Đề cương "Ánh trăng" (Nguyễn Duy) - một số mở bài ấn tượng

Đề cương "Ánh trăng" (Nguyễn Duy) - một số mở bài ấn tượng

Trong thi ca, vầng trăng được xem là biểu tượng của cái đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên, vũ trụ. Nó là khát vọng tình yêu, hòa bình và cuộc sống trường cửu. Nguyễn Duy đã lấy biểu tượng đẹp đẽ ấy làm nhan đề cho bài thơ là hoàn toàn có dụng ý nghệ thuật đặc sắc, đem đến cho người đọc những cảm xúc mới mẻ, thật đáng trân trọng.

Chúng ta cùng nhau đọc một số cách mở bài ấn tượng về bài thơ “Ánh trăng” (Nguyễn Duy).


5258



MỞ BÀI ẤN TƯỢNG CHO BÀI THƠ “ÁNH TRĂNG” (NGUYỄN DUY)

Mở bài số 1

Thơ xưa cũng như nay, thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà văn, nhà thơ. Đặc biệt là ánh trăng. Xưa, Lý Bạch khi đối diện với vầng trăng đã giật mình thảng thốt nhớ cố hương. Nay, Nguyễn Duy, một nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ sau năm 1975 cũng góp vào mảng thơ thiên nhiên một ánh trăng. Và đối diện trước vầng trăng, người lính đã giật mình về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Bài thơ “Ánh trăng” giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín ấy của nhà thơ.

Mở bài số 2

Ta gặp đâu đây ngòi bút tài hoa của Nguyễn Duy trong tác phẩm: “Tre Việt Nam”, “Hơi ấm ổ rơm”… Nhưng khi hoà bình lập lại, ông đã chuyển sang một trang mới viết về sự chuyển mình của đất nước, của con người cuộc sống đời thường đang che lấp mất dần những điều đáng quý mà họ vốn có. Bài thơ “Ánh trăng” là một bài thơ tiêu biểu cho chủ đề đó. Bài thơ như một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước đồng thời thức dậy trong tâm hồn người lính lòng trung hiếu trọn vẹn với nhân dân.

Mở bài số 3

Trong thơ ca, trăng vốn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các thi nhân. Ta biết đến ánh trăng làm bạn với Bác trong ngục; ta biết đến một vầng trăng huyền bí của Hàn Mặc Tử. Và ta còn phải nhắc đến trăng trong tác phẩm Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy. Vầng trăng tự nó như một thứ thuốc thử, một lời nhắc nhở đối với mỗi con người về cách sống, cách ứng xử trong cuộc đời.

Mở bài số 4

Nhà văn Nguyễn Tuân có lần từng nói: “Thơ là mở ra một cái gì mà trước câu thơ trước bài thơ ấy dường như vẫn còn bị phong kín” vì vậy mỗi một sáng tác thơ ca đều phải mở ra một điều gì đấy mới mẻ về tư tưởng về nội dung về nghệ thuật trong tâm trí của người đọc. Nếu Lí Bạch đã từng nâng chén cùng với trăng sáng trên cao để thấm thía nỗi cô đơn mình với bóng là ba, nếu Nguyễn Du đã để vầng trăng là nhân chứng cho mối lương duyên của Thúy Kiều – Kim Trọng, thì chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng coi trăng như một người bạn tri kỷ, thân thiết “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Cũng viết về vầng trăng, hình tượng vốn bấy lâu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhưng bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy vẫn khơi gợi trong tâm hồn của mỗi độc giả những cảm xúc mới mẻ, sâu sắc và nhiều ý nghĩa.


Mở bài số 5

Trăng trong thơ vốn là một vẻ đẹp trong trẻo, tròn đầy, đó là cái gì lãng mạn nhất trong cuộc đời, nhất là trong hai trường hợp: khi con người ta còn ở tuổi ấu thơ hoặc khi có những tâm sự cần phải chia sẻ, giãi bầy. “Ánh trăng” của Nguyễn Duy là cái nhìn xuyên suốt cả hai thời điểm vừa nêu. Chỉ có điều, đây không phải là một cái nhìn xuôi, bình lặng từ trước đến sau, mà là cách nhìn ngược: từ hôm nay mà nhìn lại để thấy có cái hôm qua trong cái hôm nay. Bài thơ như một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian nhắc nhở về một thời đã qua của người lính gắn bó với thiên nhiên, bình dị, hiền hoà, với nghĩa tình đằm thắm sáng trong.
 
Từ khóa
ánh trăng nguyễn duy trang
  • Like
Reactions: baivanhay
944
1
1

baivanhay

Moderator
Thành viên BQT
19/8/19
131
63
62,937
Xu
1,357
Trong thi ca, vầng trăng được xem là biểu tượng của cái đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên, vũ trụ. Nó là khát vọng tình yêu, hòa bình và cuộc sống trường cửu. Nguyễn Duy đã lấy biểu tượng đẹp đẽ ấy làm nhan đề cho bài thơ là hoàn toàn có dụng ý nghệ thuật đặc sắc, đem đến cho người đọc những cảm xúc mới mẻ, thật đáng trân trọng.

Chúng ta cùng nhau đọc một số cách mở bài ấn tượng về bài thơ “Ánh trăng” (Nguyễn Duy).


View attachment 5258


MỞ BÀI ẤN TƯỢNG CHO BÀI THƠ “ÁNH TRĂNG” (NGUYỄN DUY)

Mở bài số 1

Thơ xưa cũng như nay, thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà văn, nhà thơ. Đặc biệt là ánh trăng. Xưa, Lý Bạch khi đối diện với vầng trăng đã giật mình thảng thốt nhớ cố hương. Nay, Nguyễn Duy, một nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ sau năm 1975 cũng góp vào mảng thơ thiên nhiên một ánh trăng. Và đối diện trước vầng trăng, người lính đã giật mình về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Bài thơ “Ánh trăng” giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín ấy của nhà thơ.

Mở bài số 2

Ta gặp đâu đây ngòi bút tài hoa của Nguyễn Duy trong tác phẩm: “Tre Việt Nam”, “Hơi ấm ổ rơm”… Nhưng khi hoà bình lập lại, ông đã chuyển sang một trang mới viết về sự chuyển mình của đất nước, của con người cuộc sống đời thường đang che lấp mất dần những điều đáng quý mà họ vốn có. Bài thơ “Ánh trăng” là một bài thơ tiêu biểu cho chủ đề đó. Bài thơ như một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước đồng thời thức dậy trong tâm hồn người lính lòng trung hiếu trọn vẹn với nhân dân.

Mở bài số 3

Trong thơ ca, trăng vốn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các thi nhân. Ta biết đến ánh trăng làm bạn với Bác trong ngục; ta biết đến một vầng trăng huyền bí của Hàn Mặc Tử. Và ta còn phải nhắc đến trăng trong tác phẩm Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy. Vầng trăng tự nó như một thứ thuốc thử, một lời nhắc nhở đối với mỗi con người về cách sống, cách ứng xử trong cuộc đời.

Mở bài số 4

Nhà văn Nguyễn Tuân có lần từng nói: “Thơ là mở ra một cái gì mà trước câu thơ trước bài thơ ấy dường như vẫn còn bị phong kín” vì vậy mỗi một sáng tác thơ ca đều phải mở ra một điều gì đấy mới mẻ về tư tưởng về nội dung về nghệ thuật trong tâm trí của người đọc. Nếu Lí Bạch đã từng nâng chén cùng với trăng sáng trên cao để thấm thía nỗi cô đơn mình với bóng là ba, nếu Nguyễn Du đã để vầng trăng là nhân chứng cho mối lương duyên của Thúy Kiều – Kim Trọng, thì chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng coi trăng như một người bạn tri kỷ, thân thiết “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Cũng viết về vầng trăng, hình tượng vốn bấy lâu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhưng bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy vẫn khơi gợi trong tâm hồn của mỗi độc giả những cảm xúc mới mẻ, sâu sắc và nhiều ý nghĩa.


Mở bài số 5

Trăng trong thơ vốn là một vẻ đẹp trong trẻo, tròn đầy, đó là cái gì lãng mạn nhất trong cuộc đời, nhất là trong hai trường hợp: khi con người ta còn ở tuổi ấu thơ hoặc khi có những tâm sự cần phải chia sẻ, giãi bầy. “Ánh trăng” của Nguyễn Duy là cái nhìn xuyên suốt cả hai thời điểm vừa nêu. Chỉ có điều, đây không phải là một cái nhìn xuôi, bình lặng từ trước đến sau, mà là cách nhìn ngược: từ hôm nay mà nhìn lại để thấy có cái hôm qua trong cái hôm nay. Bài thơ như một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian nhắc nhở về một thời đã qua của người lính gắn bó với thiên nhiên, bình dị, hiền hoà, với nghĩa tình đằm thắm sáng trong.
Trần Ngọc 2021Cách mở bài về Ánh trăng (Nguyễn Duy) - rất ấn tượng
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top