Hiểu về thơ trào phúng

Triều Anh
Triều AnhTriều Anh đã được xác minh
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng

Văn học Việt Nam có cả một kho tàng văn học trào phúng. Nhiều tác phẩm trào phúng đặc sắc ra đời ở cả trong văn học dân gian và văn học viết, trong thơ và văn xuôi. Để hiểu hơn về trào phúng và thơ trào phúng, Triều Anh mời các bạn đọc chia sẻ sau.

1F0DFABE-422F-46DC-B47A-1837B8ACD522.jpeg


Ảnh: sưu tầm

Xem thêm
Sự hình thành và phát triển của thơ trào phúng Việt Nam thời trung đại
Thực dân Pháp - đối tượng phản ánh chủ yếu của thơ ca trào phúng nửa cuối thế kỉ XIX
Các công trình nghiên cứu văn học trào phúng cuối thế kỉ XIX

“Trào phúng” (satire) theo Từ điển Anh - Việt là một danh từ chỉ sự châm biếm, mỉa mai một đối tượng nào đó. Trong tiếng Việt, theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông, “trào” có nghĩa là cười, giễu cợt. “Trào phúng” nghĩa là có ý giễu cợt để răn đời. Trào phúng có nét nghĩa tương đồng với trào tiếu (cười giễu). Theo Từ điển Thuật ngữ văn học, “trào phúng theo nghĩa từ nguyên là dùng lời lẽ bóng bẩy, kín đáo để cười nhạo, mỉa mai kẻ khác”. Định nghĩa “trào phúng” trong Từ điển Thuật ngữ văn học có phần giống với Từ điển văn học bộ mới. Theo đó, “trào phúng” là một loại hình đặc biệt của sáng tác văn học, gắn liền với phạm trù mỹ học cái hài với các cung bậc tiếng cười: hài hước, châm biếm, đả kích. Tiếng cười hài hước (còn gọi là umua) với mức độ phê phán những thói hư, tật xấu, những con người và sự việc tiêu cực một cách nhẹ nhàng pha chút dí dỏm, hóm hỉnh vui tươi, chủ đích để gây cười. Cơ sở để bật lên tiếng cười hài hước đó là sự mất cân đối, mất hài hòa giữa nội dung và hình thức, giữa bản chất bên trong và cái biểu hiện bên ngoài. Cùng có chung đối tượng gây cười nhưng tiếng cười châm biếm lại dùng lời lẽ sắc sảo, thâm thúy để vạch trần thực chất xấu xa của đối tượng cần phê phán. Châm biếm khác với hài hước ở mức độ gay gắt trong phê phán và hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa sâu sắc hơn. Tiếng cười đả kích có phần quyết liệt hơn cung bậc châm biếm. Đả kích là tiếng cười phủ định triệt để. Tiếng cười bộc lộ thái độ đối lập của nhà văn chống lại những tư tưởng bảo thủ, phản động trong xã hội. Thế nhưng trong thực tế sáng tác, các biểu hiện của tiếng cười hóm hỉnh, châm biếm, đả kích không phải lúc nào cũng rạch ròi mà có sự ảnh hưởng hoặc chuyển hóa linh hoạt cho nhau.

Theo Từ điển Thuật ngữ văn học, “thơ trào phúng” là “thể thơ thuộc loại trào phúng, dùng tiếng cười để xây dựng tư tưởng, tình cảm cho con người, chống lại cái xấu xa lạc hậu, thoái hóa rởm đời, hoặc để đả kích, vạch mặt kẻ thù, đánh vào những tư tưởng, hành động mang bản chất thù địch với con người”.

Tổng hợp các định nghĩa của từ điển và tài liệu chuyên ngành, luận văn xác định khái niệm “trào phúng” là chỉ tiếng cười hài hước, mỉa mai, châm biếm một đối tượng nào đó. Theo đó, “thơ trào phúng” là một thuật ngữ chỉ khuynh hướng sáng tác thơ dùng tiếng cười nhẹ nhàng, kín đáo nhưng sâu sắc để mỉa mai, châm biếm, phê phán cái xấu, cái ác, cái đê hèn trong cuộc sống. Từ đó hướng đến việc lưu giữ và làm sống dậy bản chất tốt đẹp bên trong tâm hồn con người.​
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa Từ khóa
phạm trù mỹ học cái hài thơ trào phúng tiếng cười châm biếm tiếng cười hóm hỉnh tiếng cười đả kích trào phúng
1K
2
2
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.