Đề cương Chuyên đề Tiếng Việt - Ngữ Văn 9

Đề cương Chuyên đề Tiếng Việt - Ngữ Văn 9

Hệ thống kiến thức phần tiếng Việt nhằm giúp các bạn học sinh củng cố lại toàn bộ kiến thức về mặt lý thuyết và bài tập một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Phần tiếng Việt ở chương trình Ngữ Văn 9 bao gồm nhiều kiến thức, nhưng lại là phần giúp các bạn học sinh lấy được điểm dễ nhất trong bài thi. Các bạn hãy rà soát lại lý thuyết tiếng Việt rồi áp dụng để thực hành nhé.
4674


Chuyên đề Tiếng Việt – Ngữ Văn 9

A. Kiến thức cơ bản

I. Kiến thức về từ vựng

1. Cấu tạo từ và cách phân loại từ


Chủ đề​
Khái niệm​
Ví dụ minh họa​
Phân loại theo cấu tạo
Từ đơn là từ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành

nhà, cửa, áo, quần, mưa…
Từ gồm 2 tiếng có nghĩa trở lên tạo thành

Từ phức: từ ghéptừ láy

Từ ghép là từ ghép hai tiếng có nghĩa tạo thành

Từ láy là từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng

Từ ghép: trâu bò, lợn gà, ngôi nhà, lớp học, bút sách…

Từ láy: lấp lánh, xinh xinh, mênh mông, mập mờ…

Phân loại theo nguồn gốc của từ

Từ thuần Việt: những từ do nhân dân ta sáng tạo ra

Anh, em, cô, dì, chú, ăn, trăng, hoa…

Từ mượn là những từ vay mượn nước ngoài

Từ mượn tiếng Hán và từ mượn các nước châu Âu
Gia tài, ngư phủ, sơn hà…
Ra - di-o. gác-ba-ga (bộ phận xe đạp), in-ter-net

Từ địa phương là từ ngữ được sử dụng ở một số địa phương nhất định

Ba, má, o, chén…

Thuật ngữ là những từ biểu thị khái niệm chuyên ngành khoa học, công nghệ

Hỗn hợp, trường từ vựng, ngoại lực, lực…

Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định

Cậu, mợ, trúng tủ, ăn gậy, cớm…

Từ tượng thanh: những từ mô phỏng âm thanh của người, vật trong tự nhiên và đời sống

Từ tượng hình: là những từ mô phỏng hình dáng, điệu bộ của người và vật.

Vi vu, rào rào, tí tách…
Trập trùng, mấp mô…

2. Nghĩa của từ

Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, hiện tượng…) mà từ biểu thị.

- Cách để giải nghĩa của từ:

+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

+ Mô tả sự vật, hoạt động, đặc điểm, đối tượng mà từ biểu thị.

Tên bài học​
Khái niệm​
Ví dụ​
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Từ nhiều nghĩa: là từ có hai nghĩa trở lên. Nghĩa xuất hiện đầu tiên là nghĩa gốc, các nghĩa còn lại là nghĩa chuyển

- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:

Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa

+ Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện ngay từ đầu, làm cơ sở cho những từ khác

+ Nghĩa chuyển: là nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc

Chân: một bộ phận của con người, con vật, dùng để đỡ toàn bộ cơ thể.

Chân: (nghĩa gốc) chân người

Chân: (nghĩa chuyển) chân bàn, chân ghế, chân núi…

Từ đồng âm

Là những từ có phát âm giống nhau nhưng khác nhau về nghĩa
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn
Lợi 1: lợi ích (tính từ)
Lợi 2, 3: răng lợi (danh từ)

Từ đồng nghĩa

Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, được phân làm hai loại:

+ Đồng nghĩa hoàn toàn

+ Đồng nghĩa không hoàn toàn

Ba - bố, má – mẹ, con heo - con lợn

Dũng cảm, gan dạ, kiên cường

Từ trái nghĩa

Là những từ có nghĩa trái ngược nhau hoàn toàn
Tốt - xấu, đêm - ngày, vui vẻ - buồn bã

Trường từ vựng

Là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
Chất liệu: Gỗ, đá, thủy tinh, kim cương…
Món ăn: Nem rán, bánh tráng trộn, mực hấp…

3. Các biện pháp tu từ từ vựng

So sánh
Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Hiền như bụt, im như thóc
ẩn dụ
Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Uống nước nhớ nguồn
Nhân hoá
Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi...
Con mèo mà trèo cây cau – Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà - Chú chuột đi chợ đồng xa – Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo
Nói quá
Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
VD1: Nở từng khúc ruột.
VD2: Con đi trăm suối ngàn khe - Đâu bằng muôn nỗi tái tê lòng Bầm (Tố Hữu)
Nói giảm nói tránh
Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
Bác đã đi về với tổ tiên
Mác, Lênin thế giới người hiền (Tố Hữu)
Liệt kê
Là sắp xếp, nói tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều – Nhớ người thục nữ khăn điều vắt vai
Điệp ngữ
Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh
Chơi chữ
Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn và thú vị
Con hươu đi chợ Đồng Nai - Đi qua Nghé lại nhai thịt bò.
 
Từ khóa
các biện pháp tu từ cấu taọ từ chuyên đề tiếng việt nghĩa của từ ngữ văn 9
851
2
3

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
Chuyên đề tiếng Việt - Ngữ Văn 9

B. Hệ thống bài tập

Câu 1: Hãy xác định các hiện tượng chuyển nghĩa của từ dưới đây:


a.

Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

(Hồ Chí Minh)​

b.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

(Thanh Hải)​

c.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

(Chính Hữu)​

d.

Đầu súng trăng treo

(Chính Hữu)​

Trả lời:

a. Mùa xuân: nghĩa gốc chỉ một mùa trong năm.

Xuân (Làm cho đất nước càng ngày càng xuân): chỉ sức sống, sự phát triển, sự trường tồn, vững mạnh.

b. Mùa xuân: nghĩa gốc chỉ mùa trong năm.

c. Từ “đầu” mang nghĩa gốc: chỉ một bộ phận trên cùng của con người, nơi có não bộ điều khiển toàn bộ hoạt động, suy nghĩ của con người.

d. Từ đầu ở đây là nghĩa chuyển (chuyển theo phương thức ẩn dụ) chỉ một bộ phận trên cùng của súng, nơi có họng súng.

Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong các đoạn trích dưới đây:
a.

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)​

b.

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

(Bếp lửa, Bằng Việt)​

c.

Bấy lâu nghe tiếng má đào

Mắt xanh chẳng để ai vào, có không?

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)​

d.

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)​

e.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)​

Trả lời:

a. Điệp từ “buồn trông” kết hợp với các hình ảnh đứng sau gợi ra bức tranh tâm trạng của con người. Kiều nhìn cảnh vật bên ngoài một màu buồn tẻ, vô vọng bởi trong lòng nàng nỗi buồn sự bế tắc đang dâng lên từng lớp, từng lớp.

- Điệp ngữ tạo âm hưởng cho nỗi buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng chính là điệp khúc của nỗi buồn.

b. Biện pháp điệp ngữ

- Các điệp từ “nhóm” được lặp lại trong câu bồi đắp thêm sự kì lạ và thiêng liêng của tình bà cháu và của bếp lửa.

- Từ nhóm còn mang ý nghĩa ẩn dụ khi thể hiện sự khơi dậy niềm yêu thương, ký ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời đứa cháu.

Người bà truyền cho cháu hơi ấm khơi dậy trong lòng đứa cháu tình yêu cuộc sống.

c. Biện pháp hoán dụ

Má đào: chỉ người con gái trẻ đẹp.

Mắt xanh: chỉ thái độ ân cần đặc biệt với người mình yêu thích.

Nghĩa của hai câu thơ này: Từ Hải thể hiện sự trân trọng, đề cao Kiều (dù nàng là gái thanh lâu). Từ Hải cho rằng người xứng với Kiều phải là người anh hùng toàn tài (người hiếm có trong thiên hạ).

d. Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

“giọt long lanh” được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng chim từ chỗ là âm thanh cảm nhận bằng thính giác, nay chuyển thành “từng giọt” (hình khối, hình ảnh) cảm nhận bằng thị giác. Điều này thể hiện sự tinh tế, cũng như sự trân trọng những vẻ đẹp của tự nhiên và cuộc sống của nhà thơ Thanh Hải.

e. Biện pháp tu từ liệt kê

Liệt kê tên các loại cá dưới biển: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song nhằm mục đích thể hiện sự giàu có, trù phú của đại dương, biển cả.
 
  • Like
Reactions: Tiến 2021

Tiến 2021

Thành Viên
27/5/21
94
41
18,000
32
Xu
0
Chuyên đề tiếng Việt - Ngữ Văn 9

B. Hệ thống bài tập

Câu 1: Hãy xác định các hiện tượng chuyển nghĩa của từ dưới đây:


a.

Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

(Hồ Chí Minh)​

b.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

(Thanh Hải)​

c.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

(Chính Hữu)​

d.

Đầu súng trăng treo

(Chính Hữu)​

Trả lời:

a. Mùa xuân: nghĩa gốc chỉ một mùa trong năm.

Xuân (Làm cho đất nước càng ngày càng xuân): chỉ sức sống, sự phát triển, sự trường tồn, vững mạnh.

b. Mùa xuân: nghĩa gốc chỉ mùa trong năm.

c. Từ “đầu” mang nghĩa gốc: chỉ một bộ phận trên cùng của con người, nơi có não bộ điều khiển toàn bộ hoạt động, suy nghĩ của con người.

d. Từ đầu ở đây là nghĩa chuyển (chuyển theo phương thức ẩn dụ) chỉ một bộ phận trên cùng của súng, nơi có họng súng.

Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong các đoạn trích dưới đây:
a.

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)​

b.

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

(Bếp lửa, Bằng Việt)​

c.

Bấy lâu nghe tiếng má đào

Mắt xanh chẳng để ai vào, có không?

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)​

d.

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)​

e.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)​

Trả lời:

a. Điệp từ “buồn trông” kết hợp với các hình ảnh đứng sau gợi ra bức tranh tâm trạng của con người. Kiều nhìn cảnh vật bên ngoài một màu buồn tẻ, vô vọng bởi trong lòng nàng nỗi buồn sự bế tắc đang dâng lên từng lớp, từng lớp.

- Điệp ngữ tạo âm hưởng cho nỗi buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng chính là điệp khúc của nỗi buồn.

b. Biện pháp điệp ngữ

- Các điệp từ “nhóm” được lặp lại trong câu bồi đắp thêm sự kì lạ và thiêng liêng của tình bà cháu và của bếp lửa.

- Từ nhóm còn mang ý nghĩa ẩn dụ khi thể hiện sự khơi dậy niềm yêu thương, ký ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời đứa cháu.

Người bà truyền cho cháu hơi ấm khơi dậy trong lòng đứa cháu tình yêu cuộc sống.

c. Biện pháp hoán dụ

Má đào: chỉ người con gái trẻ đẹp.

Mắt xanh: chỉ thái độ ân cần đặc biệt với người mình yêu thích.

Nghĩa của hai câu thơ này: Từ Hải thể hiện sự trân trọng, đề cao Kiều (dù nàng là gái thanh lâu). Từ Hải cho rằng người xứng với Kiều phải là người anh hùng toàn tài (người hiếm có trong thiên hạ).

d. Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

“giọt long lanh” được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng chim từ chỗ là âm thanh cảm nhận bằng thính giác, nay chuyển thành “từng giọt” (hình khối, hình ảnh) cảm nhận bằng thị giác. Điều này thể hiện sự tinh tế, cũng như sự trân trọng những vẻ đẹp của tự nhiên và cuộc sống của nhà thơ Thanh Hải.

e. Biện pháp tu từ liệt kê

Liệt kê tên các loại cá dưới biển: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song nhằm mục đích thể hiện sự giàu có, trù phú của đại dương, biển cả.
Trần Ngọc 2021Trong các phần của môn Ngữ Văn, thích nhất là được học tiết tiếng Việt. Kiến thức tiếng Việt nhẹ nhàng, tiếp nhận cũng dễ hơn nhưng có điều là phải nắm thật vững lí thuyết.
 

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
Chuyên đề Tiếng Việt - Ngữ Văn 9
II. Các vấn đề về ngữ pháp

1. Từ loại tiếng Việt


Từ loại​
Khái niệm​
Ví dụ​
Danh từ và cụm danh từDanh từ là những từ chỉ sự vật, hiện tượng, cây cối…
Danh từ thường làm chủ ngữ trong câu
Cha, mẹ, hoa hồng…
Hà Nội, Huế…
Cụm danh từ là tổ hợp nhiều từ do danh từ làm thành tố chính với một số từ ngữ phụ thuộc vào nó tạo thành
Cấu tạo 3 phần: phụ trước – phụ trung tâm - phụ sau
Những con mèo màu đen đang đùa nghịch với mẹ.
Động từ và cụm động từĐộng từ: là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật
Động từ thường làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu
Đi, chạy, đứng, đọc…
Cụm động từ là tổ hợp những từ do động từ làm thành tốt chính với một số từ ngữ phụ thuộc vào nó tạo thành
Cấu tạo: Phụ trước – trung tâm - phụ sau
đang ngồi đọc sách trên bậu cửa.
Tính từ và cụm tính từTính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái
- Thường giữ vai trò làm vị ngữ, hoặc chủ ngữ trong câu
Cao, thấp, béo, gầy…
Cụm tính từ: tổ hợp nhiều từ trong đó tính từ là thành tố chính.Nó học hành rất chăm chỉ.
Số từLà những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật
Thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ
Một, hai, sáu…
Lượng từLà những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật
Thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ
Những, các, mọi, mỗi, vài ba, dăm ba…
Chỉ từLà những từ chỉ, trỏ sự vật trong không gian và thời gianNày, kia, ấy, nọ…
Đại từDùng chỉ người, hành động, tính chất hoặc dùng để hỏiTôi, tớ, mình, ai…
Phó từLà những từ chuyên đi kèm với động từ nhằm bổ sung ý nghĩa cho động từĐã, sẽ, đang, sắp, vẫn...
Quan hệ từNhững từ biểu thị các ý nghĩa quan hệ: sở hữu, so sánh, nguyên nhân - kết quả giữa các bộ phận của câu và giữa các câu trong đoạn vănCủa, như, bởi…
Trợ từLà những từ chuyên đi kèm với từ ngữ trong câu để nhấn mạnh, biểu thị thái độ, cách đánh giá đối với những sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đóNó ăn những hai bát cơm.
Nó ăn hai bát cơm.
Thán từLà những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đápDạ, vâng, ơi, hỡi…
Ôi, trời ơi, chao ôi…
Tình thái từLà những từ được thêm vào câu để tạo thành các câu nghi vấn, đề nghị, cảm thán để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.ạ, nhé, thế...

2. Các thành phần câu

Tên bài học​
Kiến thức cơ bản​
Ví dụ​
Thành phần chínhLà những thành phần bắt buộc phải có mặt để cấu tạo câu hoàn chỉnh và diễn đạt trọn vẹn một ý
Phân loại:
Chủ ngữ là phần chính của câu, nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ.
Vị ngữ: là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi “Làm gì? Như thế nào?”
Tôi// đến trường.
CN VN
Thành phần phụNhững thành phần không bắt buộc có mặt trong câu nhưng góp phần làm rõ nghĩa của câu
Phân loại:
- Trạng ngữ: thành phần phụ biểu thị ý nghĩa về thời gian và địa điểm, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức… diễn ra trong câu
- Khởi ngữ: là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến câu.
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. (Nguyễn Thành Long)
Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc.(Lê Minh Khuê)
Thành phần biệt lậpLà những thành phần không tham gia vào sự diễn đạt nghĩa sự việc của câu
- Thành phần tình thái: thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói tới trong câuHình như thu đã về.
(Hữu Thỉnh)
- Thành phần cảm thán dùng để bộc lộ tâm lí của người nói.Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. (Lê Minh Khuê)
- Thành phần gọi - đáp: được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếpTu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa.
(Bằng Việt)
- Thành phần phụ chú: thêm vào câu đểLão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
(Nam Cao)

3. Câu phân theo mục đích nói

Kiểu câu​
Khái niệm​
Ví dụ minh họa​
Câu trần thuật- Là câu không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi có thể kết thúc bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng.Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.
Câu nghi vấnLà câu có chứa những từ nghi vấn (ai, gì, nào, tại sao, bao giờ…) hoặc từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
Chức năng: Chức năng chính của câu nghi vấn dùng để hỏi. Ngoài ra câu nghi vấn còn dùng để bộc lộ cảm xúc hoặc cầu khiến.
Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
(Ngô Tất Tố)
Câu cảm thánĐặc điểm hình thức: Là câu có những từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi, trời ơi, thay, xiết, biết chừng nào…
Chức năng: dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết)
Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu.
(Thế Lữ)
Câu cầu khiếnLà câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ… đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến
Câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm
Hãy nhớ lấy lời tôi.

4. Biến đổi câu

Kiểu câu​
Kiến thức​
Ví dụ minh họa​
Rút gọn câuRút gọn câu là lược bỏ một số thành phần câu nhằm làm cho câu trở nên ngắn gọn, súc tích hơn. Có thể dựa vào ngữ cảnh để khôi phục thành phần rút gọn.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Nuôi lợn ăn nằm, nuôi tằm ăn đứng.

(Tục ngữ Việt Nam)
Câu đặc biệtLà câu không xác định, không có cấu tạo theo mô hình C - V, chỉ có một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh sự tồn tại của sự vật, hiện tượng hoặc bộc lộ cảm xúcMưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!
(Lê Minh Khuê)
Mở rộng thành phần câuDùng cụm C - V mở rộng thành phần CN hoặc VN của câuChị Ba đến khiến tôi rất vui.
(Cụm C - V: Chị ba/ đến làm thành phần CN trong câu
Cụm C - V: tôi// rất vui đóng vai trò VN trong câu)
Biến đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lạiCâu chủ động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện hành động hướng vào người, vật khác (chủ ngữ chỉ chủ thể hành động)
Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ người và vật được hành động của người khác hướng vào (chủ ngữ chỉ đối tượng của hành động)
Cô giáo khen thưởng Nam trong học kì I.
Nam được cô giáo khen thưởng trong học kì I.

5. Xét kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp

Câu​
Kiến thức cần nhớ​
Ví dụ minh họa​
Câu đơnKhái niệm: là câu do một cụm C - V tạo thành
Phân loại:
+ Câu đơn có từ “là”: vị ngữ trong câu thường do từ “là” kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành
Ngoài ra, tổ hợp giữa từ “là” với động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ)… cũng có thể làm vị ngữ.
+ Câu đơn không có từ “là” Vị ngữ trong câu thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.
Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của chúng ta trong bể máu.
(Hồ Chí Minh)
Câu ghépLà những câu do hai hoặc nhiều cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi một cụm chủ vị được gọi là một vế câu
Phân loại
+ Câu ghép dùng từu nối giữa các vế câu: dùng những từ nối có tác dụng nối như quan hệ từ, phó từ, đại từ, cặp từ hô ứng…
+ Câu ghép không dùng từ nối giữa các vế câu: dùng dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm nối các vế câu.

6. Liên kết câu

Liên kết câu​
Khái niệm​
Ví dụ minh họa​
Liên kết về nội dungLiên kết chủ đề: các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn
- Liên kết lo-gic: Các câu phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định
Liên kết về mặt hình thứcPhép lặp từ ngữ: lặp lại ở câu sau từ ngữ đã có ở câu trước
Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước
Phép thế: Sử dụng ơ câu đứng sau từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước
Phép đồng nghĩa, trái nghĩa liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa có cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước đó.
Tôi không ưa danh thiếp, đó là một thứ biểu hiện quy ước, thường là giả dối. Bản thân tôi cũng ít gửi thiếp.
Sử dụng từ nối: Do đó, tuy nhiên, vì vậy
Nam rất chăm học. Cậu ấy còn là người con hiếu thảo, biết quan tâm mọi người.
Liên tưởng:
Nhân dân là bể/ Văn nghệ là thuyền
(Tố Hữu)

7. Một số biện pháp tu từ cú pháp

Biện pháp tu từ cú pháp​
Khái niệm​
Ví dụ minh họa​
Câu hỏi tu từLà biện pháp tu từ sử dụng hình thức câu hỏi để khẳng định, phủ định, bày tỏ cảm xúc, tâm trạngNào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đảo trật tự cú phápLà biện pháp tu từ thay đổi trật tự cú pháp thông thường của từ ngữ, câu nhằm nhấn mạnh tính chất, đặc điểm của đối tượng cần miêu tảThánh thót tàu tiêu mấy hạt mưa
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ.
Xanh om cổ thụ tròn xoe tán
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ.
Liệt kêLiệt kê là biện pháp tu từ sắp xếp nối tiếp những đơn vị cú pháp cùng loại (từ, cụm từ, thành phần câu…) với mục đích nhấn mạnh, khẳng định.Cá nhụ, cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.

8. Các phương châm hội thoại

Các phương châm hội thoại​
Khái niệm​
Ví dụ minh họa​
Phương châm hội thoại về lượngPhương châm về lượng: khi giao tiếp cần nói cần có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu- Anh có nhìn thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
- Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này chẳng có con lợn nào chạy qua đây cả.
Anh tìm lợn và anh có áo mới đều cố tình thêm thừa từ “mới” vào câu nói với mục đích khoe khoang.
Phương châm về chấtKhi giao tiếp, đừng nói những điều mình không tin là đúng hoặc không có chứng cứ xác thực- Tôi đã tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cái nhà.
Phương châm quan hệKhi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề
Phương châm lịch sựKhi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khácXưng khiêm hô tôn.
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Phương châm cách thứcKhi giao tiếp cần chú ý nói rõ ràng, mạch lạc, tránh cách nói mơ hồ, khó hiểu
 
  • Like
Reactions: Tiến 2021

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top