dũng, Bắc Giang, đỗ Tiến Sĩ làm quan dưới thời Hồng Đức có văn tài lỗi lạc, đức trọng tài cao từng được vua Lê Thánh Tông tin dùng ban chức "Tao đàn phó nguyên suý". Câu mở đầu cho ta biết Thân Nhân Trung được vua Lê Thánh Tông uỷ thác cho trọng trách. Một cách nói vừa kính cẩn, vừa khiêm nhường:

"Tôi dẫu nông cạn, vụng về, nhưng đâu dám từ chối, xin kính cẩn chắp tay cuối đầu mà làm bài kí rằng …".

Các tiến sĩ được khắc tên vào bia đá ở Văn Miếu là những hiền tài, những người học rộng, tài cao và có đạo đức. Tác giả coi "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" khẳng định nguyên khí có hệ trọng với sự thịnh suy, hưng vong của đất nước. Cách lập luận của tác giả rất chặc chẽ và đầy sức thuyết phục:

"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp".

Câu văn đẹp, ý tưởng sâu sắc, ngôn từ trang nhã, phép đối của thể văn cổ biền ngẫu được vận dụng tài tình. Từ xưa đến nay, câu văn này được nhiều nhà viết sử nhắc lại, được nhiều người ghi nhớ và truyền tụng, càng đọc càng suy ngẫm, ta càng thấy rõ: khi hiền tài xuất hiện như hoa mùa xuân thì quốc gia cường thịnh, khi "tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu" thì vận nước khó khăn, yếu hèn.

Tiếp theo Thân Nhân Trung nói về sự quan tâm đào tạo nhân tài là chính sách hàng đầu, là điều quan tâm đặc biệt: 'Vì vậy, các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí" làm việc đầu tiên. Triều đình nhà Lê, từ năm 1439 trở đi đã có nhiều việc làm biệt đãi và quý trọng kẻ sĩ. Nào là "đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật". Nào là "nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Vân hỉ". Sau mỗi khoa thi kén được nhiều tiến sĩ, trạng nguyên, "Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất". Đó là các việc như đặt ra lệ xướng danh, yết bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao.

Làm thế vẫn chưa đủ, nên vua Lê Thánh Tông, vị thánh minh lại cho khắc tên các tiến sĩ vào bia đá đặt ở cửa Hiền Quan (Quốc Tử Giám) nhằm mục đích "khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua". ý nghĩa sâu xa của việc "dựng đá đề danh ở cửa Hiền Quan" thể hiện việc đào tạo và bồi dường nhân tài, ươm nguồn nguyên khí quốc gia, dược tổ tiên ông cha ta đặc biệt coi trọng, đâu phải là "chuộng văn suông, ham tiếng hão". Trách nhiệm, nghĩa vụ của "kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh" phải như thế nào? Phải "tự trọng tấm thân" rèn đức rèn tài, phải "ra sức báo đáp' ân đức minh quân thánh đế.

Sau khi ca ngợi những tiến sĩ "đã đem văn học, chính sự ra tô điểm cho cảnh trị bình suốt mấy chục năm, được quốc gia tin dùng", Thân Nhân Trung đã nghiêm khắc chỉ trích "những kẻ vì nhận hối lộ mà hư hỏng, hoặc rơi vào hàng ngũ bọn gian ác".

Cuối bài văn, tác giả nói lên lợi ích to lớn, tác dụng to lớn của việc dựng bia tiến sĩ ở Vãn Miếu: "kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước". Lí lẽ sắc sảo, lập luận chặt chẽ, đối ý đối lời mạch lạc, giọng văn trang trọng, càng đọc ta càng thấy ý nghĩa tốt đẹp của việc tổ tiên ông cha ta ngày xưa dựng bia đá đề danh tiến sĩ.

Trong "Bình Ngô đại cáo" Nguyễn Trãi tự hào viết:

"Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến từ lâu".

Đọc bài "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" ta càng hiểu rõ sâu hơn nền văn hiến của dân tộc. Chính việc "bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí, (dựng bia tiến sĩ đã góp phần to lớn xây nền văn hiến ngày thêm rạng rỡ). Bài học lịch sử được rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ là lấy việc giáo dục làm quốc sách, coi trọng việc đào tạo nhân tài, biệt đãi kẻ sĩ để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

---
suu tam
Thêm
213
0
0
Thân Nhân Trung tự là Hầu Phủ, quê ở Yên Dũng, Bắc Giang, đỗ tiến sĩ, làm quan dưới thời Hồng Đức, có tài văn chương xuất chúng, trọng tài cao, từng được vua Lê Thánh Tông tin dùng, sắc phong làm quan. “Câu mở đầu cho ta biết Thân Nhân Trung được vua Lê Thánh Tông giao trọng trách lớn.

“Tôi dẫu nông cạn, vụng về, nhưng đâu dám từ chối, xin kính cẩn chắp tay cúi đầu mà làm bài kí rằng …”.

Các tiến sĩ được khắc tên trên bia đá tại Văn Miếu đều là những người có tài, có học, có tài và có đức. Tác giả coi “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” và khẳng định nguyên khí này có ý nghĩa quan trọng đối với sự hưng thịnh của đất nước.

Than Nhan Trung - Van Hoc Tre.jpg

Thân Nhân Trung là người xã Yên Ninh, nay thuộc Bắc Giang. Là một danh sĩ thời Hậu Lê. Ông đỗ tiến sĩ và làm quan dưới thời Hậu Lê, được triều đình trọng dụng. Ông có nhiều công sức trong việc tuyển chọn và đào tạo nhân tài. Ông từng là thành viên chủ chốt của Hội Tao Đàn. Ông sáng tác rất nhiều tác phẩm như: Thiên Nam dư hạ tập, Thân chinh ký sự, Văn bia Chiêu Lăng....

Tác phẩm Hiền tài là nguyên khí quốc gia ra đời khi ông nhận lệnh vua Lê Thánh Tông soạn bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba với mục đích khắc lên bia đặt trong văn miếu, khởi đầu cho việc dựng bia tiến sĩ sau này. Tác phẩm là một đoạn trích trong bài văn bia. Văn bia là loại văn khắc trên bia đá bao gồm nhiều thể loại khác nhau, phổ biến thời trung đại dùng để ghi chép những sự kiện quan trọng hoặc tên tuổi, sự nghiệp của những người có công đức. Nhiều tác phẩm văn bia là những áng văn nghị luận độc đáo, giàu hình tượng, mang nhiều giá trị tư tưởng, nhân văn sâu sắc.

Ngay đầu tác phẩm, Thân Nhân Trung nêu cao tư tưởng trọng người có đức, có tài với sự khẳng định: hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Hiền tài có nghĩa là người học cao, có tài, có đức. Nguyên khí là những khí chất ban đầu để hình thành nên một quốc gia. Tác giả nêu lên vai trò quan trọng của hiền tài, đất nước có nhiều người tài giỏi sẽ góp phần phát triển đất nước, ngược lại đất nước không có người tài sẽ bị suy vong, người tài quyết định tới sự suy thịnh của một quốc gia, hiền tài chính là sự kết tinh của đất trời và hồn dân tộc.

Sau khi khẳng định vai trò của người tài, tác giả tiếp tục nêu cao việc chiêu mộ và đào tạo nhân tài là một việc rất quan trọng "vì vậy các đấng thánh đế minh chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài kén chọn kẻ sĩ vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên". Để luận điểm của mình thêm chặt chẽ Thân Nhân Trung viết "đã yêu mến cho khoa danh lại đỗ cao bằng tước trật. Ban ân lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên tháp ở Pháp Nhạn bạn cho danh hiệu Long hổ bày tiệc Văn hỉ", "triều đình mừng được người tài không có việc gì lắm đến mức cao nhất". Với những lời văn súc tích, tác giả đã làm nổi bật lên vai trò của bậc hiền tài. Tuy nhiên những đãi ngộ của triều đình đối với các bậc nhân tài theo tác giả như vậy vẫn chưa đủ đối với sự cống hiến cho đất nước. Tác giả cho rằng phải khắc tên lên bia đá cho các tiến sĩ để tên tuổi và công danh được lưu giữ hàng nghìn đời sau để xứng đáng với công sức họ đã cống hiến, đồng thời khích lệ những người tài trên khắp cả nước thấy được sự trọng dụng của triều đình mà ra sức cống hiến, xây dựng đất nước. "Nay thánh minh lại cho rằng chuyện hay việc tốt tuy có một thời lừng lẫy nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ để lưu vẻ vang lâu dài, cho nên dựng đá để danh đặt ở cửa Hiền quan khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ rèn luyện danh tiếng giúp vua. Há chỉ là chuộng văn suông ham tiếng hão mà thôi đâu". Đó là những đãi ngộ của triều đình, còn trách nhiệm của kẻ sĩ chốn lều tranh là phải "ra sức báo đáp" ân đức của vua, của triều đình.

Thân Nhân Trung ngợi ca các bậc hiền tài có đức độ "có người đã đem văn học, chính sự tô điểm cho cảnh trị bình suốt mấy chục năm, được quốc gia tin dùng" bên cạnh đó tác giả còn chỉ trích với những kẻ âm mưu hại nước "cũng không phải có những kẻ vì nhận hối lộ mà hư hỏng hoặc rơi vào hàng ngũ bọn gian ác". Ông tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc khắc bia tiến sĩ một lần nữa "có lẽ vì lúc sống họ chưa được nhìn thấy tấm bia này. Vì thế hồi đó được mắt thấy thì lòng thiện tràn đầy, ý xấu ngăn chặn đâu còn dám nảy sinh như vậy được". Tác giả cho thấy lợi ích của việc khắc bia tiến sĩ là rất nhiều "kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. Với lối liệt kê kết hợp giọng văn trang trọng, nối nói mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến người đọc cảm thấy tác dụng to lớn của việc khắc bia tiến sĩ. Nhân tài nước ta không nhiều nhưng cũng không ít, việc để họ cống hiến hết mình, đem cái tài xây dựng đất nước thì triều đình cần có những chính sách chiêu mộ nhân tài, tránh để họ dùng cái tài của mình làm những việc xấu, ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia, dân tộc. Việc khắc bia sẽ là lời nhắc nhở các bậc hiền tài có ý thức, trách nhiệm đối với sự hưng thịnh của đất nước.

Tác phẩm đã chỉ ra và khẳng định vai trò, tầm quan trọng của nhân tài đối với đất nước. Đồng thời nêu nên những đãi ngộ mà đất nước dành cho người tài. Ca ngợi những tấm gương làm rạng danh đất nước, thể hiện sự tiếc nuối đối với những người có tài nhưng lại không biết vận dụng để làm việc tốt. Giọng văn rõ ràng, mạch lạc, giàu sức thuyết phục, ngôn từ dễ hiểu, xúc tích tất cả đã làm nổi bật lên được những giá trị mà tác giả muốn gửi gắm.

Đoạn trích là lời khuyến khích, động viên người tài ra giúp đời, giúp đất nước đồng thời cho thấy được cách nhìn, cách đánh giá đúng đắn, sáng suốt về vai trò của hiền tài đối với vận mệnh quốc gia. Tư tưởng ấy cũng chính là tư tưởng của vị vua Lê Thánh Tông. Trải qua bao thế kỉ, bao thăng trầm lịch sử nhưng tác phẩm vẫn giữ được những giá trị cho tới ngày nay.
Thêm
"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", bài làm tham khảo hay
203
0
1

Văn Học

Viết cùng VHT
19/8/19
105
29
17,984
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
859,755
Bài làm tham khảo
-----

"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp". Rõ ràng từ xưa ông cha ta đã từng...
 
Tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia là một tác phẩm đặc sắc của Thân Nhân Trung. Nội dung tác phẩm thấy được nền văn hiến của dân tộc đồng thời thấy được việc chăm lo chiêu mộ nhân tài góp phần xây dựng nền văn hiến thêm rạng rỡ. Tác phẩm thể hiện tư tưởng lấy giáo dục làm cốt lõi, coi trọng việc đào tạo người tài.


Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Thân bài

* Vai trò của hiền tài đối với mỗi quốc gia

- Hiền tài: những người có tài năng và đạo đức

- Nguyên khí: là khí chất có vai trò là nền tảng cho sự sống còn, phát triển của mỗi sự vật. Người tài cao học rộng chính là sinh khí ban đầu làm nên sự sống còn, sự phát triển của đất nước, xã hội. Người hiền tài luôn có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia

* Những việc làm khuyến khích hiền tài

Đề cao danh tiếng, xướng danh, ghi tên ở bảng vàng... Nhưng việc làm đó chưa đủ, biện pháp lâu dài cần làm đó là khắc bia tiến sĩ

* Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ

+ Khuyến khích nhân tài trong nước
+ Ngăn ngừa những điều ác, điều xấu
+ Góp phần làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh.

* Bài học rút ra từ việc khắc bia

+ Trong bất kỳ thời đại nào hiền tài luôn là nguyên khí của quốc gia
+ Thể hiện quan niệm giáo dục của đất nước

C. Kết bài

Khái quát lại giá trị của tác phẩm.
Thêm
243
0
3

Văn Học

Viết cùng VHT
19/8/19
105
29
17,984
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
859,755
Dàn ý trù phú
-----

Mở bài


Thân bài

1. Thế nào là "Hiền tài là nguyên khí quốc gia"

- "Hiền tài" là người tài cao, học rộng và có đạo đức, có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của...
 
Thân Nhân Trung tự là Hầu Phủ, quê ở Yên Dũng, Bắc Giang, đỗ tiến sĩ, làm quan dưới thời Hồng Đức, có tài văn chương xuất chúng, trọng tài cao, từng được vua Lê Thánh Tông tin dùng, sắc phong làm quan. “Câu mở đầu cho ta biết Thân Nhân Trung được vua Lê Thánh Tông giao trọng trách lớn.

“Tôi dẫu nông cạn, vụng về, nhưng đâu dám từ chối, xin kính cẩn chắp tay cúi đầu mà làm bài kí rằng …”.

Các tiến sĩ được khắc tên trên bia đá tại Văn Miếu đều là những người có tài, có học, có tài và có đức. Tác giả coi “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” và khẳng định nguyên khí này có ý nghĩa quan trọng đối với sự hưng thịnh của đất nước.

Than Nhan Trung - Van Hoc Tre.jpg

Thân Nhân Trung là người xã Yên Ninh, nay thuộc Bắc Giang. Là một danh sĩ thời Hậu Lê. Ông đỗ tiến sĩ và làm quan dưới thời Hậu Lê, được triều đình trọng dụng. Ông có nhiều công sức trong việc tuyển chọn và đào tạo nhân tài. Ông từng là thành viên chủ chốt của Hội Tao Đàn. Ông sáng tác rất nhiều tác phẩm như: Thiên Nam dư hạ tập, Thân chinh ký sự, Văn bia Chiêu Lăng....

Tác phẩm Hiền tài là nguyên khí quốc gia ra đời khi ông nhận lệnh vua Lê Thánh Tông soạn bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba với mục đích khắc lên bia đặt trong văn miếu, khởi đầu cho việc dựng bia tiến sĩ sau này. Tác phẩm là một đoạn trích trong bài văn bia. Văn bia là loại văn khắc trên bia đá bao gồm nhiều thể loại khác nhau, phổ biến thời trung đại dùng để ghi chép những sự kiện quan trọng hoặc tên tuổi, sự nghiệp của những người có công đức. Nhiều tác phẩm văn bia là những áng văn nghị luận độc đáo, giàu hình tượng, mang nhiều giá trị tư tưởng, nhân văn sâu sắc.

Ngay đầu tác phẩm, Thân Nhân Trung nêu cao tư tưởng trọng người có đức, có tài với sự khẳng định: hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Hiền tài có nghĩa là người học cao, có tài, có đức. Nguyên khí là những khí chất ban đầu để hình thành nên một quốc gia. Tác giả nêu lên vai trò quan trọng của hiền tài, đất nước có nhiều người tài giỏi sẽ góp phần phát triển đất nước, ngược lại đất nước không có người tài sẽ bị suy vong, người tài quyết định tới sự suy thịnh của một quốc gia, hiền tài chính là sự kết tinh của đất trời và hồn dân tộc.

Sau khi khẳng định vai trò của người tài, tác giả tiếp tục nêu cao việc chiêu mộ và đào tạo nhân tài là một việc rất quan trọng "vì vậy các đấng thánh đế minh chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài kén chọn kẻ sĩ vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên". Để luận điểm của mình thêm chặt chẽ Thân Nhân Trung viết "đã yêu mến cho khoa danh lại đỗ cao bằng tước trật. Ban ân lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên tháp ở Pháp Nhạn bạn cho danh hiệu Long hổ bày tiệc Văn hỉ", "triều đình mừng được người tài không có việc gì lắm đến mức cao nhất". Với những lời văn súc tích, tác giả đã làm nổi bật lên vai trò của bậc hiền tài. Tuy nhiên những đãi ngộ của triều đình đối với các bậc nhân tài theo tác giả như vậy vẫn chưa đủ đối với sự cống hiến cho đất nước. Tác giả cho rằng phải khắc tên lên bia đá cho các tiến sĩ để tên tuổi và công danh được lưu giữ hàng nghìn đời sau để xứng đáng với công sức họ đã cống hiến, đồng thời khích lệ những người tài trên khắp cả nước thấy được sự trọng dụng của triều đình mà ra sức cống hiến, xây dựng đất nước. "Nay thánh minh lại cho rằng chuyện hay việc tốt tuy có một thời lừng lẫy nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ để lưu vẻ vang lâu dài, cho nên dựng đá để danh đặt ở cửa Hiền quan khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ rèn luyện danh tiếng giúp vua. Há chỉ là chuộng văn suông ham tiếng hão mà thôi đâu". Đó là những đãi ngộ của triều đình, còn trách nhiệm của kẻ sĩ chốn lều tranh là phải "ra sức báo đáp" ân đức của vua, của triều đình.

Thân Nhân Trung ngợi ca các bậc hiền tài có đức độ "có người đã đem văn học, chính sự tô điểm cho cảnh trị bình suốt mấy chục năm, được quốc gia tin dùng" bên cạnh đó tác giả còn chỉ trích với những kẻ âm mưu hại nước "cũng không phải có những kẻ vì nhận hối lộ mà hư hỏng hoặc rơi vào hàng ngũ bọn gian ác". Ông tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc khắc bia tiến sĩ một lần nữa "có lẽ vì lúc sống họ chưa được nhìn thấy tấm bia này. Vì thế hồi đó được mắt thấy thì lòng thiện tràn đầy, ý xấu ngăn chặn đâu còn dám nảy sinh như vậy được". Tác giả cho thấy lợi ích của việc khắc bia tiến sĩ là rất nhiều "kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. Với lối liệt kê kết hợp giọng văn trang trọng, nối nói mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến người đọc cảm thấy tác dụng to lớn của việc khắc bia tiến sĩ. Nhân tài nước ta không nhiều nhưng cũng không ít, việc để họ cống hiến hết mình, đem cái tài xây dựng đất nước thì triều đình cần có những chính sách chiêu mộ nhân tài, tránh để họ dùng cái tài của mình làm những việc xấu, ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia, dân tộc. Việc khắc bia sẽ là lời nhắc nhở các bậc hiền tài có ý thức, trách nhiệm đối với sự hưng thịnh của đất nước.

Tác phẩm đã chỉ ra và khẳng định vai trò, tầm quan trọng của nhân tài đối với đất nước. Đồng thời nêu nên những đãi ngộ mà đất nước dành cho người tài. Ca ngợi những tấm gương làm rạng danh đất nước, thể hiện sự tiếc nuối đối với những người có tài nhưng lại không biết vận dụng để làm việc tốt. Giọng văn rõ ràng, mạch lạc, giàu sức thuyết phục, ngôn từ dễ hiểu, xúc tích tất cả đã làm nổi bật lên được những giá trị mà tác giả muốn gửi gắm.

Đoạn trích là lời khuyến khích, động viên người tài ra giúp đời, giúp đất nước đồng thời cho thấy được cách nhìn, cách đánh giá đúng đắn, sáng suốt về vai trò của hiền tài đối với vận mệnh quốc gia. Tư tưởng ấy cũng chính là tư tưởng của vị vua Lê Thánh Tông. Trải qua bao thế kỉ, bao thăng trầm lịch sử nhưng tác phẩm vẫn giữ được những giá trị cho tới ngày nay.
Thêm
"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", bài làm tham khảo hay
203
0
1

Văn Học

Viết cùng VHT
19/8/19
105
29
17,984
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
859,755
Bài làm tham khảo
-----

"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp". Rõ ràng từ xưa ông cha ta đã từng...
 
Tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia là một tác phẩm đặc sắc của Thân Nhân Trung. Nội dung tác phẩm thấy được nền văn hiến của dân tộc đồng thời thấy được việc chăm lo chiêu mộ nhân tài góp phần xây dựng nền văn hiến thêm rạng rỡ. Tác phẩm thể hiện tư tưởng lấy giáo dục làm cốt lõi, coi trọng việc đào tạo người tài.


Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Thân bài

* Vai trò của hiền tài đối với mỗi quốc gia

- Hiền tài: những người có tài năng và đạo đức

- Nguyên khí: là khí chất có vai trò là nền tảng cho sự sống còn, phát triển của mỗi sự vật. Người tài cao học rộng chính là sinh khí ban đầu làm nên sự sống còn, sự phát triển của đất nước, xã hội. Người hiền tài luôn có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia

* Những việc làm khuyến khích hiền tài

Đề cao danh tiếng, xướng danh, ghi tên ở bảng vàng... Nhưng việc làm đó chưa đủ, biện pháp lâu dài cần làm đó là khắc bia tiến sĩ

* Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ

+ Khuyến khích nhân tài trong nước
+ Ngăn ngừa những điều ác, điều xấu
+ Góp phần làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh.

* Bài học rút ra từ việc khắc bia

+ Trong bất kỳ thời đại nào hiền tài luôn là nguyên khí của quốc gia
+ Thể hiện quan niệm giáo dục của đất nước

C. Kết bài

Khái quát lại giá trị của tác phẩm.
Thêm
243
0
3

Văn Học

Viết cùng VHT
19/8/19
105
29
17,984
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
859,755
Bài làm tham khảo phân tích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
-------


Thân Nhân Trung là một vị quan nổi tiếng trong triều về đức độ, tài năng và là một người thầy mẫu mực đương thời. Ông đã...
 
Tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia là một tác phẩm đặc sắc của Thân Nhân Trung. Nội dung tác phẩm thấy được nền văn hiến của dân tộc đồng thời thấy được việc chăm lo chiêu mộ nhân tài góp phần xây dựng nền văn hiến thêm rạng rỡ. Tác phẩm thể hiện tư tưởng lấy giáo dục làm cốt lõi, coi trọng việc đào tạo người tài.


Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Thân bài

* Vai trò của hiền tài đối với mỗi quốc gia

- Hiền tài: những người có tài năng và đạo đức

- Nguyên khí: là khí chất có vai trò là nền tảng cho sự sống còn, phát triển của mỗi sự vật. Người tài cao học rộng chính là sinh khí ban đầu làm nên sự sống còn, sự phát triển của đất nước, xã hội. Người hiền tài luôn có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia

* Những việc làm khuyến khích hiền tài

Đề cao danh tiếng, xướng danh, ghi tên ở bảng vàng... Nhưng việc làm đó chưa đủ, biện pháp lâu dài cần làm đó là khắc bia tiến sĩ

* Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ

+ Khuyến khích nhân tài trong nước
+ Ngăn ngừa những điều ác, điều xấu
+ Góp phần làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh.

* Bài học rút ra từ việc khắc bia

+ Trong bất kỳ thời đại nào hiền tài luôn là nguyên khí của quốc gia
+ Thể hiện quan niệm giáo dục của đất nước

C. Kết bài

Khái quát lại giá trị của tác phẩm.
Thêm
243
0
3

Văn Học

Viết cùng VHT
19/8/19
105
29
17,984
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
859,755
Vị vua anh minh, tài giỏi của dân tộc – Nguyễn Huệ – từng nói: “Dựng nước lấy học làm đầu, muốn trị nước phải lấy hiền tài làm gốc”. Tương tự Nguyễn Huệ là Mặc Tự. Người khẳng định: “Người tài...
 
Tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia là một tác phẩm đặc sắc của Thân Nhân Trung. Nội dung tác phẩm thấy được nền văn hiến của dân tộc đồng thời thấy được việc chăm lo chiêu mộ nhân tài góp phần xây dựng nền văn hiến thêm rạng rỡ. Tác phẩm thể hiện tư tưởng lấy giáo dục làm cốt lõi, coi trọng việc đào tạo người tài.


Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Thân bài

* Vai trò của hiền tài đối với mỗi quốc gia

- Hiền tài: những người có tài năng và đạo đức

- Nguyên khí: là khí chất có vai trò là nền tảng cho sự sống còn, phát triển của mỗi sự vật. Người tài cao học rộng chính là sinh khí ban đầu làm nên sự sống còn, sự phát triển của đất nước, xã hội. Người hiền tài luôn có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia

* Những việc làm khuyến khích hiền tài

Đề cao danh tiếng, xướng danh, ghi tên ở bảng vàng... Nhưng việc làm đó chưa đủ, biện pháp lâu dài cần làm đó là khắc bia tiến sĩ

* Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ

+ Khuyến khích nhân tài trong nước
+ Ngăn ngừa những điều ác, điều xấu
+ Góp phần làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh.

* Bài học rút ra từ việc khắc bia

+ Trong bất kỳ thời đại nào hiền tài luôn là nguyên khí của quốc gia
+ Thể hiện quan niệm giáo dục của đất nước

C. Kết bài

Khái quát lại giá trị của tác phẩm.
Thêm
243
0
3

Văn Học

Viết cùng VHT
19/8/19
105
29
17,984
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
859,755
Dàn ý trù phú
-----

Mở bài


Thân bài

1. Thế nào là "Hiền tài là nguyên khí quốc gia"

- "Hiền tài" là người tài cao, học rộng và có đạo đức, có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của...
 
Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà càng lên cao; nguyên khí suy thì nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy, các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo hiền tài bồi đắp thêm nguyên khí”.

Đây là tư tưởng quan trọng nhất về văn hoá, giáo dục của Thân Nhân Trung được trình bày tập trung, khá rõ ràng trong bài ký đề tên bia Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442).

Tư tưởng trên, trước hết khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia, là việc đem lại hưng thịnh cho đất nước.

Trong bài kí, Thân Nhân Trung không nói nhân tài mà nói hiền tài. Hiền tài theo quan niệm người xưa, cũng như của tác giả là người có cả tài năng, không những học rộng hiểu nhiều, có đủ tài giúp vua trị nước, đem lại cuộc sống thanh bình cho nhân dân; có cả đức hạnh, là người gương mẫu về đạo đức, suốt đời chăm lo tu dưỡng phẩm hạnh cho bản thân, đem hết tài năng và đức hạnh phục vụ cho đất nước. Đó là người “lấy trung nghĩa mà rèn cho danh thực hợp nhau, thực hành điều sở học, làm nên sự nghiệp vĩ đại sáng ngời, khiến cho mọi người đời sau kính trọng thành danh, mến mộ khí tiết…”. Về khái niệm “nguyên khí”, trong kho tàng thư tịch cổ Trung Hoa đã có nhiều sách đề cập. Sách “Bạch Hổ Thông” viết: “Địa giả, nguyên khí sơ sinh, vạn vật chi tổ” (Đất là nơi sản sinh ra nguyên khí, tổ của muôn loài), xem nguyên khí là khí đại hoá lớn lao. Còn sách “Đường thư” viết: Liễu Công Độ thiệp nhiếp sinh. Thường viết: Ngô sở vô thuật, bất dĩ nguyên khí tả hỉ nộ nhĩ” (Liễu Công Độ giỏi việc dưỡng sinh. Ông thường nói : Ta vốn không có thuật gì, chẳng qua biết dựa vào tinh khí mà điều hoà sự yêu ghét, mừng, giận mà thôi), xem nguyên khí là để chỉ tinh khí của người ta. Thân Nhân Trung đã mượn nghĩa từ sách Đường thư: nguyên khí chính là tinh khí và vận dụng một cách sáng tạo.

Có thể nói, trong lịch sử văn hoá, giáo dục trước đời Lê Thánh Tông, chưa có ai đặt vấn đề như ông. Người ta không ai là không biết mối quan hệ giữa hiền tài và sự thịnh suy của một triều đại, một quốc gia. Nhưng còn coi người “hiền tài là nguyên khí quốc gia” thì phải ghi nhận bắt đầu từ Thân Nhân Trung, một câu tổng kết chính xác cho cả một đường lối chiến lược về văn hoá, giáo dục của bất cứ một thời đại nào, một chính thể nào.

Tư tưởng ấy, một lần nữa được nhắc lại trong bài kí đề tên bia Tiến sĩ khoa Đinh Mùi, niên hiệu Hồng Đức 18 (1487): “Nếu không có người tài đông đảo thì làm sao có được sự thịnh trị thanh bình” và “muốn có nền giáo hoá, đất nước thịnh trị thì cái gốc của nó là phải có hiền tài”.

Quan niệm “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” do Thân Nhân Trung đưa ra được các vương triều phong kiến Việt Nam từ triều vua Lê Thánh Tông trở đi coi như một tư tưởng quan trọng trong quốc sách văn hoá, giáo dục.

“Nhân tài thịnh, chính trị lên cao, vận nước nhà rực rỡ vô cùng, càng sâu xa càng lâu dài, mà càng sáng sủa lớn lao thêm” (Bia số 4, khoa Bính Tuất, niên hiệu Quang Thuận 7, 1467).

“Quốc gia có người tài cũng như thân thể con người có nguyên khí. Nguyên khí cường thịnh thì con người được hưởng thọ lâu dài, người tài đông đảo thì quốc gia được thái bình vững chãi “(Bia số 29, khoa Bính Thìn, niên hiệu Hoằng Định 20, 1616).

Quan niệm như thế là khẳng định hiền tài định đoạt vận mệnh đất nước, dân tộc. Tư tưởng này dẫn đến sự cầu hiền.

Thứ hai, tư tưởng nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong việc “chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo hiền tài bồi đắp thêm nguyên khí”.

Vai trò của nhà nước, người đứng đầu chế độ phong kiến là nhà vua. Muốn bồi dưỡng được hiền tài, theo Thân Nhân Trung người trên (nhà vua) phải biết chăm lo cho dân, lo việc nước, khiến cho nước mạnh dân giàu. “Hiền tài phồn thịnh vốn có quan hệ đến khí hóa của trời đất và cốt ở cái gốc giáo hoá của thánh nhân”. Nói sự giáo hoá của thánh nhân là nói về sự quan tâm đặc biệt của nhà vua đối với việc giáo dưỡng tuyển chọn và đãi ngộ nhân tài. Thời đại của Thân Nhân Trung sống, Lê Thánh Tông là một minh quân có tầm nhìn chính trị, có trình độ văn hoá, có tinh thần yêu nước thương dân, chú trọng đến đào tạo và sử dụng hiền tài trong xây dựng đất nước đưa quốc gia Đại Việt trở thành thịnh trị. Việc đào tạo người hiền tài, sử dụng người tài của vua Lê Thánh Tông được phản ánh rõ nét ở 12 khoa thi Tiến sĩ lấy đỗ 502 người, trong đó có 10 người đỗ đệ nhất giáp, đệ nhất danh, và huy động các hiền tài tham gia công cuộc chấn hưng mạnh mẽ nước nhà. Nhà vua còn cho dựng bia khắc tên những người thi đỗ và đặt ở Quốc Tử Giám.

Có thể nói, ở Việt Nam thời phong kiến, chưa bao giờ nền giáo dục, thi cử lại thịnh đạt cũng như vai trò người trí thức lại được đề cao, đãi ngộ như đời Lê Thánh Tông. Chính vì thế, trong gần 40 năm làm vua, Lê Thánh Tông đã đưa nhà Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt đạt tới vinh quang trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hồi thế kỷ XV. Sử gia Ngô Sĩ Liên khen Lê Thánh Tông là vua “anh hùng, tài lược”.

Tiếp thu tinh hoa văn hoá truyền thống dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhà văn hoá, giáo dục lớn, Người suốt đời chăm lo cho độc lập của đất nước, hạnh phúc của nhân dân, “chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Cho nên, đất nước vừa giành độc lập, Người đặt giáo dục là một trong nhiệm vụ hàng đầu để chấn hưng đất nước. Người chỉ ra rằng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Người kêu gọi mọi người Việt Nam có quyền lợi và bổn phận học kiến thức mới để xây dựng nước nhà; nhất là các cháu thiếu niên phải ra sức học tập để cho non sông Việt Nam, dân tộc Việt Nam được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Bên cạnh việc chăm lo giáo dục đào tạo Người còn sử dụng chính sách chiêu hiền tài. Người đưa vào chính phủ lâm thời, các bộ, một số trí thức là những bậc nhân sĩ yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố, các luật sư, bác sĩ, kỹ sư Tây học như Phan Anh, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Minh Giám, Tôn Thất Tùng…Vận động một số trí thức yêu nước đang nghiên cứu, làm việc ở Châu Âu như Trần Đại Nghĩa, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Hữu Thọ, Đặng Văn Ngữ…về nước tham gia kháng chiến. Rồi các văn nghệ sĩ nổi tiếng thời ấy cũng đứng vào hàng ngũ dưới lá cờ của Bác như Huy Cận, Xuân Diệu, Lưu Hữu Phước, Văn Cao, Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Đình Thi…Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đội ngũ trí thức ấy đã đóng góp xứng đáng vào thắng lợi của dân tộc. Trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc đào tạo và sử dụng hiền tài. Người đặt nhiệm vụ phải đào tạo con người Việt Nam mới vừa hồng vừa chuyên (có đủ đức tài) đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người coi văn hoá giáo dục là một mặt trận quan trọng của sự nghiệp cách mạng trong từng giai đoạn cách mạng cụ thể và có tác dụng to lớn đối với sự phát triển của một đất nước, một dân tộc. Trên tinh thần ấy, từ Đại hội VI đến nay, Đảng ta luôn khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ , giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, “khoa học công nghệ là động lực, giáo dục và đào tạo là nhân tố cơ bản để tạo ra động lực” (Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành T.Ư khoá IX) cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giáo dục, đào tạo và sử dụng hiền tài đã chấn hưng nền giáo dục nước nhà, phát huy bản lĩnh và tài năng, nhận đúng vai trò của người hiền tài trong tiến trình giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước độc lập, phồn vinh là truyền thống quí báu của cha ông ta được Thân Nhân Trung nêu lên cách đây hơn 500 năm.

Ngày hôm nay, đất nước đang chuyển mình trong hoàn cảnh mới của dân tộc và thời đại, đang hội nhập kinh tế, chuẩn bị nội lực, thực lực cho kinh tế Việt Nam khi nước ta hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới và lĩnh vực giáo dục, đào tạo, làm sao để Việt Nam có một nền giáo dục chất lượng cao, chính sách sử dụng nhân tài như thế nào để người tài có điều kiện phát huy hết khả năng của mình, phục vụ đắc lực và có hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là những vấn đề nóng nhất mà chúng ta cần quan tâm để xây dựng và phát triển đất nước. Giáo dục đang trở thành quốc sách hàng đầu, chấn hưng giáo dục là chìa khoá mở cửa vào tương lai dân tộc. Văn hoá, khoa học và đội ngũ trí thức đang giữ vai trò quan trọng đối với sự nghiệp chung của đất nước. Tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Trần Nhân Trung thường xuyên nhắc nhở các triều đại về chính sách đối với kẻ sĩ, và luôn luôn minh chứng lời nói bất hủ của ông về sự thịnh suy của đất nước gắn liền với sự thịnh suy của hiền tài

Theo TS BÙI QUANG TUYẾN
Trường Đại học Phú Xuân-Huế
Thêm
200
0
1
Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà càng lên cao; nguyên khí suy thì nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy, các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo hiền tài bồi đắp thêm nguyên khí”.

Đây là tư tưởng quan trọng nhất về văn hoá, giáo dục của Thân Nhân Trung được trình bày tập trung, khá rõ ràng trong bài ký đề tên bia Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442).

Tư tưởng trên, trước hết khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia, là việc đem lại hưng thịnh cho đất nước.

Trong bài kí, Thân Nhân Trung không nói nhân tài mà nói hiền tài. Hiền tài theo quan niệm người xưa, cũng như của tác giả là người có cả tài năng, không những học rộng hiểu nhiều, có đủ tài giúp vua trị nước, đem lại cuộc sống thanh bình cho nhân dân; có cả đức hạnh, là người gương mẫu về đạo đức, suốt đời chăm lo tu dưỡng phẩm hạnh cho bản thân, đem hết tài năng và đức hạnh phục vụ cho đất nước. Đó là người “lấy trung nghĩa mà rèn cho danh thực hợp nhau, thực hành điều sở học, làm nên sự nghiệp vĩ đại sáng ngời, khiến cho mọi người đời sau kính trọng thành danh, mến mộ khí tiết…”. Về khái niệm “nguyên khí”, trong kho tàng thư tịch cổ Trung Hoa đã có nhiều sách đề cập. Sách “Bạch Hổ Thông” viết: “Địa giả, nguyên khí sơ sinh, vạn vật chi tổ” (Đất là nơi sản sinh ra nguyên khí, tổ của muôn loài), xem nguyên khí là khí đại hoá lớn lao. Còn sách “Đường thư” viết: Liễu Công Độ thiệp nhiếp sinh. Thường viết: Ngô sở vô thuật, bất dĩ nguyên khí tả hỉ nộ nhĩ” (Liễu Công Độ giỏi việc dưỡng sinh. Ông thường nói : Ta vốn không có thuật gì, chẳng qua biết dựa vào tinh khí mà điều hoà sự yêu ghét, mừng, giận mà thôi), xem nguyên khí là để chỉ tinh khí của người ta. Thân Nhân Trung đã mượn nghĩa từ sách Đường thư: nguyên khí chính là tinh khí và vận dụng một cách sáng tạo.

Có thể nói, trong lịch sử văn hoá, giáo dục trước đời Lê Thánh Tông, chưa có ai đặt vấn đề như ông. Người ta không ai là không biết mối quan hệ giữa hiền tài và sự thịnh suy của một triều đại, một quốc gia. Nhưng còn coi người “hiền tài là nguyên khí quốc gia” thì phải ghi nhận bắt đầu từ Thân Nhân Trung, một câu tổng kết chính xác cho cả một đường lối chiến lược về văn hoá, giáo dục của bất cứ một thời đại nào, một chính thể nào.

Tư tưởng ấy, một lần nữa được nhắc lại trong bài kí đề tên bia Tiến sĩ khoa Đinh Mùi, niên hiệu Hồng Đức 18 (1487): “Nếu không có người tài đông đảo thì làm sao có được sự thịnh trị thanh bình” và “muốn có nền giáo hoá, đất nước thịnh trị thì cái gốc của nó là phải có hiền tài”.

Quan niệm “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” do Thân Nhân Trung đưa ra được các vương triều phong kiến Việt Nam từ triều vua Lê Thánh Tông trở đi coi như một tư tưởng quan trọng trong quốc sách văn hoá, giáo dục.

“Nhân tài thịnh, chính trị lên cao, vận nước nhà rực rỡ vô cùng, càng sâu xa càng lâu dài, mà càng sáng sủa lớn lao thêm” (Bia số 4, khoa Bính Tuất, niên hiệu Quang Thuận 7, 1467).

“Quốc gia có người tài cũng như thân thể con người có nguyên khí. Nguyên khí cường thịnh thì con người được hưởng thọ lâu dài, người tài đông đảo thì quốc gia được thái bình vững chãi “(Bia số 29, khoa Bính Thìn, niên hiệu Hoằng Định 20, 1616).

Quan niệm như thế là khẳng định hiền tài định đoạt vận mệnh đất nước, dân tộc. Tư tưởng này dẫn đến sự cầu hiền.

Thứ hai, tư tưởng nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong việc “chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo hiền tài bồi đắp thêm nguyên khí”.

Vai trò của nhà nước, người đứng đầu chế độ phong kiến là nhà vua. Muốn bồi dưỡng được hiền tài, theo Thân Nhân Trung người trên (nhà vua) phải biết chăm lo cho dân, lo việc nước, khiến cho nước mạnh dân giàu. “Hiền tài phồn thịnh vốn có quan hệ đến khí hóa của trời đất và cốt ở cái gốc giáo hoá của thánh nhân”. Nói sự giáo hoá của thánh nhân là nói về sự quan tâm đặc biệt của nhà vua đối với việc giáo dưỡng tuyển chọn và đãi ngộ nhân tài. Thời đại của Thân Nhân Trung sống, Lê Thánh Tông là một minh quân có tầm nhìn chính trị, có trình độ văn hoá, có tinh thần yêu nước thương dân, chú trọng đến đào tạo và sử dụng hiền tài trong xây dựng đất nước đưa quốc gia Đại Việt trở thành thịnh trị. Việc đào tạo người hiền tài, sử dụng người tài của vua Lê Thánh Tông được phản ánh rõ nét ở 12 khoa thi Tiến sĩ lấy đỗ 502 người, trong đó có 10 người đỗ đệ nhất giáp, đệ nhất danh, và huy động các hiền tài tham gia công cuộc chấn hưng mạnh mẽ nước nhà. Nhà vua còn cho dựng bia khắc tên những người thi đỗ và đặt ở Quốc Tử Giám.

Có thể nói, ở Việt Nam thời phong kiến, chưa bao giờ nền giáo dục, thi cử lại thịnh đạt cũng như vai trò người trí thức lại được đề cao, đãi ngộ như đời Lê Thánh Tông. Chính vì thế, trong gần 40 năm làm vua, Lê Thánh Tông đã đưa nhà Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt đạt tới vinh quang trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hồi thế kỷ XV. Sử gia Ngô Sĩ Liên khen Lê Thánh Tông là vua “anh hùng, tài lược”.

Tiếp thu tinh hoa văn hoá truyền thống dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhà văn hoá, giáo dục lớn, Người suốt đời chăm lo cho độc lập của đất nước, hạnh phúc của nhân dân, “chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Cho nên, đất nước vừa giành độc lập, Người đặt giáo dục là một trong nhiệm vụ hàng đầu để chấn hưng đất nước. Người chỉ ra rằng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Người kêu gọi mọi người Việt Nam có quyền lợi và bổn phận học kiến thức mới để xây dựng nước nhà; nhất là các cháu thiếu niên phải ra sức học tập để cho non sông Việt Nam, dân tộc Việt Nam được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Bên cạnh việc chăm lo giáo dục đào tạo Người còn sử dụng chính sách chiêu hiền tài. Người đưa vào chính phủ lâm thời, các bộ, một số trí thức là những bậc nhân sĩ yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố, các luật sư, bác sĩ, kỹ sư Tây học như Phan Anh, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Minh Giám, Tôn Thất Tùng…Vận động một số trí thức yêu nước đang nghiên cứu, làm việc ở Châu Âu như Trần Đại Nghĩa, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Hữu Thọ, Đặng Văn Ngữ…về nước tham gia kháng chiến. Rồi các văn nghệ sĩ nổi tiếng thời ấy cũng đứng vào hàng ngũ dưới lá cờ của Bác như Huy Cận, Xuân Diệu, Lưu Hữu Phước, Văn Cao, Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Đình Thi…Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đội ngũ trí thức ấy đã đóng góp xứng đáng vào thắng lợi của dân tộc. Trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc đào tạo và sử dụng hiền tài. Người đặt nhiệm vụ phải đào tạo con người Việt Nam mới vừa hồng vừa chuyên (có đủ đức tài) đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người coi văn hoá giáo dục là một mặt trận quan trọng của sự nghiệp cách mạng trong từng giai đoạn cách mạng cụ thể và có tác dụng to lớn đối với sự phát triển của một đất nước, một dân tộc. Trên tinh thần ấy, từ Đại hội VI đến nay, Đảng ta luôn khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ , giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, “khoa học công nghệ là động lực, giáo dục và đào tạo là nhân tố cơ bản để tạo ra động lực” (Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành T.Ư khoá IX) cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giáo dục, đào tạo và sử dụng hiền tài đã chấn hưng nền giáo dục nước nhà, phát huy bản lĩnh và tài năng, nhận đúng vai trò của người hiền tài trong tiến trình giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước độc lập, phồn vinh là truyền thống quí báu của cha ông ta được Thân Nhân Trung nêu lên cách đây hơn 500 năm.

Ngày hôm nay, đất nước đang chuyển mình trong hoàn cảnh mới của dân tộc và thời đại, đang hội nhập kinh tế, chuẩn bị nội lực, thực lực cho kinh tế Việt Nam khi nước ta hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới và lĩnh vực giáo dục, đào tạo, làm sao để Việt Nam có một nền giáo dục chất lượng cao, chính sách sử dụng nhân tài như thế nào để người tài có điều kiện phát huy hết khả năng của mình, phục vụ đắc lực và có hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là những vấn đề nóng nhất mà chúng ta cần quan tâm để xây dựng và phát triển đất nước. Giáo dục đang trở thành quốc sách hàng đầu, chấn hưng giáo dục là chìa khoá mở cửa vào tương lai dân tộc. Văn hoá, khoa học và đội ngũ trí thức đang giữ vai trò quan trọng đối với sự nghiệp chung của đất nước. Tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Trần Nhân Trung thường xuyên nhắc nhở các triều đại về chính sách đối với kẻ sĩ, và luôn luôn minh chứng lời nói bất hủ của ông về sự thịnh suy của đất nước gắn liền với sự thịnh suy của hiền tài

Theo TS BÙI QUANG TUYẾN
Trường Đại học Phú Xuân-Huế
Thêm
200
0
1
Bia Tiến sĩ đầu tiên dựng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám ghi lại lịch sử khoa thi năm 1442 có khắc ghi những dòng chữ :"...Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết...".Người soạn ra những câu nổi tiếng đó là vị Tiến sĩ triều Lê, Thân Nhân Trung.

Tác phẩm văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

1. Thể loại: Văn bia

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác:
Tác phẩm trích trong bài văn bia nói trên. Trước đoạn này, tác giả nếu chủ trương bồi dưỡng trọng dung hiền tại của các triều vua Lê . Sau đoạn này là danh sách 33 vị đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442)

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

4. Tóm tắt văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Tác phẩm viết về vai trò và giá trị của người hiền tài với đất nước và nêu lên ý nghĩa của việc dựng bia và khắc tên người hiền tài

5. Bố cục văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

- Phần 1 Từ đầu … làm đến mức cao nhất : Nêu lên giá trị hiền tài với đất nước.
- Phần 2 Còn lại : Ý nghĩa của việc dựng bia, khắc tên người hiền tài.

6. Giá trị nội dung văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

- Tầm quan trọng của những người tài năng đức độ đối với đất nước
- Thông điệp nhắn gửi động viên kẻ sĩ đương thời rèn đức, luyện tài, đồng thời thể hiện tấm lòng của tác giả đối với đất nước.

7. Giá trị nghệ thuật văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

- Cách lập luận vấn đề chặt chẽ.
- Luận điểm, luận cứ được sắp xếp rõ ràng, lời lẽ sắc sảo, thấu tình đạt lý
Thêm
226
0
1

Văn Học

Viết cùng VHT
19/8/19
105
29
17,984
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
859,755
Tìm hiểu chi tiết văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

1. Vai trò của hiền tài với quốc gia

- Đây là những người có tài năng, đức độ, tài trí hơn người
- Nguyên khí là khí chất ngút...
 
Bia Tiến sĩ đầu tiên dựng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám ghi lại lịch sử khoa thi năm 1442 có khắc ghi những dòng chữ :"...Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết...".Người soạn ra những câu nổi tiếng đó là vị Tiến sĩ triều Lê, Thân Nhân Trung.

Tác phẩm văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

1. Thể loại: Văn bia

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác:
Tác phẩm trích trong bài văn bia nói trên. Trước đoạn này, tác giả nếu chủ trương bồi dưỡng trọng dung hiền tại của các triều vua Lê . Sau đoạn này là danh sách 33 vị đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442)

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

4. Tóm tắt văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Tác phẩm viết về vai trò và giá trị của người hiền tài với đất nước và nêu lên ý nghĩa của việc dựng bia và khắc tên người hiền tài

5. Bố cục văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

- Phần 1 Từ đầu … làm đến mức cao nhất : Nêu lên giá trị hiền tài với đất nước.
- Phần 2 Còn lại : Ý nghĩa của việc dựng bia, khắc tên người hiền tài.

6. Giá trị nội dung văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

- Tầm quan trọng của những người tài năng đức độ đối với đất nước
- Thông điệp nhắn gửi động viên kẻ sĩ đương thời rèn đức, luyện tài, đồng thời thể hiện tấm lòng của tác giả đối với đất nước.

7. Giá trị nghệ thuật văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

- Cách lập luận vấn đề chặt chẽ.
- Luận điểm, luận cứ được sắp xếp rõ ràng, lời lẽ sắc sảo, thấu tình đạt lý
Thêm
226
0
1

Văn Học

Viết cùng VHT
19/8/19
105
29
17,984
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
859,755
Tìm hiểu chi tiết văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

1. Vai trò của hiền tài với quốc gia

- Đây là những người có tài năng, đức độ, tài trí hơn người
- Nguyên khí là khí chất ngút...
 
Thân Nhân Trung (1419-1499), người xã Yên Ninh, huyện Yên Dũng, nay là thôn Yên Ninh, xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ông làm quan đến chức Lại bộ Thượng thư, Chưởng Hàn lâm viện kiêm Đông các đại học sĩ, Nhập nội phụ chính,Tế tửu Quốc Tử giám; được vua Lê Thánh Tông vời vào hoàng cung dạy học cho các hoàng tử, nhà thơ tài năng trong hội Tao Đàn Nhị thập bát tú và được vua Lê Thánh Tông phong là Phó Đô Nguyên suý .

Than Nhan Trung - Van Hoc Tre.jpg
Tiến sĩ triều Lê, Thân Nhân Trung


Thân Nhân Trung đỗ đại khoa vào năm 1469, lúc ông đã trên 50 tuổi, là khá muộn so với nhiều người khác, ông đã phải mất gần 40 năm mới đạt được học vị cuối cùng của khoa cử phong kiến. Tuy muộn, nhưng ông lại gặp may, có một sự kiện quan trọng có tác dụng quyết định cuộc đời hoạt động giúp nước của Thân Nhân Trung, đó là việc Lê Thánh Tông lên ngôi Hoàng đế, mở ra một thời kỳ thịnh đạt mới trong sự nghiệp nhà Lê, đồng thời cũng tạo điều kiện cho Thân Nhân Trung có cơ hội phát huy tài năng và hoài bão của mình.

Dưới triều Lê Thánh Tông, nhà nước phong kiến độc lập Việt Nam bước vào một thời kỳ phát triển mới trong đó mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá giáo dục đều đạt tới đỉnh cao. Cuộc gặp gỡ giữa "minh quân" Lê Thánh Tông và "lương tướng" Thân Nhân Trung quả không phải là diều dễ gì trong cuộc đời một con người, nhất là dưới chế độ phong kiến và đây là bước ngoặt quyết định sự nghiệp của Thân Nhân Trung. Từ đây, ông sẽ mang hết tâm lực của mình ra để đền đáp tấm ơn tri ngộ đối với vị "vua hiền" và ngược lại vị vua hiền cũng đã biết dùng đúng tài năng của ông để ông trở thành một danh thần về văn hoá và chính trị nổi tiếng một thời.

Thân Nhân Trung được triều đình tin dùng trong việc tuyển chọn nhân tài và đào tạo nhân tài cùng các công việc quan trọng khác trong triều. Các kỳ thi hương, thi hội ông đều có đóng góp tích cực, việc xem xét bài vở của các thí sinh, vua đều giao cho Thân Nhân Trung xem xét đọc duyệt để trình lên. Uy tín và vai trò của Thân Nhân Trung càng được đề cao vào năm 1493, khi ông được giữ chức Hàn lâm viện thừa chỉ, Đông các đại học sĩ kiêm Tế tửu Quốc Tử Giám . Với trọng trách này, Thân Nhân Trung lại càng phải tăng thêm trách nhiệm chăm lo vun trồng cho sự nghiệp nhân tài của đất nước.

Khẳng định tầm quan trọng của nhân tài đối với việc hưng thịnh của quốc gia, Thân Nhân Trung không quên vai trò của triều đình phong kiến trong việc " chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài, bồi đắp thêm nguyên khí" (Dục tài, thủ sĩ bồi thực nguyên khí). Trong Bài ký đề tên Tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1487), Thân Nhân Trung viết:" Trời mở cuộc thịnh trị thái bình ức vạn niên cho nước nhà, ắt sinh ra các bậc hiền tài để nước nhà sử dụng. Bởi vì, nền giáo dục thịnh trị là gốc ở việc có người tài, người hiền tài đông đảo là do giáo dưỡng ...Kính nghĩ: Thánh triều ta, đức Thái Tổ Cao Hoàng đế (Lê Lợi), thuở đầu mở cuộc cách tân khai sáng, đã lấy việc xây dựng nhà học, bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ hàng đầu".

Muốn bồi dưỡng nhân tài, theo Thân Nhân Trung, người trên phải biết lo cho dân, lo việc nước, khiến cho nước mạnh, dân giàu. Ông viết: " Trị nước càng thịnh vượng lòng càng phải thận trọng, càng phải lo cho dân, chăm chỉ chính sự hàng ngày nơm nớp lo lắng" là muốn người ở ngôi cao phải luôn ghi nhớ. Trong lời bình "Đạo làm vua" của Lê Thánh Tông trong khuôn khổ hội Tao Đàn do chính Lê Thánh Tông làm Đô Nguyên suý và Thân Nhân Trung làm Phó Đô Nguyên suý, ông đã nói rõ điều tâm đắc của mình:" Nay đức Thánh thượng lại lấy mùa màng tươi tốt làm điềm lành, điều ấy khác hẳn hạng khoe lạ vô ích… có ý giữ gìn sự cần cù cẩn trọng mãi không thôi...Bắt đầu đặt vấn đề như thế thì đó là một vị vua khiêm tốn".

Tư tưởng xuyên suốt con người Thân Nhân Trung, kể cả trong
văn chương dù làm trong lúc vua tôi ngâm vịnh, có tính thù tạc, người đọc vẫn thấy ở ông một tấm lòng yêu nước thương dân sâu xa, một ý thức trách nhiệm cao với dân, với nước, một đòi hỏi cao về đạo đức đối với mọi người, ngay cả với bậc đế vương.

Thân Nhân Trung không chỉ là một vị quan đại triều có uy tín về đức độ và tài năng mà ông còn là nhà giáo dục mẫu mực của thời đại. Ông là tấm gương sáng về tinh thần hiếu học để gia đình, con cháu và quê hương noi theo. Hai người con của ông: Thân Nhân Tín -con trai cả, Thân Nhân Vũ- con trai thứ và cháu nội -Thân Cảnh Vân đều có ý chí học tập và đỗ đại khoa trong các kỳ thi của triều Lê.

Ca ngợi về sự thành đạt của gia đình ông, Vua Lê Thánh Tông đã viết như sau: " Thập Trịnh đệ huynh quí hiển. Nhị Thân phụ tử mộc ân vinh"( Mười anh em nhà họ Trịnh nối nhau quí hiển. Hai cha con họ Thân tắm gội ân vinh).

Câu nói ” Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung không chỉ dừng lại trong xã hội thời Lê mà câu nói ấy đối với chúng ta vẫn còn nguyên giá trị, khi giáo dục đang trở thành quốc sách hàng đầu, khi văn hoá, khoa học và đội ngũ trí thức đang giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp kiến quốc đất nước hôm nay.

Nguồn: Trần Hoành - Quehuongonline
Thêm
Tác giả Thân Nhân Trung và câu nói "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia"
210
0
1
Thân Nhân Trung (1419-1499), người xã Yên Ninh, huyện Yên Dũng, nay là thôn Yên Ninh, xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ông làm quan đến chức Lại bộ Thượng thư, Chưởng Hàn lâm viện kiêm Đông các đại học sĩ, Nhập nội phụ chính,Tế tửu Quốc Tử giám; được vua Lê Thánh Tông vời vào hoàng cung dạy học cho các hoàng tử, nhà thơ tài năng trong hội Tao Đàn Nhị thập bát tú và được vua Lê Thánh Tông phong là Phó Đô Nguyên suý .

Than Nhan Trung - Van Hoc Tre.jpg
Tiến sĩ triều Lê, Thân Nhân Trung


Thân Nhân Trung đỗ đại khoa vào năm 1469, lúc ông đã trên 50 tuổi, là khá muộn so với nhiều người khác, ông đã phải mất gần 40 năm mới đạt được học vị cuối cùng của khoa cử phong kiến. Tuy muộn, nhưng ông lại gặp may, có một sự kiện quan trọng có tác dụng quyết định cuộc đời hoạt động giúp nước của Thân Nhân Trung, đó là việc Lê Thánh Tông lên ngôi Hoàng đế, mở ra một thời kỳ thịnh đạt mới trong sự nghiệp nhà Lê, đồng thời cũng tạo điều kiện cho Thân Nhân Trung có cơ hội phát huy tài năng và hoài bão của mình.

Dưới triều Lê Thánh Tông, nhà nước phong kiến độc lập Việt Nam bước vào một thời kỳ phát triển mới trong đó mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá giáo dục đều đạt tới đỉnh cao. Cuộc gặp gỡ giữa "minh quân" Lê Thánh Tông và "lương tướng" Thân Nhân Trung quả không phải là diều dễ gì trong cuộc đời một con người, nhất là dưới chế độ phong kiến và đây là bước ngoặt quyết định sự nghiệp của Thân Nhân Trung. Từ đây, ông sẽ mang hết tâm lực của mình ra để đền đáp tấm ơn tri ngộ đối với vị "vua hiền" và ngược lại vị vua hiền cũng đã biết dùng đúng tài năng của ông để ông trở thành một danh thần về văn hoá và chính trị nổi tiếng một thời.

Thân Nhân Trung được triều đình tin dùng trong việc tuyển chọn nhân tài và đào tạo nhân tài cùng các công việc quan trọng khác trong triều. Các kỳ thi hương, thi hội ông đều có đóng góp tích cực, việc xem xét bài vở của các thí sinh, vua đều giao cho Thân Nhân Trung xem xét đọc duyệt để trình lên. Uy tín và vai trò của Thân Nhân Trung càng được đề cao vào năm 1493, khi ông được giữ chức Hàn lâm viện thừa chỉ, Đông các đại học sĩ kiêm Tế tửu Quốc Tử Giám . Với trọng trách này, Thân Nhân Trung lại càng phải tăng thêm trách nhiệm chăm lo vun trồng cho sự nghiệp nhân tài của đất nước.

Khẳng định tầm quan trọng của nhân tài đối với việc hưng thịnh của quốc gia, Thân Nhân Trung không quên vai trò của triều đình phong kiến trong việc " chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài, bồi đắp thêm nguyên khí" (Dục tài, thủ sĩ bồi thực nguyên khí). Trong Bài ký đề tên Tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1487), Thân Nhân Trung viết:" Trời mở cuộc thịnh trị thái bình ức vạn niên cho nước nhà, ắt sinh ra các bậc hiền tài để nước nhà sử dụng. Bởi vì, nền giáo dục thịnh trị là gốc ở việc có người tài, người hiền tài đông đảo là do giáo dưỡng ...Kính nghĩ: Thánh triều ta, đức Thái Tổ Cao Hoàng đế (Lê Lợi), thuở đầu mở cuộc cách tân khai sáng, đã lấy việc xây dựng nhà học, bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ hàng đầu".

Muốn bồi dưỡng nhân tài, theo Thân Nhân Trung, người trên phải biết lo cho dân, lo việc nước, khiến cho nước mạnh, dân giàu. Ông viết: " Trị nước càng thịnh vượng lòng càng phải thận trọng, càng phải lo cho dân, chăm chỉ chính sự hàng ngày nơm nớp lo lắng" là muốn người ở ngôi cao phải luôn ghi nhớ. Trong lời bình "Đạo làm vua" của Lê Thánh Tông trong khuôn khổ hội Tao Đàn do chính Lê Thánh Tông làm Đô Nguyên suý và Thân Nhân Trung làm Phó Đô Nguyên suý, ông đã nói rõ điều tâm đắc của mình:" Nay đức Thánh thượng lại lấy mùa màng tươi tốt làm điềm lành, điều ấy khác hẳn hạng khoe lạ vô ích… có ý giữ gìn sự cần cù cẩn trọng mãi không thôi...Bắt đầu đặt vấn đề như thế thì đó là một vị vua khiêm tốn".

Tư tưởng xuyên suốt con người Thân Nhân Trung, kể cả trong
văn chương dù làm trong lúc vua tôi ngâm vịnh, có tính thù tạc, người đọc vẫn thấy ở ông một tấm lòng yêu nước thương dân sâu xa, một ý thức trách nhiệm cao với dân, với nước, một đòi hỏi cao về đạo đức đối với mọi người, ngay cả với bậc đế vương.

Thân Nhân Trung không chỉ là một vị quan đại triều có uy tín về đức độ và tài năng mà ông còn là nhà giáo dục mẫu mực của thời đại. Ông là tấm gương sáng về tinh thần hiếu học để gia đình, con cháu và quê hương noi theo. Hai người con của ông: Thân Nhân Tín -con trai cả, Thân Nhân Vũ- con trai thứ và cháu nội -Thân Cảnh Vân đều có ý chí học tập và đỗ đại khoa trong các kỳ thi của triều Lê.

Ca ngợi về sự thành đạt của gia đình ông, Vua Lê Thánh Tông đã viết như sau: " Thập Trịnh đệ huynh quí hiển. Nhị Thân phụ tử mộc ân vinh"( Mười anh em nhà họ Trịnh nối nhau quí hiển. Hai cha con họ Thân tắm gội ân vinh).

Câu nói ” Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung không chỉ dừng lại trong xã hội thời Lê mà câu nói ấy đối với chúng ta vẫn còn nguyên giá trị, khi giáo dục đang trở thành quốc sách hàng đầu, khi văn hoá, khoa học và đội ngũ trí thức đang giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp kiến quốc đất nước hôm nay.

Nguồn: Trần Hoành - Quehuongonline
Thêm
Tác giả Thân Nhân Trung và câu nói "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia"
210
0
1
Đầu tháng 3,

Thời tiết Hội An như đang dùng dằng giữa xuân và hạ. Ban ngày trời đổ xuống cái nắng vàng ươm, chạm vào da thấy hơi oi bức, nhưng tờ mờ tối chạy xe ngang phố mới thấy gió lùa bên kẽ tai nghe sao lành lạnh, se se.

Cái Tết cổ truyền vừa qua vẫn lưu lại nhiều dấu vết khiến ta hoài niệm, chẳng hạn như màu đỏ của những câu đối mà ta chưa vội gỡ xuống, hay màu vàng của những nụ hoa mai nở muộn trong cái nắng giao mùa. Có chăng, cây cỏ đã trở nên xanh um và cứng cáp, không còn cái màu xanh mơn mởn non nớt như hồi đầu tết, đầu xuân.

DEDBA1BE-3B16-4D59-BA25-0B733410A7CD.jpeg


Người đi ngang phố, đi thành đường. Mùa đi ngang phố, để lại những nỗi niềm tinh tế mà chỉ khi tâm ta lặng lại, đôi chân ta bước chậm lại, ta mới cảm nhận được rõ ràng.

Ta dành cho bản thân mình những phút thảnh thơi trong ngày, dù là hiếm hoi, để ta không phải ôm tiếc nuối khi một hôm ngẩng đầu lên nhìn ra cửa sổ, mới chợt phát hiện ra một mùa nữa đã đi ngang qua phố, phố đã thay màu, cỏ cây thay lá.

Mùa đi ngang phố không người
Người ôm tiếc nuối gượng cười cùng mây
Gió sượt đôi má hây hây
Nghe trong hương gió chất đầy ưu tư…
Thêm
Mùa đi ngang phố
1K
5
7
Top